Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm gì với bệnh hở van hai lá? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.17 KB, 6 trang )

Làm gì với bệnh hở
van hai lá?

Hở van hai lá (HoHL) là bệnh khá thường gặp. HoHL thường chia
thành hai loại: HoHL thực tổn (do thấp tim, viêm nội tâm mạc, biến chứng
của nhồi máu cơ tim ) hoặc HoHL cơ năng. Ở Mỹ, tỷ lệ bị bệnh này khoảng
5/1.000 người. Ở những khu vực khác trên thế giới thì thấp tim là nguyên
nhân hàng đầu gây nên HoHL.
Vì sao bị hở van hai lá?
HoHL khi có sự đảo ngược dòng máu từ tâm thất trái đến tâm nhĩ trái.
Đây là tổn thương phổ biến nhất của bệnh van tim. Van hai lá ở vị trí giữa
tâm nhĩ trái và tâm thất trái, là một cấu trúc sợi của màng trong tim.
Van hai lá bao gồm vòng van, lá van (lá lớn phía trước và lá nhỏ ở
phía sau), dây chằng, các cột cơ. Sự thay đổi bất thường của những cấu trúc
này có thể gây nên hở van.
Các bệnh lý thấp tim, tiền sử có bị sa van hai lá hoặc hẹp van hai lá,
thoái hóa nhầy làm di động quá mức lá van, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,
xẻ (nứt) van hai lá, bệnh cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim, giãn vòng van tim,
đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler là
những nguyên nhân gây ra HoHL.
Biểu hiện của bệnh
Phù phổi hoặc sốc tim (do giảm thể tích tống máu) là triệu chứng
chính của HoHL nặng, cấp, mới xuất hiện. HoHL mạn tính thường không
biểu hiện triệu chứng cơ năng gì trong nhiều năm ngoài tiếng thổi ở tim.
Đợt tiến triển của HoHL thường xuất hiện khó thở khi gắng sức hay
giảm dung nạp khi gắng sức, nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở khi nằm và cơn
khó thở kịch phát về đêm.
Lâu ngày sẽ xuất hiện triệu chứng suy tim trái, cũng như các triệu
chứng suy tim phải do tăng áp động mạch phổi. Loạn nhịp hoàn toàn (rung
nhĩ) thường gặp do hậu quả của giãn nhĩ trái. Triệu chứng hay gặp khác là
mệt (do giảm thể tích tống máu và cung lượng tim).


Khám lâm sàng
Nghe tim: Tiếng nghe ở mỏm tim đập mạnh và ngắn nếu chức năng
thất trái còn tốt. Mỏm tim đập lệch trái khi thất trái giãn. Có thể cảm thấy
hiện tượng đổ đầy thất nhanh và giãn nhanh nhĩ trái.
Âm sắc T1 thường giảm (HoHL mạn) nhưng cũng có thể bình thường
nếu do sa van hai lá hoặc rối loạn hoạt động dây chằng. Tiếng thổi tâm thu
có thể ngắn, đến sớm khi HoHL cấp/nặng phản ánh tình trạng tăng áp lực
nhĩ trái. Tuy vậy nếu áp lực nhĩ trái tăng quá nhiều sẽ không còn nghe rõ
tiếng thổi tâm thu nữa.
Các triệu chứng thực thể của suy tim trái và suy tim phải (tĩnh mạch
cổ nổi, gan to, cổ trướng, phù chi dưới) xuất hiện khi bệnh tiến triển
nặng.
Các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như điện tim, Xquang ngực, siêu
âm Doppler tim, thông tim là điều kiện quan trọng phát hiện bệnh.
Biến chứng của bệnh: HoHL đặt bạn trước nguy cơ bị viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn, loại liên quan trực tiếp đến các lá van của tim đặc biệt là
van đã bị tổn thương. Nếu van đã bị tổn thương thì khả năng bị nhiễm khuẩn
nhiều hơn van không bị tổn thương.
Khi van hai lá hở nhẹ có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe của bạn nhưng khi hở nhiều có thể gây nên các biến chứng như: suy
tim, rung nhĩ
Các biện pháp điều trị thích hợp
Điều trị nội khoa được áp dụng cho những trường hợp HoHL do rối
loạn chức năng thất trái (có giãn vòng van) được điều trị bằng các thuốc
chữa suy tim như các thuốc giảm hậu gánh, đặc biệt là ức chế men chuyển,
làm giảm thể tích dòng hở và tăng thể tích tống máu. Nhóm này cũng có tác
dụng với bệnh nhân HoHL do bệnh lý van tim có triệu chứng đang chờ mổ.
Thuốc lợi tiểu và nhóm nitrate có tác dụng tốt trong điều trị ứ huyết
phổi. Rung nhĩ phải được điều trị kiểm soát tần số thất bằng các thuốc chống
loạn nhịp, nhất là digitalis và thuốc chẹn bêta giao cảm.

Phải dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho tất cả trường hợp
HoHL do bệnh van tim ngoại trừ hở do giãn thất trái mà các van tim bình
thường.
Điều trị phẫu thuật: Có thể cắt bỏ van hai lá rồi thay bằng van hai lá
nhân tạo hoặc sửa van tùy theo tình trạng của van. Theo dõi sau mổ: siêu
âm tim sau mổ 4-6 tuần được dùng làm mốc theo dõi. HoHL tái phát do sửa
không tốt hoặc do nguyên nhân gây bệnh tiếp tục tiến triển. Bệnh nhân nên
được theo dõi lâm sàng và siêu âm tim (đánh giá kết quả mổ sửa van, cơ chế
và mức độ hở van, chức năng thất trái, huyết khối hay viêm nội tâm mạc) ít
nhất 1 năm/1 lần.
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý của bệnh HoHL hoặc các
vấn đề khác của tim nên đi khám bệnh. Đôi khi những dấu hiệu đầu tiên của
HoHL có thể là biểu hiện của những biến chứng của suy tim như: khó thở,
thở nông, phù và mệt mỏi. Thông thường HoHL được phát hiện sớm trong
lúc bác sĩ nghe tim có tiếng thổi.
Trong trường hợp nhẹ, HoHL ít ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe,
nhưng khi van hở nhiều gây nên các biến chứng của tim thì phải phẫu thuật
sửa chữa hoặc thay van.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Một cách có thể ngăn ngừa bệnh HoHL là ngăn ngừa thấp tim, nhất là
phải cẩn trọng các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn. Có thể ngăn
ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng dùng kháng sinh dự
phòng trước khi làm các thủ thuật như nhổ răng Nếu bạn bị sa van hai lá
mà có hở van thì phải đi khám bệnh thường xuyên để các bác sĩ kiểm tra và
làm các xét nghiệm theo dõi cần thiết.

×