Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.03 KB, 10 trang )

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở
các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ thuộc miền Đông và đồng
bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những loài cá bản
địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các
loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác
nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm
thấp. Do đó, giá cá thịt, cá lăng ngày càng cao, dao động từ
35.000 đ đến 80.000 đ/kg cá sống tuỳ thuộc vào trọng
lượng cá và mùa vụ.

Vì vậy, nghề nuôi cá lăng vàng trong áo đất hứa hẹn nhiều
thuận lợi về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Để nuôi cá lăng
vàng đạt hiệu quả như mong muốn, người nuôi có thể áp
dụng một trong hai hình thức nuôi: nuôi thâm canh hoặc
nuôi bán thâm canh. Dù là hình thức nuôi nào, người nuôi
cũng nên thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật dưới đây.
1. Điều kiện ao nuôi:
Trong nghề nuôi cá thâm canh, điều kiện ao nuôi là một
trong những yếu tố quan trọng - quyết định đến kết quả của
một vụ nuôi. Dưới dây là những tiêu chuẩn của một ao nuôi
cá lăng vàng thương phẩm.
- Diện tích ao ít nhất là 500 m2, độ sâu mực nước 1-2 m.
- Ao thoáng mát, độ che phủ mặt nước ao không quá 30%
tổng diện tích mặt nước
- Đáy ao không nhiều bùn (lớp bùn dày 10-15 cm).
- Nước có chất lượng tốt:
+ pH từ 6,5 – 7,5;
+ Ôxy hoà tan trên 3 mg/l
+ Độ trong từ 20-40 cm
+ Nước ngọt hoặc lợ nhẹ (độ mặn từ 0 đến 7%).


- Chủ động trong việc cấp và tháo nước.
2. Chuẩn bị ao nuôi:
Việc chuẩn bị ao nuôi có ý nghĩa quyết định đến kết quả
nuôi. Nếu chuẩn bị ao đúng kỹ thuật thì mầm bệnh khó có
cơ hội phát triển và diệt hết cá tạp, cá dữ. Chuẩn bị ao nuôi
gồm các công việc sau:
- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp
CaCO3) rãi đều khắp đáy ao với lượng 7 -10 kg/100 m2.
Nếu vùng đất nhiễm phèn, có thể bón vôi từ 10-15 kg/100
m2.
- Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để
thúc đẩy việc phân huỷ vật chất hữu cơ và khử khí độc ở
đáy ao để tạo môi trường sống tốt nhất cho cá lăng như
XORBS với liều 0,5 – 0,7 kg/1.000 m2 ao.
- Phơi nắng ao từ 1- 2 ngày rồi khử trùng ao bằng một trong
hai loại sản phẩm sau đây:
+ FIDIS: Lọc nước cho vào ao khoảng 10 cm rồi dùng
FIDIS với liều từ 2 đến 2,5 lít/1.000 m2 phun đều khắp mặt
nước và bờ ao. Một ngày sau đó lọc nước thật kỹ cho vào
ao theo yêu cầu.
+ WPLMIDTM: Liều 0,3 kg/1.000 m3. Lọc nước cho vào
ao rồi phun WOLMIDTM theo liều như trên. Từ 2-3 ngày
sau mới thả cá giống.
3. Thả cá giống
- Tiêu chuẩn cá thả nuôi:
+ Khoẻ mạnh, không sây sát, mất nhớt;
+ Cỡ cá thả đồng đều và lớn (cá lồng 10);
+ Mật độ thả:
+Nuôi thâm canh: 7-8 con/m3 nước;
+ Nuôi bán thâm canh: Mật độ thả từ 4-5 con/m3 nước theo

tỷ lệ:
+ Cá giống các loại: 70 -80 %
+ Cá giống lăng vàng; 20-30%
- Thời gian thả cá: tốt nhất buổi sáng ( 8-11 giờ sáng).
- Sát trùng cá trước khi thả bằng BROOTTM 5X với liều
3ppm (3cc BROOT/m3). Hoà tan BROOT vào thau nước
theo liều trên rồi nhúng vợt có cá vào thau khoảng 5 giây.
- Ngay sau đó, thả cá vào ao nuôi. Không nên thả cá giống
nhiều lần trong cùng một ao.
4.Thức ăn cho cá:
- Có thể cho cá ăn bằng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế
phụ thuộc vào hình thức nuôi.
+ Nuôi thâm canh:
Cho cá ăn bằng thức ăn viên có độ đạm ít nhất 25%.
Khẩu phần ăn 2-5% tổng trọng lượng cá nuôi
Một ngày cho ăn ba lần (sáng, chiều, tối). Cữ tối chiếm
khoảng 60% tổng lượng thức ăn trong ngày.
+ Nuôi bán thâm canh (ghép với loại cá khác):
Cho cá ăn bằng thức ăn tự chế (tận dụng nguyên liệu tại
chỗ).
Khẩu phần ăn 2-4% tổng lượng cá trong ao.
Một ngày cho ăn hai lần (sáng và chiều)
Thả cá rô phi GIFT thường, tép, cá tạp để chúng sinh sản
nhằm làm mồi cho cá lăng vàng.
Nguồn: Trại Thực nghiệm Thủy sản, Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Nông Lâm T.p Hồ Chí Minh


Cho cá lăng vàng (Mystus nemurus) đẻ quanh năm



Thay vì thời gian có khả năng sinh sản chỉ khoảng 2-3
tháng/năm ở môi trường tự nhiên, giờ đây cá lăng vàng -
Mystus nemurus - có thể “khai hoa nở nhụy” quanh năm
Thành công này nhờ bàn tay khéo léo của thạc sĩ Ngô Văn
Ngọc (khoa thủy sản ĐH Nông lâm TP.HCM). Kết quả này
cũng xứng đáng được trao huy chương vàng tại chợ công
nghệ thiết bị quốc gia 2003
Có lẽ vì gắn bó nhiều năm với nghề nuôi trồng thủy sản nên
thạc sĩ Ngọc rất am hiểu nhu cầu thực tiễn và triển vọng
của nhiều loài thủy sản nước ngọt. Và cá lăng vàng là một
trong những đối tượng nghiên cứu được nhà khoa học này
đánh dấu ưu tiên. Ông cho biết đây là loài cá trơn, giá trị
kinh tế cao, thịt trắng, thơm ngon và đặc biệt loài cá này
vốn là món khoái khẩu của biết bao thực khách sành ăn
uống.
Cũng chính vì sự ưa chuộng của rất nhiều người, thêm vào
đó bán được giá cao (35.000-45.000 đồng/kg), mà số lượng
loài cá lăng vàng ở sông, suối, ao hồ ngày một cạn dần,
thậm chí đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Làm thế nào để bảo
vệ loài cá này trong môi trường tự nhiên? Trước hoàn cảnh
như thế, dường như không có lựa chọn nào khác hơn hướng
nghiên cứu nhắm đến việc “sinh sản nhân tạo cá lăng vàng”
- một lựa chọn mà nhiều nhà khoa học đã gặt hái thành
công đối với nhiêu loài thủy sản nước ngọt khác.
Ngay lập tức mục tiêu của hướng nghiên cứu này được thạc
sĩ Ngọc xác lập: tạo giống cá lăng vàng nhằm đa dạng hóa
đối tượng nuôi và bảo vệ loài cá này ngoài tự nhiên; đồng
thời xây dựng qui trình sản xuất con giống, đáp ứng nhu
cầu nuôi cá thương phẩm đối với người dân.

Thời điểm tháng 3-2002, khuôn viên trại thực nghiệm thủy
sản - ĐH Nông lâm TP.HCM rộn ràng công tác chuẩn bị
“sinh sản nhân tạo cá lăng vàng”. Bước đầu tiên - thuần
dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ - của qui trình này được triển
khai thực hiện. Loạt cá lăng vàng (bố mẹ) đầu tiên gồm 300
cá cái và 200 cá đực được đưa về từ hồ Sông Mây và Trị
An (tỉnh Đồng Nai) để thuần dưỡng trong ao đất. Khá
nghiêm ngặt, cá được chọn làm bố mẹ phải qua vòng sơ
khảo về “ngoại hình”: không dị tật, ngoại hình cân đối,
trọng lượng từ 300g/con trở lên
Việc thuần dưỡng được thực hiện từng bước, từng bước
một. Trong thời gian đầu thức ăn cho cá lăng vàng gồm
50% cá tạp tươi sống, 50% cám gạo. Đồng thời tập cho cá
dùng thức ăn dạng viên nổi để cá dần quen với thức ăn
công nghiệp; đến lúc thích hợp thì chuyển hẳn sang nuôi vỗ
bằng 100% thức ăn công nghiệp. Cá đực và cái được sống
chung một ao, với diện tích phù hợp, độ sâu 1,2-1,4m. Cứ
định kỳ bảy ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng một lần. Và
chỉ khoảng bốn tháng nuôi vỗ cá cái đã thành thục sinh dục
và có thể tiêm kích dục tố để chúng sinh sản; cá đực cũng
được thuần dưỡng tương tự.
Sau khi tiêm kích dục tố cho cá đẻ, trứng được ấp ở nhiệt
độ trung bình 29-30OC trong bể composite (hoặc bình
weis) liên tục 20 giờ liền thì trứng nở thành cá bột, tỉ lệ nở
đạt trên 80%. Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu cho thấy
sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng dao động từ 126.364-
142.000 trứng/1kg cá mẹ. Kết quả sản xuất cá giống trong
thực tế cho thấy cứ 1kg cá mẹ thì có thể sản xuất được
10.000-15.000 cá giống. Qui trình sản xuất con giống cá
lăng vàng do thạc sĩ Ngọc công bố có thể sản xuất và cung

cấp giống quanh năm.
Theo kết quả nghiên cứu, một năm có thể cho cá lăng vàng
đẻ 4-5 lần (giữa hai lần sinh sản cách nhau 2,5-3 tháng).
Tuy nhiên để giữ sức cho cá bố mẹ chỉ nên cho đẻ khoảng
2 lần/năm là vừa. Chưa dừng lại, công trình nghiên cứu còn
bố trí các thí nghiệm để đúc kết ra qui trình nuôi ương cá
bột thành cá giống. Theo đó, chỉ cần chăm sóc cẩn thận
trong một tháng cá bột sẽ phát triển thành cá giống với
chiều dài đạt 5-5,5cm, có thể thả nuôi làm cá thịt.
Chắc chắn kết quả nghiên cứu sẽ rất có ý nghĩa nếu qui
trình sản xuất giống cá lăng vàng bằng phương pháp sinh
sản nhân tạo được chuyển giao đến tay nhiều nông dân, ở
nhiều địa phương trên khắp đất nước.
“Chúng tôi đã sẵn sàng chuyển giao qui trình sản xuất
giống và nuôi cá lăng vàng cho những đơn vị, cá nhân có
nhu cầu”- thạc sĩ Ngọc vui vẻ thông báo.
QUỐC THANH (Trung tâm Thông tin Khoa học Công
nghệ Quốc gia)

×