Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Động vật không xương sống ( phần 9 ) Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.2 KB, 8 trang )

Động vật không xương sống ( phần 9 )
Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
Hiện biết khoảng 20.000 loài, khoảng 16% số loài sống tự do ở biển,
nước ngọt và đất ẩm, còn 84% số loài sống ký sinh trong cơ thể động vật.
Giun dẹp được chia làm 4 lớp, có 1 lớp sống tự do còn lại 3 lớp sống ký
sinh. Giun dẹp có những đặc điểm chung sau :
1) Cơ thể có 3 lớp tế bào được hình thành từ 3 lá
phôi.
2) Có đối xứng hai bên, cơ thể phân hoá thành đầu - đuôi, mặt lưng - mặt
bụng. Mặt phẳng đối xứng tương đồng ở động vật giun dẹp là mặt phẳng
chứa trục miệng - đối miệng ở ấu trùng và mặt phẳng chứa trục cơ thể
vuông góc với mặt phẳng lưng
và mặt phẳng bụng của con trưởng thành.
3) Thân thể dẹp theo hướng lưng bụng.
4) Mô bì gồm các tế bào biểu mô cơ bao ngoài có tiêm mao (lông), có các
thể que (rhabdit) ở Sán lông, còn các nhóm khác là hợp bào (nhân tế bào
cùng lớp tế bào chất bao quanh nhân sẽ chuyển sâu vào trong hình thành
nên mô chìm).
5) Đã hình thành tế bào cơ riêng biệt tạo thành bao cơ gồm có cơ vòng,
cơ dọc
và cơ chéo nằm dười mô bì. Tế bào cơ của lớp cơ vòng và cơ dọc hoạt
động đối kháng nhau, tạo nên sự chuyển động theo kiểu làn sóng co duỗi
dồn dần từ trước ra sau.
6) Không có các khoảng trống riêng biệt trong chức cơ thể (chưa có thể
xoang), chỉ có các khoảng trống nhỏ giữa các cơ quan hình thành nhu mô
đệm.
7) Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện (kiểu xoang vị), có thể vắng mặt
ở một số nhóm.
8) Hệ thần kinh đã có đôi hạch sơ khai nằm phía trước (hạch não), có các
dây thần kinh chạy vè phía sau. cơ quan cảm giác còn đơn giản, một số có
điểm mắt và một số thụ quan khác.


9) Hệ bài tiết là nguyên đơn thận, đó là hệ thống ống nằm 2 bên cơ thể
với các
tế bào ngọn lửa, khả năng bài tiết còn yếu.
10) Chưa xuất hiện một số cơ quan như thể xoang, tuần hoàn, hô hấp và
các hoạt động sống như hô hấp còn xảy ra qua bề mặt cơ thể.
11) Tất cả đều lưỡng tính, cơ quan sinh dục hoàn thiện với tuyến sinh dục
phát triển, ống sinh dục và các cơ quan sinh dục phụ. Thụ tinh trong, phát
triển trực tiếp thành ấu trùng có lông bơi và phát triển phù hợp với chu kỳ
sống của vật chủ.
12) Chỉ có lớp Sán lông sống tự do còn các lớp khác sống ký sinh. Lớp
San hô
1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
Hình dạng ngoài của San hô thay đổi sai khác nhau (hình trụ không có
cuống và thân như thủy tức). Quan sát hình dạng của hải quì ta thấy: Cơ
thể hải quì có hình trụ tương đối đều, dài khoảng 5cm, đường kính 2 -
3cm, phía dưới có đế bám vào giá thể, phía trên có có lỗ miệng ở chính
giữa, xung quanh có tua miệng xếp thành nhiều vòng.
Tua miệng ngắn có khoảng 600 - 1000 cái. Giữa tua miệng và lỗ miệng
có khoang trống gọi là vùng quanh miệng (peristoma). Tua miệng của hải
quỳ rất mềm, có khả năng co giãn mạnh, trên tua miệng có nhiều tiêm
mao và các tế bào gai (hình 3.13A).
Cấu tạo trong: San hô ăn các chất cặn bã hữu cơ và các sinh vật khác
nhau trong nước biển. Cơ quan tiêu hoá phức tạp hơn, đã hình thành bộ
máy hầu và xoang vị. Xoang vị có lát tế bào bên trong và có các vách
ngăn xếp tỏa ra chung quanh. Mỗi vách ngăn có 1 đầu gắn vào thành cơ
thể, một đầu gắn với thành hầu hay tự do, trên vách ngăn có nhiều tế bào
của tuyến tiêu hoá. Trên mặt bên của vách ngăn có gờ cơ lớn chạy dọc,
tạo thành chùm cơ trên vách ngăn. Số lượng, vị trí của tua miệng, rãnh
hầu và ứng với nó là vách ngăn có sự sai khác giữa 2 nhóm San hô 6 ngăn
và San hô 8 ngăn. Thành cơ thể của san hô có 2 lớp tế bào, có tầng trung

giao dày gồm có tế bào hình sao, tế bào hình sợi liên kết, tế bào gai
xương đá vôi. Đặc biệt có các tế bào cơ riêng biệt hay hợp thành lớp cơ
vòng và lớp cơ dọc (hình 3.13A,B) .


Trên tiêu bản lát cắt ngang, có thể thấy thành cơ thể của hải quỳ không có
cấu trúc xương, có hai lớp tế bào ngoài và trong, xen giữa là tầng trung
giao. Lớp tế bào ngoài phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong của
hầu, cấu tạo một lớp tế bào. Các tế bào biểu bì chiếm phần chủ yếu lớp tế
bào ngoài và hình dạng kéo dài, đầu hướng vào tầng trung giao hình
phình rộng. Ngoài ra còn có tế bào tuyến và tế bào gai. Tế bào tuyến có
nhiều ở lớp ngoài của vùng hầu, tế bào gai tập trung nhiều ở lớp ngoài
của tua miệng. Lớp tế bào trong phủ phía trong xoang vị, thành các vách
ngăn, xoang tua miệng Lớp trong có nhiều loại tế bào như tế bào biểu
mô cơ có roi, xen kẽ là các tế bào tuyến lớn. Tầng trung giao nằm giữa
lớp ngoài và trong, rất phát triển ở phần thân, nơi xuất phát của vách
ngăn, còn ở các phần khác thì tầng trung giao tương đối mỏng. Các tế bào
của tầng trung giao có cấu trúc sợi, là các tế bào mô liên kết nằm rải rác.
Ở lát cắt ngang qua thành cơ thể ở vùng hầu, ta thấy bên ngoài là thành
cơ thể, bên trong là hầu. Hầu có tiết diện hình bầu dục, với nhiều nếp gấp
nhỏ và 2 rãnh thông nước sâu. Giữa là xoang vị được chia thành
nhiều ngăn do các vách ngăn nối liền từ thành cơ thể vào thành hầu. Trên
mỗi vách ngăn đều có một gờ cơ, cách sắp xếp như sau: ở 2 ngăn
định hướng các gờ cơ nằm hướng ra ngoài, còn ở các ngăn chính thức
khác các gờ cơ hướng vào trong. Ở lát cắt ngang qua vùng dưới hầu
không thấy tiết diện của hầu, các vách ngăn đều có mép trong lơ lửng
trong xoang vị. Với sự hiện diện khá rõ ràng của của các gờ cơ, có thể
nhận biết rõ hơn các loại ngăn (hình 3.13C).
Bộ xương bằng đá vôi hay chất sừng. San hô đơn độc và tập đoàn có cấu
tạo cơ thể gồm phần thịt mềm và bộ xương rất phát triển. Ở San

hô 6 ngăn (Hexacoralia), bộ xương được hình thành do tế bào lớp ngoài
ở phần đế của từng cá thể tiết ra, tạo thành các tia đâm sâu vào cơ thể con
vật sau đó chúng liên kết với nhau để tạo thành bộ xương vững chắc.
Fungia là San hô 6 ngăn đơn độc. Bộ xương có hình đĩa hẹp, đôi khi hơi
lõm ở mặt dưới, các vách có độ cao khác nhau: Vách càng cao thì bậc
sinh trưởng càng thấp. Galaxea là San hô 6 ngăn tập đoàn với bộ xương
của các polyp nằm sát bên nhau, dính liền ở thành ngoài. Symphyllia là
San hô 6 ngăn tập đoàn, mức độ dính của các polyp cao hơn.
Ở San hô 8 ngăn (Octocorallia), bộ xương nằm trong tầng trung giao, do
các tế bào tạo xương bằng chất sừng, thấm caxi, ghép với nhau và thường
có màu sắc khác nhau (đỏ, đen, nâu ). Như vậy bộ xương San hô 8 ngăn
về cơ bản khác rất nhiều so với bộ xương 6 ngăn (hình 3.14).
Tubipora là San hô 8 ngăn tập đoàn có bộ xương gồm những ống dài
ghép song song với nhau. Mỗi ống là phần xương của polyp trong tập
đoàn, xoang rỗng của ống xương ứng với xoang vị của polyp, cuối ống
xương về phía dưới là phần đáy của polyp, hợp thành phần đế của tập
đoàn. Dọc theo ống xương có các cầu nối liên kết các ống lại với nhau, đó
cũng chính là cầu nối giữa các tập đoàn. Trong quá trình phát triển các
tầng mới được hình thành và tập đoàn sẽ có cấu tạo nhiều lớp.
Gorgonia có bộ xương không còn phân biệt được từng xương riêng biệt
của mỗi cá thể: cả tập đoàn có một bộ xương chung dưới dạng một trụ
cứng có nhiều nhánh, nằm trong phần mềm của các cá thể tập đoàn.
Các polyp của cá thể Gorgonia thường mọc thẳng góc với bề mặt
nhô cao lên trên phần mền phủ bên ngoài trụ xương (hình 3.15).



Bộ xương là một cấu tạo đặc biệt của san hô, có tác dụng nâng đỡ và bảo
vệ, thích nghi với với lối sống cố định. Tuy nhiên chính bộ xương đã cản
trở bước tiến hóa xa hơn của nhóm động vật này, tách chúng ra khỏi con

đường phát triển chung của giới động vật.
Sự hình thành tập đoàn san hô: So với tập đoàn thủy tức, hiện tượng đa
hình ít thấy hơn ở tập đoàn san hô. Tập đoàn được hình thành không chỉ
dừng lại ở mức độ mọc chồi không tách rời mà sau đó phần mềm và
tường ngoài của bộ xương san
hô còn liên kết với nhau tạo thành một hệ thống chung. Tập đoàn San hô
8 ngăn được hình thành như sau: Khởi đầu các cá thể đầu tiên mọc nhiều
nhánh rỗng, trên đó hình thành các cá thể mới. Tiếp theo tầng keo ở phần
nách của các nhánh phát triển mạnh hơn, liên kết các cá thể non với cá
thể mẹ thành một khối, đồng thời các ống vị của các cơ thể cũng được nối
với nhau, sau đó các gai xương cũng được hình thành và nối với nhau, kết
quả hình thành một tập đoàn. Do cách hình thành như trên mà tập đoàn
san hô 8 ngăn thường có dạng cành cây, điểm các cá thể dạng thủy tức
như các bông hoa trên cành, ví dụ các giống Corallium, Alcyonium,
Gorgonia. Một số tập đoàn khác có cấu trúc phức tạp hơn như Tubipora,
Pennatula. Tập đoàn san hô 6 ngăn được hình thành theo cách khác. Từ
một cá thể đầu tiên bằng sinh sản mọc chồi không tách rời, tập đoàn hình
thành dựa vào phần đế của cá thể liên kết với nhau. Tùy theo vị trí mọc
chồi mà tập đoàn có hình dạng tương ứng. Nếu chồi mới sinh phân nhánh
từ các cá thể mẹ, ở các mức độ cao thấp khác nhau thì tập đoàn sẽ có hình
cành cây. Nếu chồi mọc trên một mặt phẳng thì tập đoàn đó hình nấm.
Nếu chồi hình thành xa nhau thì mặc dù có dính tường vẫn nhìn thấy các
cá thể. Còn nếu các cá thể gắn với nhau lúc mới hình thành thì ranh giới
giữa các cá thể mờ đi. Như vậy do sinh sản vô tính không tách rời,
hay do liên kết cá thể cả xương lẫn thịt, tập đoàn San hô 6 ngăn số cá
thể rất lớn, có thể tới hàng ngàn km và có nhiều hình dạng khác nhau như
cành cây, hình khối, hình tấm tạo thành thẳng đứng hay nằm ngang.
2. Đặc điểm sinh sản
a. Sinh sản vô tính: Bằng sinh chồi và cắt đôi theo chiều dọc, chỉ có phần
mềm. Chồi san hô cũng như chồi thủy tức, không tách rời cơ thể mẹ để

hình thành tập đoàn. Một số san hô cắt đôi theo chiều ngang (Fungia),
nửa mới được hình thành sẽ hình thành bộ xương.
b. Sinh sản hữu tính: Phần lớn san hô phân tính. Tuyến sinh dục nằm trên
bờ trong của vách ngăn, có nguồn gốc từ lá phôi trong. Tế bào sinh dục
đực (tinh trùng) nằm trong vách ngăn, chui qua mô bì của vách ngăn, vào
xoang vị rồi ra ngoài. Tinh trùng sẽ thụ tinh cho tế bào cái (trứng) nằm
trên vách ngăn của con cái. Giai đoạn đầu của phát triển phôi xảy ra trong
tầng keo của vách ngăn. Các giai đoạn tiếp theo sẽ xảy ra trong xoang vị
(hải quỳ) hay bên ngoài. Một số thụ tinh ngoài xoang vị. Trứng san hô
phân cắt hoàn toàn, đều, hình thành ấu trùng planula. Ấu trùng sau một
thời gian bơi lội tự do thì sống bám để hình thành dạng thủy tức, hình
thành vách ngăn để trưởng thành. Ở một số san hô, ấu trùng planula có
thể bắt mồi là các vụn bã hữu cơ, các tảo đơn bào

×