Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.48 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trước xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hoá
và tự do hoá thương mại, mỗi quốc gia đều có cơ hội khai thác tối đa lợi thế so sánh
của mình để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với thế mạnh là nước nông
nghiệp xuất khẩu gạo, đang dần được các thị trường lớn công nhận. Lợi thế cạnh
tranh về xuất khẩu lúa gạo đang ở vị trí cao. Sản xuất tăng trưởng nhanh, kim
ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, góp phần cân bằng cán cân
xuất nhập khẩu và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên,
để giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu quả tối ưu trong thị trường
khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung, Việt Nam cần có những chính sách
hợp lý nhằm thúc đẩy những lợi thế so sánh, đồng thời khắc phục những khó khăn,
hạn chế trong thời gian tới.
Vì vậy, việc tìm hiểu về lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu mặt hàng
gạo là vấn đề cần thiết trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, chúng em chọn vấn đề: “Lợi thế so sánh của Việt Nam
trong xuất khẩu sản phẩm gạo” làm đề tài của tiểu luận.
Kết cấu tiểu luận gồm: Ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 3 phần
Phần 1: Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Phần 2: Lợi thế so sánh của Việt nam trong xuất khẩu sản phẩm gạo
Phần 3: Một số kiến nghị tăng lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm
gạo
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giảng dạy của TS Nguyễn
Xuân Thiên. Rất mong nhận được sự góp ý và ủng hộ của thầy.
2
Phần 1
Cơ sở lý luận về lý thuyết lợi thế so sánh
1. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo


Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và
thuế khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khái
niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xất
các sản phẩm khác. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm
làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.
Các giả thiết của Ricardo
- Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác
định.
- Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia
- Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài
- Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động
- Công nghệ của hai quốc gia như nhau
- Chi phí sản xuất là cố định
- Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)
- Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
- Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
- Chi phí vận chuyển bằng không
- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá
1.1 Quy luật lợi thế so sánh
Quy luật lợi thế so sánh Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá
vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu
sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh.
Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã
nhấn mạnh:
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém
lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và
vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi mỗi nước
có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh
nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế

giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy, lợi thế so
sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao
động quốc tế.
1.2 Lợi thế so sánh và lý thuyết giá trị của lao động
Theo lý thuyết giá trị của lao động, giá trị hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc
nhiều vào số lượng lao động được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó. Điều này ngụ ý
3
rằng: (1) hoặc lao động là yếu tố duy nhất để sản xuất ra hàng hóa hoặc lao động được
sử dụng với một tỷ lệ cố định như nhau ở tất cả các loại hàng hoá và (2) lao động là
đồng nhất (nghĩa là chỉ có một loại lao động). Vì cả hai giả thiết này không hợp lý nên
chúng ta không thể giải thích lợi thế so sánh dựa trên lý thuyết giá trị của lao động.
Cụ thể hơn, lao động không phải là yếu tố sản xuất duy nhất và nó cũng không
thể được sử dụng với một tỷ lệ nhất định như nhau ở tất cả các loại hàng hoá. Ví dụ, tỷ
lệ vốn trên lao động ở một số ngành (như thép) sẽ lớn hơn một số ngành khác (như dệt
may). Hơn thế nữa, luôn tồn tại khả năng thay thế giữa vốn, lao động và các yếu tố sản
xuất khác trong việc sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, rõ ràng lao động không thể đồng
nhất mà nó luôn khác biệt do đào tạo, do năng suất và mức lương. Cuối cùng, năng
suất lao động luôn luôn khác nhau. Do đó, lý thuyết lợi thế so sánh không thể được
giải thích dựa trên lý thuyết giá trị của lao động nhưng có thể được giải thích dựa trên
lý thuyết về chi phí cơ hội (điều này có thể dễ chấp nhận hơn).
2. Sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo
Những nhà kinh tế thế hệ sau và theo trường phái Ricardo (còn gọi là Ricardian)
tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô
hình nghiên cứu so với Ricardo. Tiêu biểu như Haberler, Heckscher - Ohlin và Paul
Krugman. Haberler đã vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để nghiên cứu giải thích lợi thế
so sánh. Mô hình nghiên cứu của Ricardo với một yếu tố sản xuất đó là lao động, nhưng
đối với Heckscher - Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình 2 yếu tố sản xuất, đó
là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng. Mô hình thương mại của
Heckscher - Ohlin còn gọi là 2 x 2 x 2 (2 quốc gia, 2 sản phẩm và 2 yếu tố sản xuất).
Paul R.Krugman xem xét lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều hàng hoá

2.1 Thương mại trong thế giới có một yếu tố sản xuất
- Khả năng sản xuất
Mọi nền kinh tế đều có những nguồn lực hạn chế, do đó có những giới hạn về
năng lực sản xuất và luôn luôn có sự bù trừ. Để sản xuất một mặt hàng nhiều hơn, nền
kinh tế phải hy sinh một phần việc sản xuất một mặt hàng khác. Điều này được minh
hoạ bằng đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi chi phí cơ hội không đổi thì đường
giới hạn khả năng sản xuất là một đường thẳng.
Hiện nay có một số phương pháp đo lường lợi thế so sánh hoặc cạnh tranh
quốc gia. Trong số các phương pháp đó là tính toán lợi thế so sánh trông thấy
(Revealed Comparative Advantage – RCA). Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa đề
xuất vào năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu như sau:
RCAXik = Xik: Xi/ Xwk: Xw
Trong đó:
RCAXik = chỉ số lợi thế so sánh trông thấy trong xuất khẩu của nước i đối với
sản phẩm k;
Xik = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i;
4
Xi = tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
Xwk = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k toàn cầu;
Xw = tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Ý nghĩa của công thức trên cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước i đối với
sản phẩm k lớn hơn tỷ trọng sản phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, tức là
RCAXik > 1 thì nước i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k. Hệ số này
càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao. Ngược lại nếu RCAXik < 1 thì nước i
không có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm k. Chỉ số này đã được áp dụng cho
nhiều quốc gia trên thế giới.
2.2 Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng
Cho đến nay, phân tích của chúng ta vẫn dựa trên mô hình thương mại đơn giản
chỉ có 2 hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ. Sự phân tích này đã được đơn giản hoá,
cho phép chúng ta rút ra nhiều luận điểm quan trọng về lợi thế so sánh và thương mại

quốc tế.
Tuy nhiên, để tiến sát dần với thực tế hơn chúng ta cần phải hiểu lợi thế sánh
hoạt động như thế nào trong trường hợp một mô hình có nhiều loại hàng hoá. Chúng ta
giả định rằng thế giới chỉ có hai nước: Nội địa và Nước ngoài. Mỗi nước chỉ có một
yếu tố sản xuất đó là lao động. Trình độ công nghệ mà mỗi nước sử dụng được phản
ánh bằng yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm cho mỗi loại hàng hoá, đó là số giờ
lao động để sản xuất một đơn vị hàng hoá. Yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của
Nội địa được ký hiệu bằng chữ X, yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của Nước
ngoài được ký hiệu bằng chữ Y.
Theo quy luật lợi thế so sánh, Nội địa sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu
táo, chuối và cam ra Nước ngoài và nhập khẩu chà là và bánh mì từ nước ngoài; còn
Nước ngoài thì ngược lại. Bằng việc chuyên môn hoá và trao đổi như vậy sẽ đem lại
lợi ích cho cả Nội địa và Nước ngoài.
2.3 Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều nước
Trong quy mô hai nước, mô hình thương mại luôn đúng. Với hai loại hàng hoá,
mô hình thương mại được quyết định bởi lợi thế so sánh dựa trên đại lượng tương đối
về lao động. Trong mô hình nhiều nước, có sự xuất hiện của tiền, mô hình thương mại
được quyết định bởi tiền lương và chi phí lao động tương đối. Tuy nhiên, khi ba nước
được đưa ra xem xét, chuyên môn hoá trong mô hình không đúng.
Trở lại với thế giới chỉ có 2 loại hàng hoá, để nhằm đơn giản việc phân tích,
chúng ta hãy kiểm nghiệm trong trường hợp trao đổi giữa 3 nước để khái quát hoá mô
hình thương mại.
5
Phần 2
Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm gạo
1. Những ưu thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo so với các
nước trên thế giới
Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn với lịch sử phát
triển nông nghiệp của Việt Nam. Cho đến nay, lúa là cây lương thực thiết yếu đóng vai
trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam nhiều năm qua.

Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí hàng đầu với tỉ trọng cao về diện tích cũng như sản
lượng. Những lợi thế về sản xuất gạo đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong
sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu gạo ra các nước, đặc biệt là những thị
trường “khó tính” như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản
Trong những năm gần đây, gạo xuất khẩu đã mang lại lượng ngoại tệ trung bình
khoảng 800 triệu USD/ năm cho đất nước, trong đó 3 năm gần đây đạt trên 1 tỉ USD/
năm, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
1.1 Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội
Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa
ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó tạo điều kiện thuận
lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào đó, nước ta có một số cảng biển lớn,
có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho việc vận chuyển đi các nước.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philipinekhoảng 31 –32 USD/
tấn, trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philipinechỉ khoảng 25 USD/ tấn. Giá
cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là 1304 USD/ tấn trong khi
từ Ấn Độ là 1470 USD / tấn.
1.2 Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,3
triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nông
nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5
triệu ha. Như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái
Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho
trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử
dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4
triệu ha So với các quốc gia này (đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới), thìkhả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn tương đối cao
thêm vào đó, một số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ
tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể mở
rộng, và diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây
lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có

nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản lượng so
với các quốc gia khác.
1.3 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái
6
Nhìn chung,so với các nước khác,khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa,
khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo.Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng phù sa
màu mỡ: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm trong khu
vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên
20
o
C, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm và tập trung
mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm
lớn, trung bình 1500 –2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông
ngòi dày đặc đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa. Ngoài ra, Việt
Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong
phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “sinh thái –khí hậu đặc
thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có
được.
Ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa
thâm canh cao như giống OM2517, OM4498,
1.4 Nguồn lực
Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông nghiệp.
Hàng năm có khoảng 1 –1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc trưng của người
lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ hơn nữa với bề dày lịch sử sản xuất lúa gạo,
người nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa, bên cạnh
đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải thiện, trong đó nhóm lao
động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41% dân số nông thôn. Thêm
vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu nhập
bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là
1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine (2,852 USD) ; Indonesia (3,064 USD);

Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi
dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt nam
Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan : chi phí lao
động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần,
năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% -80% chi
phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 –110
USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 –150 USD/tấn.
Với tất cả những lợi thế như trên, từ một nước nghèo đói, thiếu lương thực, Việt
Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Trong 20 năm tham gia
thị trường xuất khẩu gạo thế giới (1989-2008) , Việt Nam đã cung cấp cho thị trường
thế giới hơn 60 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 17,1 tỉ USD. Đó là một
trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng.
Năm 1989, lần đầu tiên nước ta tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới,
với sản lượng 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 290 triệu USD, Việt Nam
ngay lập tức trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về lượng gạo xuất khẩu (sau Thái
7
Lan và Mĩ).
Đặc biệt, năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo. Lượng gạo xuất khẩu cả
năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD,tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm
về giá.
Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam là rất đúng đắn, nó phù hợp với đặc điểm
của nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia trên đấu trường
quốc tế về mặt sản xuất và xuất khẩu gạo.
2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam
Việt Nam cần tận dụng các ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao
động để tiếp tục giữ vững vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và vượt qua
Thái Lan trong tương lai gần.
2008 2009 2010 2011 2012

6.6
6.8
7
7.2
7.4
7.6
7.8
triệu ha
diện ch đất trồng lúa
Hình 1: Diện tích trồng lúa của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Diện tích đất trồng lúa tăng đều đặn hàng năm, riêng năm 2012 có sự sụt giảm
tương đối mạnh về diện tích đất trồng lúa, xuống chỉ còn khoảng 7 triệu ha. Nguyên
nhân do một phần diện tích đất trồng lúa được chuyển sang mục đích sử dụng khác
như làm các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một lý do nữa là giá gạo trong thời gian
này có sự sụt giảm mạnh dẫn đến việc người dân không còn mặn mà với việc trồng lúa
nước.
Năm 2008 diện tích canh tác lúa có khoảng 7,36 triệu ha. Năng suất lúa bình
quân 4,2 tấn/ha vào năm 2000 đã tăng lên 5,3 tấn/hà vào năm 2010. Năm 2012 theo số
liệu mới công bố, năng suất lúa bình quân đạt khoảng 5,6 tấn/ha.
So với các nước trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa
gạo của Việt Nam nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc, ổn định và nhanh chóng.
Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống người
nông dân. Bên cạnh đó đã nâng cao giá trị hạt gạo của Việt Nam và thúc đấy ngành
nông nghiệp của nước nhà ngày càng phát triển. Với kết quả trên, Việt Nam đã nhận
8
được sự đánh giá rất cao của tổ chức quốc tế và khách hàng nhập khẩu gạo của Việt
Nam.
Mặc dù có sự tăng trưởng ngoạn mục về sản lượng lúa trong những năm vừa
qua nhưng về cơ cấu đang có sự mất ổn định và không bền vững.

Cơ cấu gạo xuất khẩu
gạo thơm, nếp
gạo thấp cấp
gạo trung bình và cao cấp
Hình 2: Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tỉ lệ gạo thấp cấp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỉ lệ 15%, một
con số khá cao. Điều đó làm cho giá và giá trị xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam
thường thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan.
Nhìn chung, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng sử dụng nhiều
nguồn lực về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và lao động ở Việt Nam. Hiện này, nhu cầu
gạo trên thế giới vẫn rất lớn trong khi diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Diễn
biến thời tiết bất thường khiến cho việc đảm bảo an ninh lương thực của mỗi quốc gia
là thách thức không hề nhỏ. Ở Việt Nam, gạo là mặt hàng có liên quan đến thu nhập và
việc làm của nhiều nông dân. Do đó, việc phân tích lợi thế so sánh để đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng
về mặt xã hội.
Trong những năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tăng đều đặn
hàng năm. Tuy nhiên, sự gia tăng về sản lượng và giá trị xuất gạo có xu hướng
chậm dần.
9
2008 2009 2010 2011 2012
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000

8000
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam
sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam
Hình 3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 3 cho thấy giá trị và sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có sự tăng
trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này không ổn định mà có sự khác biệt giữa các năm.
Đặc biệt, trong giai đoạn 201-2012, lượng gạo xuất khẩu tăng khảng 8% tuy nhiên giá
trị xuất khẩu gần như không có sự thay đổi. Nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2011-2012 có sự sụt giảm đáng kể so với năm trước đó.
2008 2009 2010 2011 2012
0
200
400
600
800
1000
1200
giá gạo 5% tấm Thái Lan
giá gạo 5% tấm Việt Nam
Hình 4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Để phân tích lợi thế so sánh mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam, người ta sử
dụng hệ số RCA
10
Bảng 1: Giá trị xuất khẩu gạo và các sản phẩm của Việt Nam, Thái Lan và Thế giới
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Nước
Việt
Nam
Gạo
2,895,938 2,895,938 2,895,938 2,895,938 2,895,938
Tổng
62,6
85,130
62,68
5,130
62,68
5,130
62,
685,130
62,685,
130
Thái
Lan
Gạo

6,107,572
6,
107,572

6,
107,572

6,107,572
6
,107,572
Tổng
17
5,907,915
175,
907,915
175,
907,915
17
5,907,915
175
,907,915
Thế
giới
Gạo
1
7,539,116
17,
539,116
17,
539,116
1
7,539,116
17
,539,116

Tổng
13,588
,781,539
13,588,7
81,539
13,588,7
81,539
13,588
,781,539
13,588,
781,539
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Từ bảng giá trị xuất khẩu gạo và tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt
Nam, Thái Lan và thế giới, ta tính được hệ số RCA như hình dưới.
2008 2009 2010 2011 2012
0
5
10
15
20
25
30
35
40
lợi thế so sánh của Việt Nam
lợi thế so sánh của Thái Lan
Hình 5: Lợi thế so sánh của Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo
giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Từ đồ thị trên ta nhận thấy, lợi thế so sánh mặt hàng gạo của Việt Nam trong

những năm gần đây (2008-2012) có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao và cao hơn
Thái Lan. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi thế so sánh của Việt nam,
trong đó phải kể đến:
- Sự thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi ra nhập
tổ chức Thương mại thế giới, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự dịch
11
chuyển mạnh mẽ sang các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: đồ điện tử, giày dép
và dệt may
- Diện tích đất canh tác gần như không được mở rộng thậm chí sụt giảm mạnh
trong năm 2012.
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo chính, trong đó phải kể đến
một số nước có sự tăng trưởng ngoạn mục trong xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan,
Hoa Kỳ
- Năng suất lúa trong những năm gần đây tuy có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng
đang giảm dần do những giới hạn về giống lúa cũng như các điều kiện canh tác.
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có thể
khẳng định là mặt hàng có lợi thế so sánh cao trong trước mắt và lâu dài. Tiềm năng
sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam còn rất lớn. Đồng thời, nhu cầu của thị trường
thế giới về mặt hàng này còn rất lớn. Do đó, Việt Nam cần coi trọng việc đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng này và cố gắng duy trì mức độ lợi thế so sánh đó. Tuy nhiên, lợi
thế so sánh cao cũng có thể bị thay đổi khi điều kiện sản xuất, tình hình cung cầu thế
giới thay đổi.
12
Phần 3
Một số kiến nghị tăng lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm gạo
1. Cần có sự hỗ trợ về thông tin về thị trường
Lợi thế so sánh cần được phát huy bằng các kỹ thuật giao dịch trên thị trường
gạo thế giới có hiệu quả, do đó cả phía các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội xuất
khẩu gạo, các doanh nghiệp cần coi trọng việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị
trường xây dựng hệ thống cập nhật, hữu hiệu về thị trường để các doanh nghiệp tiến

hành chào hàng, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo được thuận lợi.
Cần đầu tư và phát triển mạnh sàn giao dịch gạo tại Việt Nam và kết nối trực
tiếp với các trung tâm giao dịch hàng hóa của Thế giới để từng bước biến Việt Nam
trở thành một trung tâm giao dịch hàng hóa nông sản hoặc một thị trường đầu mối về
nông sản nói chung và gạo nói riêng trong khu vực và thế giới trên cơ sở những thế
mạnh thực tế và hiện hữu của gạo Việt Nam. Đấy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng chi phối giá cả mặt hàng gạo Việt Nam trong dài hạn.
Chú trọng việc đào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh gạo đặc biệt là đội ngũ các
chuyên gia phân tích thị trường gạo thế giới để có thể làm chủ được các giao dịch liên
quan đến mặt hàng gạo trên thị trường thế giới nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro và tối
đa hóa lợi ích trong từng giao dịch. Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi thị trường và
đưa ra những dự đoán sát nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh gạo hiệu quả. Xây
dựng thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng gạo chất lượng cao
2. Nghiên cứu ra các giống lúa mới
Hiện tại, gạo trung bình và thấp cấp chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu
xuất khẩu. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường
thế giới dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn một số nước trong khu
vực.
Gần đây, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã nghiên cứu một kiểu cây
lúa mới nhằm vào việc khắc phục một số thiếu sót của các giống lúa trong đó có giống
mà một thời rất nổi tiếng xuất sắc như giống IR8. Và những giống như vậy được
phong cho một cái tên rất lạc quan là “Siêu Lúa”. IRRI bắt đâu nghiên cứu kiểu cây
lúa “Siêu Lúa” này cách đây 5 – 6 năm. Họ tìm kiếm các nguồn gốc mới hoặc các
nguồn vật liệu di truyền mới nhằm “thiết kế” một cây lúa với một kiểu kiến trúc khác
hoàn toàn trước đây. Nó có ít chồi hoặc ít lóng hơn nhưng cứng chắc và có rất nhiều
hạt hơn trên mỗi bông lúa. Trong cây lúa IR 8 trước đây, một nửa trọng lượng của cây
là hạt và một nửa là rơm rạ. Trong khi đó, cây “Siêu Lúa” có 60 % trọng lượng hạt và
40% trọng lượng rơm rạ. Vì thế có nhiều năng lượng đi vào sản xuất hạt nhằm gia tăng
năng suất tiềm năng khoảng 20 %. “Siêu Lúa” cũng có một hệ thống rễ mạnh mẽ và
những nhà khoa học IRRI nổ lực nghiên cứu về cải thiện tính kháng các bệnh và côn

trùng gây hại chủ yếu cho cây “Siêu Lúa”.
Tuy nhiên, việc phát triển một dạng cây lúa mới nhằm cứu một nửa thế giới loài
người khỏi nạn đói là một công việc không phái dễ dàng trôi chảy. Những nhà khoa
học của IRRI đã chạm trán nhiều vấn đề khó khăn trong việc tạo ra một “Siêu Lúa”.
13
Cho ví dụ cụ thể đó là phần lớn những giống lúa có năng suất cao hiện nay sản xuất
khoảng 100 hạt cho mỗi bông lúa. Còn “Siêu Lúa” kiểu mẫu ngược lại có khả năng
sản xuất khoảng 250 đến 300 hạt trên mỗi bông lúa. Đó là quá nhiều hạt mà cây trồng
đơn giản không thể cung cấp đủ hyđrat-cacbon và dinh dưỡng làm đầy hạt. Vì thế,
những nhà tạo giống “Siêu Lúa” khắc phục bằng cách giảm số số hạt xuống còn
khoảng 200 cũng vẫn còn làm cho cây “Siêu Lúa” tạo ra gấp đôi năng suất so với cây
lúa kiểu cũ hiện nay. Các nhà khoa học cũng cố gắng cải thiện chất lượng hạt của
“Siêu Lúa” và kết hợp gen kháng bệnh và côn trùng. IRRI hy vọng rằng sản phẩm
“Siêu Lúa” sẽ sẵn sàng cho bước ngoặc của thế kỷ 21.
Hy vọng với ý tưởng và những nghiên cứu mới theo các hướng này sẽ giúp cho
các nhá khoa học IRRI tạo ra được những giống “Siêu Lúa” hay những giống lúa có
quang hợp theo kiểu cây C4 … trong tương lai gần nhằm tăng cường năng suất và sản
lượng lúa cho an ninh lương thực toàn cầu.
3. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
3.1 Áp dụng "3 giảm, 3 tăng"
Một trong những chương trình có thể giúp tăng sản lượng, chất lượng lúa, đồng
thời bền vững với môi trường là "3 giảm, 3 tăng". Đây là chương trình đúng, thích hợp
với từng vùng sinh thái. Trên cơ sở đó, bà con nông dân và cán bộ khuyến nông xem
xét nên chọn giống lúa, kỹ thuật nào có tác dụng mạnh nhất để tập trung vào thực hiện,
góp phần tăng năng suất, sản lượng, giảm giá thành, từ đó tăng thu nhập cho nông dân.
Thực tế đã xác định, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh là
điều kiện tiên quyết để việc thực hiện chương trình "3 giảm, 3 tăng" có kết quả tốt.
Theo khuyến cáo của Viện Lúa ĐBSCL, các giống lúa hiện đang được dùng trong sản
xuất đại trà có thể kháng rầy nâu và đạo ôn là OM 576, IR 64, VND 95-20, AS 996,
OMCS 2000, IR 50404, OM 2517, OM 4498, ST3, OM 2395, Những giống phải

thận trọng khi dùng có Jasmine 95, OM 1490, OM 2514, OM 3536. Giống ST lai tạo
của tỉnh Sóc Trăng được trồng trên diện tích rộng, tỏ ra rất triển vọng về năng suất và
chất lượng gạo, cũng như tính kháng sâu bệnh. Trong tình hình lương thực ngày càng
khan hiếm, giá vật tư nông nghiệp "phi mã", bà con nên trồng những giống cao sản,
kháng sâu bệnh tốt như OM 576, IR 50404, ; hạn chế những giống lúa thơm đặc sản
cao sản như Jasmine 85, OM 3536
Hiện, phần lớn diện tích lúa ở ĐBSCL được làm 3 vụ/năm. Trước đây, ngành
chức năng đã khuyến cáo nông dân không nên làm lúa vụ ba để cắt mầm rầy nâu và
bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Tuy nhiên, trong tình hình giá lương thực tăng cao, làm lúa
vụ ba cũng là giải pháp để tăng lượng gạo xuất khẩu. Điều cần thiết nhất là bà con nên
nghiêm túc thực hiện những biện pháp kỹ thuật có thể hạn chế tối đa sâu bệnh, như sử
dụng giống kháng sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, sạ lúa thưa theo hàng, hạn chế phân
đạm, tăng phân lân, thu hoạch kịp thời Cần đặc biệt chú ý phòng trừ sâu bệnh ngay
từ khâu giống, khi ngâm ủ giống cần xử lý thuốc sát trùng lưu dẫn có tác dụng trừ sâu
đến 15-20 ngày sau sạ. Cần truy sát rầy nâu ngay lúc lúa còn non, vừa tốn ít thuốc, vừa
ngăn chặn lây lan.
3.2 Đưa cơ giới hoá vào sản xuất
14
Phương pháp canh tác, thu hoạch thô sơ, lạc hậu là một trong những nguyên
nhân khiến tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL tương đối cao (3,9-5%). Thời
gian qua, các địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân mua máy gặt
đập liên hợp (GĐLH) và máy sạ lúa theo hàng để cơ giới hoá sản xuất. Tuy nhiên, một
trong những khó khăn của việc mở rộng diện tích dùng máy GĐLH là nông dân thiếu
tiền mua máy. Bà con cũng không có đủ khả năng trang phẳng ruộng như ở Đồng bằng
sông Hồng, nơi có truyền thống ngàn năm làm lúa nước. Đây là công việc kiến thiết cơ
bản đồng ruộng, tạo điều kiện để sử dụng máy gieo hạt thuận lợi, và phát huy hiệu quả
của tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
Để thu hoạch 1ha, dùng máy GĐLH hết vài công lao động, trong khi dùng máy
gặt xếp dải cần 16 công, gặt thủ công cần 26 công. Như vậy, dùng máy GĐLH giảm
được chi phí thu hoạch 1 - 2 triệu đồng/ha so với thu hoạch bằng tay, lại kịp thời vụ.

Dùng máy GĐLH chỉ tổn thất 1-3%, tương đương 500.000 tấn thóc. Việc dùng
máy sạ lúa theo hàng tính trên 1ha giảm 1 bao phân urê, giảm 1-3 lần phun thuốc trừ
sâu do ít sâu bệnh; riêng hạt giống giảm 100-150kg so với sạ lan theo tập quán cũ,
năng suất có thể tăng 300 400kg, thậm chí hàng tấn thóc, nhất là trong vụ hè thu.
Nếu làm tốt việc phổ cập máy GĐLH và gieo hạt bằng máy, ĐBSCL đỡ lãng
phí, hay nói cách khác là có thể cung cấp thêm cả triệu tấn thóc/năm. Nhiều địa
phương như Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ hỗ trợ nông dân được vay 30% tiền
mua máy GĐLH, 70% Nhà nước hỗ trợ lãi suất. Nếu như Nhà nước cấp không hoàn
lại 50-70% tiền mua máy thì diện tích lúa gặt bằng máy ở ĐBSCL sẽ tăng rất nhanh.
15
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về việc hội nhập kinh tế quốc tế và tăng lợi thế so
sánh của Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm gạo, chúng em nhận thấy:
Trong quá trình hội nhập sản phẩm gạo đã đạt được những thành tựu nhất
định, kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây đều đạt chỉ tiêu và góp
phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Những ưu thế của Việt Nam về vị
trí địa lý, nguồn tài nguyên đất quý giá, điều kiện tự nhiên, khí hậu, sinh thái và
nguồn nhân lực trẻ, cần cù, chịu khó là những yếu tố cần được chú trọng quan
tâm, đầu tư phát triển trong tương lai để đạt được thành tựu cao hơn nữa.
Bên cạnh những thành công đó, xuất khẩu sản phẩm gạo cũng đối mặt với
những khó khăn trong quá trình hội nhập. Về khoa học kỹ thuật, những chính
sách tạo thuận lợi trên thị trường thế giới là những thách thức đang cần giải
quyết khi mà nền kinh tế nước ta còn non kém và tiềm lực của các doanh nghiệp
còn nhỏ.
Như vậy, để tận dụng được những lợi thế của mình, gạo xuất khẩu cần có
chính sách phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam và không ngừng phát triển
trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế sẵn có, đồng thời khai thác
những lợi thế mới và giải quyết những khó khăn trước mắt thì xuất khẩu gạo của
Việt Nam sẽ hội nhập thành công và phát triển trong thời gian tới.
16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Paul R.Krugman – Maurice Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế: lý thuyết và
chính sách, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. PGS-TS Đỗ Đức Bình; TS Nguyễn Thường Lạng (2005), Kinh tế quốc tê, NXB
Lao động xã hội, Hà Nội
3. Bùi Thị Lý (2009), Quan hệ kinh tế Quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
4. Phạm Huyền Diệu (2012), “Xuất khẩu sản phẩm gạo trong giai đoạn hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2012
5. Phạm Văn Chung (2009), “Hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt
Nam”, Đề án cấp bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009
6. Hoàng Sơn (2011), “Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, một đòi hỏi của thực tế
sản xuất”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
7. Võ Hùng Dũng (2009), “Xuất khẩu lương thực: thành tựu, thách thức và chính
sách”, Tạp chí phát triển kinh tế, 2009
8. Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014), 6 Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Chủ
Lực Của Việt Nam: Thông tin, thống kê và dự báo”, xem tại:
(truy cập ngày 15/4/2014)
17

×