Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xử lý nước thải sản xuất bia ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.9 KB, 6 trang )

Xử lý nước thải sản xuất bia

1. Thành phần, tính chất nước thải
sản xuất bia
- Nước thải từ quá trình sản xuất
bia có thành phần, tính chất và
nhiệt độ không ổn định, phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau như: nước
làm lạnh, nước ngưng tụ, nước vệ
sinh các thiết bị lên men, thùng
nấu, bể chứa, đường ống, sàn
nhà,… nước thải từ bồn lên men,
nước rửa chai,…. Trong đó đáng
chú ý:
+ Nước từ công đoạn rửa ở bộ
phận nấu – đường hóa: chủ yếu là
nước vệ sinh thùng nấu, bể chứa,
bồn lên men,… có chứa nhiều cặn
malt, tinh bột và các hợp chất hữu
cơ nên có hàm lượng ô nhiễm hữu
cơ rất cao.
+ Nước rửa chai: có độ pH cao,
đây là dòng thải có độ ô nhiễm cao.
- Nhìn chung, nước thải công
nghiệp sản xuất bia bị ô nhiễm hữu
cơ cao. Tỉ số BOD5/COD cao, hàm
lượng dinh dưỡng N, P rất cao,
thuận lợi cho quá trình xử lý bằng
phương pháp sinh học.
2. Quy trình công nghệ truyền
thống xử lý nước thải sản xuất bia


Dựa vào thành phần tính chất nước
thải nêu trên, công nghệ xử lý nước
thải sản xuất bia được đề xuất như
sau:
Nước thải sản xuất bia -> SCR ->
Bể tiếp nhận -> Lưới và trống lọc -
> Bể điều hòa -> Bể UASB -> Bể
sinh học hiếu khí -> Bể lắng 2 ->
Bể khử trùng -> Nước thải đầu ra
-> Thuyết minh quy trình công
nghệ:
- Nước thải (NT) sản xuất bia được
thu gom qua song chắn rác (SCR)
vào bể tiếp nhận. SCR có nhiệm vụ
loại bỏ các tạp chất có kích thước
lớn như bao ni lông, ống hút,…
nằm lẫn trong nước thải.
- NT từ bể tiếp nhận được bơm lên
bể điều hòa sau khi qua lưới và
trống lọc. Lưới và trống lọc là thiết
bị lọc tinh dùng để loại bỏ phần rác
mịn. Bể điều hoà giữ chức năng
điều hoà NT về lưu lượng và nồng
độ.
- NT tiếp tục được dẫn vào bể lọc
sinh học kị khí (UASB) nhằm phân
hủy các chất hữu cơ phức tạp
thành các chất hữu cơ đơn giản
hơn và chuyển hóa chúng thành
CH4, CO2, H2S,… Sau đó, NT

được đưa sang bể lọc sinh học
hiếu khí. Bể lọc sinh học hiếu khí
vừa có nhiệm vụ xử lý tiếp phần
BOD5, COD còn lại vừa làm giảm
mùi hôi có trong nước thải.
- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học
hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể
lắng 2 để lắng bùn hoạt tính. Lượng
bùn này được rút khỏi bể lắng bằng
hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về
bể lọc sinh học hiếu khí, bùn dư
được dẫn về bể nén bùn.
- NT từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua
bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi trùng
và mầm bệnh có trong nước thải.
Sau khi ra khỏi bể khử trùng NT sẽ
đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005
loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.


×