Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những dấu hiệu đầu tiên của việc có bầu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.83 KB, 5 trang )

Những dấu hiệu đầu tiên của việc có bầu
Mang bầu là tặng phẩm tuyệt vời nhất mà tạo hoá ban tặng cho người phụ nữ. Nhưng
làm thế nào để bạn biết được rằng điều kỳ diệu đó đang xảy đến với mình?
Thực tế thì cơ thể của bạn đã biết được điều đó trước khi trí óc của bạn kịp nhận ra.
Tất nhiên, những dấu hiệu đầu tiên của việc có bầu không đồng nhất đối với tất cả chị
em. Ở môt số người, những dấu hiệu có vẻ rất mờ nhạt hoặc không đầy đủ, tuy nhiên
các nhà nghiên cứu vẫn chỉ ra được 9 dấu hiệu cơ bản và phổ biến nhất.
1. Ngực mềm hơn
Từ một đến hai tuần sau khi thụ thai, ngực của bạn trở nên mềm hơn trước đó. Lúc này
cơ thể bạn tiết ra một lượng lớn hooc môn estrogen và progesterone khiến cho các
tuyến sữa bắt đầu hoạt động. Những hooc môn này còn giúp giữ nước lại trong ngực,
khiến bạn có cảm giác vòng một nặng hơn và cũng nhạy cảm hơn.
Lời khuyên: Mua áo ngực bảo vệ giành cho các bà bầu.
2. Chảy máu
Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu
nhạt hơn bình thường) một chút ít. Thực ra điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn
cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu
của một điều gì khác.
Có ba cách lý giải cho sự chảy máu này: tinh trùng không kết giao được với trứng, có
thai ngoài dạ con hoặc chỉ đơn thuần là một dấu hiệu mang bầu.
Lời khuyên: Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
3. Mệt mỏi


Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ
thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều
hơn của hooc môn progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn
tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo
cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm
thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.
Lời khuyên: Tăng cường các loại vitamin và khoáng chất giành cho bà bầu, uống thêm


nước hoa quả để giữ cho huyết áp không bị tụt xuống. Đặc biệt là bạn hãy tranh thủ
nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể.
4. Đi tiểu thường xuyên
Có hai nguyên nhân dẫn đến điều này: một là do buồng trứng phát triển gây áp lực lên
bàng quang, hai là do lượng máu đổ về thận nhiều hơn khiến cơ thể sinh ra lượng
nước tiểu nhiều hơn thường lệ.
Lời khuyên: Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi phiền hà nhưng tuyệt đối không nên nhịn tiểu
và không vì lý do này mà giảm lượng nước vẫn uống hàng ngày.

5. Chán ăn và buồn nôn

Dấu hiệu này thường xảy ra sớm, khoảng 2 tuần sau khi thụ thai. “Thủ phạm” của điều
này, không ai khác lại là hooc môn progesterone. Hooc môn này tác động lên quá trình
tiêu hoá của cơ thể người mẹ khiến cho dạ dày lâu đói hơn so với bình thường.
Bạn sẽ cảm thấy rằng trong dạ dày mình có quá nhiều thứ nên bạn muốn tống khứ nó
ra ngoài. Cảm giác buồn nôn này còn liên quan đến hooc môn HCG, một loại hooc môn
chỉ có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Lượng HCG càng cao (đặc biệt là với
những người mang thai song sinh) thì bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.
Lời khuyên: Nhiều chị em thường ngậm gừng hoặc chanh. Nhưng cách tốt nhất là bạn
hãy hỏi ý kiến bác sĩ về viêc cung cấp thêm vitamin B6 để hạn chế cảm giác buồn nôn.
6. Buồn vui thất thường
Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hooc môn trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất
thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy
khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những
thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất.
Lời khuyên: Bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng
này. Hãy nói trước cho ông xã của mình biết để có được sự cảm thông và chia sẻ từ
phía chàng. Đó chính là điều quan trọng nhất.
7. Chóng mặt và choáng váng
Sự chóng mặt, choáng váng thường xảy ra rất sớm. Hooc môn progesterone làm tăng

thân nhiệt của bạn, mở rộng các mạch máu, do đó huyết áp cũng sẽ giảm đi. Ngoài ra,
do lượng máu chuyển đến tử cung nhiều nên tốc độ máu trở về não chậm hơn, nhất là
khi bạn đột ngột đứng dậy. Chóng mặt còn được giải thích bằng sự thay đổi lượng
đường trong máu. Vì thế, những người mẹ ăn không đủ chất sẽ thường xuyên đối diện
với cảm giác này.
Lời khuyên: Di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng. Đặc biệt không nên ngồi dậy hoặc đứng
dậy đột ngột. Giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách ăn nhẹ thường xuyên
trong mỗi 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Đồng thời uống nhiều nước để đảm bảo huyết áp ổn
định. Tránh việc lắc đầu mạnh. Nếu bạn quá chóng mặt, hãy từ từ ngồi xuống và giữ
cho đầu mình ở giữa hai gối.
8. Sưng vù, đau cơ, đau lưng
Nhiều phụ nữ ít để ý đến những dấu hiệu trên đây. Nhưng thực tế thì buồng trứng phát
triển hàng ngày cùng với sự thất thường của lượng hooc môn trong cơ thể chính là
nguyên nhân của chúng.
Lời khuyên: Bạn không cần phải làm gì cả, trừ khi những dấu hiệu đó đi kèm với sự
chảy máu. Lúc đó hãy đến gặp bác sĩ để khám.
9. Đau đầu

Một số phụ nữ thường bị đau đầu trong thời gian đầu mang thai. Điều này có liên quan
đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt
lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu.
Lời khuyên: Tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong
máu. Nếu vẫn tiếp tục đau đầu, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc uống thuốc Tylenol.

×