Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chan dung cac tac gia van hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.21 KB, 18 trang )

Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm
1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Tiểu sử
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi
hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha
chạy giặc.
Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình
Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi
khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất
vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ
xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống
giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái
cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm
thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc
binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động
lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần
mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.
Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu
nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
Tác phẩm chính
• Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
• Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
• Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
• Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
• Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)


• Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).
Thông tin thêm
Con gái thứ năm của ông là Nguyễn Thị Ngọc Khuê tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con
thứ bảy là Nguyễn Đình Chiêm đều nổi tiếng trong giới văn chương.
Tố Hữu
Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng
thơ cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại
làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông đã
nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: Nhưng thực ra tôi
sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra
Huế (trang 8).
Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực
tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Hồ
Chí Minh, Maxim Gorki qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của
Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu),
Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên
và được kết nạp vào đảng năm 1938.
Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn
Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng
tháng Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí
thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ
đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và
nhà nước:
• 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
• 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
• Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên

chính thức;
• Tại đại hội Ðảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
• Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp
hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp
Trung ương;
• Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
• 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ
trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc,
Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban
Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" không thành
công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Các tác phẩm
• Đi đi em!
• Bầm ơi! Trên Trang Thơ Việt Nam
• Bài ca mùa xuân 1961
• Bài ca quê hương
• Bác ơi
• Có thể nào yên?
• Đời đời nhớ Ông
• Em ơi Ba Lan
Trích [1]:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn (có nguồn [2] ghi là nắng tràn)
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
• Gặp anh Hồ Giáo

• Hai đứa trẻ
• Hồ Chí Minh
• Hãy nhớ lấy lời tôi
• Hoa tím
• Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
• Kính gửi cụ Nguyễn Du
• Khi con tu hú
• Lạ chưa
• Lượm
• Mẹ Suốt
• Mồ côi
• Mưa rơi
• Sáng tháng Năm
• Ta đi tới
• Từ ấy
• Tâm tư trong tù
• Tương tri
• Theo chân Bác
• Tiếng chổi tre
• Tiếng hát sông Hương
• Vườn nhà
• Việt Nam máu và hoa
• Xuân đang ở đâu
• Xuân đấy
Nguyễn Trãi
Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là một anh hùng dân
tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
Tiểu sử
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở

Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở
làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh, vốn
là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái-con quan Tư đồ Trần Nguyên
Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần.
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết
về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài
thơ Nam quốc sơn hà.
Công thần bị tội
Bị vạ với người trong họ
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi
là dòng dõi nhà Trần, mưu phản, sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống
sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt
giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội,
vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước
nữa.
Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ
hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các
tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các
tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên hãn và Phạm Văn Xảo. hơn nữa đó
lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (được Nguyên
Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ)
Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Kiếp
Bạc, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Các tác phẩm văn thơ
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị
thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt
Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.
Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn
giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1417–1427). Tác
phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân

làm gốc với những câu như:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)
Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân
trung từ mệnh tập, Dư địa chí.
Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn
chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng.
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi (20 tháng 12, 1924 – 18 tháng 4, 2001) là nhà văn và nhạc sĩ Việt
Nam.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Phabăng (Lào). Quê ở làng Vũ Thạch (nay
là phố Bà Triệu), Hà Nội. Cha là viên chức Sở bưu điện Đông Dương có sang làm việc ở
Lào.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách
khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông
được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm
1996.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông
là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2001 tại Hà Nội.
Tác phẩm
Truyện
• Xung kích (1951)
• Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
• Vào lửa (1966)
• Mặt trận trên cao (1967)
• Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Tiểu luận
• Mấy vấn đề văn học (1956)
• Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ
• Người chiến sỹ (1958)
• Bài thơ Hắc Hải (1958)
• Dòng sông trong xanh (1974)
• Tia nắng (1985)
Kịch
• Con nai đen
• Hoa và Ngần
• Giấc mơ
• Rừng trúc
• Nguyễn Trãi ở Đông Quan
• Tiếng sóng
Nhạc
• Người Hà Nội
• Diệt phát xít
Hồ Chí Minh
.

Hồ Chí Minh (chữ Hán: 胡志明; 19 tháng 5 năm
1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng,
một người đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ cho Việt Nam và là một người cộng sản theo chủ
nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh là một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh
giành độc lập và sau này thống nhất nước Việt Nam.
Ông làm Chủ tịch (1945-1969) của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa. Ông còn có các tên khác là
Nguyễn Tất Thành (阮必成), Nguyễn Ái Quốc (阮
愛國), Lý Thụy (李瑞), Hồ Quang hay Bác Hồ, Cụ
Hồ và khi ở chiến khu Việt Bắc ông được người dân
địa phương gọi là Ông Ké.
o
Tiểu sử
Tuổi trẻ
Theo lý lịch chính thức thì Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Nhưng trong
một đơn thư xin vào học Trường hành chính thuộc địa gửi Tổng thống Pháp năm 1911,
ông tự ghi là sinh năm 1892. Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris là sinh
ngày 15 tháng 1 năm 1894. Còn theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự
xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, quê nội của ông thì ông sinh tháng 4 năm 1894. Tờ khai của ông tại Đại sứ
quán Liên Xô ở Berlin (Đức) tháng 6 năm 1923 lại ghi ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.
Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (阮生恭, giọng địa phương phát âm là Côông), tự là
Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện
Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn
Sinh Sắc, từng đỗ Phó bảng. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông có
một người chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm
Hồ Chí Minh
(1888-1950), tự là Tất Đạt, còn gọi là ông Cả Khiêm và một người em trai nhưng mất

sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901
Nguyễn Duy
Nguyễn Duy (tự là Nhữ Hiền; 1809–1868) là một danh thần triều Nguyễn, hy sinh trong
trận quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. Ông cũng chính là em của danh tướng Nguyễn
Tri Phương
Ông sinh ngày 21 tháng chạp năm Kỷ Tỵ (1809), tại làng Đường Long tức Chí Long,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Thuở nhỏ ông thông minh, hiếu học, năm Đinh Dậu
1837 đỗ Tú tài, năm Thiệu Trị nguyên niên đậu Cử nhân khoa Tân Sửu 1841. Năm sau
(Nhâm Dần 1842), thi Đình đậu Tam giáp đồng tiến sĩ.
Năm 1843, ông được bổ dụng làm Biên tu ở Nội các, năm sau thăng Tu soạn, năm 1845
được bổ Tri phủ Tân An ở Gia Định, năm 1847 chuyển về làm Tri phủ Quảng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa. Cùng trong năm này, thân phụ ông mất, ông phải về cư tang. Đến năm sau
(1848), ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1851, ông được thăng Tập hiền viện Thị độc sung giảng sách ở Tòa Kinh diên. Năm
1852, ông làm Thị giảng học sĩ. Cùng năm này ông được sung vào phái bộ đi sứ sang
Trung Quốc. Sau khi đi sứ về, ông được thăng hàm Hồng lô tự khanh, sung chức Biện lý
bộ Lại kiêm Nội các, làm việc tại triều đình.
Năm 1856, tàu chiến Pháp đến khiêu khích ở Đà Nẵng, ông được phái vào giúp Tổng đốc
Quảng Nam là Đào Trí lo chống giặc. Năm 1860 thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định,
ông sung chức Gia Định Quân thứ Tán lý quân vụ trông coi việc quân sự.
Ngày 16 tháng giêng năm Tân Dậu (tức ngày 25 tháng 2 năm 1861), Trung tướng Hải
quân Pháp là Charner đánh phá Đại đồn Chí Hòa do anh Nguyễn Duy là Nguyễn Tri
Phương trấn giữ. Dưới áp lực của quân Pháp, ông chiến đấu anh dũng và hy sinh tại trận
một lần với Tôn Thất Trì. Riêng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển thì bị thương.
Cuối cùng Nguyễn Tri Phương rút được về Biên Hòa.
Sau khi ông mất, triều đình truy tặng hàm Binh bộ Tả tham tri và được thờ tại đền Trung
Nghĩa, Trung Hiếu cùng anh là Nguyễn Tri Phương và cháu là Phò mã Nguyễn Lâm.
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 1765–1820)
[1]
là một nhà thơ Việt Nam. Tác phẩm nổi

tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).
Nguyễn Du tên tự là Tố Như (素如), tên hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp
hộ.
Cuộc đời
Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời thơ
ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công
Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của
Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác
mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái
Bảo trong triều.
Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền.
Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.
Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn
Khản. Được vài năm, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ
Nguyễn Hành.
Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì
không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn,
kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư
tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ.
Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại
lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.
Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn
Du đúng 30 tuổi ("Trải qua một cuộc bể dâu" - một bể dâu bằng khoảng 30 năm
[2]).
Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột;
tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác
phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói

Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-20). Có thuyết nói
Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình
(1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận"[3].
Chi tiết xem thêm bài Truyện Kiều
Từ 1797 đến năm 1804: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.
Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra
làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông bắt
đầu vào Huế làm quan với nhà Nguyễn và được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du
Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung
Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng
chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí.
Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ
giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì "
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông
đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà
sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì."
Tác phẩm tiêu biểu
Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại
• Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
• Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu
• Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)
Ba tập thơ chữ Hán điển hình
• Thanh Hiên Thi Tập
• Nam Trung Tạp Ngâm
• Bắc Hành Tạp Lục
Các bài thơ khác : - Cảm Hứng Trong Tù - Đầu Sông Chơi Dạo - Đứng Trên Cầu Hoàng
Mai Buổi Chiều - Đêm Đậu Thuyền Cửa Sông Tam Giang - Đêm Rằm Tháng Giêng Ở
Quỳnh Côi - Lưu Biệt Anh Nguyễn - Mộ Đỗ Thiếu Lăng Ở Lôi Dương - Miếu Thờ Mã

Phục Ba Ở Giáp Thành - Ngày Thu Gởi Hứng - Nói Hàn Tín Luyện Quân - Người Hát
Rong Phủ Vĩnh Bình - Ngồi Một Mình Trong Thủy Các - Ngựa Bỏ Bên Thành - Ngày
Xuân Chợt Hứng - Long Thành Cẩm Giả Ca - Tranh Biệt Cùng Giả Nghị - Qua Sông
Hoài Nhớ Thừa Tướng Văn - Xúc Cảm Đình Ven Sông - Viếng Người Con Hát Thành
La
Xem nguồn : />Bằng Việt
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941) là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là
Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Hà Nội.
Tiểu sử
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất,
tỉnh Hà Tây nhưng ông sinh tại thành phố Huế và học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt
nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam,
công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông
chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở
chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo
tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác
phẩm mới.
Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983,
ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một
trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).
Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật
Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).
Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và
được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Tại Ðại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm
2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam.
Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố
Hà Nội (1991-2000).

Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành
xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do
công việc.
Tác phẩm
Sáng tác
• Hương cây - Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ.
Trong tập này có bài Bếp lửa (Household warm) sau này được in trong sách giáo
khoa phổ thông ở Việt Nam.
Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
• Những gương mặt - Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973)
• Đất sau mưa (1977).
• Khoảng cách giữa lời (1984).
• Cát sáng (1985), in chung với Vũ Quần Phương.
• Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986).
• Phía nửa mặt trăng chìm (1995).
• Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2001).
• Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2003)
Huy Cận
Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005),
là một nhà thơ của Việt Nam. Ông là bạn thân giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng
khác của Việt Nam.
Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân
dưới chân núi Mồng Gà ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ
Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà
Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng
Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và

Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm
1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó).
Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên
hiệp lâm thời.
Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực
thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là
Chủ tịch (rồi Phó Chủ tịch) Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam.
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là em gái của Xuân Diệu. Có
nhiều người tin rằng Huy Cận cùng với Xuân Diệu là hai nhà thơ đồng tính luyến ái. Huy
Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm, và cho những bài thơ Tình trai, Em đi
của Xuân Diệu và Ngủ chung của Huy Cận là viết về đề tài này.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.
Con trai ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, hiện nay đang tự ra ứng cử Bộ trưởng Bộ văn
hóa- Thông tin.
Sáng tác
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những
bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một tên tuổi hàng đầu của phong trào
Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên
nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó
dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời,
kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài
hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi
triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự
sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.

Sau Cách Mạng Tháng Tám - nhất là từ 1958 - hồn thơ Huy Cận được khơi nguồn từ
cuộc sống chiến đấu và lao động xây dựng của nhân dân, trở nên dồi dào, tràn đầy lạc
quan. Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở
hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm
sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh
hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ
(1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984) …
Chính Hữu
Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội
Nhà văn Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học và nghệ thuật (năm 2000).
Tiểu sử hoạt động
• Ông sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 tại Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, quê của ông
lại là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trươcs
cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động
trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.
Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông
làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ
Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được
in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm
xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ
"Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí".
Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật (sinh năm 1941) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm tiêu biểu
viết trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay ông là Phó trưởng ban đối
ngoại Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông
tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với

nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến
đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều
tác phẩm thơ nổi tiếng.
Chiến tranh kết thúc, ông trở lại với công tác của mình. Hiện nay, ông sống ở Hà Nội.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội nhà Văn Việt Nam (gia nhập
năm 1970). Ông đã được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969–1970.
Đóng góp
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông
tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như:
giọng điệu sôi nổi, trẻ trung nhưng cũng tinh nghịch và sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã
được phổ nhạc thành bài hát để động viên tinh thần chống Mỹ.
Những tập thơ chính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Vũ Đình Liên
Vũ Đình Liên (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913- mất năm 1996) là một nhà thơ, nhà
giáo nhân dân Việt Nam, từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, và là chủ biên sách sơ khảo Lịch sử thơ Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương, đỗ tú tài
trường Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long,
Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được
biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.
Thế Lữ
(1907 - 1989)
Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907 tại Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện
Tiên Du (nay là Tiên Sơn), Bắc Ninh. Mất năm 1989. Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải
Phòng. Năm 1929 học xong Thành chung, ông vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương. Năm 1932 tham gia Tự lực văn đoàn, là một cây bút chủ lực của báo Phong hóa,
Ngày nay. Ông làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết trinh thám và hoạt động sân khấu.
Tác phẩm chính: Vàng và máu (truyện vừa, 1934), Mấy vần thơ (thơ, 1935), Bên đường
Thiên lôi (truyện ngắn, 1936), Lê Phong phóng viên (tiểu thuyết, 1937) Mai Hương và Lê

Phong (tiểu thuyết, 1937), Đòn hẹn (truyện, 1939), Gói thuốc lá (tiểu thuyết, 1940), Gió
trăng ngàn (truyện, 1941), Trại Bồ Tùng Linh (truyện vừa, 1941), Thoa (truyện ngắn,
1943) Ngoài ra Thế Lữ còn viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động
(1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952) Ông dịch nhiều vở kịch của
Sếchxpia, Gơtơ, Sinle và N.Pôgôđin
Nam Cao
Nam Cao (1915-1951)
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20.
Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một
số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong
ngôn ngữ hàng ngày.
Tiểu sử
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri
[1]
, giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917,
nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915. Quê ông tại
làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Song, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu,
huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam
Cao.
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ
mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học
sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam
Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi
Thành chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì
mục đích mưu sinh. Năm 18 thuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may,
bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ
bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào
hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ
đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường
tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết
của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân
Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với
bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện
tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật
vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.
Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại
làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài
nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết
mòn, sao đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là
một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở
phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông
cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông
vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn
Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở
NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty
Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947,
Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở
rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà
soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học
tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương
Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.
Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau
đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế
nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn

tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích
bắt được và xử bắn.
Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945.
Tác phẩm
Kịch
• Đóng góp (1951)
Tiểu thuyết
• Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
• Sống mòn (1956), ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
• Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày
lụt.
Truyện ngắn
Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu
Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).

×