Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 6. ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.6 KB, 9 trang )

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 6.
Có nên pha thêm flo vào nước uống ?
Ở một số vùng nông thôn thường có hiện tượng trẻ em mọc
răng không thành hình, thậm chí có chiếc răng chưa mọc đủ
đã bị sâu hoặc sứt mẻ; có trẻ mọc răng “vô tổ chức”, đã vậy
răng lại vàng và đen; lại có trẻ đến tuổi thay răng nhưng
răng mới mọc rất chậm, v.v… Nguyên nhân của những
hiện tượng này là gì ? Qua nghiên cứu tìm hiểu các nhà
khoa học đi đến kết luận là nguồn nước uống ở những vùng
đó thiếu một nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể con
người, đó là flo (F).
Flo là nguyên tố hoạt động hóa học rất mạnh, thường có
mặt ở khắp mọi nơi trong tự nhiên với các hình thức hợp
chất hóa học. Thông thừơng trên mặt đất, trong lòng đất và
trong nước đều có chứa chất flo. Flo thâm nhập vào cơ thể
con người qua đường nước uống, thức ăn và không khí, đáp
ứng nhu cầu phát triển bình thường của con người. Đối với
trẻ em, flo có tác dụng thúc đẩy cơ thể phát triển, nhất là
hai hàm răng. Với một lượng vừa đủ (khoảng 10%) flo
trong men răng, răng đạt được độ cứng chắc tối đa và có
sức đề kháng cao với sâu răng.
Về mặt dinh dưỡng, flo là một chất không sinh năng lượng
nhưng có vai trò quan trọng trong các chức phận của cơ
thể, gọi là “các yếu tố vi lượng” hay “yếu tố vết”. Đây là
một điểm đáng chú ý vì không phải càng nhiều fluorid thì
xương và răng càng chắc. Lượng flo cao hoặc thấp quá có
thể gây rối loạn và thương tổn cho cơ thể.
Trên Trái đất có một số ít địa phương thiếu flo trong môi
trường sống, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân,
nhất là lớp trẻ em. Chính vì vậy có người đã chủ trương pha
thêm flo vào nguồn nước uống.


Thế nhưng, nếu lượng flo thâm nhập vào cơ thể con người
quá mức cho phép sẽ gây ra căn bệnh “ngộ độc flo”, chủ
yếu biểu hiện như sau: răng ngả màu vàng, ròn dễ gãy và
dễ rụng; đau buốt lưng, đùi, các khớp xương khó cử động
dễ bị dị hình,…Flo thâm nhập quá nhiều vào cơ thể người
còn gây ra các chứng rối lọan trao đổi chất, v.v. Vì vậy
nhiều người phản đối việc pha thêm flo vào nguồn nước
uống.
Trong những năm 50, ở Nhật bản có hai luồng ý kiến trái
ngược xung quanh vấn đề có nên pha thêm flo vào nguồn
nước uống không. Hai phái tranh luận súôt mấy năm liền
mà vẫn không kết luận được nên làm theo cách nào. Trên
thực tế cũng rất khó xử lý vấn đề này vì tình hình nguồn
nước uống ở mỗi vùng một khác, cần phải xét nghiệm cụ
thể nguồn nước nơi nào thíêu flo thì pha thêm, nguồn nước
nơi nào đủ flo rồi thì không cần pha thêm nữa.

Thiếu flo hay dư flo quá mức đều gây ra những tổn hại
cho hàm răng
Thông thường mỗi ngày một người cần 1 – 1,5 miligam flo,
trong đó 2/3 có trong nước uống, 1/3 có trong các loại thực
phẩm khác. Nếu hàm lượng flo trong 1 lít nước uống thấp
hơn 0,5 miligam thì tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh về răng sẽ
cao. Hàm lượng flo trung bình trong 1 lít nước uống phải từ
0,5 – 1 miligam, nếu vượt quá 1 miligam/1 lít nước thì tỉ lệ
trẻ em mắc bệnh răng và khớp cũng sẽ cao. Bởi vậy cần hết
sức thận trong khi xét nghiệm hàm lượng flo trong nguồn
nước, chỉ được pha thêm flo sau khi đã xác định rõ nguồn
nước uống bị thiếu nguyên tố này.
Kem đánh răng chứa flo có tác dụng phòng chống sâu răng

và tẩy được những vết bám dính có màu trên bề mặt răng
nhờ thành phần mài mòn và đánh bóng, nhưng không “tẩy”
được răng bị đen do nhiễm fluor, vì răng bị nhiễm màu do
fluor là khiếm khuyết trong quá trình hình thành mô răng.
14. Ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính
Có một điều mà chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy
được, đó là thời gian gần đây thời tiết thường xuyên oi bức,
nhiệt độ tăng cao và thiên tai xảy ra nhiều hơn với mức độ
ngày càng tăng. Dĩ nhiên là chẳng ai có thể thoải mái trong
tình trạng khí hậu như thế. Và bạn có bao giờ tự hỏi tại sao
thời tiết lại ngày càng thất thường, bão lụt thường xuyên và
nặng nề hơn? Đó là do Hiệu Ứng Nhà Kính.
Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có hiện tượng
nóng lên của khí hậu toàn cầu?
Trái đất hấp thụ năng lượng từ Mặt trời để duy trì một nhiệt
độ tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của hệ động – thực vật phong phú. Tuy nhiên, khi lớp
khí quyển có quá nhiều khí CO
2
, CFCs, CH
4
và hơi nước…
thì Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, hấp thụ nhiều
mà lại ít tỏa nhiệt ra. Hiện tượng này xảy ra tương tự như
trong các nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà
kính (Greenhouse effect).
Với sự tăng lên nhanh chóng của các loại khí gây hiệu ứng
nhà kính, được sinh ra từ những hoạt động của con người,
nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng lên, gây ra hiện tượng
nóng lên của khí hậu toàn cầu (Global warming). Các nhà

khoa học nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là thảm họa tự
nhiên lớn nhất mà con người phái đối mặt, hậu quả của nó
còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh gộp lại.

Trái đất của chúng ta đang trong cơn “sốt” ?

Vậy hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể
gây ra những tác hại gì?
• Đầu tiên, nhiệt độ tăng cao làm cho băng tại hai cực tan
ra, mực nước biển dâng lên, và thế là những vùng đất thấp
như cả đất nước Hà Lan và các đảo quốc ở vùng Thái Bình
Dương sẽ biến mất.
• Nhiệt độ tăng cũng làm độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho
các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn và gây ảnh hưởng
đến sự sống của các loài động thực vật. Nhiều loài động
thực vật quen sống trong khí hậu lạnh giá sẽ có nguy cơ
tuyệt chủng,…. Nhiệt độ tăng vào mùa khô hạn cũng làm
tăng nguy cơ cháy rừng.
• Hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng diễn ra thường
xuyên hơn, làm cho lượng mưa tăng lên, gây lụt lội trong
khi những nơi khác lại là hạn hán!
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn Hiệu Ứng Nhà
Kính?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nước trên
thế giới đã cùng thảo luận và kí kết Nghị định thư Kyoto
(1997) nhằm cắt giảm việc tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà
kính. Nhưng chính bạn cũng có thể góp phần bảo vệ Trái
đất bằng những hành động thiết thực của mình đấy!
• Hãy tiết kiệm điện: một phần điện năng được sản xuất từ
việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí

CO
2
lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn
tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là
bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất rồi.
• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, bạn hãy đi bộ
thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng, đi học bằng xe đạp. Wow, vừa bảo vệ được túi
tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào
quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi
trường.
• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng
ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta
bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo
quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một
lượng khí CO
2
khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài
nguyên rất lớn.
• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để
làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp
bảo vệ môi trường và giảm khí CO
2
trong quá trình sản
xuất.
• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh
nhà nhé, nó không chỉ giúp cho không khí trong lành mà
còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.
Hãy nhớ: Trái đất có được bảo vệ hay không là do ý

thức và chính hành động của bạn đó!

×