Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 3. ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.07 KB, 10 trang )

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 3.

8. pH và sự sâu răng liên quan với nhau như thế nào ?
- Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm.
Lớp men này là hợp chất Ca
5
(PO
4
)
3
OH và được tạo thành
bằng phản ứng:

Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con
người chống lại bệnh sâu răng.
- Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn
còn lưu lại trên men răng tạo thành các axit hữu cơ như axit
axetic, axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo
điều kiện tốt nhất cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, làm cho phản ứng
sau xảy ra:

Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Le Charterlier, cân
bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị
mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua,
ít đường, đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào
thuốc đánh răng NaF hay SnF
2
vì ion F
-


tạo điều kiện cho
phản ứng sau xảy ra.

Hợp chất Ca
5
(PO
4
)
3
F trong men răng sẽ thay thế một phần
Ca
5
(PO
4
)
3
OH.

Để có răng chắc khỏe, bạn nhớ đánh răng ngay sau khi
ăn nhé !
- Trước đây, ở nước ta một số người có thói quen ăn trầu là
tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong miếng
trầu có vôi tôi Ca(OH)
2
chứa Ca
2+
và OH
-
làm cho cân bằng
(1) chuyển dịch theo chiều thuận. Như vậy ăn trầu sẽ góp

phần bảo vệ men răng.

Thói quen ăn trầu tốt cho men răng

9. Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe con người
a) Giới thiệu
Axit ascorbic (còn được gọi là vitamin C) được tìm thấy
nhiều nhất trong trái cây và là chất dinh dưỡng rất cần thiết
cho sự sống của sinh vật. Ở lĩnh vực hóa sinh, nó là chất
chống oxi hóa, tham gia vào các quá trình tổng hợp enzim,
tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe, đặc biệt ngăn ngừa
bệnh scurvy ở người. Axit ascorbic còn được dùng làm chất
bảo quản thực phẩm và làm hương vị cho một số loại nước
uống. Lượng vitamin C có trong nhiều loại trái cây: trong
100g ớt đỏ có 1900mg, trong đu đủ, dâu, cam, chanh có từ
40-60mg.

Các loại trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin
C
b) Thông tin tổng quát
- Tên theo IUPAC: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4- lactone-2,3-
enediol
- Tên thông thường: axit ascorbic, vitamin C
- Công thức phân tử: C
6
H
8
O
6


- Công thức cấu tạo:

- Khối lượng phân tử: 176,13 g/mol
- Có dạng: bột màu trắng đến vàng nhạt (khan)
- Nhiệt độ nóng chảy: 193
o
C (phân hủy)
- Khả năng hòa tan trong nước: cao
c) Tính chất
Dù trong CTCT không có nhóm –COOH nhưng vitamin C
vẫn có tính axit. Nó có tính chất hóa học tương tự các axit
thông thường, có khả năng bị oxi hóa và bị phân hủy thành
CO
2
và nước ở 193
o
C.
d) Lịch sử tìm ra
- Vào thế kỷ 15, 16, trong cuộc phát kiến địa lý của các
nước châu Âu, những nhà thám hiểm luôn thấy thủy thủ
của họ phải chết vì căn bệnh kỳ lạ với triệu chứng mệt mỏi,
đau khớp, chảy máu nướu,… Đó là bệnh Scurvy (hay
Scorbut).
- Mãi đến năm 1774, James Lind, bác sĩ hàng hải quý tộc
Anh, đã phát hiện ăn trái cây sẽ phòng tránh được bệnh
scurvy. Ông cho rằng những người thủy thủ đi biển chỉ tiếp
xúc những món ăn khô, mặn, ít ăn trái cây đã dẫn đến căn
bệnh trên. Kinh nghiệm của Lind đã cứu sống rất nhiều
thủy thủ trong những chuyến hành trình bằng đường biển
sau này.


Bác sĩ James Lind đã phát hiện ăn trái cây (có chứa
vitamin C) sẽ phòng tránh được bệnh scurvy
- Người đã nghiên cứu kỹ về vitamin C là Albert Szent-
Györgyi (1893-1986) gốc Hungary và ông được trao giải
Nobel y học năm 1937 về công lao trên. Cũng vào năm đó,
giải Nobel hóa học được trao cho Walter Norman Haworth,
người Anh, tổng hợp thành công vitamin C. Tuy nhiên, quy
trình tổng hợp vitamin C lại có tên là Tadeus Reichstein,
người cũng tổng hợp thành công vitamin C cùng lúc với
Haworth (2 người tìm ra cách tổng hợp hoàn toàn độc lập).
Điều này sẽ làm cho giá thành vitamin C rẻ hơn rất nhiều,
vì trước đây vitamin này được chiết ra từ trái cây bằng
phương pháp khá phức tạp.
Hiện nay, vitamin C không còn lạ với mọi người. Từ trái
cây cho đến nước uống, từ viên thuốc cho đến kẹo ngậm,
đều có sự hiện diện của nó.
e) Tầm quan trọng của vitamin C đối với sức khỏe con
người
• Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy
hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự
do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E – cũng là
một chất chống oxy hoá – không có.
• Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng
của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành collagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành
và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.
• Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ
các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền
seo.

• Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân
tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số
bênh ung thư (vòm miệng, dạ dày.v.v…)
• Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng
hợp nên interferon – chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi
khuẩn và virut trong tế bào.
• Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại
đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO
2
,
và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
• Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp
thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu
và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm
giảm nguy cơ thiếu máu.
Nếu thiếu C, cơ thể người mất dẫn sức đề kháng, có nguy
cơ mắc bệnh Scurvy cao. Tuy nhiên, cơ thể được cung cấp
nhiều C hơn so với bình thường thì có xu hướng giảm
lượng hấp thu và đào thải sinh tố C một cách hoang phí
trong nước tiểu, lâu ngày có thể dẫn đến rối lọan tiêu hóa,
thừa sắt trong máu, giảm độ bền hồng cầu, đặc biệt là sỏi
thận (canxi oxalat) do tạo axit oxalic là sản phẩm của sự dư
thừa axit ascorbic…
Theo hoahocvietnam.com

×