Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 7. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.85 KB, 6 trang )

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 7.
15. Cây tổng hợp – “máy hút” khí CO
2

Mỗi cây tổng hợp có thể thu hồi khí thải cacbonic và các
khí độc hại khác gấp hàng nghìn lần cây tự nhiên. Nhà phát
minh Klaus Lackner mới đây đã gặp Bộ trưởng Bộ Năng
lượng Steven Chu để nhờ ông đề nghị tổng thống Obama
triển khai việc trồng cây này trên toàn nước Mỹ như một
phần trong chiến dịch giảm khí thải mà nước này đã cam
kết.

Nhà phát minh Klaus Lackner

Những cây baobap là một phần quan trọng trong những
cánh rừng độc đáo của châu Phi. Người ta cho rằng nhiều
cây đã sống hàng nghìn năm vì cây không có vòng tròn
tăng trưởng để dựa vào đó xác định tuổi. Với thân hình
khổng lồ, loại cây thích hợp với đá vôi này là kiện tướng để
làm sạch không khí khỏi những chất khí độc hại. Nhưng
phải trồng bao nhiêu cây cho đủ và phải đợi bao nhiêu năm
để chúng phát huy tác dụng?
Cây cối là những “thiết bị” thiên nhiên hấp thụ khí
cacbonic từ khí quyển và phương tiện ngăn chặn biến đổi
khí hậu. Đó là lý do người ta thường chú ý đến những loại
cây thật lớn, lá thật nhiều để làm việc này. Nhưng giáo sư
Klaus Lackner, ĐH Columbia (Hoa Kỳ) lại nghĩ khác. Ông
không trồng mà “chế tạo” ra cây – nhưng cái cây bằng chất
dẻo tổng hợp. Ông đã làm ra những cây bằng nhựa và thử
nghiệm: chúng hấp thụ khí cacbonic nhanh hơn cây tự
nhiên trên 1.000 lần.


Những “cây” có bộ lá chất dẻo có thể hút và “giam cầm”
khí cacbonic trong những “xà lim” của chúng, nén chúng
lại thành chất lỏng. Cây không hút khí nhờ ánh sáng trực
tiếp từ mặt trời như những cây thông thường mà giữ khí
trong những khoảng không gian kín của những chiếc lá
(thực ra là một tấm hấp thụ khí CO
2
lớn), có thể tháo rời ra,
chuyên chở đến những nơi thu hồi để sử dụng (nhưng
thường xử lý tại chỗ).

Mô hình cây tổng hợp
Hiện nay Lackner vẫn đang hoàn thiện các cây tổng hợp và
tháng trước ông đã gặp Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu
để trình bày đề xuất của mình. Trong cuộc phỏng vấn của
Hãng truyền hình CNN, ông cho biết cây tổng hợp thu hồi
khí thải cacbon có thể chyển hoá thành năng lượng tốt hơn
những chiếc máy phát điện bằng sức gió hàng trăm lần. Cứ
thu hồi được 1.000kg khí cacbonic, cây chỉ thải ra 200kg.
Tỷ lệ này đủ để bù lại giá thành cao của cây (tương đương
một chiếc ô tô) hoặc tiền đầu tư vào thiết bị xử lý khí thải
của nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Mỗi cây tổng hợp có thể thu hồi 90.000 tấn khí thải cacbon
và phát ra 3MW điện một năm. Nhà phát minh Lackner cho
biết khí CO
2
mà lá cây hấp thụ có thể được chuyển hóa
thành nhiên liệu cho máy bay phản lực và ô tô, là hai nguồn
phát ra khí thải này lớn nhất. Nếu không, nó được dùng để
nâng cao năng suất các loại cây trồng.

Theo Vietnamnet
16. Nước mưa không phải là nước sạch
Trước đây, khi kiến thức khoa học vẫn còn chưa phổ cập
đến mọi người, thì những người sống ở các vùng nghèo nàn
lạc hậu đều tin ràng nước mưa là sạch nhất. Họ luôn tích
trữ nước mưa để sử dụng và gọi đó là “nước trời” hay
“nước tiên”.
Thực ra nước mưa không hề sạch. Khi chúng ta nhìn lên
trời đều trống rỗng chẳng thấy gì cả, nhưng trên thực tế trên
không luôn chứa đầy bụi bặm và một lượng lớn vi khuẩn.
Lúc mưa rơi xuống, một phần bụi bặm và vi khuẩn sẽ bám
vào những hạt mưa. Gần những khu vực có nhà máy lớn,
các chất khói độc hại thải ra và những chất khí có hại cho
sức khỏe càng nhiều hơn, chắc chắn nước mưa ở những nơi
này cũng dơ bẩn hơn.

Nước mưa không sạch như chúng ta vẫn nghĩ

Thời gian gần đây, do môi trường trên trái đất ngày càng bị
ô nhiễm nghiêm trọng, nước mưa lại càng không sạch sẽ tí
nào. Không những nước mưa không sạch bằng nước sông,
mà ngay cả nước giếng hoặc nước ngầm thì nước mưa cũng
không thể sánh bằng.
Hiện nay, rất nhiều nơi đã sử dụng nước đã qua xử lý
nhưng nếu ở những nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn
buộc phải sử dụng nước mưa, thì nhất định phải trải qua
công đoạn lắng lọc nước mưa và sau đó nấu chín mới có
thể sử dụng được.


×