Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chất lượng nước trong chăn nuôi heo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.12 KB, 5 trang )

Chất lượng nước trong chăn nuôi heo

Nước có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như
hiệu quả sản xuất trên gia súc, gia cầm. Nước liên quan
đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ
thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã ra khỏi
cơ thể. ^Vì thế chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng
trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng.





Nhiều năm trở lại đây nguồn nước nhiễm vi khuẩn như E.
coli, Salmonella spp, Clostridium và Pseudomonas spp trở
thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều trại chăn nuôi. Nếu chủ
trại bỏ qua vấn đề này, không kiểm tra cũng như xử lý nước
trước khi sử dụng cho đàn heo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
của chúng.
Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩn E. coli:
- Heo nái đẻ bị tắc sữa hoặc không có sữa, heo con của
những con nái này sẽ bị tiêu chảy.
- Đối với nái nuôi con gây nhiễm trùng huyết và sẩy thai.
- Đối với heo con cai sữa nhiễm E. coli sẽ tiêu chảy.
Nguồn nước có Salmonella spp hay Clostridium spp có
thể là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa và
heo con.
Pseudomonas spp gây viêm vú, viêm tử cung trên heo
nái.
Vì vậy, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng
nước cần phải lấy mẫu nước kiểm tra.


Qua thực tế kiểm tra 383 mẫu nước từ nhiều nơi gửi về
phòng thí nghiệm yêu cầu kiểm tra trong năm 2006 có 103
mẫu dương tính với E. coli chiếm 26.89%; 15 mẫu dương
tính với Salmonella spp chiếm 3.9% trên tổng số mẫu kiểm
tra.
Tỷ lệ nhiễm E. coli trong mẫu nước cao hơn so với
Salmonella spp và có xu hướng nhiễm cao từ tháng 2 đến
tháng 9 trong năm (những tháng mùa mưa).
Năm 2005, tổng số mẫu kiểm tra là 88 mẫu có 29 mẫu
nhiễm E. coli chiếm 32.90% và 2 mẫu nhiễm Salmonella
spp chiếm 2.23%.
Qua 2 năm kiểm tra mẫu nước từ các nơi gửi về chúng
tôi nhận thấy rằng tỷ lệ nhiễm E.coli trong mẫu nước cao
hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm Salmonella spp và thường tập
trung vào những tháng mùa mưa.
* Nguyên nhân nhiễm khuẩn:
- Nhiễm từ phân của người và gia súc, gia cầm do hệ thống
cống rãnh hố chứa chất thải thiết kế chưa tốt, xây dựng
không đúng cách hoặc xây quá gần giếng nước dẫn đến các
vi khuẩn gây bệnh khuếch tán vào nguồn nước gây nhiễm. -
Xây dựng giếng nước kém chất lượng: nước cũ và giếng
cạn - Giữ gìn bảo quản giếng không tốt - Hệ thống thoát
nước bề mặt không phù hợp dẫn đến nước thải nhiễm vào
giếng - Hồ chứa nước uống cho heo không bảo đảm vệ
sinh.
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC BỊ NHIỄM KHUẨN
Sử dụng Chlorine hoặc các chất sát trùng khác cộng với
việc vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống là một
phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn. Tuy
nhiên, liều lượng chất sát trùng cho vào để xử lý phải phù

hợp với mức cho phép, nên kiểm tra lại trước khi cho heo
uống và hóa chất sử dụng phải nằm trong danh mục cho
phép sử dụng tại Việt Nam.
Tại các trại chăn nuôi của Công ty TNHH Chăn nuôi CP
Việt Nam, vấn đề về chất lượng nước luôn được quan tâm.
Trước khi sử dụng, nước được dẫn qua một hệ thống bơm
Chlorine với nồng độ khoảng 3-5ppm.
Đây là một hệ thống xử lý nước rất hiệu quả, nước từ
giếng qua hệ thống bơm Chlorine, khi qua hệ thống này
nước được xử lý với nồng độ Chlorine định sẵn, đúng tiêu
chuẩn về liều lượng. Sau khi đã được xử lý nước sẽ theo hệ
thống ống dẫn đến nơi sử dụng.
Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn quá cao thì không
nên sử dụng chất sát trùng để xử lý vì không hiệu quả.
Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn gây nhiễm, nếu
vẫn không thể thực hiện được thì tốt nhất là xây dựng một
giếng mới tốt hơn.

(theo SAIGONVET)

×