Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thế giới động vật ( phần 1 ) Khủng long mọc lông vũ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.63 KB, 6 trang )

Thế giới động vật ( phần 1 )
Khủng long mọc lông vũ do khí hậu khắc nghiệt
Các nhà khảo cổ học thế giới đã tiến hành nghiên cứu nhiều chủng
"khủng long lông vũ" sinh sống vào thời kỳ cách nay khoảng 125 triệu
năm tại khu vực khí hậu lạnh giá thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.


(Ảnh minh họa)
Nghiên cứu phát hiện, sở dĩ nhiều loài khủng long mọc lông vũ là vì
chúng phải sinh sống và tồn tại trong môi trường khí hậu lạnh giá khắc
nghiệt.
Để chứng minh cho giả thiết trên, các nhà khoa học đã triển khai phương
pháp mô phỏng nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống.
Thông qua kiểm tra hàm lượng đồng vị oxy trong nước mưa, các nhà
khoa học phát hiện, nhiệt độ thời kỳ khủng long sinh sống tương đồng với
nhiệt độ khu vực Bắc Trung Quốc vào thời kỳ đó.
Lúc ấy, các sinh vật đều phải trải qua mùa Đông khắc nghiệt. Các loài
động vật như rùa, thằn lằn lựa chọn biện pháp ngủ đông. Trong khi
đó, các loài động có vú, chim và khủng long chỉ có thể dựa vào đôi
cánh và lông vũ để tồn tại. Điều này giải thích tại sao các loài khủng
long ở khu vực trên lại mọc lông vũ
Phát hiện loài cá ăn qua da
Loài cá mút đá myxin ở Thái Bình Dương có thể hấp thụ thức ăn qua da,
mang và dạ dày, các nhà khoa học quốc tế khẳng định.

Cá mút đá myxin ở Thái Bình Dương.
Xinhua đưa tin các nhà khoa học New Zealand và Canada đưa một mẩu
da của cá mút đá myxin vào dung dịch amino axit để tìm hiểu tác dụng
của nó. Họ nhận thấy, nồng độ dưỡng chất ở cả mặt trong và mặt ngoài
của mẩu da đều tăng dần. Tuy nhiên, nồng độ dưỡng chất ở mặt trong chỉ
tăng tới một mức nhất định rồi dừng, còn nồng độ dưỡng chất ở mặt


ngoài tăng liên tục.
Theo Chris M. Wood, nhà nghiên cứu sinh lý học của cá tại Đại học
McMaster ở Canada, đặc điểm nói trên cho thấy, da của cá mút đá myxin
có thể chủ động lấy chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Chris Glover, một nhà nghiên cứu của Đại học Canterbury tại New
Zealand, nhận định khả năng kỳ lạ này có thể giúp cá mút đá myxin sống
sót trong những giai đoạn khó khăn – khi chúng không kiếm đủ thức ăn.
Cá mút đá myxin có hình dạng giống lươn dẹt, song cơ thể hình ống của
chúng chứa một dây sống, chứ không phải xương sống như
lươn. Chúng được coi là loài chuyển tiếp giữa động vật không xương
sống và động vật có xương sống đầy đủ.
Phát hiện về khả năng kỳ lạ của da cá mút đá myxin có thể giúp giới khoa
học hiểu rõ hơn quá trình chuyển đổi từ cơ chế hấp thụ dưỡng chất qua da
của động vật không xương sống (như giun) lên cơ chế hấp thụ dưỡng chất
bằng hệ tiêu hóa chuyên biệt của động vật có xương sống (như con
người).
Phát hiện loài cây ăn thịt mới
Các nhà khoa học ở Đại Học Grenoble (Pháp) đã phát hiện ra một loại
cây ăn thịt thủy sinh, nó hút các chất dinh dưỡng từ "con mồi" một cách
độc đáo.

Loài cây ăn thịt dưới nước.
Loài cây này có tên là Bladderwort sống ở dưới nước, nó hút chất dinh
dưỡng từ con mồi bằng những chiếc bẫy vô cùng tinh vi, rất nhanh, hiệu
quả và chỉ mất một phần ngàn giây để có thể hút con mồi ở một khoảng
cách nhất định rồi từ từ tiêu hóa chất dinh dưỡng.

Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong
thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên
trong cái túi của cây.

Khi con mồi đi ngang qua nó sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích
những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và cả các con mồi.
Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và
các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ.
Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc
ban đầu.
Hành động "săn" mồi của loài cây này đã mang lại ý tưởng cho các nhà
khoa học về việc tạo thiết bị y tế thu nhỏ có thể hút một lượng máu ít hơn
so với các chẩn đoán xét nghiệm như hiện tại.
Tìm thấy gien chi phối tập tính di trú của chim
Nhân loại đã biết tới tập quán di cư xuống miền nam vào mùa đông của
các loài chim, nhưng làm thế nào chúng đạt được khả năng đó vẫn là một
câu hỏi chưa có lời đáp và các nhà khoa học đang bắt đầu làm sáng tỏ vấn
đề này.
Mỗi năm, khoảng 50 tỉ con chim tiến hành di trú, một cuộc “hành hương”
mệt mỏi và thường kèm theo những thay đổi về chế độ ăn uống, sinh lý
học và tập tính.
Theo chuyên san New Scientist, để tìm hiểu cơ sở di truyền cho những
thay đổi này, Jakob Mueller và các cộng sự thuộc Viện Điểu cầm học
Max Planck tại Starnberg (Đức) đã bắt những con chim từ 14 quần thể
chim đầu đen châu Âu (có tên khoa học là Sylvia atricapilla), một loài
chim chích sống tại khu vực Bắc Âu vào mùa hè và tại Nam Âu hoặc Bắc
Phi vào mùa đông.

Chim đầu đen châu Âu
Những con chim này chỉ hoạt động vào ban ngày, nhưng chúng sẵn sàng
bay vào ban đêm trong suốt thời gian di trú.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi và ghi nhận mức độ bồn chồn vào ban đêm
của những con chim bị bắt giữ, một biểu hiện đặc trưng cho tập tính di trú
trong tự nhiên, và lấy mẫu máu để tìm những dấu hiệu di truyền chi phối

những biến đổi trong hoạt động về đêm của chúng.
Các chuyên gia phát hiện những biến đổi hoạt động về đêm của các con
chim có liên quan đến gien có tên gọi ADCYAP1.
Gien này không chỉ thôi thúc hoạt động vào ban đêm của các con chim,
mà nó còn mã hóa PACAP, loại protein có vai trò quan trọng trong việc
tiết melatonin, chuyển hóa năng lượng và nuôi dưỡng chim.
Những chức năng này rất cần thiết đối với chúng trong quá trình chuẩn bị
cho những chuyến bay dài. “Đây là bước đầu tiên đưa nghiên cứu về sự di
trú của loài chim xuống đến mức độ phân tử”, ông Mueller nói.
Theo chuyên gia David Winkler thuộc Đại học Cornell tại New York
(Mỹ), nghiên cứu này là “bề nổi của tảng băng” trong việc nắm bắt cơ sở
di truyền của tập tính di trú.
Đây cũng là một bước quan trọng trong quá trình tìm hiểu có thể sẽ mất
nhiều thập kỷ.

×