Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ sinh học ( phần 10 ) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.9 KB, 5 trang )

Công nghệ sinh học ( phần 10 )
Thêm một chú nghé nhân bản chào đời tại Ấn Độ
Chú nghé Garima-II được nhân bản vừa ra đời ngày 23/8 tại Viện nghiên
cứu sữa quốc gia Karnal (NDRI) ở bang Haryana của Ấn Độ.

Nghé Garima-II. (Nguồn: The Financial Express)
Giám đốc NDRI, ông A.K.Srivastava cho biết viện này đã sử dụng kỹ
thuật mới và hiện đại để nhân bản nghé Garima-II và đây là bước tiến
đáng kể trong nỗ lực nhân rộng đàn trâu cho năng suất sữa cao của Ấn
Độ.

Mặc dù Ấn Độ là nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới và sữa trâu
chiếm 55% sản lượng sữa của cả nước, song số lượng trâu cho năng suất
vắt sữa cao rất thấp. Bởi vậy nhu cầu tăng cường đàn trâu cho sản năng
suất vắt sữa cao là rất cấp bách và giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là sử
dụng phương pháp nhân bản vì số lượng trâu đực tốt giống rất hiếm.

Chú nghé được nhân bản lần đầu tiên tại viện NDRI ra đời hồi tháng
2/2009 đã bị chết ngay trong ngày do bị viêm phổi. Lần nhân bản thứ hai
bị thất bại. Lần nhân bản thứ ba đã cho ra đời vào tháng 6/2009 chú nghé
đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp này mang tên gọi
Garima-I.

Ông S. Ayyappan, Tổng giám đốc Hội đồng nghiên cứu nông nghiêp Ấn
Độ khẳng định phương pháp nhân bản sẽ mở ra một kỷ nguyên mới thúc
đẩy việc nhân rộng một cách nhanh chóng đàn trâu cho năng suất vắt sữa
cao đáp ứng nhu cầu về sữa ngày càng tăng do sự gia tăng dân số.

Trong đàn gia súc 100 triệu con của Ấn Độ hiện có khoảng 47 triệu con
trâu, trong đó có tới 45 triệu con thuộc các giống trâu địa phương khác
nhau và phần nhiều là giống tạp giao.



Dự báo do sự gia tăng dân số, nhu cầu sữa của Ấn Độ sẽ tăng lên mức
170 triệu tấn/năm từ 105 triệu tấn hiện nay./.
Có thể tái tạo tế bào gan từ mẫu da của bệnh nhân
Các nhà khoa học Anh cho biết lần đầu tiên họ có thể tạo ra tế bào gan
bằng cách tái lập các tế bào gốc lấy từ các mẫu da của bệnh nhân, mở
đường cho một phương pháp điều trị mới tiềm năng đối với các bệnh về
gan.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Clinical
Investigation.

Tiến sỹ Tamir Rashid thuộc Đại học Cambridge đồng thời cũng là chủ
nhiệm công trình nghiên cứu nói rằng các nhà khoa học cũng đã phát hiện
ra cách nhằm tránh khỏi những vấn đề rắc rối về chính trị và đạo đức từ
việc tạo tế bào gốc từ phôi thai vốn đang gây ra nhiều tranh cãi ở Mỹ.

Ông Rashid phát biểu: "Công nghệ này không nhất thiết phải sử dụng
phôi thai người. Những tế bào được tạo ra từ da cũng tốt như loại tế bào
gốc tái tạo từ phôi thai."

Trong thí nghiệm của mình, đội ngũ nghiên cứu của tiến sỹ Rashid đã lấy
các mẫu da từ 7 bệnh nhân đang mắc các loại bệnh về gan và mẫu da của
ba người còn khỏe mạnh để so sánh.

Sau đó, họ tái tạo các tế bào từ những mẫu da này thành một loại gọi là tế
bào gốc đa năng nhân tạo (IPS). Các nhà khoa học tiếp tục tái tạo những
tế bào IPS này thành các tế bào gan giống như ở những bệnh nhân gan mà
chúng được lấy ban đầu. Họ cũng dùng những kỹ thuật tương tự để tạo ra

những tế bào gan khỏe mạnh từ nhóm đối chiếu.

Tế bào gốc là những tế bào chính trong cơ thể con người và các nhà khoa
học đang cố gắng tìm ra những cách thức mới để sử dụng chúng nhằm tạo
ra những cơ quan mới, phục hồi tủy sống hay trái tim bị thoái hóa hoặc
thay thế các tế bào não bị phá hủy bởi các cơn đột quỵ, bệnh Alzheimer
hay Parkinson.

Bệnh gan là nguyên nhân gây tử vong cao thứ năm ở những nước phát
triển, sau các bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và các bệnh về đường hô
hấp. Tại Mỹ, có khoảng 25.000 người chết hàng năm vì các bệnh liên
quan đến gan.

Bệnh gan có thể là do di truyền hoặc do việc uống quá nhiều rượu bia
hoặc bị lây nhiễm như viêm gan./
Phát hiện chất diệp lục mới có tính ứng dụng cao
Các nhà khoa học thuộc Học viện khoa học sự sống, Đại học Sydney
(Australia) hôm 20/8 tuyên bố họ đã phát hiện một loại chất diệp lục mới.
Chất diệp lục mới này có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực
năng lượng sinh học.

Chất diệp lục khiến lá có màu xanh. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Các nhà khoa học đã ngẫu nhiên chiết xuất được chất diệp lục này từ
trong các cụm vi khuẩn lam ở Vịnh Cá mập, Tây Australia, và đặt tên là
chất diệp lục f. Kết quả trắc nghiệm cho thấy, chất diệp lục f có thể tham
gia quá trình quang hợp thông qua hấp thụ ánh sáng trong giới hạn quang
phổ là 720nm, tức là thuộc khu vực tia hồng ngoại gần, dài hơn 10nm so
với chất diệp lục d và 40nm so với chất diệp lục a.

Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng

lượng hóa học thông qua việc tổ hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục
là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.

Giới khoa học từng cho rằng chất diệp lục chỉ có thể hấp thụ ánh sáng có
thể nhìn thấy được trong phạm vi quang phổ từ 400nm đến 700nm để
tham gia quá trình quanh hợp. Tuy nhiên năm 1996 giới khoa học phát
hiện, chất diệp lục d có thể hấp thụ ánh sáng tia hồng ngoại gần có quang
phổ là 710nm để tham gia quá trình quang hợp.

Theo các nhà khoa học Australia, việc phát hiện chất diệp lục f một lần
nữa đã làm thay đổi một số quan điểm cơ bản về việc chất diệp lục tham
gia vào quá trình quang hợp.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Khoa học (Mỹ) số ra mới
nhất. Các nhà khoa học cho biết, chất diệp lục f có thể hập thụ ánh sáng
trong phạm vi khu vực tia hồng ngoài gần. Điều này cho thấy khả năng
sinh vật quang hợp có thể lợi dụng quang phổ nhiều hơn so với những
tính toán của giới khoa học trước kia, hiệu suất quang hợp cũng vượt xa
so với tưởng tượng của giới khoa học.

Các nhà khoa học cho rằng, chất diệp lục f có triển vọng ứng dụng rộng
rãi trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật và năng lượng sinh học./.
Phát hiện cơ chế phát sinh của sự ức chế gen lặn
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh, các nhà khoa học
thuộc Đại học khoa học-kỹ thuật Nara (Nhật Bản) đã phát hiện nguyên
nhân gen trội được biểu đạt còn gen lặn bị ức chế trong quá trình di
truyền của động thực vật.

Ảnh minh họa
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp cải tạo các chủng loại thực vật.


Rất nhiều động thực vật đều di truyền một bộ phận gen cho thế hệ tiếp
theo. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thế hệ F1 chỉ biểu đạt tính
trạng của gen trội, trong khi đó tính trạng của gen lặn tạm thời không
được biểu hiện. Sang thế hệ F2, gen lặn có thể được biểu hiện. Quy luật
di truyền này được gọi là “Định luật phân ly Mendel.”

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại rau cải bẹ của Nhật Bản
và phát hiện, một loại gen nào đó nằm gần vị trí gen trội đã tổng hợp một
loại RNA phân tử thấp và khiến cho gen lặn bị methyl hóa, qua đó khiến
gen lặn bị ức chế. Các nhà khoa học suy đoán động vật cũng có thể tồn tại
cơ chế tương tự như vậy.

Giáo sư Alpine Seiji thuộc Đại học Nara cho biết, phát hiện này đã làm
sáng tỏ cơ chế cụ thể về việc các gen lặn bị ức chế. Tính trạng di truyền
trội của thực vật thông thường là tính trạng ưu thế.

Trên cơ sở của phát hiện này, các nhà khoa học có thể thông qua biện
pháp nhân tạo, lợi dụng tính trạng ưu thế để tiến hành cải tạo chủng loại
cây trồng

×