Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

“Nhỏ giọt” doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 5 trang )

“Nhỏ giọt” doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu

Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký
nhãn hiệu tăng đáng kể qua
các năm, nhưng vẫn chưa
thấm tháp gì so với tổng số
doanh nghiệp hiện có.

Vì sao chưa quan tâm?

Theo số liệu thống kê của Cục
Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm
2007, số nhãn hiệu đăng ký tăng 68% từ 6.335 (năm
2006) lên 10.660, năm 2008 tăng 49% lên 15.826
nhãn hiệu.

Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 400.000 doanh
nghiệp đang hoạt động hiện nay, theo TS. Trần Lê
Hồng, Cục Sở hữu trí tuệ thì con số nhãn hiệu đăng
ký trên chưa thấm vào đâu, đặc biệt, nếu tính trong
tổng số nhãn hiệu được đăng ký, do có nhiều doanh
nghiệp đăng ký tới hai ba nhãn hiệu thì số lượng
doanh nghiệp đăng ký càng trở nên… nhỏ giọt.

Nhãn hiệu là diện mạo của doanh nghiệp, cho phép
doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt sản
phẩm của mình. Nhãn hiệu còn thể hiện sự cam kết,
đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp đối với khách hàng của mình.

“Nhưng, nhìn vào số nhãn hiệu đăng ký ít ỏi hiện nay,


cho thấy rất nhiều doanh nghiệp hoạt động cơ bản
vẫn chưa mang tính chất dài hạn, bền vững, chưa có
chiến lược, ít nhiều còn thể hiện tính chụp giật”, ông
Hồng nhận xét.

Ông Hồng phân tích, nguyên nhân chính nhiều doanh
nghiệp chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu
là do vốn ít, tổ chức sản xuất khó khăn, hoặc do
doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ràng về tầm quan
trọng của nhãn hiệu.

Một trong những hệ lụy lớn nhất, theo Cục Sở hữu trí
tuệ, việc không có được các nhãn hiệu được bảo hộ
và được khẳng định trên thị trường để kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ khiến các doanh nghiệp Việt Nam
luôn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài và
chỉ có thể thực hiện gia công với khả năng cao vì bị
áp đặt về các điều kiện, khiến hiệu quả kinh doanh bị
giảm sút đáng kể. Và nó cũng là “con đường ngắn
nhất” để doanh nghiệp đánh mất thị trường.

Đăng ký ở ngoài nước

Không chỉ đăng ký nhãn hiệu trong nước, mà doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp
chuyên xuất khẩu hoặc xác định mở rộng thị phần ra
thế giới, cũng cần nhanh chóng tính đến đăng ký
nhãn hiệu tại nước ngoài, nếu không, doanh nghiệp
sẽ khó có cơ hội bước chân vào thị trường mới, hoặc
buộc phải thay đổi nhãn hiệu đã đăng ký, gây dựng

được.

Ông Trần Lê Hồng dẫn lại câu chuyện của Tổng công
ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), một thương hiệu
khá nổi tiếng lâu năm của Việt Nam trước đây, do
không đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước trong khu
vực, đã bị một công ty của Indonesia “nhanh chân”
đăng ký nhãn hiệu Vinataba cho sản phẩm quần áo,
giày dép ở 14 nước khác.

Vì trước đó Vinataba chưa xuất khẩu vào thị trường
này, nên khi Vinataba muốn đưa sản phẩm của mình
vào thị trường những nước đó đã không thực hiện
được. Hoặc, nếu muốn có mặt trên thị trường thì
Vinataba phải thay đổi nhãn hiệu - thương hiệu này
thì mới xuất khẩu được. Còn nếu muốn giữ được
nhãn hiệu - thương hiệu Vinataba thì Vinataba phải
chứng minh nhãn hiệu của công ty Indonesia là của
mình, và đòi lại được nhãn hiệu đó. “Tuy nhiên, điều
này rất khó khăn, phức tạp và vô cùng tốn kém, và
gần như là không thể”, ông Hồng nói.

Thực tế, cũng đã có nhiều công ty, doanh nghiệp
khác của Việt Nam cũng rơi vào “tình cảnh” tương
tự…

Theo ông Hồng, những nhãn hiệu nổi tiếng luôn là
mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh hoặc những
doanh nghiệp, cá nhân làm ăn bất chính tìm cách làm
giả, sao chép, lợi dụng uy tín. Nên khi doanh nghiệp

để mất nhãn hiệu vào tay những “đối thủ” đó cũng có
nghĩa là sẽ mất đi thị trường, mất bạn hàng và mất
thương hiệu.

Vì thế, muốn giữ vững thị trường, ổn định xuất khẩu,
doanh nghiệp không còn cách nào khác là đánh giá
đúng tình hình kinh doanh của mình để chủ động
trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo cho
hoạt động thương hiệu và phát triển kinh doanh cả
trong và ngoài nước.


×