Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

PHÂN BÔ KHOÁNG SẢN NGUYÊN LIỆU GỐM SỨ, THỦY TINH TẠI VIỆT NAM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.5 KB, 26 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN BỐ NGUYÊN LIỆU GỐM SỨ, THỦY TINH Ở VIỆT NAM

I. Khái quát chung:

Đối với mỗi người Việt Nam nói chung thì việc tìm hiểu về tự nhiên Việt Nam cũng như
nguồn tài nguyên khoáng sản là rất cần thiết. Nó giúp ta nắm vững các quy luật tự nhiên, sự
phân bố và hướng sử dụng các nguồn tài nguyên ñể mỗi người chúng ta có những hành ñộng
hợp lý, ñúng ñắn nhất ñối với tự nhiên về nguồn tài nguyên thiên nhiên của ñất nước. Đặc biệt
ñối với giáo viên Địa lý thì việc này không chỉ ñơn thuần là tự mình nắm vững kiến thức mà ñây
chính là nguồn tài liệu chúng ta sẽ sử dụng ñể giảng dạy cho học sinh sau này.
Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực vô cùng quan trọng ñối với việc phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia ñặc biệt là ñối với ñất nước có nền kinh tế tài nguyên, ñang ở giai ñoạn ñầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá như nước ta hiện nay.
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, ña dạng, ñáp ứng cho nhu cầu phát
triển nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Cùng với quá trình phát triển của mình thì người dân
Việt Nam từ xưa cũng ñã biết khai thác và sử dụng một số khoáng sản trong ñời sống hàng
ngày. Với khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa cũng vậy. Từ xa xưa cha ông ta
cũng ñã biết sử dụng các nguyên liệu này tạo ra các vật dụng ñể phục vụ cuộc sống của mình mà
dấu vết còn lại ñến ngày nay các làng nghề truyền thống (gốm Bát Tràng, Chu Đậu) các công
trình kiến trúc cổ (chùa Dâu, tháp Chàm) Ngày nay với trình ñộ khoa học kỹ thuật phát triển
nhiều sản phẩm mới với những tính năng ưu việt ñược tạo ra từ các nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh,
chịu lửa.
Khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta ñược ứng dụng rộng rãi trong
công nghiệp sản xuất sứ gốm, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng cao cấp, chất ñộn trong nhiều ngành
công nghiệp khác nhau… Do ñó việc nghiên cứu thành công về ñặc ñiểm, sự phân bố và ứng
dụng thực tiễn của nguồn nguyên liệu này trong sản xuất cũng như trong ñời sống là rất quan
trọng. Nó giúp ta ñánh giá ñúng thực trạng, tiềm năng, tìm ra hướng khai thác thích hợp ñể có
hiệu quả kinh tế cao nhất và có tác dụng lâu dài.
Qua việc nghiên cứu, thực hiện ñề tài này giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn khoáng sản
nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta ñể phụ vụ cho việc giảng dạy phần ñịa lý các
ngành kinh tế của ñất nước. Ngoài ra sự có mặt của một số khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ


tinh, chịu lửa ở ñịa phương em (felspat, sét chịu lửa…) không chỉ thuận lợi cho em trong việc
thu thập số liệu, kế thừa tri thức của các tác giả ñi trước mà ñây chính là nguồn tư liệu quý phục
vụ cho việc giảng dạy ñịa lý ở ñịa phương của em sau này. Chính những ñiều này ñã giúp em có
lựa chọn cho mình ñề tài: “Đặc ñiểm và phân bố nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ
tinh, chịu lửa ở Việt Nam”.
Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta rất phong phú ña dạng. Cho tới nay ñã có rất nhiều tác
giả nghiên cứu và thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với trình ñộ là một sinh viên ñại
học, ñiều kiện về thời gian và ñiều kiện thực ñịa có hạn nên phạm vi ñề tài này chỉ dừng ở mức
ñộ nhất ñịnh. Đó là tìm hiểu về ñặc ñiểm và sự phân bố nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam với chín loại khoáng sản là sét gốm, ñôlômit, felspat, quarzit,
magnesit, kao lin, cát thuỷ tinh, disthen và silimanit, sét chịu lửa.
Thực hiện ñề tài nghiên cứu giúp sinh viên củng cố và mở rộng những kiến thức ñã học, bổ
sung thêm những kiến thức mới. Những kiến thức này là hảnh trang quan trọng cho mỗi người
giáo viên nói chung, người giáo viên Địa lý nói riêng khi ñứng trên mục giảng.
Qua quá trình thực hiện ñề tài ta có thể hiểu sâu sắc hơn về ñiều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên nói chung, tài nguyên khoáng sản nói riêng và tầm quan trọng của nó ñối với sự phát
triển kinh tế ñất nước. Mặt khác qua ñó sẽ phần nào làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các nhân tố tự
nhiên, ñịa chất tới sự hình thành tài nguyên khoáng sản. Cụ thể ở ñề tài này là sự ảnh hưởng của
các nhân tố tự nhiên, ñịa chất tới sự hình thành các nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ
tinh, chịu lửa ở Việt Nam.
Làm khoá luận tốt nghiệp cũng là một hình thức học tập tương ñối hiệu quả, giúp sinh viên
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học ñồng thời biết áp dụng những kiến thức ñã học
vào thực tiễn tức là biết ñưa lý thuyết gắn với thực tế. Từ ñó có thể hiểu sâu hơn về vấn ñề mình
nghiên cứu nói riêng, về ñiều kiện tự nhiên xung quanh nói chung, thực hiện mục tiêu giáo dục
của trường cũng như phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước là học ñi ñôi với hành ñể
biến quá trình ñào tạo của nhà trường thành quá trình tự ñào tạo của mỗi sinh viên.
Qua việc thực hiện khoá luận tốt nghiệp không chỉ sinh viên ñược rèn luyện, củng cố kiến
thức mà qua ñó nhà trường có thể ñánh giá ñược năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Mặt khác khi ñã trởi thành giáo viên thì với vốn kinh nghiệm này của mình sinh viên có thể
tham gia các chuyên ñề nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy trên lớp hoặc

ngoại khoá, bổ sung một cách tốt nhất, cụ thể nhất kiến thức cho học sinh về những ñiều kiện tự
nhiên xung quanh, tạo cho học sinh có sự hứng thú, say mê học tập bộ môn Địa lý trong nhà
trường. Từ ñó giúp cho học sinh có cái nhìn thích hợp, ñúng ñắn và sự ứng xử hợp lý với tài
nguyên thiên nhiên nói riêng, môi trường xung quanh nói chung.
Qua ñề tài này cần phải làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, ñịa chất tới sự
hình thành nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta. Đồng thời ñề tài
cũng phải nêu lên ñược những ñặc trưng về công dụng, phân bố và hướng phát triển của nguồn
khoáng sản này trong ñời sống và trong nền kinh tế.
Lập sơ ñồ phân bố các tụ khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam
theo nguồn gốc và trữ lượng ñể qua sơ ñồ ta có thể thấy ñược ñặc ñiểm hình thành và phân bố
của các tụ khoáng nói trên trên ñất nước ta.
Thực hiện ñề tài tức là mỗi sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức ñã học với những
tài liệu thu ñược ñể tạo ra những kiến thức của riêng mình. Do vậy ñể hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp thì mỗi sinh viên không những phải có những kiến thức nhất ñịnh mà phải luôn có sự cố
gắng, nỗ lực phấn ñấu hoàn thành công việc với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao nhất. Tuy
nhiên do trình ñộ, thời gian và kinh nghiệm có hạn nên trong quá trình thực hiện hẳn sẽ không
tránh khỏi những thiêú sót.

II. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Đây là phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu, bản biểu có liên quan tới ñề tài từ ñó
tổng hợp và khái quát hoá, ñưa ra những ñặc ñiểm chính, quan trọng và phục vụ trực tiếp cho ñề
tài.
Phương pháp này là rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng phải dùng
ñến. Đây là bước rất quan trọng vì thu thập ñược nguồn tài liệu càng phong phú, chi tiết bao
nhiêu thì ñề tài càng có ñiều kiện hoàn thiện dễ dàng hơn trong thời gian ngắn hơn mà lại có
chất lượng cao nhất.
2. Phương pháp thành lập sơ ñồ phân bố và các biểu bảng:
Khi sử dụng phương pháp này ta phải xác ñịnh ñược ñịa ñiểm phân bố và trữ lượng của từng
tụ khoáng. Trên bản ñồ hành chính ta tiến hành lập sơ ñồ phân bố các tụ khoáng nguyên liệu sứ

gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam.
Với phương pháp này thể hiện một cách trực quan nhất sự phân bố của các tụ khoáng ñồng
thời cũng phần nào chứng minh vai trò của các yếu tố tự nhiên trong việc hình thành các tụ
khoáng kể trên.


V. Quá trình phát triển và lịch sử nghiên cứu khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh,
chịu lửa ở Việt Nam.
Từ xưa người Việt Nam ñã biết khai thác và sử dụng các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa trong cuộc sống của mình. Trước ñây, việc khai thác nguồn nguyên liệu này
không ñáng kể, chủ yếu là sản xuất ñồ gia dụng (bát, chậu, tiểu sành ) nhưng hiện nay,ñặc biệt
là trong hai thập kỷ trở lại ñây thì ñây là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển công nghiệp và
cho xuất khẩu. Việc ñiều tra, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam theo các mức ñộ khác nhau từ thô sơ ñến hiện ñại gắn liền với
các thời kỳ phát triển từ thời nguyên thuỷ ñến nay và ñã ñược ghi nhận qua nhiều di tích khảo cổ
và sử liệu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nguồn nguyên liệu quý giá này còn ít và
tương ñối tản mạn.
1. Thời kỳ tiền sử.
Vào thời tiền sử người Việt cổ ñã phát hiện ra nguồn sét gốm song họ mới chỉ biết nặn thành
ñồ dùng và phơi khô ñể sử dụng vì khi ñó họ chưa có kỹ thuật nung. Sang thời ñại ñồ ñá giữa,
các di vật ñồ gốm của văn hoá Hoà Bình ñã ñánh dấu sự ra ñời và phát triển của việc sử dụng có
hiệu quả cao nguồn tài nguyên quý giá này. Đó là họ ñã biết nung ñể cho sản phẩm bền, ñẹp
hơn. Cho tới cách ñây 2500 năm, vào thời Hùng Vương ngoài việc trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ
dệt lụa, ñúc ñồng, làm ñồ trang sức thì người Việt cổ ñã biết nặn nồi niêu ñể thổi nấu, làm thạp,
vò gốm ñể ñựng Các hoa văn trang trí cho những ñồ này thật phong phú và tinh xảo chủ yếu
diễn tả phong cảnh và các hoạt ñộng trong ñời sống hàng ngày của họ.
2. Thời kỳ phong kiến.
Thời kỳ phong kiến là giai ñoạn phát triển khá rực rỡ của ngành sản xuất gốm và vật liệu chịu
lửa ở nước ta. Từ lâu người Việt Nam ñã tìm ra kỹ thuật nung ñể tạo ra các sản phẩm ñẹp, bền
hơn. Ngoài ra việc tráng một lớp men sứ bên ngoài cũng ñã làm tăng nét thẩm mĩ của các sản

phẩm. Cùng với sự phát triển của các thương cảng lớn như Vân Đồn, phố Hiến, Hội An các
sản phẩm sứ gốm của ta không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn ñược ñem trao ñổi, buôn bán với
các nước khác trên thế giới nhất là các nước trong khu vực. Đỉnh cao của ngành sản xuất gốm
sứ ở nước ta thời phong kiến là vào thời Trần, Hồ, Mạc Gốm Bát Tràng nổi tiếng từ thời Lý,
Trần với ñồ gốm sứ cổ truyền. Trước làng có tên là Bạch Thổ (ñất trắng) sau ñó sản xuất bát nổi
tiếng nên có tên là Bát Tràng và tồn tại cho tới ngày nay là một minh chứng cụ thể.
Ngoài việc sản xuất các ñồ gốm sứ phục vụ cho cuộc sống con người thì ngành sản xuất vật
liệu chịu lửa nói riêng, vật liệu xây dựng nói chung ñã ñược người dân ta sử dụng từ rất sớm ñáp
ứng các nhu cầu của cuộc sống. Nền văn minh lâu ñời cùng các di tích, thành quách, lâu ñài,
lăng tẩm còn bảo tồn ñược nhất là các kinh ñô nước ta từ Phong Châu, Cổ Loa, Hoa Lư ñến
Thăng Long, Huế ñã chứng tỏ sự có mặt hàng ngàn năm của ngành sản xuất này. Từ thế kỷ
thứ IV người Chăm xây dựng các tháp Chàm, với kỹ thuật nung ñỉnh cao và việc lựa chọn các
loại sét phù hợp ñã tạo ra loại gạch rất cứng trải qua hàng ngàn năm vẫn không bị ăn mòn theo
thời gian. Gạch nung nhà Lý khắc chữ “Đại Việt quốc quân thành” thế kỷ X - XI tìm thấy ở
Trường Yên (Ninh Bình) hay gạch “Lý gia ñệ tam ñế Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” (1057)
xây dựng chùa Phật Tích chứng tỏ sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu chịu lửa ở nước ta.
Tuy nhiên các sản phẩm làm từ khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa trong thời
phong kiến còn rất ñơn giản các sản phẩm chủ yếu là ñồ gia dụng (chậu, vại, vò, bình, bát, ñĩa)
và vật liệu xây dựng. Các sản phẩm cao cấp chưa có vì nền công nghiệp nước ta ở thời kì ñó nói
chung ñang phát triển ở trình ñộ rất thấp.
Các tài liệu nghiên cứu về nguồn khoáng sản này từ thời phong kiến trở về trước hầu như
không có gì. Việc khai thác chúng chủ yếu là tự phát, dựa trên các kinh nghiệm dân gian là
chính. Do ñó ta chưa phát huy ñược hết ưu ñiểm của từng loại khoáng sản ñể sử dụng cho hợp
lý, hiệu quả cao nhất.
3. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược ñến năm 1954.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta các mỏ khoáng sản ñều thuộc quyền sở hữu của các tập
ñoàn tư bản Pháp. Chúng liên tục khai thác phục vụ chủ yếu cho sản xuất ở chính quốc và xuất
khẩu, một phần sử dụng cho công nghiệp chế biến ñáp ứng nhu cầu tại chỗ. Tuy vậy, các tài liệu
nghiên cứu ñáng tin cậy về lĩnh vực này ñược lưu lại cho tới ngày nay rất ít. Đây chính là một
khó khăn cho việc phát triển khai thác và sử dụng khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh,

chịu lửa ở nước ta sau ngày giải phóng.
4. Từ năm 1954 ñến nay.
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn ñược giải phóng, ngành ñịa chất ñược thành lập (1955) với
nhiệm vụ ñánh giá thăm dò tại các mỏ cũ ñể tiếp tục khai thác ñồng thời ñiều tra nghiên cứu,
thăm dò, tìm kiếm các mỏ khoáng sản mới. Do ñó các tài liệu nghiên cứu về khoáng sản nguyên
liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta ngày càng phong phú. Có thể kể ñến một số tài liệu
sau:
“Mỏ cát Vân Hải” của Trần Đình Chẩn.
“Vài nét về mỏ kaolin felspat Thạch Khoán” - Đoàn ñịa chất 29.
“Khoáng sản vật liệu xây dựng ở Đồng Bằng Bắc Bộ và các vùng ven rìa” của Hoàng Ngọc
Kỷ.
“Khoáng sản miền Bắc Việt Nam” của Lê Thạc Xinh, Lê Đình Hữu, Trần Văn Trị.
“Khoáng sản sa khoáng ven biển Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Hoàn.
“Những phát hiện mới về ñịa chất và khoáng sản vùng Chiêm Hoá - Chợ Đồn” của tác giả
Đinh Thế Tân, Ngô Sĩ Nho, Trần Tất Thắng và Đinh Công Hùng.
“Một số kết quả mới về ñịa chất và khoáng sản trên diện tích nhóm Hà Đông - Hoà Bình” của
Nguyễn Đắc Lư, Trần Đăng Tuyết, Phạm Văn Đường.
“ Địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng” của Ngô Quang Toàn và nnk.
“Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác lập bản ñồ ñịa chấtvà tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ
1/50 000 và những phát hiện mới của Liên ñoàn bản ñồ ñịa chất” của Nguyễn Văn Hoành.
“Những kết quả chủ yếu của việc hiệu ñính các tờ bản ñồ khoáng sản tỷ lệ 1:200000 loạt
Đông Bắc và Bắc Trung Bộ” của Phạm Văn Mẫn.
“ Các kiểu nguồn gốc kaolin ở Việt Nam , ñặc diểm phân bố và giá trị sử dụng thực tiễn của
chúng” của Lê Lợi.
Việc tìm hiểu các tài liệu trên ñể hiểu ñược lịch sử nghiên cứu khoáng sản nguyên liệu sứ
gốm, thuỷ tinh, chịu lửa là ñiều rất cần thiết cho việc làm khóa luận này.

NỘI DUNG

Chương I: Vai trò của các yếu tố ñịa chất, ñịa lý tự nhiên tới sự hình thành khoáng sản

nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam.

I. Các yếu tố ñịa chất.
Yếu tố ñịa chất có vai trò rất lớn trong việc hình thành các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta. Các quá trình ñịa chất không chỉ tạo ra các ñá gốc có giá trị mà nó
còn là tiền ñề cho các quá trình phong hoá, phá huỷ tạo nên các khoáng sản.
1. Yếu tố kiến tạo.
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam theo 3 giai ñoạn lớn là: giai ñoạn tiền Cambri, giai
ñoạn cổ kiến tạo, và giai ñoạn tân kiến tạo.
1.1. Giai ñoạn tiền Cambri.
Vào giai ñoạn này nước ta có các dịa khối cổ: vòm sông Chảy, dãy Hoàng Liên Sơn, cánh
cung sông Mã, ñịa khối Pu Hoạt, Pulaileng - Rào Cỏ và ñịa khối Kon Tum còn sót lại.
Nhờ những hoạt ñộng nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất mà ñất ñá bị xáo trộn, mắc ma phun
trào, xâm nhập, các ñá biến chất phát triển.
Trên vùng nền móng cổ tiền Cambri ñã hình thành các mỏ kaolin Phú Thọ, Sơn Tịnh song
khoáng sản nói chung, khoáng sản nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng hình thành
vào thời kì này khá nghèo nàn.
1.2. Giai ñoạn cổ kiến tạo.
Trong giai ñoạn này bề mặt ñịa hình nước ta nhiều lần biến ñổi bởi các quá trình biển tiến,
biển lùi, các quá trình sụt lún kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các qúa trình nâng lên và uốn nếp
kèm theo hiện tượng xâm nhập phun trào mácma, các quá trình ngoại lực dẫn ñến hạ thấp ñịa
hình.
Vào chu kỳ kiến tạo Paleozoi, các hoạt ñộng tạo lục nhẹ cũng ñã nâng ñịa khối cổ lên chút ít
và ñã thúc ñẩy các quá trình xâm thực, bào mòn, bồi tích các trầm tích lục nguyên cho vùng
trũng. Ngoài ra hiện tượng biển lùi và các pha uốn nếp khá mạnh ñã hình thành các ñá xâm nhập
granit, ñá phun trào ryolit và andêzit, ñược phân bố rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung nước ta
hiện nay.
Qua quá trình phong hoá, các lớp trầm tích, các ñá này lại tiếp tục bị phá huỷ, chia cắt thành
các vật liệu nhỏ hơn hoặc hoà tan trong nước gặp ñiều kiện sẽ tích tụ lại hình thành các mỏ
khoáng sản như sét gốm (Đồng Gianh, Núi Hồng, Hợp thành…), kaolin (Đatala, Đồng Hới…).

Vào chu kỳ kiến tạo Mezozoi các hoạt ñộng ñịa chất chủ yếu là sụt võng lắng ñọng trầm tích
kèm hoạt ñộng macma và nânglên hạ xuống nhẹ. Hoạt ñộng macma diễn ra rộng khắp với các
ñá phun trào ryolit ở vùng Việt Bắc, Đông Bắc (máng trũng Cao bằng- Lạng sơn, thung lũng
sông Thương ), ñá andêzit phun trào tạo một số ñỉnh núi cao ở Nam Trung bộ (Bi ñúp, Lang
Biang, Tà ñưng). Các ñá macma xâm nhập chủ yếu là granit ñã tạo nên các núi cao Phia Biooc,
Phia Uăc. Đá macma xâm nhập và phun trào maphic ñược hình thành ở ñịa máng sông Đà
1.3 Giai ñoạn tân kiến tạo.
Giai ñoạn tân kiến tạo diễn ra trong suốt ñại tân sinh có liên quan với các hoạt ñộng uốn nếp
mạnh mẽ của chu kì vận ñộng Anpi làm cho ñịa hình nước ta ñược nâng cao, sông núi như trẻ
lại tạo nên các vùng núi, cao nguyên, vùng ñồi núi thấp và ñồng bằng. Các quá trình nâng lên ñể
lộ ñá mac ma ngoài thuận lợi cho quá trình phá huỷ ñá gốc.
Các vận ñộng nâng lên ở giai ñoạn nàydiễn ra không liên tục mà thành từng ñợt với các chu
kỳ khác nhau. Mỗi chu kỳ thường ñược bắt ñầu bằng hoạt ñộng nâng lên làm cho ñịa hình ñược
nâng cao ñồng thời thúc ñẩy hoạt ñộng xâm thực của các sông suối, phá huỷ, chia cắt và hạ thấp
các mặt ñịa hình ñó. Tiếp theo pha nâng là pha yên tĩnh. Hoạt ñộng xâm thực của sông suối trở
nên yếu ñi, các thung lũng sông ñược mở rộng, hoạt ñộng bồi tụ là chủ yếu ñã bồi ñắp và san
bằng ñịa hình tạo nên các bậc ñịa hình ở miền núi.
Hoạt ñộng ñứt gẫy phát triển hình thành các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông
Mê Kông hình thành các bậc ñịa hình và mở rộng các thung lũng sông ñã hình thành nên các
ñồng bằng châu thổ rộng lớn (ñồng bằng sông Hồng, ñồng bằng sông Cửu Long).
Các hoạt ñộng tân kiến tạo là cơ sở hình thành hình thái ñịa hình và mạng lưới thuỷ văn, tạo
ñiều kiện cho các quá trình phong hoá phát triển. Tuỳ thuộc kiện ñịa hình và mạng lưới thuỷ văn
mà sự tích tụ vật liệu có sự khác nhau về thành phần khoáng vật cũng như cấu trúc vật liệu dẫn
ñến việc hình thành các mỏ khoáng sản khác nhau.
Tóm lại, trải qua các chu kỳ kiến tạo của vỏ Trái Đất ñã hình thành các ñá phun trào, xâm
nhập có nguồn gốc mac ma ñược lộ ra ngoài mặt ñất là ñiều kiện thuận lợi cho sự phong hoá,
bào mòn tạo các vật liệu vụn. Đây là cơ sở cho sự hình thành các loại khoáng sản nói chung,
khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng.
2. Đá.
Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật, tạo thành một thể ñịa chất ñộc

lập và là bộ phận chủ yếu tạo nên vỏ Trái Đất.
Dựa vào nguồn gốc ñá ñược phân ra ba nhóm là ñá macma, ñá trầm tích và ñá biến chất. Cả
ba loại ñá gốc này ñều có liên quan tới quá trình hình thành các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam.
2.1. Đá macma.
Được thành tạo do sự ñông cứng của nhiều khối hợp chất silicat nóng chảy trong vỏ hoặc trên
bề mặt Trái Đất. Những khối silicat nóng chảy ñó ñược gọi là macma.
Đá macma xâm nhập là các ñá macma ñược thành tạo trong vỏ Trái Đất khi macma chưa lên
mặt ñất, lộ ra trên mặt ñất do chịu tác ñộng của quá trình xâm thực lâu dài. Đó là ñá granit ở
Phia Uăc, Thái nguyên, Móng cái (Quảng ninh), ñá xâm nhập bazơ là gabro, peridotit ở Cao
bằng, dải Trường sơn Bắc, dải Trường sơn Nam có những ngọn núi cấu tạo bằng granit, ryolit.
Đá macma dưới tác dụng của quá trình phong hoá phun trào là các ñá macma ñược tạo từ bên
trong, ñược ñưa ra ngoài mặt ñất và ñông cứng lại. Đó là ñá macma phun trào axit (ryolit) ở Cao
bằng, Lạng sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quảng Ninh và vòm sông Chảy Đá macma phun trào
bazan phân bố ở Thanh Hoá, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh ñặc biệt là miền Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
Đá macma chính là nguồn gốc cho việc hình thành các tụ khoáng như tụ khoáng sét gốm
Đông Gianh, Núi Hồng, tụ khoáng felspat Minh tân, Phú toản, Núi Bà ñất, các tụ khoáng kaolin
ở Phú thọ, tụ khoáng kaolin Trực bình, Tân thịnh, Trại Mát, Đatala
2.2 Đá trầm tích.
Được hình thành do sự phá huỷ các ñá có trước và tích tụ các vật liệu trầm lắng ở vùng trũng
thấp, ñáy biển, sông, hồ bị biến ñổi lâu dài dưới nhiệt ñộ, áp suất khác nhau.
Hầu hết các tụ khoáng sét gốm, cát thuỷ tinh ñược thành tạo từ các trầm tích Tân sinh. Các tụ
khoáng khác như ñolomit Thạch bình, La giang, Ba bể, Yên ñộng ñược hình thành từ các trầm
tích cacbonat, kaolin Đồng hới ñược thành tạo từ trầm tích lục nguyên, sét chịu lửa Trúc thôn
trong trầm tích biển Pleistosen thượng, sét chịu lửa Thị Cầu trong vỏ phong hoá trầm tích
lục nguyên Mz
2.3 Đá biến chất.
Là kết quả của quá trình biến ñổi sâu sắc ở trạng thái cứng của các ñá có trước dưới tác ñộng
của các quá trình ñịa chất.

Đại ña số các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta ñược hình thành
từ các ñá biến chất. Đó là các tụ khoáng ñolomit Sa Pa hình thành từ cacbonat xen trầm tích lục
nguyên biến chất, hay tụ khoáng kaolin Đất Cuốc, Chánh Lưu hình thành do tái trầm tích Đệ
Tứ, kaolin Tấn Mài, Bình Liêu, Ba Chẽ hình thành do biến chất trao ñổi giữa các dung dịch
nhiệt dịch với các ñá phun trào a xit
Cùng với các yếu tố kiến tạo thì ñá cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành
khoáng sản. Tuỳ thuộc vào tuổi ñịa chất, các ñá có trước và ñiều kiện môi trường mà tạo ra các
tụ khoáng khác nhau về thành phần và trữ lượng.
II. Các yếu tố tự nhiên.
1. Yếu tố ñịa hình.
Ta thấy rằng các mỏ khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta chủ yếu là
các mỏ ngoại sinh ñặc biệt là các mỏ có nguồn gốc trầm tích. Do vậy ñịa hình là một trong
những yếu tố quan trọng ñối với sự hình thành và phân bố nhóm khoáng sản quý giá này.
Đại bộ phận ñịa hình nước ta là ñồi núi (chiếm 3/4 diện tích), có xu hướng thấp dần theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực núi cao phân bố sâu trong nội ñịa chủ yếu ở hướng Tây
với một số ñỉnh có ñộ cao lớn hơn 2000 mét. Tiếp ñến là khu vực sườn núi, ñồi thấp, trung du
và thấp dần xuống khu vực ñồng bằng và duyên hải. Mặt khác, mạng lưới sông ngòi dày ñặc bắt
nguồn từ các dãy núi cao ñổ ra biển là ñiều kiện thuận lợi cho việc phá huỷ, vận chuyển và tích
tụ hình thành các tụ khoáng.
Do quá trình vận ñộng kiến tạo làm các ñá gốc nằm sâu trong ñất lộ ra ngoài tạo ñiều kiện
cho quá trình phong hoá, phá huỷ ñá gốc tạo ra các vật liệu thô, mịn ñể hình thành khoáng vật.
Do ñịa hình nước ta phức tạp nên các tích tụ khoáng vật có sự khác nhau. Địa hình sườn dốc có
dạng phức tạp, sườn tương ñối bằng phẳng ñược tạo thành bởi các eluvi, sườn dốc ñều tạo bởi
các deluvi, sườn có ñộ phân cách lớn tạo bởi hỗn tích tạo thành các nón phóng vật. Các vật liệu
thô thì thường nằm tại chỗ hoặc di chuyển không xa ñá gốc. Các vật liệu nhỏ , mịn hơn sẽ ñược
dòng nước ñưa ñi xa tạo ra các ñịa hình aluvi ở khu vực thấp, ñồng bằng. Đó chính là nguyên
nhân ñể có thể lý giải sự phong phú của tài nguyên khoáng sản ở khu vực trung du miền núi ở
phía Bắc nước ta.
Yếu tố ñịa hình có ảnh hưởng mang tính chất cục bộ ñối với sự hình thành các mỏ khoáng
sản. Ở vùng trũng ñặc biệt là các vùng trũng giữa núi rất thuận lợi cho các sản phẩm phong hoá

ñọng lại. Các tụ khoáng sét gốm (Đông Quan, Việt Dân), sét chịu lửa (Trúc Thôn, Yên Sơn),
chính là ñược hình thành ở trong những vung trũng sét như vậy.


2. Yếu tố khí hậu.
Khí hậu là cơ sở cho quá trình phong hoá ñá gốc ñể tạo các tụ khoáng nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta. Việt Nam có khí hậu nhiệt ñới ẩm gió mùa là ñiều kiện thuận cho
quá trình phong hoá phát triển.
Do vị trí ñịa lý của Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc từ 8
0
30’ B -
23
0
22’ B ñồng thời lại nằm gọn trong vùng hoạt ñộng của gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu
Việt Nam mang ñặc ñiểm chung nhất là nội chí tuyến gió mùa ẩm, thể hiện:
Nhiệt ñộ trung bình cả năm trong toàn quốc cao trên 23
0
C, mỗi năm có trên 1200 giờ nắng.
Cán cân bức xạ quanh năm dương: 75 kcal/cm
2
/năm.
Tổng nhiệt ñộ hoạt ñộng 8.000
0
C -:- 10.000
0
C.
Tổng xạ quanh năm cao: 120 kcal/cm
2
/năm.
Do vậy ta có thể nói rằng Việt Nam có khí hậu nhiệt ñới gió mùa ẩm với lượng mưa hàng

năm cao từ 1500 á 2000 mm, có nơi trên 3000 mm, lượng ẩm trong năm 80%.
Trong một năm nước ta có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, ngoài ra còn có các mùa
phụ chuyển tiếp giữa hai mùa chính. Mùa khô kéo dài từ tháng X ñến tháng IV ứng với sự hoạt
ñộng của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng V ñến tháng XI trùng hợp với
gió mùa thổi theo hướng Đông Nam và Tây Nam (gió mùa mưa). Với khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều theo mùa và các loại vi sinh, ñộng thực vật phong phú tạo ñiều kiện cho quá trình phong
hoá xảy ra sâu sắc và triệt ñể nhất.
Phong hoá là quá trình phân huỷ và làm biến ñổi các loại ñá do tác ñộng của các nhân tố
ngoại lực (bức xạ mặt trời, khí quyển, sinh vật ). Ngoại lực có thể phá huỷ toàn bộ các khu vực
có ñá hoặc chỉ phá huỷ một phần nhất ñịnh nào ñó. Đó là quá trình phong hoá chọn lọc. Tuỳ
thuộc vào nguồn gốc ngoại lực có thể phân ra ba loại phong hoá chủ yếu:
Phong hoá lý học (phong hoá cơ giới, cơ học) là sự phá huỷ ñá ra thành các khối vụn có kích
thước to, nhỏ khác nhau. Thành phần hoá học của ñá và các khoáng vật không thay ñổi. Các
nhân tố chủ yếu của loại phong hoá này là sự thay ñổi ñột ngột về nhiệt ñộ, tác ñộng ma sát hoặc
va ñập của gió, của sóng, của nước chảy
Phong hoá hoá học: là sự phá huỷ, làm biến ñổi ñá và các khoáng vật của nó do tác ñộng của
không khí và các loại dung dịch (oxy hoá, hoà tan do axit cacbonic ) tức là do tác dụng hoá học
của khí quyển. Nước mưa khi rơi qua các lớp khí quyển thường hoà tan O
2
, CO
2
, HCl, SO
2
,
SO
3
, N
2
O
3

và các chất hoá học khác trong không khí của khí quyển tạo ra các dung dịch axit
và kiềm có khả năng hoà tan khoáng vật và ñá. Trong loại phong hoá này, ñá và các khoáng vật
của nó bị biến ñổi chủ yếu về mặt thành phần hoá học (ví dụ felspat bị phong hoá thành sét
kaolin).
K(AlSi
5
O
8
) + mH
2
O + nH
2
O → Al(OH)
8
(Si
4
O
10
) + SiO
2
+ K
2
CO
3
+ nH
2
O
(octola) (kaolin) (thạch anh)
Phong hoá sinh học: là sự phá huỷ ñá và các khoáng vật của nó dưới tác ñộng của các sinh
vật, vi khuẩn, nấm mốc, rêu, rễ cây Các sinh vật này len lỏi vào các kẽ ñá, tiết ra dung dịch

làm cho ñá vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
Sự phân biệt ra 3 loại phong hoá nói trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, quá
trình phong hoá ñồng thời diễn ra ở cả ba mặt lý - hoá - sinh học. Tuy nhiên trong từng trường
hợp sẽ có quá trình này ưu thế hơn các quá trình khác. Trong việc hình thành các khoáng sản
nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta thì phong hoá hoá học có ưu thế hơn so với
các quá trình phong hoá khác.
Quá trình phong hoá vật lý: là giai ñoạn ñầu tiên trong việc phá huỷ ñá và khoáng vật từ vật
to thành vật liệu nhỏ, vụn, thuận lợi cho quá trình phong hoá hoá học ñược dễ dàng hơn. Do
vậy, phong hoá vật lý có thể ñược coi là cơ sở ñầu tiên cho việc hình thành các tụ khoáng
khoáng sản, là tiền ñề cho các quá trình phong hoá sau.
Quá trình phong hoá hoá học phá huỷ khoáng vật và ñá bằng các phản ứng hoá học. Đá và
khoáng vật sẽ bị biến ñổi sâu sắc về tính chất vật lý, cấu tạo, kiến trúc và thành phần hoá học
của chúng, kể cả những sản phẩm bền vững cũng sẽ bị phong hoá. Một số khoáng vật và ñá dưới
tác dụng của nước trên mặt bị hoà tan và chuyển một số thành phần vào dung dịch nước trên
mặt. Các dung dịch nước giàu thành phần hoà tan này, dưới tác dụng tuần hoàn, lắng ñọng thành
một số tụ khoáng. Phong hoá hoá hoá học có thể ăn sâu tới tầng nước ngầm nên có vỏ phong
hoá dày hàng trăm mét. Các sản phẩm phong hoá một phần bị dòng nước cuốn trôi, phần còn lại
nằm trong lớp vỏ phong hoá trong ñó có nhiều khoáng vật nặng.
Phong hoá sinh học tuy không mạnh song cũng có vai trò ñáng kể trong việc phân huỷ ñá gốc
và khoáng vật. Khí hậu Việt Nam có ñộ nóng ẩm cao, sinh vật rất phát triển. Trong quá trình
phát triển, rễ cây thường bám vào lỗ hổng, khe nứt của ñá ñể hút nước và các chất khoáng. Rễ
cây lớn dần gây sức ép vào thành khe phá huỷ ñá thành những mảnh vụn. Ở nơi thực vật phát
triển thì thường có ñộ ẩm, hàm lượng khí CO
2
, O
2
cao tạo ñiều kiện cho quá trình phong hoá
hoá học phát triển. Ngoài ra, do quá trình phân huỷ các xác ñộng, thực vật ở ñây tạo ra các mùn
hữu cơ làm cho tính axit trong môi trường tăng cao, là ñiều kiện thuận lợi cho việc kết tủa các
thành phần sét.

Quá trình phong hoá ñá, khoáng vật xảy ra ở mọi nơi, mọi ñiều kiện song ở những vùng nhiệt
ñới có khí hậu nóng ẩm thì quá trình phong hoá xảy ra triệt ñể nhất.
Al
4
(Si
10
O
8
) + CO
2
+ H
2
O → Al
4
(OH)
8
(Si
4
O
10
) + SiO
2
+ K
2
CO
3
+ H
2
O
Tóm lại khí hậu có vai trò quan trọng trong quá trình phong hoá. Nó giữ vai trò phá huỷ các

khoáng vật và ñá gốc tạo ñiều kiện cho các quá trình tích tụ hình thành các tụ khoáng nguồn gốc
ngoại sinh có giá trị.
3. Yếu tố thuỷ văn.
Khí hậu ñóng vai trò phong hoá, phân huỷ các ñá gốc tạo các vật liệu vụn thì ngay sau ñó
nhân tố thuỷ văn sẽ thực hiện quá trình vận chuyển và tích tụ ñể hình thành các mỏ, tụ khoáng,
ñiểm quặng .
Vào cuối Neogen, ñầu Pleistocen, lãnh thổ Việt Nam có sự thay ñổi lớn: Các miền núi ñược
nâng cao, ñịa hình chia cắt sâu và phức tạp, sông ngòi ñược trẻ hoá, trong khi ñó khối thềm lục
ñịa và biển Đông có xu hướng hạ xuống. Do ñó, ở nhiều nơi lớp vỏ phong hoá bị phá huỷ và
trầm tích hạt thô ñược tích tụ dưới chân núi dưới dạng nón phóng vật. Các sản phẩm phong hoá
có thành phần mịn hơn ñược vận chuyển xa hơn. Tuy vậy, sự tích tụ sản phẩm phong hoá ở gần
vùng lộ ñá gốc có hàm lượng khoáng vật tăng cao và hình thành các tầng chứa khoáng vật.
Trong ñiều kiện phá huỷ mạnh, các khoáng vật quặng ñược giải phóng từ ñá gốc và ñược vận
chuyển ra vùng ven biển nhờ các dòng chảy khác nhau.
Hệ thống thuỷ văn của nước ta dày ñặc với 3260 con sông lớn nhỏ. Nằm trong khu vực có khí
hậu nhiệt ñới ẩm, mưa nhiều nên sông luôn có nước quanh năm. Đây là ñiều kiện thuận lợi cho
quá trình vận chuyển các sản phẩm phong hoá ñể tạo thành các mỏ khoáng sản.
Hệ thống thuỷ văn phản ánh sự phân bố của ñịa hình nên hướng chính của sông ngòi nước ta
là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung, ñổ ra biển Đông qua các cửa sông. Đi dọc
bờ biển, trung bình cứ 20 km ta lại gặp một cửa sông. Vì vậy ven biển là nơi tích tụ một phần
các sản phẩm ñã ñược chọn lọc của sông ngòi mang ra.
Đối với dòng lũ và các dòng chảy không thường xuyên thì việc vận chuyển vật liệu phụ thuộc
vào lưu lượng nước của nó. Đặc biệt trong mùa mưa lũ thì các sản phẩm phá huỷ ñược vận
chuyển theo dòng nước là rất lớn với thành phần phức tạp tạo các mỏ khoáng sản khác nhau.
Đối với dòng chảy thường xuyên, trong quá trình vận chuyển ñã diễn ra hai quá trình phân dị:
hoá học và cơ học. Trong quá trình vận chuyển, tuỳ thuộc ñộng lực dòng chảy và trọng lượng
vật liệu có sự phân bố trầm tích khác nhau. Các vật liệu có tỷ trọng nặng, kích thước hạt thô (ñá
tảng, cuội, sỏi ) thường ñược phân bố ở gần ñá gốc. Các vật liệu có tỷ trọng nhẹ, kích thước
hạt nhỏ, mịn (cát, bột, sét ) thường ñược cuốn ñi xa, phân bố xa ñá gốc. Mặt khác, trong dòng
nước thường có chứa các chất hoà tan khác nhau nên trong quá trình vận chuyển thì có một số

chất bị hoà tan số còn lại thì ñược cuốn trôi theo dòng nước, gặp ñiều kiện thuận lợi thì sẽ tích tụ
lại. Quá trình tích tụ là giai ñoạn cuối cùng trong quá trình thành tạo các trần tích khoáng sản.
Tuỳ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên mà hình thành nên sa khoáng tàn tích, sườn tích, lũ tích hay trầm tích
sông
Hầu hết các tụ khoáng nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta là các mỏ ngoại sinh
có nguồn gốc hình thành là trầm tích và sa khoáng nên phân bố chủ yếu dọc theo các sông và
ven biển. Còn lại ñược phân bố trên các khu vực khác nhau song chủ yếu là khu vực ñồi núi, ñịa
hình có sự cắt xẻ mạnh. Từ ñó, ta thấy rõ ñược vai trò của yếu tố thuỷ văn trong việc hình thành
các tụ khoáng nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta.
4. Yếu tố hải văn.
Tóm lại, tiền ñề lý thuyết cho sự thành tạo các mỏ khoáng sản ngoại sinh nói chung, khoáng
sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng ñó là thời kỳ thành tạo vỏ phong hoá hoá
học dày của khí hậu, và thời kỳ rửa trôi, chọn lọc và tích tụ của hệ thống sông ngòi. Đây chính
là cơ sở cho việc hình thành các mỏ, tụ khoáng, ñiểm quặng có giá trị công nghiệp ở nước ta.

Chương II. Đặc ñiểm và phân bố nhóm khoáng sản nguyên liệu
sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam.
1. SÉT GỐM.
I. Đặc ñiểm, thành phần.
Sét gốm là loại sét gồm các khoáng vật nhóm hyñroalumosilicat có ñộ hạt nhỏ (0,01mm), lúc
ẩm dễ tạo hình, ñến lúc khô vẫn giữ nguyên hình thể và sau khi nung ñến nhiệt ñộ thích hợp thì
trở nên rắn, không trở lại ñặc tính ban ñầu do các khoáng vật sét mất nước trong mạng lưới kết
tinh khi bị sứ hoá.
Các khoáng vật của sét bao gồm kaolinit, haloysit, monmorionit, alophan, beiñelit,
monothermit, hyñromica, palygorskit.
II. Ứng dụng.
Sét gốm dùng ñể sản xuất ñồ gốm chịu axit, ñồ gốm mỏng, ñĩa mài, ñồ sành và các vật liệu
xây dựng thông thường (gạch lát, gạch xây, ngói …).
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố
Sét gốm ở nước ta hiện nay có ñược là do sự bồi lắng trong các lớp trầm tích và do sự phong

hoá các lớp ñá gốc tạo lên. Do ñó thành phần ñá gốc và môi trường thành tạo có ý nghĩa lớn
trong việc hình thành các mỏ khoáng sản sét gốm ở Việt Nam.
1. Sét gốm thành tạo trong trầm tích:
Đây là loại sét ñược hình thành trong khoảng từ 26 triệu năm trở lại ñây, tức là trong vận
ñộng tân kiến tạo bắt ñầu từ kỷ Neogen. Vận ñộng tân kiến ở nước ta diễn ra rất mạnh biểu hiện
chủ yếu bằng các vận ñộng tạo lục với các quá trình nâng lên kèm theo quá trình ñứt gãy là
chính. Các vận ñộng nâng lên không diễn ra không liên tục mà thành từng ñợt theo các chu kỳ
khác nhau, xen kẽ giữa chúng là các pha yên tĩnh. Đi cùng với các hoạt ñộng ñịa chất ñó là sự
xâm thực, phá huỷ, chia cắt bề mặt ñịa hình tạo các lớp trầm tích còn lại ñến ngày nay. Từ ñó
người ta có thể chia ra 4 loại sét gốm thành tạo trong trầm tích với 4 thời kỳ hình thành khác
nhau song vẫn tuân theo quy luật: lớp trầm tích có tuổi trẻ hơn nằm ở khu vực có ñịa hình trũng,
thấp, càng lên cao tuổi ñịa chất của lớp ñịa chất càng lớn.
1.1. Sét gốm thành tạo trong trầm tích Đệ Tứ (Q).
Đây là trầm tích trẻ nhất nên chủ yếu các lớp sét công nghiệp ñược phân bố khá nông, ở ngay
dưới lớp ñất trồng hay lớp sạn cát nên khai thác khá dễ dàng và ñược khai thác từ rất lâu bởi các
làng nghề truyền thống. Nói chung, các mỏ sét gốm ngoại sinh hình thành trong thời kỳ Đệ Tứ
phân bố chủ yếu ở Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Việt Bắc, Bắc Trung Bộ.
Các tụ khoáng sét gốm Đệ Tứ thường có cấu trúc dạng thấu kính dày 1m ñến vài mét, chiều
dài từ vài chục ñến vài trăm mét.
Thành phần hoá học của các o xyt (%): Al
2
O
3
= 19 ÷ 20%, Fe
2
O
3
= 2÷ 4%. Độ thu hồi qua
rây 0,21 mm là 70 ÷ 90%.
Nhìn chung các tụ khoáng sét gốm kiểu này thường có quy mô nhỏ với trữ lượng từ 100 ÷

1000 ngàn tấn.
1.2. Sét gốm trong trầm tích Pleistocen trung - thượng (Q
II-III
).
Được thành tạo thành tạo cách ñây 1,5÷2 triệu năm chủ yếu phân bố ở ven châu thổ các sông
lớn, các thềm bậc 2, 3 và thềm biển có ñộ cao 5÷10 m.
Do khí hậu nước ta thời kì này còn tương ñối lạnh nên ngoài thành phần Al
2
O
3
= 17%, Fe
2
O
3
=
2,7% thì tích tụ silic khá phát triển với thành phần SiO
2
=70%. Độ hạt nhỏ dần khi thu hồi qua
rây 0,05 mm là 68÷80%.
Các tụ khoáng có quy mô từ nhỏ ñến lớn với trữ lượng mỗi tụ khoáng từ 300 ÷ 100 000 ngàn
tấn, phân bố rải rác từ Bắc vào Nam với các tụ khoáng như Thị Cầu ( Hà Bắc), Định Trung (Phú
Yên), Đại Mỹ (Quảng Ngãi), Blao (Lâm Đồng), Suối Đôi (Bình Dương) và Đức Tu (Thành phố
Hồ Chí Minh).
1.3. Sét gốm trong trầm tích Pliocen - Pleistocen hạ (N
2
-Q
1
).
Chủ yếu phân bố trên phần ñịa hình cao của các tỉnh Tây Ninh - Đồng Nai - Bình Dương với
các tụ khoáng Tân Uyên (Đồng Nai), Bến Cát (Bình Dương), Đông Ba, Khiên Hạnh, Thuận

Giao… với quy mô mỗi tụ khoáng từ trung bình ñến lớn (trữ lượng 1 000÷100 000 ngàn tấn).
Khí hậu vào Pliocen có xu hướng lạnh dần do sự xâm nhập của không khí lạnh phương Bắc
và tính chất ñai cao của vùng núi nên tích tụ silic khá phát triển với thành phần SiO
2
= 72%,
ngoài ra còn có các oxyt khác như Al
2
O
3
= 7%, Fe
2
O
3
=2÷4%. Độ hạt tương ñối mịn, lọc qua rây
0,005mm là 23÷68%.
1.4. Sét gốm trong trầm tích Miocen (N
1
).
Vào Miocen sớm, ñại bộ phận lãnh thổ nước ta ñược nâng cao bởi tạo sơn Himalaya. Các
vùng sụt nứt dọc các thung lũng sông Hồng, sông Chảy, sông Lô tái sinh và tăng cường, ñược
bồi trầm tích Miocen có nham tướng lục ñịa nguồn gốc sông hồ miền núi. Sau ñó ñịa hào sông
Hồng lại ñược bồi tích sông ñồng bằng và trầm tích hồ. Sang Miocen muộn, do biển tiến sâu vào
ñất liền, nên trầm tích sông Hồng có tướng vũng vịnh và ven biển.
Các tụ khoáng sét gốm hình thành trong thời kì này chủ yếu ở khu vực bồn trũng Nà Dương
và quanh rìa châu thổ sông Hồng… Do trong Miocen, các quá trình ñịa chất diễn ra mạnh mẽ
nên trữ lượng các tụ khoáng không lớn. Hầu hết các tụ khoáng có trữ lượng nhỏ như Đông quan
(43 ngàn tấn), Việt dân (350 ngàn tấn).
2. Sét gốm thành tạo trong vỏ phong hoá tàn dư.
Gồm có 2 loại, ñược hình thành do phong hoá ñá macma xâm nhập và ñá trầm tích.


2.1. Sét gốm thành tạo trong vỏ phong hoá ñá gabro.
Gabro là một nhóm các ñá macma xâm nhập gồm các ñá như gabropyroxenit, gabronorit,
gabro phức hệ Núi Chúa… Việc phong hoá các ñá này ñã tạo các tụ khoáng sét gốm có giá trị ở
nước ta như Đồng Gianh (Tuyên Quang), Núi Hồng (Thái Nguyên).
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt ñới gió mùa, lượng nhiệt, ẩm lớn là ñiều kiện thuận lợi cho
quá trình phong hóa phát triển (phong hóa lý - hóa - sinh học) phá hủy các ñá tạo các lớp trầm
tích. Do ñó các tụ khoáng thành tạo trong vỏ phong hóa ñá gabro thường có trữ lượng lớn như
Đồng Gianh (5026 ngàn tấn), Núi Hồng (7680 ngàn tấn).
2.2. Sét gồm thành tạo trong vỏ phong hóa ñá trầm tích lục nguyên:
Sang T
1-2
chế ñộ ñịa máng hồi sinh ñiển hình là sự mở rộng sụt lún ở Lạng Sơn, An Châu,
sông Hiến và việc tạo ra các miền vòng Mường Tè – Sầm Nưa. Đây là ñiều kiện thuận lợi của
việc hình thành các trầm tích lục nguyên. Sang T
3
vận ñộng tạo núi Inñôxini làm cho những khu
vực này nâng cao thành lục ñịa. Các trầm tích lực nguyên là các tập sét, bột kết, sét kết của hệ
tầng Mẫu Sơn và Quy Lăng với thành phần khoáng vật chủ yếu là hyñrômica, kaolinit, haloysit,
monmorilonit ñã bị phong hóa (vật lý - hóa học) tạo thành các tụ khoáng sét gốm. Các tụ
khoáng Hợp Thành (Lạng Sơn), Rú Rồng (Nghệ An) chính là sản phẩm phong hóa tàn dư của
các tập sét, bột kết, sét kết này.
Nói chung trữ lượng của các tụ khoáng kiểu này thường không lớn.
Việc xác ñịnh thành phần % của Fe
2
O
3
trong các tụ khoáng sét gốm có ý nghĩa rất quan
trọng, quyết ñịnh việc khai thác và sử dụng nguồn khoáng sản này. Với hàm lượng Fe
2
O

3
thấp
thì khoáng sản sét gốm này có thể sử dụng ñể sản xuất các vật liệu cao cấp. Ngược lại thì chỉ ñể
sản xuất các vật liệu xây dựng thông thường. Qua ñánh giá chung thì chất lượng sét gốm thành
tạo trong trầm tích tốt hơn sét gốm tạo trong vỏ phong hóa tàn dư.
IV. Trữ lượng:
Hiện nay trên cả nước ta ñã có hơn 29 mỏ, tụ khoáng, ñiểm quặng sét gốm ñược ñánh giá và
thăm dò trữ lượng các cấp A + B + C
1
+ C
2
của các tụ khoáng ñã thăm dò là 81.775 ngàn tấn và
tài nguyên cấp C
2
+ P
1
là trên 137.334 ngàn tấn.

⁄⁄
⁄.2. ĐOLOMIT
I. Đặc ñiểm thành phần.
Đolomit là ñá carbonat có thành phần khoáng vật chủ yếu là ñolomit. Đolomit thường cứng
rắn, quánh chặt, có khi bở rời, màu trắng hoặc xám sáng lẫn sắc vàng nhạt, vết vỡ dạng ñất,
dạng sứ, dạng tinh thể.
Đá ñolomit chứa không dưới 17% MgO (77,7% khoáng vật ñolomit).
II. Ứng dụng:
Đolomit ñược sử dụng làm chất trợ dung, sản xuất chất liệu chịu lửa trong luyện kim ñen, sản
xuất magesi kim loại, chất liệu gắn kết, chất liệu cách nóng, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp
hóa chất và dược liệu, vật liệu xây dựng và giao thông.
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.

Đolomit là loại ñá tương ñối phổ biến trên thế giới. Ở nước ta ñolomit chủ yếu ñược thành
tạo trong trầm tích do các quá trình hóa học gồm hai loại là ñolomit trầm tích nguyên sinh và
ñolomit trầm tích biến chât.
1. Đolomit trầm tích nguyên sinh.
Đolomit nguyên sinh ñược thành tạo từ con ñường vô cơ. Điều kiện quan trọng nhất cho kết
tủa ñolomit là áp suất CO
2
mà trong ñiều kiện ñịa chất xa xưa thì khí quyển rất giầu CO
2
ñủ khả
năng cho kết tủa ñolomit.
Ở nước ta ñolomit trầm tích nguyên sinh chủ yếu trong trầm tích carbonat tuổi từ Trias ñến
Đevon.
Hình thành sớm nhất là vào D
1-2
có tụ khoáng Ba Bể ( thuộc hệ tầng Đại Thị), D
2-3
có tụ
khoáng La Khê (hệ tầng Cù Bai), Sơn Lâm, Suối Ba, Núi Han (hệ tầng Dưỡng Động). Tới C-P
có các tụ khoáng La Giang, Làng Lai, Mật Sơn, La Khê (hệ tầng Bắc Sơn). Gần ñây nhất là vào
T
2
ñã hình thành các tụ khoáng Thạch Bình, Mật Sơn, Yên Động, Hạnh Lâm (hệ tầng Đồng
Dao).
Do có nhiều ñiều kiện thuận lợi nên các tụ khoáng ñolomit trong các trầm tích nguyên sinh
thường có trữ lượng lớn. Ví dụ tụ khoáng Thạch Bình ( Ninh Binh ) có trữ lượng 95 000 ngàn
tấn.
2. Đolomit trong trầm tích biến chất.
Được thành tạo sớm hơn ñolomit trầm tích nguyên sinh tức là có tuổi từ Proterozoi (PR) ñến
Paleozoi giữa (O-S) do ñolomit hóa các ñá vôi thành ñá hoa, ñolomit bị tái kết tinh.

Vào ñại nguyên sinh (PR) ñến ∈
∈∈

1
có các tụ khoáng và ñiểm khoáng như Ngầm Bà Huỳnh (hệ
tầng Núi Vú), Sa Pa (hệ tầng Sa Pa) Kon Ton Klack (hệ tấng Đắc Uy) Cốc San (hệ tầng Cam
Đường). Đến kỉ O-S có tụ khoáng Ngọc Lập, Làng Doi (hệ tầng Sinh Vinh).
Các tụ khoáng ñolomit này thường có dạng thấu kính và dạng dải nằm kẹp trong ñá phiến hoặc
quarzit có quy mô lớn, chất lượng quặng tốt với thành phần MgO =1621%, CaO=30 ÷ 50%, Fe
2
O
3
=
0,1÷0,7 %. Đáng kể nhất ở ñây là tụ khoáng ñolomit Sa Pa (huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai) với trữ
lượng gần 400 000 ngàn tấn.
IV. Trữ lượng.
Hiện có 14 tụ khoáng ñolomit ñược ñánh giá thăm dò với trữ lượng các cấp B + C
1
+ C
2

985 000 ngàn tấn.

⁄⁄
⁄3. FELSPAT.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Felspat là khoáng vật phổ biến trên Trái Đất. Nó chiếm gần 50% trọng lượng vỏ quả ñất.
Khoáng vật felspat chủ yếu nằm trong ñá macma (chiếm 60%) ñá biến chất (30%), còn lại nằm
trong các ñá cuội kết, cát kết.
Thành phần chủ yếu của felspat là muối của axit silic với canxi, kali Felspat không hoà tan

trong nước nhưng khi lộ ra ngoài mặt ñất chịu tác ñộng của không khí và nước felspat cũng bị
phân giải, sau một thời gian sẽ trở thành ñất sét trắng.
II. Ứng dụng.
Felspat dùng ñể làm giảm nhiệt ñộ nóng chảy, kéo dài khoảng nhiệt biến mềm và tăng ñộ sệt
của phối liệu sản phẩm là nguyên liệu của các ngành sứ gốm, thuỷ tinh, sản xuất xà phòng, bột
mài, làm răng giả, chế tạo thuỷ tinh opal, xi măng, thuốc nhuộm, gạch tráng men.
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Nguồn cung cấp các khoáng vật felspat vụn ñể hình thành các tụ khoáng là granit và gơnai.
1. Felspat trong pegmatit granit.
Pegmatit granit là ñá macma xâm nhập các sản phẩm phong hoá từ pegmatit granit thường
cho felspat sạch với chất lượng cao. Cấu trúc của pegmatit granit thành tạo lên felspat gồm có 2
loại chính:
Thể pegmatit xuyên cắt: thường gặp trong các trầm tích biến chất tuổi Proterozoi, Proterozoi
muộn - Paleozoi sớm. Các mạch có phương trùng với phương cấu tạo của ñá thường có kích
thước lớn còn loại có xuyên cắt có ñá vây quanh thì có kích thước nhỏ hơn. Chủ yếu phân bố ở
Vĩnh Phú, Lào Cai, Yên Bái.
Mạch pegmatit dạng thấu kính: thấy ở tụ khoáng Đầm Du (Bình Thuận), Ea Knop (Đắc Lắc).
Khi bị lộ ra khỏi mặt ñất felspat bị phong hoá thành kaolin song vỏ phong hoá này phân bố
không ñều mà có xu hướng giảm từ Nam ñến Bắc.
2. Felspat của các ñá macma khác.
Thường thì felspat có trong các tụ khoáng kiểu này bao gồm các ñá có thành phần chủ yếu là
felspat và thạch anh như keratophyr thạch anh, felsit, aplit… có dạng thấu kính, dạng mạch cắm
dốc từ 70÷80
0
. Song ở từng tụ khoáng lại có thành phần khoáng vật, màu sắc của ñá và trữ
lượng khác nhau, thay ñổi từ Bắc vào Nam.
Keratophyr Minh Tân (Hải Dương) ñá có màu xám xanh gồm các khoáng vật felspat, thạch
anh, khoáng vật phụ turmalin, apatit, zircon, magnetit. Phần trên bị phân hoá thành kaolin với
chiều dày 15÷30 m. Keratophyr Minh Tân chủ yếu ñược dùng ñể sản xuất xi măng.
Felsit Phú Toản (Quảng Nam), ñá có màu trắng xám phớt xanh. Các khoáng vật bao gồm

felspat và thạch anh, một ít sericit và khoáng vật quặng. Phần trên bị phong hoá thành kaolin với
chiều dày 10÷15 m.
Aplit Núi Bà Đất (An Giang), ñá có cấu tạo khối ñồng nhất màu xám, xám trắng, kiến trúc
porphyr với ban tinh thạch anh dạng hạt, tụ hình. Các khoáng vật gồm orthoclas, plagioclas,
thạch anh, muscovit, quặng ít.
Nhìn chung các tụ khoáng felspat hình thành từ các loại ñá macma thường có trữ lượng lớn,
từ vài trăm ngàn cho tới hàng triệu tấn là ñiều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các loại vật liệu
xây dựng.
IV. Trữ lượng.
Hiện nay chúng ta ñã phát hiện ñược 19 tụ khoáng và ñiểm quặng felspat nhưng chúng ta mới
chỉ thăm dò, ñánh giá trữ lượng ñược 6 tụ khoáng với trữ lượng vào khoảng 23 333 ngàn tấn.

⁄⁄
⁄ 4. QUARZIT.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Quarzit và cát kết dạng quarzit là sản phẩm bị biến chất khu vực ở các mức ñộ khác nhau của
các loại cát kết tuổi Pretorozoi và Paleozoi.
Khoáng vật chủ yếu của quarzit và cát kết dạng quarzit là thạch anh.
II. Ứng dụng.
Dựa vào thành phần hoá học và các tính chất cơ lý, người ta sử dụng quarzit và cát kết dạng
quarzit ñể sản xuất vật liệu chịu lửa, các hợp kim ferosilic, nhôm - silic, ñồng - silic, nguyên
liệu trợ dung trong luyện kim, carbur-silic, vật liệu xây dựng …
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Quarzit ở nước ta hiện nay tồn tại dưới 2 hình thức là quarzit nằm xen trong ñá phiến thạch
anh - mica và cát kết dạng quarzit. Cát kết dạng quarzit là cát kết thạch anh xi măng silit có bộ
phận lớn hạt vụn, thạch anh bị tái sinh. Loại này thường tiêu biểu cho giai ñoạn hậu sinh
(catagenese). Khi toàn bộ xi măng silit thành thạch anh tái sinh lúc này không còn xi măng nữa
mà các hạt thạch anh tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo thành quarzit trầm tích.
Các tụ khoáng quarzit ở nước ta chủ yếu là các mỏ ngoại sinh, hình thành trong các trầm tích
biến chất.

1. Quarzit trong trầm tích biến chất Neopretorozoi - Paleozoi hạ.
Các thành tạo Neopretorozoi - Paleozoi hạ ñược phân chia dựa theo ñặc ñiểm thạch học và
quan hệ ñịa tầng. Đó là các ñá phiến thạch anh - mica, sericit, clorit, các tập quarzit có chiều dày
khác nhau của hệ tầng sông Chảy, amphibolit, quarzit, ñá hoa olivin thuộc hệ tầng Núi Vú…
Chiều dày của thành tạo Neopretorozoi - Paleozoi hạ từ 1 000÷3 000 m. Tuổi của các ñá phiến
là 1 231 triệu năm.
Quarzit trong trầm tích biến chất Neopretorozoi - Paleozoi hạ thường nằm xen trong ñá phiến
thạch anh- mica tạo thành các tập dày vài chục mét, kéo dài vài trăm ñến hàng nghìn mét.
Các tụ khoáng quarzit hình thành trong thời kỳ này thường có trữ lượng lớn, chất lượng cao,
chủ yếu ñược sử dụng làm vật liệu chịu lửa cho ngành công nghiệp luyện kim> Điển hình cho
các tụ khoáng kiểu này là tụ khoáng Đồn Vàng (Phú Thọ), phân bố ở phần trên của hệ tầng sông
Chảy. Tụ khoáng gồm 3 vỉa với tổng chiều dày khoảng 100m, kéo dài 3 000 m.Phần trên mặt bị
phong hoá thành cát. Tổng trữ lượng của tụ khoáng này là 565 000 ngàn tấn.
2. Cát kết dạng quarzit trong trầm tích biến chất Paleozoi hạ - trung.
Cát kết dạng quarzit trong trầm tích biến chất Paleozoi hạ - trung khá phổ biến trên một số hệ
tầng cùng với các trầm tích khác. Có mặt cùng với bột kết, ñá phiến, sét… Trong hệ tầng Mỏ
Đồng (∈
∈∈

1
), với quarzit, ñá phiến trong hệ tầng Bến Khế (∈
∈∈

1
- O, với cát kết, bột kết, ñá phiến sét,
ryolit… ở hệ tầng sông Cả (D
3
-S) ñá phiến sét, cát bột kết, ñá phiến vôi, ñá vôi tướng biển ở hệ
tầng Mia Lé và Đại Thị (D
1-2

). Đây là ñiều kiện ñầu tiên ñể rồi trải qua các quá trình phong hoá
hình thành các tụ khoáng cát kết dạng quarzit. Nhìn chung các tụ khoáng này thường có trữ
lượng lớn như La Hiên (Thái Nguyên - thuộc hệ tầng Mia Lé) với trữ lượng 25 300 ngàn tấn và
Đại Thị (Tuyên Quang - hệ tầng Đại Thị) với tài nguyên dự báo là 540 000 ngàn tấn tập cát kết
dạng quarzit dày 250 m, rộng 700 m dài 10 km. Chủ yếu các tụ khoáng này ñược khai thác phục
vụ cho sản xuất gạch chịu lửa và làm chất trợ dung luyện kim ñen.
IV. Trữ lượng.
Hiện nay chúng ta phát hiện 16 tụ khoáng và ñiểm quạng quarzit. Các tụ khoáng và ñiểm
quặng này phân bố chủ yếu ở Bắc Bộ. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ thăm dò và ñiều tra trữ lượng
và tài nguyên ở 2 tụ khoáng và 11 ñiểm quặng ươcs tính khoảng 1 917 000 ngàn tấn.

⁄⁄
⁄ 5. MAGNESIT.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Magnesit là khoáng vật có công thức MgCO
3
. Trong tự nhiên magnesit thường chứa các chất
lẫn thạch anh, talc, ñolomit, siñerit, aragonit, pyrit… Màu sắc của magnesit phụ thuộc vào các
chất lẫn biến ñổi từ trắng ñến ñen, xám, xám phớt xanh. Các chất lẫn ñồng hình trong magnesit
là Fe, Mn, Ca.
II. Công dụng.
Magnesit thường ñược sử dụng trong công nghiệp mài, sản xuất vật liệu chịu lửa, trong công
nghiệp hoá học, trong sản xuất giấy, cao su, sơn chịu lửa, phân bón, phụ gia cho sản xuất gốm,
xà phòng, sản xuất xi măng…
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Magnesit ở Việt Nam ñã ñược ñiều tra, nghiên cứu và phát hiện là có nguồn gốc biến chất từ
ñá siêu mafic và trầm tích lục nguyên. Hiện nay ở nước ta mới chỉ có duy nhất tụ khoáng Bản
Phúng (Sơn La) là ñã ñược ñánh giá về chất lượng và trữ lượng.
Magnesit Bản Phúng có nguồn gốc biến chất trao ñổi trong ñới listvenit hoá từ các ñá siêu
mafic phức hệ Pắc Nậm và trầm tích tích lục nguyên hệ tầng sông Mã. Tụ khoáng này có dạng

thấu kính nằm xen kẹp trong ñá phiến thạch anh- sericit và cát kết với chiều dài các thấu kính từ
80÷ 400 m, rộng 4÷ 8 m, phần trên bị phong hoá có chiều dày 2÷ 4 m. Magnesit có màu xanh
nhạt lốm ñốm nâu, có cấu tạo khối. Các khoáng vật của magnesit Bản Phúng là magnesit (53÷
60%) chlorit, ñolomit, thạch anh, các khoáng vật quặng ít.
Các ứng dụng của magnesit trong công nghiệp là rất lớn song do khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng của Việt Nam còn hạn chế nên chúng ta mới chỉ khai thác magnesit phục vụ cho sản xuất
vật liệu xây dựng. Magnesit Bản Phúng ñã ñược xí nghiệp gang thép Thái Nguyên sản xuất ra
gạch chịu lửa có chất lượng cao.

⁄⁄
⁄ 6. KAO LIN.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Kaolin là ñá sét sáng màu, thành phần chủ yếu là kaolinit, một ít nacrit, ñickit và haloysit có
nguồn gốc khác nhau. Vật chất lẫn trong ñá có pirit, siderit, thạch anh, felspat, mica…
Thành phần hoá học chủ yếu của kao lin là Al
2
O
3
, SiO
2
, ngoài ra cón có K, Na, Ca, Mg với
lượng thấp.
II. Công dụng.
Trong số các nguyên liệu khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng ở Việt Nam thì kao
lin là một trong những khoáng sản ñược sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ñặc biệt là từ năm
1975 trở lại ñây. Ngoài việc sản xuất ra các loại gốm sứ phục vụ nhu cầu nhân dân thì kao lin
còn ñược dùng trong công nghiệp ñể sản xuất gạch sa mốt chịu lửa, bột mài, làm chất ñộn cho
giấy, cao su, da nhân tạo, sơn, xà phòng, thuốc trừ sâu…
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Kaolin ñược hình thành trong ñiều kiện nóng ẩm do quá trình phân huỷ của khoáng vật

felspat, alumosilicat giàu nhôm, qua vận chuyển ñược lắng ñọng ở biển nông, ven biển, hồ,
sông, ñầm trong môi trường axit.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt ñới ẩm gió mùa nên khá ẩm ướt cộng với việc ñịa hình bị
phân cắt mạnh mẽ làm cho quá trình phong hoá rất phát triển là ñiều kiện thuận lợi cho việc
hình thành kaolin.
Kaolin ở Việt Nam ñược hình thành với 3 nguồn gốc chủ yếu là phong hoá (từ ñá xâm nhập
và phun trào axit trung tính), trầm tích và nhiệt dịch (từ quarzit thứ sinh).
1. Kaolin thành tạo trong vỏ phong hoá tàn dư.
Đây là sản phẩm của quá trình phân huỷ các ñá macma axit, ñá biến chất, ñá trầm tích loại
silicat. Chỉ những ñá nghèo hiñroxit sắt thì mới thành tạo ñược kaolin chất lượng cao. Loại này
thường ñược thành tạo ngay trên bề mặt ñá gốc, có dạng thấu kính, bề dày có thể hàng chục mét.
Các tụ khoáng kaolin kiểu này ñược phân bố rộng rãi nhiều nơi thuộc vùng ven rìa ñồng bằng
và vùng trũng giữa núi như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng
Nam, Đà Nẵng và một số tỉnh Nam Trung Bộ, có sự liên quan mật thiết với các loại ñá giàu
felspat , nhôm và thường nằm trong các phân vị ñịa tầng và macma cách nhau.
1.1 Kaolin trong vỏ phong hoá các thân pegmatit.
Dạng kaolin này gặp ở các tụ khoáng Hữu Khánh, Đồi Đao, Ba Bô, Mỏ Ngọt (Phú Thọ),
Trực Bình, Tân Thịnh (Yên Bái), Sơn Mãn (Lào Cai), Đại Lộc (Quảng Nam), Ea Knop (Đắc
Lắc) Chất lượng kaolin phong hoá trên thân pegmatit phụ thuộc vào bề mặt ñịa hình bằng
phẳng rất thuận lợi cho tích tụ kaolin. Nhìn chung kaolin trong vỏ phong hoá các thân pegmatit
thường có cấu tạo ba ñới. Càng xuống dưới thì thành phần Al
2
O
3
, Fe
2
O
3
, MKN càng giảm và tỉ
lệ K

2
O + Na
2
O càng tăng lên.
Đới phong hoá mạnh có Kaolin màu vàng.
Đới phong hoá trung bình có Kaolin màu trắng khoáng vật kaolinit dưới rây 0,21 mm từ
8086%.
Đới phong hoá yếu có kaolin màu trắng, hạt thô với khoáng vật chủ yếu là felspat, kaolinit
và ít hyñromica.
Các tụ khoáng kaolin kiểu này thường có quy mô trung bình và nhỏ song ñều rất có triển
vọng. Kaolin có chất lượng rất tốt nên thường ñược sử dụng trong sản xuất các vật liệu sứ cao
cấp, sứ cách ñiện, chất ñộn, vật liệu chịu lửa Các tụ khoáng Hữu Khánh, Đồi Đao, Ba Bò, Mỏ
Ngọt chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty sản xuất sứ cao cấp và vật liệu cách ñiện,
công ty giấy của tỉnh Phú Thọ.
1.2. Kaolin trong vỏ phong hoá các macma xâm nhập axít.
Các ñá macma xâm nhập axit ñể hình thành cho kaolin này có tuổi từ Paleozoi ñến Kainozoi
thuộc phức hệ Sông Chảy, Đại Lộc, Ngân Sơn, PhuSaPhin, Cà Ná, với thành phần khoáng vật
trong kaolin là kaolinit, haloysit, metahaloysit, thạch anh, felspat Vỏ phong hoá các macma
xâm nhập axit thường gồm 3 ñới:
Đới phong hoá mạnh: dày 1030 m cho kaolin màu vàng nâu, nâu nhạt.
Đới phong hoá trung bình: 112 m cho kaolin màu vàng nhạt, trắng phớt xám.
Đới phong hoá yếu: 07 m cho kaolin phần trên có dạng bột, cục, dưới ñá gốc vỡ vụn.
Các tụ khoáng kaolin này rất có giá trị công nghiệp và hiện ñang ñược khai thác như tụ
khoáng Định Trung (Vĩnh Phúc), Trại Mát (Lâm Đồng), Đèo Le (Quảng Nam), Cà Đáo (Quảng
Ngãi), Phù Cát, Long Mỹ (Bình Định) Tuy nhiên hầu hết các tụ khoáng này ñều có trữ lượng
nhỏ ngoại trừ mỏ Trại Mát có trữ lượng lớn (khoảng 33 000 ngàn tấn).
Kaolin hình thành trong vỏ phong hoá các macma xâm nhập axit nói chung có chất lượng tốt,
ñáp ứng các yêu cầu sản xuất sứ gốm. Hiện tại ñã có nhiều xí nghiệp khai thác sử dụng nguồn
nguyên liệu này ñể làm ñồ sứ chất lượng cao.
1.3. Kaolin trong vỏ phong hoá các ñá phun trào axit:

Dạng kaolin này phân bố rộng khắp trên ñất nước ta, kéo dài từ khu vực Việt Bắc, Tây Bắc
ñến Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Kaolin chủ yếu ñược hình thành từ các ñá ryolit, ryolit
porphyr có tuổi từ Trias ñến Kreta.
Kaolin hình thành từ các ñá phun trào axit thường có màu sáng (trắng, trắng xám, phớt hồng,
mịn) với thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit, hyñromica, thạch anh vi tinh có ñộ dẻo
cao, chất lượng tốt, có thể sử dụng trong sản xuất sứ cao cấp, men sứ chất lượng cao.
Các tụ khoáng có giá trị như: Mỹ Lộc, Trung Thượng, Việt Yên, Vệ Linh, Mỹ Khê, La Ngà,
Đơn Dương, Tánh Linh song lớn nhất là tụ khoáng ĐaTaLa (Lâm Đồng) hình thành từ các ñá
phun trào ñacit, felsit, ryolit porphyr, (hệ tầng Đơn Dương) với tổng trữ lượng khoảng 49 000
ngàn tấn ñược sử dụng ñể sản xuất sứ gốm nhẹ chịu lửa.
1.4. Kaolin trong vỏ phong hoá các trầm tích lục nguyên.
Thường ñược phân bố trong các thành tạo Neogen dọc theo các ñới ñứt gãy sâu: sông Hồng,
sông Chảy, sông Ba. Ở khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, do ñịa hình ñồi núi khá phức
tạp lại có lượng nhiệt, ẩm cao là ñiều kiện thuận lợi cho phong hoá vật lý - hóa học, sinh học
phát triển. Các tập ñá cát bột kết, ñá phiến, cuội sỏi giàu felspat, giàu nhôm bị phong hoá mạnh
mẽ ñể tạo thành các thân kaolin.
Điển hình cho kiểu kaolin này là kaolin ở tụ khoáng Đồng Hới (Quảng Bình) có các thân quặng
kaolin lớn có giá trị với tổng trữ lượng khoảng 30 000 ngàn tấn.
Nhìn chung các mỏ kaolin có nguồn gốc phong hoá thường phân bố ở các vùng ven rìa ñồng
bằng trước núi hoặc thung lũng giữa núi, nơi có ñịa hình núi thấp. Các thân khoáng thường có
dạng ổ, dạng thấu kính, trong các khoáng thể còn ñể rõ các thế nằm của ñá mẹ. Chất lượng
kaolin thường biến ñổi, không có quy luật rõ ràng tuy vậy nói chung ñây là loại có chất lượng,
ñạt yêu cầu sản xuất ñồ sứ, ñáp ứng ñược các yêu cầu ñòi hỏi trong sản xuất sứ cao cấp, nguồn
nguyên liệu thường có quy mô, trữ lượng lớn, phân bố ñều khắp trên toàn lãnh thổ. Đây là kiểu
kaolin có ý nghiã công nghiệp ñáng kể ở Việt Nam.


2. Kaolin thành tạo do tái trầm tích.
2.1. Kaolin tái trầm tích có trong trầm tích Đệ tứ không phân chia.
Kiểu kaolin này ñược gặp ở nhiều nơi, chủ yếu phân bố ở rìa ñồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ,

Nam Bộ. Chúng ñược hình thành trong các ñiều kiện phát triển sông, sông - biển, sông - hồ gắn
bó với các thành tạo trầm tích của tường gần bờ trong môi trường axit nên chủ yếu ở trên các
thung lũng giữa núi, các bặc thềm sông, thềm bờ ven biển: ở Vĩnh Phú, Hà bắc, Hải dương,
Hưng yên, Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình
2.2. Kaolin tái trầm tích có trong trầm tích Pleistocen giữa - muộn, Pleistocen - Pliocen:
Hình thành trên các thềm với tướng sông, sông - biển, biển - sông, phân bố ở các ñịa hình
ñồng bàng có ñộ cao 1530 m.
Thành phần trầm tích là bột sét, bột cát sạn, sỏi, cát lẫn kaolin, các lớp kaolin, sét trắng
trong trầm tích Pleistocen nguồn gốc sông phân bố chủ yếu ở ñồng bằng Tây Nam Bộ với các
mỏ Bến Cát, Chánh lưu, Thủ Dầu Một, Long thành, Thủ ñức, Đất Cuốc Hầu hết các xí nghiệp
gốm sứ ở Bình dương - Thủ dầu Một ñã khai thác loại kaolin này ñể sản xuất ñồ sứ ñạt chất
lượng tốt. Điển hình cho loại kaolin này là kaolin Đất Cuốc, Chánh lưu (tỉnh Bình Dương) hình
thành trong trầm tích Neogen - Đệ Tứ trên ñồi thoải với trữ lượng lớn từ
8 000  20 000 ngàn tấn.
Kaolin trong trầm tích Pleistocen trên, nguồn gốc sông - biển tuy ít gặp nhưng có phân bố ở
một số nơi như tụ khoáng Nội bài (Bắc bộ), Đồng khang tỉnh Thanh hoá. Kiểu kaolin này
thường có lượng oxyt sắt cao, chất lượng thấp, quy mô nhỏ bé chỉ dùng ñể sản xuất ñồ sứ giá trị
thấp.
Kaolin thành tạo do tái trầm tích thường ñược hình thành trong nhiều môi trường khác nhau
song nhình chung loại này thường có chất lượng thấp, có lẫn nhiều vật liệu vụn nhất là trong
trầm tích proluvi.
3. Kaolin pyrophylit nhiệt dịch biến chất trao ñổi trong ñá phun trào axit.
Các thân kaolin - pyrophylit thành tạo do biến chất trao ñổi giữa các dung dịch nhiệt dịch với
các ñá phun trào ryolit, ryolit porphyr, felsit, tyf của hệ tầng Khôn Làng Bình Liêu tuổi Trias
giữa; Nam Du (tuổi từ S - D). Các thân quặng lớn có giá trị công nghiệp với thành phần khoáng
vật là kaolinit, pyrophylit, sericit, alunit, thạch anh.
Kiểu kaolin này ñược phát hiện ở một số nơi như Tấn Mài, Bình liêu, Ba chẽ (Quảng ninh) A
ray (Quảng nam - Đà nẵng) song ñiển hình là mỏ Tấn Mài (Quảng ninh).
Kaolin Tấn Mài nằm trong ñá phun trào hệ tầng Khôn Làng gồm 6 thân quặng chính có chiều
dài 5002000 m, dày 1040 m, sâu 100400 m với thành phần khoáng vật chủ yếu là pyrophylit,

thạch anh - pyrophylit, thạch anh - kaolinit, thạch anh - alunit, thạch anh. Từ các thân quặng trên
có thể tách ra 4 loại quặng tự nhiên dựa trên thành phần hoá học của chúng.
Kaolin sạch.
Pyrophylit sạch.
Alunit sạch.
Quarzit cao nhôm.
Sau khi nung ñến 1250
0
C kaolin có màu trắng ngà. Ta có thể sử dụng kaolin pyrophylit Tấn
Mài ñể sản xuất gạch men. Chất lượng kaolin ñạt tiêu chuẩn sản xuất sứ cao cấp, vật liệu chịu
lửa. Alunit ñáp ứng yêu cầu sản xuất phèn ñơn, phèn kép. Ngoài ra kiểu quặng kaolin Tấn Mài
còn có giá trị làm ñồ mỹ nghệ cao cấp. Với tổng trữ lượng gần 60 000 ngàn tấn thì ñây là một tụ
khoáng có trữ lượng lớn, có giá trị. Nhìn chung diện phân bố của kaolin - pyrophylit là không
rộng.
IV. Trữ lượng.
Kaolin Việt nam rất phong phú, phân bố rải rác trên toàn quốc. Tới nay ñã có 136 mỏ tụ
khoáng và ñiểm quặng kaolin ñược tiến hành ñiều tra, khảo sát, thăm dò với trữ lượng là 314
000 ngàn tấn, tài nguyên dự tính là 1 680 000 ngàn tấn.

⁄⁄
⁄7. CÁT THUỶ TINH.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Cát thuỷ tinh là loại cát thạch anh ñặc biệt, thường là sản phẩm phong hoá của các ñá macma
axit trung tính, cát kết, quarzit. Cát thuỷ tinh thường có màu trắng, giàu oxyt silic, ít tạp chất sắt
và các oxyt khác với khoáng vật chính là thạch anh có hàm lượng SiO
2
> 90%.
II. Công dung.
Tuỳ thuộc vào thành phần hoá học, khoáng vật, ñộ hạt mà ta quyết ñịnh khả năng sử dụng và
chế tạo sản phẩm cát thuỷ tinh. Các sản phẩm chủ yếu ñược tạo ra từ cát thuỷ tinh là thuỷ tinh,

ñồ gốm, sứ, bột mài
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Các tụ khoáng và ñiểm cát thuỷ tinh ở nước ta phân bố trên các bãi bồi sông, biển ñặc biệt là
dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam song tập trung chủ yếu ven bờ biển Trung Bộ. Hầu hết các tụ
khoáng và ñiểm quặng này có nguồn gốc trầm tích.
1. Cát trầm tích deluvi - proluvi.
Đây là sản phẩm của nhóm các thành tạo lục ñịa, chủ yếu ñược tích luỹ ở sườn dốc và chân
núi, khoảng thấp sát ñường chia nước. Ở chân núi các trầm tích hợp thành nón phóng vật nối
liền nhau. Các trầm tích này chủ yếu là do nước mưa rửa trôi các sản phẩm phong hoá xốp rời từ
trên các khoảng cao hơn ñưa xuống. Tuỳ thuộc vào thành phần ñá gốc, cấu tạo ñường chia nước,
sườn dốc, ñộ dốc của sườn mà thành phần của cát có sự phân biệt. Ở nước ta cát thuỷ tinh trong
trầm tích deluvi - proluvi thường tạo thành các dải cát quanh rìa các chân núi với thành phần cát
kết, cuội kết, granit là sản phẩm của quá trình sườn tích và lũ tích.
Một trong những tụ khoáng cát thuỷ tinh hình thành từ các trầm tích deluvi - proluvi là tụ
khoáng Thôn Bùng (Bắc Giang). Quá trình phong hoá mạnh làm cho các ñá cuội kết sáng màu
tuổi Nori vụn bở và trôi xuống tích tụ thành ñai cao hơn mặt ruộng 3 m bao quanh các chân ñồi.
Cát ở ñây có ñộ hạt lớn, hàm lượng SiO
2
cao (91,5%). Trữ lượng 140 ngàn tấn.
2. Cát trầm tích bãi bồi sông.
Phân bố chủ yếu ở các bãi bồi sông cổ và sông hiện ñại. Theo quy luật thì bên trên là lớp hạt
mịn, các lớp bên dưới thì chứa các thành phần hạt thô hơn. Do trong quá trình bồi tích trải qua
một thời gian dài, vật liệu bồi tích phong phú, phức tạp ñặc biệt vào thời kỳ mưa lũ do vậy trong
cát có lẫn nhiều sạn sỏi và tạp chất, ñộ chọn lọc kém, chiều dày mỏng, quy mô mỏ nhỏ nên khả
năng sử dụng rất hạn chế.
3. Cát trầm tích biển, gió tuổi Holocen trung - thượng.
Đây là loại chiếm phần lớn trữ lượng cát thuỷ tinh ở nước ta.
Nước ta có ñường bờ biển kéo dài từ Móng Cái ñến Hà Tiên với tổng chiều dài là 3260 km.
Dọc theo bờ biển cứ 10 km lại gặp một cửa sông. Với ñiều kiện khí hậu sạch nhiệt ñới ẩm gió
mùa làm cho các quá trình phong hoá ở nước ta rất phát triển. Mặt khác dọc khu vực miền

Trung và Nam Trung Bộ có các dãy núi cao phía Tây ăn sát ra biển. Đây chính là những ñiều
kiện thuận lợi cho việc hình thành các tụ khoáng cát thuỷ tinh ven biển và hải ñảo nước ta. Hiện
nay chúng ta ñã phát hiện và ñánh giá trữ lượng của trên 40 tụ khoáng như Vân hải (Hải phòng),
Bắc Cửa Việt, Trường Vinh (Quảng Trị), Nam Ô (Đà nẵng), Hoà An, Tam Anh (Quảng nam),
Hòn Gốm, Thuỷ triều, Cam hải (Khánh hoà), Thành tín (Ninh thuận), Thanh châu, Tuy phong,
Dinh thầy, Hàm tân (Bình thuận), Bình châu (Bà rịa - Vũng tàu)
Các núi khu vực Trung Bộ nước ta (dãy Trường Sơn) có cấu tạo chủ yếu từ ñá biến chất và
macma granit xâm nhập. Thêm vào ñó là ñộ dốc ñịa hình lớn, các sản phẩm phá huỷ ñược ñưa
nhanh ra biển và tích tụ lại ven biển, và quanh các ñảo ven bờ. Các rạn san hô khi bị phá huỷ
cũng cung cấp một phần vật chất tạo ra các tụ khoáng cát thuỷ tinh ven biển, ñảo. Chính vì vậy
cát trầm tích biển nước ta nhất là khu vực miền Trung có chất lượng rất tốt sạch, với trữ lượng
lớn. Đặc biệt có rất nhiều bãi cát trắng (cát thuỷ tinh) là nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuỷ
tinh và xuất khẩu.
Tụ khoáng Thuỷ Triều (Khánh Hoà) là tụ khoáng cát thuỷ tinh có trữ lượng lớn nhất (34 000
ngàn tấn) với chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Cát ở ñây ñược hình thành với nhiều lớp cát
pha sét phủ trên mặt bào mòn ñá granit. Lớp cát trắng (cát thuỷ tinh) phân bố ở trung tâm kéo
dài 4,5 km rộng 2025 m, dày 221,5 m với thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và một
số khoáng vật khác như ilmenit, rutil, monazit, turmalin chủ yếu ñể làm nguyên liệu thuỷ tinh.
IV. Trữ lượng.
Cho tới nay chúng ta ñã phát hiện và thăm dò, ñánh giá trữ lượng ñược 49 mỏ, tụ khoáng,
ñiếm cát thuỷ tinh nhưng chủ yếu ñược phân bố ven bờ biển Trung bộ với trữ lượng các cấp là 1
275 000 ngàn tấn.
8. ĐISTHEN VÀ SILIMANIT.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Đisthen và silimanit là những khoáng vật silicat nhôm ñược hình thành trong quá trình biến
chất khu vực các thành tạo trầm tích Proterozoi - Paleozoi hạ.
II. Ứng dụng.
Đisthen và silimanit chủ yếu ñược dùng ñể sản xuất gạch chịu lửa sa mốt. Dùng ñisthen và
silimanit xay nhỏ trộn lẫn với sét chịu lửa làm tăng ñộ chịu lửa của gạch từ 14501800
0

C có thể
lớn hơn 1800
0
C làm tăng ñộ bền vững của sản phẩm.
III. Đặc ñiểm hình thành.
1. Đisthen.
Trong tự nhiên ñisthen ñược thành tạo trong ñá trầm tích biến chất và sa khoáng. Ở từng tụ
khoáng với ñiều kiện ñá gốc, ñịa hình khác nhau thì thành phần quặng ñisthen có sự khác
nhau.
Trong hệ tầng sông Chảy (PR
3
- €
1
) chủ yếu là ñisthen có thành phần ñá phiến thạch anh,
mica, granat.
Trong hệ tầng Núi Voi (PR
3
- €
1
): ñisthen là sản phẩm phong hoá từ ñá phiến thạch anh, ñá
hoa.
Các tụ khoáng ñisthen sa khoáng thường có trữ lượng lớn hơn ñisthen trong ñá trầm tích biến
chất. Lớn nhất là tụ khoáng Sơn vi (Phú thọ) với trữ lượng 80 ngàn tấn, là kết quả của quá trình
tàn tích và sườn tích. Khoáng vật quặng chủ yếu của tụ khoáng này là kyanit có chất lượng tốt.
2. Silimanit.
Hiện nay chúng ta mới chỉ phát hiện ñược 4 ñiểm khoáng silimanit trong các ñá trầm tích
biến chất như ñá phiến thạch anh, gneis biotit ở Yên bái, Lào cai, Quảng nam, Quảng ngãi.
Silimanit thường tập trung thành lớp dày có khi lên tới hàng nghìn mét. Hàm lượng silimanit
trong các ñiểm khoáng này dao ñộng từ 2045% tồn tại dưới dạng xâm tán trong ñá hoặc tập
trung trên mặt lớp.

Nhìn chung việc khai thác nguồn khoáng sản này còn chưa phát triển, phạm vi sử dụng còn
hạn chế và ñiều này sẽ ñược khắc phục trong tương lai.
⁄9. SÉT CHỊU LỬA.
I. Đặc ñiểm thành phần.
Sét chịu lửa thuộc nhóm nguyên liệu chịu lửa alumin bao gồm: sét chịu lửa, kaolin, bauxit
nghèo sắt, silimanit và corinñon.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit, hyñromica. Ngoài ra tuỳ thuộc vào nguồn gốc
thành tạo mà thành phần khoáng vật ở mỗi tụ khoáng lại có sự khác nhau.


II. Ứng dụng.
Thành phần Al
2
O
3
+ TiO
2
có tính chất quyết ñịnh khả năng sử dụng và chế tạo sản phẩm. Tuỳ
thuộc thành phần Al
2
O
3
+ TiO
2
thấp hay cao mà người ta có thể sử dụng nguồn khoáng sản này
trong sản xuất vật liệu chịu lửa, lửa axit, vật liệu chịu lửa bazơ hay vật liệu chịu lửa cao nhôm.
Ở nước ta sét chịu lửa chủ yếu ñược sử dụng ñể sản xuất vật liệu chịu lửa samốt có ñộ bền cao.
III. Đặc ñiểm hình thành và phân bố.
Các tụ khoáng và ñiểm sét chịu lửa ñược phân bố rải rác trên khắp ñất nước ta. Hầu hết chúng
có nguồn gốc trầm tích với các tuổi ñịa chất khác nhau.

1. Sét chịu lửa trong trầm tích biển Pleistocen thượng (mQ
III
).
Kiểu sét chịu lửa thành tạo trong trầm tích biển Pleistocen thượng ở nước ta mới chỉ ñiều tra,
phát hiện và thăm dò ñược 3 tụ khoáng là Thượng lát (Bắc giang), Trúc Thôn (Hải dương), Tân
Phước khánh (Đồng nai).
Tụ khoáng Trúc Thôn (Hải dương) có trữ lượng lớn nhất (11 420 ngàn tấn) nằm trong trũng
chứa sét Chí linh - Đông triều. Tầng sét chịu lửa dày 15 m, dài 7504750 m, rộng 2001950 m.
Sét có màu trắng xám, xám sáng, mịn dẻo với thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit và
hyñromica. Các sản phẩm tích tụ mịn, ñộ chịu lửa cao (15801730
0
C).
2. Sét chịu lửa trong các trầm tích Neogen.
Được thành tạo từ trầm tích Neogen trong hệ tầng Nà dương và Di linh, các thân sét có dạng
lớp hoặc thấu kính dày từ 830 m, màu trắng xám, xám xanh, xám tro. Sét chịu lửa kiểu này
thường có ñộ chịu lửa cao, chất lượng tốt.
Tụ khoáng Yên sơn (Tuyên quang) ñược thành tạo từ các khoáng vật chính là kaolinit và oxyt
nhôm tự do dưới dạng hyñrargilit, ít thạch anh, hyñromica, rutil, zircon. Phân bố trên vùng ñồi
thoải. Lớp sét chịu lửa có màu trắng xám, xám vàng lẫn tàn dư thực vật. Tổng trữ lượng 250
ngàn tấn.
Ngoài tụ khoáng Yên sơn (Tuyên quang) ta còn phát hiện và ñã ñánh giá trữ lượng của tụ
khoáng Blao (Lâm ñồng).
3. Sét kết chịu lửa trong trầm tích chứa than tuổi Trias.
Sét kết chịu lửa ñã ñược ñánh giá ở 3 mỏ, tụ khoáng: Thị cầu (Bắc ninh), Mạo khê, Yên tử
(Quảng ninh).
Trong Trias, võng sông Đà bị sụt lún mạnh tạo ñiều kiện cho các trầm tích lục nguyên hình
thành. Tại khu vực nền móng Calêñôni Đông Bắc có trầm tích lục ñịa chứa than. Các trầm tích
này chính là các tụ khoáng sét kết chịu lửa ngày nay. Trong các tụ khoáng sét kết chịu lửa ñã
ñược phát hiện thì mỏ sét chịu lửa Thị cầu (Bắc ninh) là lớn nhất với tổng trữ lượng là 260 ngàn
tấn nằm trên các khu vực ñồi thấp.

4. Sét chịu lửa trong vỏ phong hoá trầm tích lục nguyên Mêzozoi.
Kiểu sét này chủ yếu ñược thành tạo do sự phong hoá các ñá sét kết, bột kết có tuổi Trias.
Hiện nay chúng ta mới chỉ phát hiện ñược hai ñiểm quặng là Phố Thắng (Bắc giang) và Chư Pan
(Lâm ñồng).
IV. Trữ lượng.
Hiện nay chúng ta ñã biết 11 tụ khoáng và ñiểm sét chịu lửa với trữ lượng và tài nguyên gần
120 000 ngàn tấn trong ñó mới có 4 tụ khoáng ñược thăm dò với trữ lượng khoảng 12 000 ngàn
tấn.
Chương III. Vai trò và hướng phát triển khoáng sản nguyên liệu
sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa trong nền kinh tế.
I. Vai trò.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng ñể xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Nó là ñiều kiện thường xuyên, cần thiết cho các quá trình sản xuất, là một trong
những nhân tố tạo vùng quan trọng. Do ñó tài nguyên thiên nhiên ñược coi như là một tài sản
quý của quốc gia. Các tài nguyên thiên nhiên trong ñó có khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ
tinh, chịu lửa của nước ta rất phong phú. Hiện nay ở nước ta nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu
lửa chủ yếu ñược sử dụng trong công nghiệp vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu
hạ tầng thì vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng hàng ñầu. Vì vậy việc khai thác và sử dụng
nguồn khoáng sản này có tác ñộng không nhỏ tới nền kinh tế xã hội của ñất nước ñặc biệt là
trong giai ñoạn hiện nay, khi ñất nước ta ñang trong quá trình hiện ñại hoá nên kinh tế xã hội.
Với tốc ñộ phát triển các trung tâm công nhiệp, khu chế xuất, phát triển và hiện ñại hoá hệ thống
kết cấu hạ tầng, xây dựng dân dụng ở thành thị và nông thôn từ sau công cuộc ñổi mới ñã mở ra
một hướng phát triển mới cho việc khai thác và sử dụng nguồn khoáng sản rất có giá trị này.
Khoáng sản nói chung, khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng là cơ sở
không thể thay thế ñược cho việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
Công nghiệp khai khoáng không chỉ tạo ra việc làm cho một bộ phận lao ñộng trong xã hội mà
còn góp phần phát triển kinh tế một số ñịa phương là nơi khai thác nguồn khoáng sản này. Mặt
khác, khoáng sản nước ta rất phong phú song lại chủ yếu phân bố ở miền núi, ở những khu vực
có ñịa hình phức tạp, kinh tế chưa phát triển. Chính vì vậy khi công nghiệp phát triển ở những
khu vực này sẽ là ñộng lực thúc ñẩy nền kinh tế của vùng phát triển hoà nhập với sự phát triển

chung của nền kinh tế ñất nước.
Việc khai thác các mỏ, tụ khoáng, ñiểm quặng của nhóm khoáng sản này sẽ là nguồn cung
cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân khác (công nghiệp, giao thông vận tải ), phục
vụ ñắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Đây chính là nguyên liệu chủ
yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ thuỷ tinh Nước ta ñã sản xuất ñược các sản
phẩm gốm sứ cách ñiện, ñồ sứ cao cấp, sứ vệ sinh, kính xây dựng gốm ceramic, xi măng, gạch
công nghiệp, gạch men, gạch ốp lát, gạch chịu lửa không những ñã góp phần quan trọng trong
xây dựng cơ sở hạ tầng ñáp ứng sự ña dạng về nhu cầu của thị trường mà còn hạn chế ñược
nhập các sản phẩm này từ nước ngoài, bình ổn nền kinh tế. Hiện chúng ta ñã có một số nhà máy,
xí nghiệp như xí nghiệp kính Đáp cầu (Bắc ninh) công suất 28 triệu m
2
/năm, xí nghiệp sản xuất
gạch gốm, sứ vệ sinh Thiên thanh và Ceramic 1 (Bình dương), công ty sứ vệ sinh Thanh trì (Hà
nội)
Không chỉ ñáp ứng các nhu cầu trong xây dựng mà hiện nay các sản phẩm ñồ sứ, thuỷ tinh
gia dụng, trang trí với chất lượng cao, mẫu mã ñẹp, phong phú ñã và ñang ñáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người dân. Các cơ sở sản xuất mặt hàng này phân bố chủ yếu ở Bát tràng (Hà nội),
Hải dương, Móng cái, Đồng nai, Bình dương
Trong các ngành công nghiệp khác (luyện kim, hoá chất ) thì nguồn khoáng sản này ñóng
vai trò là nguồn cung cấp chất phụ gia, trợ dung cho sản xuất. Trong sản xuất giấy thì sử dụng
magnesit, kaolin làm chất phụ gia, magnesit, kaolin, felspat là phụ gia làm tăng ñộ mịn cho sản
xuất xà phòng, quarzit và ñolomit là chất trợ dung cho công nghiệp luyện kim Tuy rằng trong
những ngành công nghiệp này khối lượng sử dụng các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ
tinh, chịu lửa không nhiều song ñây lại là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất ñể làm tăng giá
trị của sản phẩm.
Đối với nông nghiệp thì các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa chỉ có ảnh
hưởng gián tiếp. Từ magnesit và kaolin người ta có thể sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu là các
sản phẩm quan trọng trong nông nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình sản xuất thâm canh cao như
hiện nay thì các sản phẩm này ñóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất.
Ngoài ra, một số khoáng sản như cát thuỷ tinh còn ñược khai thác và trực tiếp sử dụng trong

xây dựng mà không cần qua chế biến. Đây cũng là một thuận lợi trong xây dựng ở những nơi
phân bố nguồn tài nguyên này.
Không chỉ dừng lại phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước mà việc khai thác nguồn tài
nguyên này còn góp phần tăng thêm mặt hàng xuất khẩu cho nền kinh tế ñất nước. Ngoài cát
thuỷ tinh (Vân hải, Nam Ô, Thuỷ triều) là mặt hàng chúng ta vẫn xuất khẩu thô thì một số mặt
hàng ñã qua chế biến (sứ Hải dương, sứ vệ sinh Thanh trì, gốm Bát tràng ) cũng ñã từng bước
xâm nhập thị trường quốc tế tạo ñiều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế
giới.
II. Hướng phát triển.
Hiện nay khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta tuy bước ñầu ñã ñược
khai thác trên quy mô lớn song thực tế ta vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng của nguồn tài nguyên
này. Vì vậy, chúng ta phải có ñịnh hướng phát triển trong tương lai ñể việc khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên khoán sản nói chung, khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nói
riêng một cách có hiệu quả cao nhất.
Trước hết, do nhu cầu trong tiêu dùng của người dân nước ta và thế giới ngày càng cao nên
trong tương lai chúng ta cần ñẩy mạnh việc khai thác, tinh chế và sản xuất các sản phẩm cao cấp
ñể ñáp ứng các nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm chúng ta
cũng cần phải ña dạng hoá mẫu mã, làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài ra, trong quá
trình khai thác thì việc kết hợp khai thác với bảo vệ là một yêu cầu cấp thiết ñối với việc khai
thác mọi nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên khoáng sản nguyên liệu sứ
gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát
triển bền vững của chúng ta.
Một khó khăn nữa của chúng ta ñó là hiện nay nước ta ñang ở giai ñoạn ñầu của quá trình
công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước nên ñiều kiện về vốn, công nghệ kỹ thuật còn hạn chế.
Do ñó cần phải kêu gọi ñầu tư, tăng cường xây dựng các công ty liên doanh, công ty 100% vốn
nước ngoài ñể huy ñộng vốn và công nghệ mới, vừa sản xuất ñược các sản phẩm cao cấp có giá
trị ñồng thời tận dụng ñược nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú góp phần phát triển kinh tế
ñất nước. Hiện nay ñây là một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế nước ta.
Định hướng lớn nhất trong tương lai cho việc phát triển khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam là sản xuất hàng xuất

khẩu. Tức là sản xuất không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước với 80 triệu dân mà phải
cung cấp hàng hoá tới thị trường của các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế
giới. Phát triển sản xuất hướng ra xuất khẩu cũng là giai ñoạn ba của quá trình công nghiệp hoá
ở các nước Đông Nam Á nói chung. Định hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển
của nền kinh tế nước ta ñồng thời cũng giúp chúng ta hoà nhập với xu hướng quốc tế hoá của
nền kinh tế thế giới.
Tóm lại từ ñịnh hướng phát triển chung thì trong mỗi giai ñoạn, với mỗi loại khoáng sản khác
nhau, tình hình sử dụng và nhu cầu khác nhau chúng ta lại có những kế hoạch khai thác và sử
dụng cụ thể, tỉ mỉ hơn khi ñó khai thác tài nguyên thiên nhiên không chỉ phục vụ cho phát triển
công nghiệp, phát triển kinh tế trước mắt mà phải ñảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, khai
thác tiết kiệm kết hợp với bảo vệ tài nguyên và môi trường giúp nền kinh tế phát triển ổn ñịnh
lâu dài.
KẾT LUẬN.
Sau một thời gian thực hiện ñề tài “ Đặc ñiểm và sự phân bố nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ
gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam” ñã hoàn thành. Qua quá trình thực hiện ñề tài, em rút ra
một số kết luận sau:
I. Một số kết luận chủ yếu.
1. Quá trình hình thành khoáng sản nguyên liệu sứ, gốm thuỷ tinh, chịu lửa gồm 3 giai
ñoạn.
Giai ñoạn phá huỷ ñá gốc (macma, trầm tích, biến chất): trong giai ñọan này, quá trình phong
hoá và nhân tố khí hậu có tính chất quyết ñịnh.
Giai ñoạn vận chuyển vật liệu: ñược thực hiện chủ yếu bởi các yếu tố nước mặt. Tuỳ thuộc
ñộng lực dòng chảy và trọng lượng vật liệu mà sự phân bố các trầm tích có sự khác nhau, gần
hoặc xa ñá gốc.
Giai ñoạn tích tụ: Quá trình tích tụ phụ thuộc nhiều vào ñịa hình thuận lợi cho sự tích tụ. Đó
là các sườn dốc, vùng trũng trước núi, bậc thềm sông biển
2. Vai trò của các yếu tố tự nhiên tới sự hình thành khoáng sản.
Trong việc hình thành các khoáng sản nguyên liệu, sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở Việt Nam
thì các yếu tố tự nhiên( ñịa chất ñịa hình, khí hậu, thuỷ văn ) có vai trò rất lớn. Mỗi yếu tố này
chúng có vai trò khác nhau, tác ñộng lẫn nhau, quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời

nhau trong quá trình tạo khoáng vật của khoáng sản nói chung, khoáng sản nguyên liệu sứ gốm,
thuỷ tinh, chịu lửa nói riêng.
Điều kiện tự nhiên nước ta rất thuận lợi cho việc tích tụ hình thành khoáng sản. Tuỳ thuộc ñịa
hình khác nhau, mà mức tích tụ ñể hình thành trữ lượng khác nhau. Qua việc phân tích, so sánh
các ñiều kiện tự nhiên ñã tìm ra vai trò của từng nhân tố tự nhiên trong việc hình thành khoáng
sản.


3. Vai trò của các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa trong nền kinh tế.
Nước ta là nước ñang phát triển nên tài nguyên là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh
tế. Các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở nước ta không chỉ là nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất công nghiệp mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị ñể thu ngoại tệ,
góp phần phát triển nền kinh tế ñất nước.
II. Những mặt còn hạn chế.
Đề tài sẽ ñạt kết quả tốt hơn nếu có ñiều kiện ñi thực tế ñể tìm hiểu, nghiên cứu các ñặc ñiểm
của tự nhiên Việt Nam.Từ ñó sẽ có nhiều tư liệu thực tế hơn thì việc giải thích vai trò của các
yếu tốtự nhiên ñối với việc hình thành khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa ở
nước ta sẽ tỉ mỉ và có sức thuyết phục hơn. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu ngắn, lượng kiến
thức có hạn, và ñối với bản thân em thì ñây là lần ñầu tiên nghiên cứu khoa học do ñó luận văn
này không tránh khỏi có thiếu sót, những nhận xét, giải thích chỉ có tính ñịnh tính, bước ñầu tìm
hiểu. Vì vậy luận văn này rất cần các ý kiến ñóng góp và bổ sung.
III. Một số ý kiến ñề xuất.
Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực vô cùng quý giá ñối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu lửa nước ta có ý nghĩa kinh tế cao vì
không chỉ phục vụ cho sản xuất công nghiệp mà còn ñể xuất khẩu. Do ñó việc khai thác nguồn
tài nguyên này cần phải lưu ý:
Phải quy ñịnh nơi ñổ ñất ñá thải hợp lý ñồng thời phải có các biện pháp “hoàn thổ” nghĩa là
sử dụng lại ñể trồng cây, trồng rừng.
Phải khai thác tiết kiệm (hiện nay tỷ lệ lãng phí là 20÷ 40%) và khai thác tổng hợp, sử dụng

tối ña các khoáng vật phụ kèm theo ñể tiết kiệm trong chi phí kinh tế và ñể sử dụng trong các
ngành công nghiệp khác của nước ta.
Thiết kế các công trình xử lý bụi, khí ñộc hại và nước thải.
Việc khai thác phải ñi ñôi với việc bảo vệ môi trường ñặc biệt là môi trường ven biển và các
cảnh quan ven biển. Khi khai thác cát thuỷ tinh ven biển có những tụ khoáng có ñộ sâu lớn (tụ
khoáng Thuỷ triều tỉnh Khánh Hoà) nên khi khai thác sẽ ảnh hưởng ñến cảnh quan môi trường
ven biển ñặc biệt là cảnh quan ven biển còn ñể du lịch, nghỉ ngơi giải trí. Vì vậy việc bảo vệ môi
trường cảnh quan vùng biển trong quá trình khai thác là hết sức cần thiết./.

Phụ lục 1.
Đặc ñiểm và trữ lượng một số tụ khoáng khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ
tinh, chịu lửa ở Việt Nam.
Tên kh sản

Tên tụ khoáng Đặc ñiểm, thành phần hoá học (%) Trữ lượng
Đông Quan Al
2
O
3
= 19; Fe
2
O
3
= 4 43 ngàn tấn
Việt Dân Al
2
O
3
= 17,8; Fe
2

O
3
= 1,1 350 ngàn tấn

Đồng Gianh
Thân sét dài 100 – 900 m, rộng 40 - 500 m, dày
3- 4m.
5026 ngàn tấn

(Tuyên Quang)

Al
2
O
3
= 28; Fe
2
O
3
=2
Núi Hồng
(Thái Nguyên)

Al
2
O
3
= 29; Fe
2
O

3
=3,2 7680 ngàn tấn

Thân sét dài 60 – 1000 m, rộng 15 - 30 m, dày
2- 4m.
SiO
2
= 67,86 - 70,30
Sét gốm
Hợp Th
ành
(Lạng Sơn)
Al
2
O
3
= 16,2 - 18,5; Fe
2
O
3
=6,0 - 8,0
370 ngàn tấn

Thạch Bình CaO = 30 - 31; MgO = 20,2 - 21,4
(Ninh Bình) Fe
2
O
3
= 0,04 - 0,19; MKN = 43,57 - 55
95 000 ngàn

tấn
CaO = 30 - 36; MgO = 16 - 22; SiO
2
= 0,01 - 3
FeO = 0,1 - 0,2; Al
2
O
3
= 0,01 - 0,05
Đolomit
Sa Pa
(Lào Cai)
SO3 = 0,02 - 0,04, MKN = 42 - 46
400 000 ngàn
tấn
SiO
2
= 71,36 - 73,05; Al
2
O
3
= 314,78 - 15,29
Fe
2
O
3
= 0,78 - 1,19; K
2
O = 3,45 - 4,06
Na

2
O = 2,45 - 3,8; MgO = 0,5 - 0,6
Minh Tân
(Hải Dương)
CaO = 0,65 - 2,03
5775 ngàn tấn

Phú Toản SiO
2
= 75,62; Al
2
O
3
= 15,55; Fe
2
O
3
= 1,06
(Quảng Nam) K
2
O = 3,33; Na
2
O = 4,45
1000 ngàn tấn

SiO
2
= 76,52; Al
2
O

3
= 13,34; Fe
2
O
3
= 0,97
CaO = 0,002; Na
2
O+K
2
O= 7,94
Felspat
Núi Bà Đ
ất
(An Giang)
MKN=0,89
221 ngàn tấn

SiO
2
=77,80 - 97,08; Al
2
O
3
=1-6,7;
Fe
2
O
3
=0,2; CaO=0,02-0.3

Đồn V
àng
(Phú Thọ)
Độ chịu lửa ~ 1730
o
C
565 000 ngàn
tấn
Đại Thị SiO
2
=77 - 97; Al
2
O
3
=1-7;
Quarzit
(Tuyên Quang)

Fe
2
O
3
=0,2-0,3; CaO=0,2-0,3.
540 000 ngàn
tấn
MgO=25,58-28,25; CaO=1,34-1.91.
Fe
2
O
3

=11,3-19,2; SiO
2
=31,12-35,94;
Magnesit

B
ản Thúng
(Sơn La)
RO=4,63-5,33; CO2=23-25; MKN=24-30,51
1 000 ngàn
tấn
Đới phong hoá mạnh: SiO
2
=26-47,5;
Al
2
O
3
=34-45; Fe
2
O
3
=0,5-2,5;
K
2
O + Na
2
O <2; MKN =13-15;
Kaolin Tr
ại Mát

(Lâm Đồng)
Đới phong hoá trung bình: SiO
2
=47-54;
33 000 ngàn
tấn
Al
2
O
3
=0,5-2,5; K
2
O+Na
2
O=2-5;
MKN=10-13;
Đới phong hoá yếu: SiO
2
=54-65;
Al
2
O
3
=20-29; Fe
2
O
3
=0,5-1,5;
K
2

O + Na
2
O =5-7; MKN =5-7;
Al
2
O
3
=15-22; SiO
2
=62-75;
Fe
2
O
3
=0,8-1,8; Ti
2
O=0,03-0,11;
MgO= 0,1-0,29; P
2
O
5
= 0,02-0,05;
K
2
O=2,6-5,1; Na
2
O=0,06-1,6
Đatala
(Lâm Đồng)
MKN=2,9-5,9

49 000 ngàn
tấn
Al
2
O
3
=10-39; SiO
2
=40-50; Ti
2
O=0,03-1;
Fe
2
O
3
=0,01-0,07; CaO=0,05-1,4;
MgO=0,05-0,5; K
2
O=0,16;
Tấn M
ài
(Quảng Ninh)

Na
2
O = 0,1-1,3; MKN=1,4-2,1
58 000 ngàn
tấn
SiO
2

=98,23; Fe
2
O
3
=0,07;
Độ hạt 0,8mm = 8,61%; 0,8-0,5mm=13,83%;
Cát thuỷ
tinh
Thu
ỷ Triều
(Khánh Hoà)
0,5-0,1mm=6,7%; 0,1mm=10,50%
34 000 ngàn
tấn
Sơn Vi Al
2
O
3
=37-38; Fe
2
O
3
=11,38;
Đisthen
(Phú Thọ) SiO
2
=40,6; CaO=1,54; RO=1,4
80 ngàn tấn

Trúc Thôn Al

2
O
3
=23,5-34; Fe
2
O
3
=2-5;
(Hải Dương) MKN=13,53; Độ chịu lửa - 1580-1730oC
11420 ngàn
tấn
SiO
2
=61-64; Fe
2
O
3
=1,5-2,5;
TiO
2
<0,7; MgO=0,3-0,5; CaO=0,5-0,7;
Sét chịu
lửa
Th
ị Cầu
(Bắc Ninh)
MKN=5; Độ chịu lửa 1580-1610oC
260 ngàn tấn



Phụ lục 2.
Bảng phân loại quy mô các mỏ khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thuỷ tinh, chịu
lửa ở Việt Nam.
Quy mô mỏ
Stt Khoáng sản Đơn vị tính
Lớn Trung bình Nhỏ
1 Sét gốm ngàn tấn >10 000 1 000-10 000 <1 000

2 Đolomit ngàn tấn MgO >10 1-1 <1
3 Felspat ngàn tấn >100 10-100 <10
4 Quarzit ngàn tấn >5 000 1 000-5 000 <1 000

5 Magnesit ngàn tấn MgO >10000 100-10000 <100
6 Kaolin ngàn tấn >5 000 1 000-5 000 <1 000

7 Cát thuỷ tinh ngàn tấn >5 000 1 000-5 000 <1 000

8 Đisthen và silimanit

ngàn tấn >1000 50-1000 <50

×