Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nguyên nhân đã đổi mới mà kết quả chưa cao pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.19 KB, 7 trang )

Nguyên nhân đã đổi mới mà kết quả chưa cao
PGS-TS Nguyễn Văn Bính cho rằng: Trường mới chỉ “kêu
gọi” GV đổi mới phương pháp nhưng “chưa có cơ chế rõ
ràng về trách nhiệm của GV”. Chính vì thế mà GV làm
cũng được, không cũng không sao.
Một phần do Sách giáo khoa
Chương trình mà sách giáo khoa hiện nay đã đạt được yêu
cầu cần thiết chưa? Điều này rất khó xác định, bởi chương
trình sách giáo khoa của ta thiên về tính “ Hàn lâm” mà
chưa thực sự coi trọng thực hành. Coi trọng từng phần từ
phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch
không cần thiết giữa lý thuyết và thực hành (giả dụ như các
bài làm văn ở chương trình trung học chưa đồng bộ với
giảng văn…). Điều này đã gây cản trở cho đổi mới phương
pháp dạy học. Hoặc đối với môn vật lý thì với cách viết
như vậy rất khó áp dụng cho một số phương pháp dạy học
mới như dạy học theo chủ đề hay dạ học dự án.
Do lỗi của nội dung thi cử trong nhiều năm qua









Cái đích
của người học lệ thuộc vào “con đường thoát thân” của họ.
Nếu yêu cầu thì chỉ cần “thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối
thiểu, ít tính sáng tạo thì dẫn đến phương pháp học tương


ứng. Người thầy có ý thức đổi mới mà vẫn phải dạy theo
phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò nghe chép”.
Do cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ,
chưa bắt kịp với tốc độ phát triển

Ở nhiều nơi, việc trang bị phương tiện dạy học cho các
trường rất chậm, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới phương
pháp dạy học của giáo viên, làm các trường phổ thông rất
bị động về khâu thiết bị, giáo viên phải "dạy chay" trong
nhiều tháng liền; chất lượng nhiều loại thiết bị chưa tốt
không tạo được niềm tin cho giáo viên khi sử dụng, làm
ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy của giáo viên. Không ít các
trường việc bảo quản các thiết bị dạy học chưa tốt do không
có phòng, không có giáo viên chuyên trách. Nhiều giáo
viên ngại sử dụng các thiết bị do thiếu kĩ năng sử dụng
hoặc do thiết bị thiếu thốn, bố trí sử dụng không hợp lí Vì
vậy trong thực tế, ở nhiều trường việc sử dụng thiết bị,
phương tiện dạy học vẫn còn mang tính đối phó, thời vụ,
chưa được thường xuyên, tình trạng "dạy chay" vẫn còn
khá phổ biến, đặc biệt là ở các trường vùng nông thôn,
miền núi
Nguyên nhân của thực trạng này là bệnh thành tích

Các trường ĐH phát động “phong trào” thì mạnh, nhưng
không kiểm soát được việc thực hiện và cũng thiếu cơ chế
để hỗ trợ, khuyến khích GV thực hiện, thiếu cơ chế ràng
buộc trách nhiệm của GV. Chính vì thế, có những sáng
kiến GV nghiên cứu và áp dụng mang lại hiệu quả tốt ở
một vài lớp, một vài thời điểm nhất định nhưng sau đó
chìm nghỉm vì không có chủ trương, không có nguồn tài

chính, không có đầu tư (phòng học, thiết bị, giáo trình
chính thức, tài liệu hướng dẫn cụ thể ) để triển khai đại
trà. Khoa Vật lý trường ĐHSP HN trong nhiều năm đã vận
dụng phương pháp với tên gọi “Bàn tay nặn bột” một
phương pháp có thể bồi dưỡng cho GV tiểu học để áp dụng
dạy cho HS. “Bàn tay nặn bột” được phổ biến cho SV khoa
GD Tiểu học của trường và thí điểm ở một vài trường tiểu
học ở HN. Nhưng phương pháp này cũng chỉ dừng lại ở đó.
Một số phương pháp dạy học ở ĐHSPHN có thể kết hợp có
hiệu quả, như dạy học tương tác, hướng dẫn HS tự học trên
cơ sở khai thác các nguồn thông tin, tài liệu khác, nhau, áp
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và tự học của
SV Nhưng những phương pháp trên không được nhân
rộng và chỉ dừng lại ở đối tượng học là SV các lớp cử nhân
chất lượng cao.
Một phần nguyên nhân nữa là ở phía Giáo Viên

Việc sử dụng, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
vào quá trình dạy học còn hạn chế do “tính ì”, ‘ngại khó”,
do lúng túng trong việc kế thừa các phương pháp dạy học
truyền thống và việc áp dụng các phương pháp dạy học
hiện đại, do khả năng tự học của một số giáo viên còn hạn
chế nên không sử dụng được các thiết bị dạy học hiện đại ,
không tiếp cận các phương pháp dạy học mới.
Do số lượng HS đông, mặt bằng kiến thức nhiều nơi còn
thấp

Tỷ lệ HS,SV/GV cao không những khiến GV phải dạy
nhiều mà khó có thể áp dụng những phương pháp dạy học
linh hoạt (chia nhóm, thảo luận, khuyến khích SV tự tìm

hiểu, bày tỏ ý kiến ). Tình trạng một lớp học có năm mươi
học sinh, hay trăm sinh viên còn phổ biến cộng với số HS
bắt nhịp với cách học hiện đại chưa nhiều. Với điều kiện
trên, cùng với sự thiếu hứng thú của GV, và quan điểm “đổi
mới” không mạnh mẽ của lãnh đạo trường, việc đổi mới
phương pháp khó có thể đi từ “phong trào” đến thực tế.
Việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, thay sách,

mang lại hiệu quả chưa cao; thiếu sự đồng bộ giữa các cấp
quản lí và GV triển khai
Do cơ chế của ngành

Đời sống của GV, chế độ động viên, khuyến khích có quan
tâm nhưng chưa cao so với mặt bằng chung của xã hội;
chưa tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ.( cơ
chế tiền lương, cơ chế quản lý)
Chưa có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của GV

PGS-TS Nguyễn Văn Bính cho rằng: Trường mới chỉ “kêu
gọi” GV đổi mới phương pháp nhưng “chưa có cơ chế rõ
ràng về trách nhiệm của GV”. Chính vì thế mà GV làm
cũng được, không cũng không sao. Tình trạng chung của
nhiều trường ĐH, trong đó có các trường sư phạm là việc
GV lao vào việc đi dạy như “ong thợ”, dạy chính quy, dạy
tại chức, dạy từ xa, dạy luyện thi ĐH GV không có thời
gian cho nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu
phương pháp dạy học hiệu quả. Trong quá trình tiến lên “tự
chủ”, các trường không có được cơ chế rõ ràng, gắn quyền
lợi với trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm đổi mới
phương pháp giảng dạy, để hướng đến mục đích dạy cho

SV chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng thì vấn đề “đổi
mới” có chăng chỉ là yếu tố để “báo cáo thành tích”

×