Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ba giai đoạn của bệnh viêm cơ tim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.93 KB, 5 trang )


Ba giai đoạn của bệnh
viêm cơ tim


Sự khởi phát và phát triển của bệnh viêm cơ tim trải qua ba giai đoạn
cơ bản như sau:
Giai đoạn 1: Nhiễm Virus
Các chủng enterovirus như Coxsackie B3 và B4 là những virus ưu thế
được phát hiện cả về huyết thanh hoặc phương pháp phân tử trực tiếp như
PCR(polymerase chain reaction) hoặc lai hoá in situ (in situ hybridization).
Gần đây do kỷ thuật phân tử phát triển hơn và do dịch tể học đã thay
đổi, một số tác nhân virus trở nên chiếm ưu thế. Đó là adenovirus mà thường
gặp ở người trẻ, virus viêm gan C. Nhiễm HIV thường liên quan với suy tim
mất bù
Gần đây người ta đã xác định được receptor coxsackie-adenovirus
(CAR) mà nó cho phép đưa genome virus Coxsackie vào trong sau khi kết
dính và là bước tiếp theo để nhiễm virus, tuơng tự CAR cho adenovirus
Giai đoạn 1 của bệnh được khởi động bằng cách virus gây bệnh xâm
nhập và tăng sinh ở trong cơ tim. Giai đoạn 1 cũng bao hàm cả hoạt hoá hệ
thống miễn dịch vật chủ mà nó làm giảm tăng sinh virus nhưng đồng thời
làm gia tăng xâm nhập virus vào bên trong.
Giai đoạn 2: Tự miễn
Lý tưởng nhất, hệ thống miễn dịch tự trở về tình trạng nghỉ ngơi ban
đầu nếu như tăng sinh virus được kiểm soát. Tuy nhiên nếu hoạt hoá miễn
dịch của vật chủ vẫn tiếp tục không suy giảm dù đã loại bỏ được virus thì
bệnh tự miễn có thể sẽ xãy ra và khởi phát giai đoạn 2.
Tế bào T tự phản ứng: Khi có nhiễm virus ở cơ tim, tế bào T bị khởi
động theo miễn dịch trung gian qua tế bào kinh điển. Các đoạn peptide virus
được xử lý ở bộ máy Golgi của tế bào vật chủ và trình bày tại bề mặt tế bào.
Hoạt hoá miễn dịch này có tính chất bảo vệ khi mà tế bào T tìm kiếm


những tế bào nhiễm virus và phá huỷ chúng bằng cách sản xuất cytokine
hoặc ly giải tế bào qua trung gian perforin.
Tuy nhiên hoạt hoá tiếp tục tế bào T cuối cùng gây hại cho vật chủ,
bởi vì tổn thương qua trung gian cytokine và tế bào T làm giảm số lượng
đơn vị co bóp cuả cơ tim.
Tác dụng này tích lũy dần gây suy giảm chức năng co bóp mà dẫn đến
tái cấu trúc lâu dài và tiến triển bệnh cơ tim dãn nỡ.
Hoạt hoá cytokine: Chất trung gian chủ yếu hoạt hoá miễn dịch và
duy trì đáp ứng miễn dịch là cytokines. Matsumori và cs cho thấy rằng các
bệnh nhân viêm cơ tim có hoạt hoá mạnh mẽ cytokine bao gồm yêú tố hoại
tử mô a (TNF-a ), interleukin-1 và 6.
Cytokine góp phần quan trọng đối với dạng biểu hiện bệnh. Thực tế,
một số bệnh nhân rối loạn chức năng thất phục hồi hoàn tòan có thể do tiếp
xúc ngắn hạn với cytokine.
Gần đây, một nghiên cứu bệnh sử tự nhiên ở bệnh nhân viêm cơ tim
tối cấp so với người viêm cơ tim không tối cấp, cho thấy rằng theo dõi sau
5,6 năm, 93% bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp còn sống so với 45% người
viêm cơ tim nhẹ hơn.
Giai đoạn 3: Bệnh cơ tim giãn nỡ
Cytokine có thể góp phần tiến triển bệnh cơ tim dãn nỡ. Trong giai
đoạn miễn dịch, chúng hoạt hoá matrix metalloproteinase như gelatinase,
collagenase và elastase. Bệnh lý cơ tim dãn nỡ gặp trong mẫu thực nghiệm
có thể cải thiện qua điều trị nhằm ngăn cản vào sự thoái gián chất gian bào
như là chất ức chế elastase.
Virus cũng có thể trực tiếp gây cái chết của tế bào cơ tim. Sự tồn tại
virus tiếp tục sẽ liên quan với hậu quả xấu hơn (tử vong sớm hoặc cần ghép
tim).
Trong giai đoạn sau của quá trình hoạt hoá miễn dịch, cytokine giữ
vai trò hàng đầu gây tái cấu trúc bất lợi và tiến triển suy tim. Điều này thể
hiện rõ trong nghiên cứu của Nakamura và cs. Lúc đầu, họ cho nhiễm virus

chỉ gây bệnh tim nhẹ. Tuy nhiên, ở lần đưa vào thứ 2 nhiều ngày sau đó , tim
nhanh chóng bị dãn nỡ.
Bệnh cơ tim tiến triển dù không có sự tăng sinh của virus nhưng nó
liên quan với sự gia tăng nồng độ cytokine như yếu tố hoại tử mô (TNF)

×