Tìm hiểu chung về bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tên gọi chung một nhóm
bệnh ở phổi do tắc nghẽn thông khí.Theo định nghĩa của GOLD 2003
BPTNMT là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng không khí trong
các đường hô hấp, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Phần lớn các
bệnh này là do hút thuốc lá, nhưng một số nhỏ do nguyên nhân khác như hít
phải độc tố hay bụi hóa học, ô nhiễm. Một số trường hợp nhiễm bệnh không
rõ nguyên nhân - có thể do bẩm sinh.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.600 người ở Hà
Nội năm 2005, 6,8% số người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân nội trú điều trị căn
bệnh này chiếm 26%. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong rất cao, chỉ
đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.
Những bệnh điển hình của dạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Viêm phế quản mạn
- Khí thủng
Các yếu tố nguy cơ
- Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT hàng đầu. Người hút
thuốc dễ bị BPTNMT gấp 10 lần hơn người không hút thuốc. 80-90% bệnh
nhân BPTNMT có hút thuốc. Gần 50% những người hút thuốc lâu dài sẽ bị
BPTNMT (hút >20gói năm thì nguy cơ bọ COPD là rất cao). Hút thuốc lá
thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chú ý nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong khi có thai nó ảnh hưởng
không những phổi và sức khoẻ của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến
sự trưởng thành của phổi con.
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà với khói lò
sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than gây nên khoảng 20% các trường hợp
BPTNMT trên thế giới. Ô nhiễm không khí với khói của các nhà máy, khói
của các động cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố nguy
cơ gây bệnh.
- Các yếu tố khác: Thiếu a1-antitrypsin là yếu tố di truyền được xác
định chắc chắn gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tăng tính phản ứng của
phế quản cũng là yếu tố nguy cơ làm phát triển BPTNMT.
[2]
Cơ chế sinh bệnh
- Bệnh PTNMT có liên quan đến phản ứng viêm và các yêu tố nguy
cơ:khói thuốc lá,khí độc khi vào đường dẫn khí thì chính các khí này kích
thích đại thực bào và các tế bào thượng bì tiết ra các TNF alpha và các chất
trung gian gây viêm như IL8 Cho nên phản ứng viêm trong bệnh này chính
là đáp ứng bảo vệ của đường hô hấp trước những tác động của khói thuốc và
các chất độc khác.
- Thiếu alpha1 antiytripsin: đây là một chất ức chế một số protein như
là neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thủng; elastin là
một thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase. Sự
mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây nên sự
phá huỷ phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của antiproteinase do
stress oxy hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy cơ khác của
BPTNMT.
Sinh lý bệnh
- Sự giới hạn lưu lượng khí thở trong BPTNMT thường không hồi
phục và chỉ có một số ít có khả năng hồi phục do hiện tượng tái cấu trúc lại
gây xơ hoá và hẹp đường thở nhỏ.
Những vị trí thường xảy ra là các tiểu phế quản hay một số các phế
quản có đường kính dưới 2mmm. Chính chúng gây ra kháng lực đường thở
(tăng > 2lần so với bình thường) cho nên khi đo chức năng hô hấp thì ta có
FEV1 và FEV1/FVC giảm. Trong thực tế điều này chứng tỏ có sự giới hạn
lưu lượng khí. Cũng chính sự tăng kháng lực đường thở này chúng tăng số
lượng phá huỷ các tế bào, tăng khí phế thủng
- Tổn thương và khí phế thủng gây nên sự mất cân bằng giữa tỷ tưới
máu và thông khí cho nên nó dẫn đến thiếu oxi máu, lúc đầu chỉ thiếu oxi
máu khi gắng sức, sau đó tiến triển nặng dần dẫn đến thiếu oxi máu cả khi
nghỉ ngơi.
- Tăng áp phổi và tâm phế mạng.
Triệu chứng
Triệu chứng của BPTNMT phát triển chậm. Những triệu chứng đầu
tiên có vẻ nhẹ, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan
tâm:
- Ho - khi đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần suốt ngày
đêm
- Ho ra đàm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc lên
- Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn
luôn thấy khó thở, không di chuyển được - nhiều trường hợp phải dùng mặt
nạ thở ôxy trường kỳ
- Thở khò khè hay như hen suyễn - do phế nang bị sưng và đàm làm
nghẽn
- Mệt nhọc, thiếu sức
- Ngực bị nén
- Viêm phổi
Phân loại giai đoạn lâm sàng theo GOLD 2003
1. Giai đoạn 0: Những cá thể mang những yêu tố nguy cơ của bệnh.
2. Giai đoạn I: Ho mãn tính và khạc đàm - Những triệu chứng này có
thể tồn tại rất nhiều năm trước khi có các dấu hiệu của giới hạn lưu thông
khí và thường bệnh nhân không để ý những triệu chứng này
3. Giai đoạn II: Giai đoạn này bệnh nhân thường có triệu chứng khó
thở khi gắng sức và đây là giai đoạn bệnh nhân thường được chẩn đoán là
BPTNMT.
4. Giai đoạn III, IV: triệu chứng khó thở ngày càng nặng thêm và xảy
ra thường xuyên hơn khi nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn có thể có những biến
chứng
Phân độ trầm trọng của bệnh theo lâm sàng
1. Đợt bộc phát nhẹ: một trong các triệu chứng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Ho tăng và khi khám phổi có khả năng nghe được rale rít
2. Đợt bộc phát vừa có 2 trong ba triệu chứng
3. Đợt bộc phát nặng có 3 triệu chứng