Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chú ý chẩn đoán lao ở trẻ em nhiễm HIV ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.48 KB, 3 trang )

Chú ý chẩn đoán lao ở trẻ
em nhiễm HIV

Người nhiễm HIV thì nguy cơ nhiễm lao cao hơn người bình thường.
Và bệnh Lao lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân nhiễm
HIV.
Bệnh Lao ở trẻ em khác bệnh lao ở người lớn và bệnh lao ở trẻ em
nhiễm HIV còn khác biệt hơn nữa do đó cần chú ý trong việc chẩn đoán lao
ở trẻ em nhiễm HIV để có thể phát hiện sớm và điều trị dự phòng cho trẻ.
Hoặc điều trị sớm tránh trường hợp bệnh lao lan tỏa ra khắp cơ thể.
Giáo sư, Tiến sĩ Troy.M.Martin đang hỗ trợ về kỹ thuật trong việc
chẩn đoán và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV ở những tỉnh dự án của Quỹ
Clinton cho biết:
Chẩn đoán lao ở trẻ em khó hơn chẩn đoán lao ở người lớn và thường
phải dự đoán. Chẩn đoán phải dựa vào: kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng
lâm sàng; tiền sử tiếp xúc với người nhà nhiễm lao; Test dưới da; X quang
phổi.
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đờm thường khó vì trẻ em ít khi ho ra
đờm nên việc lấy đờm làm xét nghiệm cũng khó khăn hoặc nếu có ho ra
đờm thì cũng ít khi tìm thấy trực khuẩn lao. Khi HIV đang tiến triển test
dưới da (thử măng tu) thường cho kết quả âm tính. Do đó, kết quả test dưới
da âm tính không có nghĩa là trẻ không nhiễm lao. Chụp X quang phổi là xét
nghiệm giúp ích nhất cho chẩn đoán.
Trẻ em thường nhiễm lao từ những thành viên trong gia đình như bố,
mẹ, ông bà, anh, chị, em. Do đó, khi các cháu đến khám bệnh, bác sĩ phải
hỏi xem trong gia đình có ai mắc bệnh lao hay không? Nếu mắc thì đã được
điều trị chưa? Điều trị theo phác đồ nào? Dùng thuốc gì? Điều này vô cùng
quan trọng vì nếu trẻ bị nhiễm lao từ một người mắc lao kháng thuốc thì
chủng kháng thuốc đó có thể truyền cho em bé.
Lao kháng thuốc gồm có: Kháng một thuốc, kháng nhiều thuốc và
kháng đa thuốc. Kháng một thuốc là chỉ kháng với một thuốc điều trị lao.


Kháng nhiều thuốc là kháng với hơn một thuốc điều trị lao, nhưng không
kháng đồng thời với cả INH và RIF. Kháng đa thuốc là kháng ít nhất đồng
thời cả INH và RIF - hai thuốc được xem là điều trị lao hiệu quả nhất.
Trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ lao ngoài phổi và nhiễm Mycobacteria
máu tăng cùng với tiến triển của tình trạng suy giảm miễn dịch. Nhiễm HIV
làm cho bệnh Lao tiến triển nhanh hơn; làm tăng nguy cơ bệnh toàn thể (lao
kê), bệnh thần kinh trung ương (viêm màng não), nhiều hạch trong lồng
ngực, hạch nội tạng (lao ổ bụng).
Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bệnh lao dễ lan tỏa ra cả
cơ thể do đó cần chú ý chẩn đoán lao sớm ở trẻ nhiễm HIV. Phát hiện lao
sớm, dùng thuốc điều trị INH có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao.

×