Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những khái niệm người dùng cần lưu ý khi chụp ảnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.22 KB, 7 trang )

Những khái niệm người dùng cần lưu ý khi chụp ảnh
Có những yếu tố bạn cần quan tâm khi bắt đầu bước
chân vào con đường chụp ảnh.
Chụp ảnh là một nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì đương
nhiên không phải ai cũng có thể thành nghệ sỹ một cách dễ
dàng. Chụp được một bức ảnh xuất xắc, để đời là điều cực
khó nhưng tạo ra một bức ảnh nhìn được hoặc thậm chí là
đẹp không phải là một điều quá khó. Muốn vậy, các bạn
phải có những kiến thức cơ bản về chụp ảnh và máy ảnh.
Bài viết sau đây EasyVN.NET sẽ giới thiệu một số khái
niệm cơ bản về việc chụp ảnh để các bạn có thể tham khảo.



Lưu ý, đây chỉ là những kiến thức hết sức căn bản, là
những điều đơn giản và các thông số trong việc chụp ảnh
mà người dùng bắt đầu cần lưu tâm. Cùng tìm hiểu những
ảnh hưởng cơ bản, trực quan và cần tìm hiểu nhất của các
thông số đó với GenK nhé!

Tiêu cự ống kính

Ống kính của máy ảnh thực chất là các hệ thấu kính được
ghép với nhau. Ảnh đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào
yếu tố này. Tất cả các máy ảnh từ rẻ tiền tới đắt tiền đều sử
dụng ống kính (không phải như một số người tưởng các
máy PnS không có ống kính - đơn giản bởi đó là các ống
kính built-in không thể tháo rời). Một trong những thông số
quan trọng và cần quan tâm nhất của ống kính chính là tiêu
cự.




Tiêu cự ảnh hưởng tới nhiều yếu tố của tấm ảnh nhưng với
những người bắt đầu cần biết ảnh hưởng lớn và trực quan
nhất của tiêu cự là khoảng cách chụp. Hiểu đơn giản thì với
tiêu cự càng dài thì bạn càng chụp được những tấm hình ở
xa và ngược lại. Đương nhiên, tiêu cự càng dài thì góc nhìn
càng hẹp. Trên máy FX, tiêu cự 50 có góc nhìn tương
đương với mắt người, nhỏ hơn 50 là góc rộng, lớn hơn 50
là tele. Các máy ảnh ghi Zoom quang 5x chẳng hạn tức là
tỷ lệ giữ tiêu cực nhỏ nhất và lớn nhất là 5 lần chứ không
hẳn là máy có thể chụp ảnh ngoài xa hơn mắt người nhìn 5
lần.

Trên các máy, bạn có thể xem thông số này ở viền ống kính
được ghi dưới dạng xx.x - zz.zmm (ví dụ ở G10 là 6.1 -
30.5mm).

Khẩu độ (Độ mở ống kính)

Thông số thứ 2 cũng là của ống kính và cũng cực kỳ đáng
quan tâm chính là độ mở của ống kính hay khẩu độ. Chỉ số
này được tính bằng đơn vị f-stop. Hiểu đơn giản thì đây là
tỷ lệ giữa tiêu cự đường kính khẩu độ. Trên máy ảnh, chỉ số
này được ký hiệu: fx như: f1.4 (độ mở là nhất là 1.4).



Khẩu độ ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố của một tấm ảnh
như độ nét, độ sâu trường ảnh (DOF) Nhưng với người

mới bắt đầu, ảnh hưởng cần quan tâm nhất chính là độ sáng
của tấm ảnh. Đại khái, khẩu độ càng lớn (f nhỏ) thì ảnh
càng sáng, khẩu độ nhỏ (f lớn) thì ảnh sẽ tối hơn. Khẩu độ
là phần quan trọng để chỉnh độ sáng của tấm ảnh.

Đương nhiên, ống kính có độ mở lớn hoặc ống 1 khẩu sẽ có
giá đắt hơn rất nhiều. Ví dụ như ống 18-55 f3.5 - 5.6 có giá
chỉ hơn 100$ trong khi ống 18 -55 f2.8 có giá tới hơn
1000$.

Tốc độ chụp

Tốc độ chụp tương đồng với thời gian phơi sáng của bức
ảnh (thời gian đóng mở cửa trập khi chụp một tấm ảnh).
Thời gian này thường là 1/x s nên để tiện lợi người ta
thường ký hiệu tốc độ 1/x s = x. Ví dụ, tốc độ chụp là
1/250s thì tốc độ là 250. Cỏn nếu thời gian này dài hơn 1s
thì sẽ được ký hiệu là x'' ví dụ: 5'' tức là thời gian đóng mở
cửa trập là 5s.




Hình ảnh mang tính minh họa.


Cũng như hai yếu tố trên, tốc độ chụp ảnh hưởng đến nhiều
yếu tố của bức ảnh. Nhưng với người dùng phổ thông thì có
yếu tố bị ảnh hưởng nhiều và trực quan nhất từ tốc độ chụp
là ánh sáng.


Tốc độ càng nhanh, ảnh càng tối (cùng các thông số khác)
và ngược lại. Ngoài ra, khi chụp ở tốc độ cao, ảnh hưởng từ
việc rung tay cũng được hạn chế khi chụp ảnh. Theo lý
thuyết, khi chụp ở ở tốc độ 1/ tiêu cự thì gần như triệt tiêu
hoàn toàn ảnh hưởng của yếu tố này. Ví dụ: chụp với ống
có tiêu cự là 50, nếu thời gian phơi sáng là 1/50s hay tốc độ
là 50.

×