Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

10 chú ý nhỏ trong chụp hình ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 17 trang )

10 chú ý nhỏ để có một tấm hình đẹp
1: Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để
ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để
khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho
ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào
máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
Đứng chụp cao quá ___Như thế này tốt hơn
2: Chú ý đến hình nền phía sau Đối Tượng:
Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải qua sát khung cảnh xung
quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi bấm máy, nó rất cần thiết cho
bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để một cái cây, cọc…mọt lên từ đầu của chủ
thể. Không để ánh sáng phía sau lấy mất sự chú ý của người xem từ chủ thể.
Nền sau sáng quá. _______ Thế này chủ thể sẽ nổi hơn
lại có cây mọc trên đầu
3: Học cách dùng đèn ngoài trời.
Đèn không chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu
ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình người ngoài ánh sáng mặt trời,
nếu chụp không cùng chiều với chiều anh sáng thì ta nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi
mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…
Chủ thể quá tối khi chụp ngược sáng. ____ Với đèn đối tượng sẽ sáng hơn
4: Tiến gần đến chủ thể:
Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn là tâm điểm của tấm hình, do đó
khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá, sẽ không
khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên, cũng không đến gần quá, không nên đến sát
quá 1m.
Nhìn cũng được ________ Xích lại một chút thì khá hơn
5: Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.
Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì mới đúng,
quan niệm này hoàn toàn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh tối tượng chụp thì
ta nên cho đối tượng ra ngoài biên của tấm hình, nằm càng gần hai đường chia hình ra làm 3


phần bằng nhau càng tốt.
Hình không bắt mắt . _________________________ Đẹp hơn
6: Cẩn thận khi lấy nét
Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình đề lấy nét. Trong
khi ta lại muốn đối tượng chụp không đứng giữa tâm hình. Do đó, nếu không cẩn thận chúng ta
sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối tượng, ta bấm
nút chụp xuống một nửa(không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó, sau đó ta thay đổi vị trí của
máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi bấm tiếp một nữa còn lại để chụp.Với máy ảnh số ta có thể
tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.
Lấy nét sai rồi, hay là muốn ___Như thế này mới đúng
chụp mấy con cá.
7: Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.
Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù
hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này không quá 3m. Nếu thấy hơn
tối thì cứ dùng đèn.
Không chụp đèn, đèn chiếu không tới. ___________Có đèn
8: Chú ý đến Ánh Sáng:
Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan sáng môi
trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, không nên để đối tượng chụp
dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì nên chụp
vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
Loang lổ quá . __________ Ánh sáng phía sau thật tuyệt
9: Chụp hình đứng
Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, không phải lúc nào cũng đẹp, hay xoay
máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc, bạn sẽ có những tấm hình
thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn hình dọc thay vi hình
nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la, rộng lớn…
Nhìn cũng được. _______________ Thế này thấy vĩ đại hơn

10: Hãy cho người được chụp biết phải làm gì.
Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên. Hãy nói cho
họ phải làm gì, đứng thế nào…bởi vì không phải ai cũng là người mẫu. Hãy làm những động tác
gây chú ý, tránh có những khuân mặt thờ ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của
bạn.
Nhàm chán. __________________________Rất bắt mắt
Bài viết bởi cuhiep @ VNPhoto.net
Chụp ảnh Macro - thật đơn giản
Chào các anh chị và các bạn,
Thời gian gần đây, phong trào chụp Macro có vẻ được ưa chuộng. Cũng như mình trước đây,
một số bác mới vào thể lọai này không tránh khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy, mình muốn chia sẻ với các bạn
một vài vấn đề về chụp ảnh Macro của bản thân, một thể lọai mà mình rất thích.
Thật vậy, trong khi thời gian ngày càng khép kín vì công việc, những chuyến đi chụp ảnh xa
thành phố đòi hỏi phải có thời gian và chi phí nhất định nên những chuyến đi như vậy cũng
không phải muốn là đi ngay được trong khi đam mê chụp ảnh thì không lúc nào nguôi. Với những
người ăn với vợ, ngủ với Computer và mơ thấy tay đang bóp … cò như mình thì việc tìm một đề
tài để thỏa nỗi khát khao mỗi khi có chút thời gian quả thật khó khăn, và Macro là một đề tài hòan
tòan thỏa mãn được điều đó.
Lúc đầu mình cũng rất bỡ ngỡ về kỹ thuật này, nhìn những ảnh của bác VPT, Ravic… chụp ong
bướm mình rất là ngưỡng mộ và tìm hiểu, cũng được các anh ấy hướng dẫn tận tình cộng thêm
tư vấn về kỹ thuật của bác Macatang nên mình cũng cố đầu tư một vài dụng cụ để tiến hành
chụp Macro.
Qua thời gian thực tế mình nghĩ việc chụp ảnh macro không thật sự khó khăn nếu bạn chịu khó
và kiên nhẫn.
Phương tiện của mình là:
Nikon D70s + Nikkor Micro 60mm f/2.8 + 2x teleconverter + Nikon Flash SB-800 + 20mm
Extention tube (cái này ít dùng).
Kỹ thuật:
Kỹ thuật chủ yếu của thể lọai này theo mình là khống chế tốt DOF, vì lọai côn trùng rất bé nhỏ
nên ở khỏang cách rất gần (thường thì khỏang dưới 10cm) DOF sẽ rất mỏng (có thể là vài mm).

Mình sẽ đóng khẩu độ thật nhỏ cỡ 16 hay 22 để cố lấy DOF thật sâu nếu lọai côn trùng nhỏ như
Ruồi hay Nhện.
Như ảnh này mình set f=16:
Khi bạn chụp càng gần thì càng phải khép nhỏ khẩu độ.
Như ảnh này mình set f=22:
Điều này sẽ nảy ra một khó khăn là tốc độ sẽ không đủ để có thể bắt kịp động tác và tránh rung
máy, đảm bảo nét căng, tăng ISO thì noise nhiều. Để khắc phục được điều này mình thường sử
dụng đèn flash để có được tốc độ đủ để không rung máy, thế nhưng thường thì khi khép khẩu và
dùng flash thì background sẽ tối thui, trong một số trường hợp thì điều này sẽ nhấn mạnh chủ thể
một cách ấn tượng nhưng cũng có khi mình thích cái background màu xanh sẽ dịu dàng êm ái
hơn. Điều này thì tùy ý thích của mỗi người. Mình dùng SB-800 của Nikon nên flash sẽ tự động
kiểm sóat lượng sáng theo tốc độ nên mình thỏai mái set tốc độ theo ý mình, mình thường set
flash ở TTL BL (mình nghĩ chắc Canon cũng vậy thôi).
Với những lọai côn trùng lớn hơn như Bướm hay chuồn chuồn thì có vẻ là dễ nhưng thật ra mình
lại thấy khó hơn. Phải khống chế thật tốt để chủ thể vừa rõ nhưng background phải mờ. Vì lens
cách xa chủ thể hơn nên phải mở khẩu độ để xóa mờ background, mình thường set 4 hoặc 5.6,
Như ảnh này mình set f=4.5:
Nhưng nếu khống chế không tốt thì backgound sẽ rõ thì mất hay. Vả lại với lòai bướm hay chuồn
chuồn mà dùng flash thì dễ bị bóng đổ thẳng nhìn rất khó chịu nên chọn góc chụp quả thật rất
khó khăn, (lọai ring flash dành cho chụp macro khỏang trên 300USD).
Đối với chuồn chuồn kim thì còn phải để góc máy sao cho lấy vừa đủ nét cả đầu lẫn đuôi con
chuồn chuồn (song song với sensor). Nếu tập tốt kỹ thuật này bạn sẽ dễ dàng chụp mấy cái
mạng nhện.
Còn việc tìm các lọai côn trùng nhỏ bé cũng là một việc vui không kém.
Bướm thì Tao Đàn, Sở Thú, Đầm Sen, chùa chiền… đồng ruộng chỗ nào cũng có, chỉ phải tìm
con nào đẹp mà thôi, có con cứ bay suốt không biết mệt, có con thì hiền khô nhưng màu thì xám
xịt thấy mà ghét, có con thì đẹp và hay làm mẫu rất dễ tính thì lại rách teng beng (chắc do mấy
chú bướm đực nghịch quá đà). Tìm được một con vừa ý thì cố mà theo, rón rén, nhè nhẹ bước
chân như ăn trộm.
Ong thì Tao Đàn và Bách Tùng Diệp có lẽ nhiều hơn cả (mà Bách Tùng Diệp có thể gọi café vừa

uống vừa chụp luôn), lọai này to hơn con ruồi một tí nên DOF mệt mỏi, được cái nhiều và tụi nó
cũng tham hút mật lấy phấn nên chả quan tâm đến mình. Chịu khó phơi nắng và tìm mấy con có
đeo phấn cho ấn tượng, tìm bông có hai con một lúc thì tuyệt hơn, tụi này khi hút mật thì hay cụp
đầu xuống nên nhớ canh nó vừa ngẩng lên chuẩn bị bay chụp sẽ đẹp hơn, kẻo lại bị đâm là bố
cục xấu. Còn có con đang bay mà bác VPT vẫn chụp được thì mình đang tập mà chưa được.
Ruồi cỏ thì chỗ nào cũng có (không phải ruồi nhà nhỏ xíu đâu nhé), lọai này hiền nhưng đầu nhỏ,
chụp với flash thì từ chuyên môn gọi là bị “dập mắt”, lọai này hay “cõng bạn” lắm (bác
HuyQuanTic và XYZ hay khai thác khỏan này).
Còn ruồi xanh (như ảnh đầu) thì hay đậu chỗ mấy cái hoa nhãn, lọai này mắt to, đỏ chụp ít “dập
mắt”, nói chung mình thích mấy thằng này hơn vì nhà mình có nhiều. Chụp ruồi nói chung là dễ
hơn ong, hiền thục, ít bay.
Nhện lông (lọai Rau câu của bác Maycatang) thì hay trong kẽ lá, khi đi chụp macro thì phải chú ý
mới tìm được lọai này. Mình thấy nó hay ở mấy cây Đại tướng quân (nhìn từ dưới lên). Còn lọai
ít lông thì có mạng nhện đàng hòang, lọai này bụng bự và tròn vo, chụp sao cho lấy được mấy
cái tơ nhện mới thích. Nói chung lòai nhện thật độc ác, mình bắt quả tang thấy nó xơi luôn cả
đồng lọai mới ghê chứ.
Chuồn chuồn cũng ác không kém, cũng ăn thịt tươi luôn:
Lọai chuồn chuồn xanh vằn thì xấu mà nhiều, rất hiền và chịu làm mẫu lắm. Loại đỏ thì bay tối
ngày, mình chưa có được tấm nào của nó. Chuồn chuồn kim thì hay ở ao tù nước đọng, hôm đi
Tây Ninh chụp được vài phát thì chân mình bị vài con đỉa nó xơi chảy máu quá trời (mà đỉa xấu
quá chứ không mình cũng chụp luôn). Sau này mới biết cách nhà mình mấy trăm m có quá trời
Chuồn chuồn kim luôn. Lọai này theo mình khống chế DOF khó nhất, bé tí. Mình thấy mấy lần
hai đứa tụi nó chơi bắn bi mà chụp không được (thấy bác Ravic có mấy kiểu này hay ghê).
Các bác lưu ý là công viên lâu lâu họ có xịt thuốc nên mẫu chết hết nhé, chứ không như bác
Maycatang bảo thanhcong67 thủ tiêu mẫu đâu.
Ôi, còn nhiều lọai lắm nào là kiến vàng, bọ, cào cào, ốc sên và nhiều lọai mà mình chả biết tên.
Nói chung thể lọai này tưởng khó mà dễ, vậy mà không thích thì lại là khó. Khó vậy mà chụp
xong xem trên máy chưa chắc ăn, phải vào PC xem mới chắc. Mình hay canh nét kỹ rồi chụp
từng ảnh thôi, chụp hàng lọat cũng được nhưng flash nạp không kịp, tối. Vả lại Raw chụp nhiều

xóa mệt. Thêm nữa nên cố tập chụp ở khoảng cách gần nhất có thể, tập bố cục luôn khi chụp, về
crop lại cũng crop ít thôi phòng khi có tấm ưng ý rửa 50x70cm nhát con nít cũng OK chứ crop
nhiều mất hay của thể lọai này mất.
Các bác thử đi, cố gắng vậy nhưng chụp xong mà có được một tấm ưng ý nét căng, lông lá “lên
hết” xem nó sướng cỡ nào, cực sướng luôn ấy chứ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm cá nhân của mình, vì cũng mới chụp nên không tránh khỏi thiếu
sót, mong các bác góp ý thêm.
Còn những cách chụp bằng cách xoay ngược ống kính hay bằng cách khác mong các bác đã
dùng qua chia sẻ thêm.
Cám ơn các bạn,
Bài viết bởi thanhcong67@ VNPhoto.net

×