Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phương pháp học tập cộng tác pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.18 KB, 16 trang )

Phương pháp học tập cộng tác: Làm việc theo nhóm nhỏ
Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng, cho dù nội dung môn học như thế
nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng
học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình
thức dạy học khác.
Barbara Gross Davis, Tools for Teaching
Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của cách dạy truyền thống
cũng như hình thức thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các
trường đại học. Nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đã thấy được giá trị
của việc phân sinh viên làm việc cộng tác theo nhóm. Làm việc theo
nhóm nhỏ trong và ngoài giờ học là một phần bổ sung quan trọng cho
các bài giảng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào
các tình huống cần đến các kỹ năng suy nghĩ đào sâu. Trong một cuộc
nói chuyện gần đây về chủ đề Những Giáo viên được trao Giải thưởng
có tên là “Hãy để sinh viên tự học - theo nhóm”, Giáo sư Khoa học Sinh
học - Hiệu trưởng Emeritus Donald Kennedy đã phát biểu về vấn đề này.
Ông nhắc người nghe rằng sinh viên ĐH Stanford “giúp đỡ nhau rất
nhiều” trong việc học tập. Điều quan trọng là các giáo viên phải biết
cách tận dụng bằng cách tạo cơ hội và hình thành thói quen cho sinh
viên thực hành các phương pháp học tập nhóm.
Trong khi nhiều giáo viên thỉnh thoảng mới chia lớp học thành nhiều
nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập ngắn thì hình thức làm việc theo
nhóm được đề cập ở đây chỉ nói đến các đề tài kéo dài hàng tiết, trong
nhiều buổi học hoặc vài tháng. Giáo viên phân chia sinh viên thành từng
nhóm hoặc sinh viên tự chọn nhóm cho mình và tất nhiên mỗi cách đều
có mặt lợi và mặt hại. Nhưng điều chính yếu ở đây là bài tập phân công
đòi hỏi phải có sự phụ thuộc lẫn nhau vì thế không cá nhân nào có thể
hoàn thành bài tập một mình. Hình thức này được gọi là Học dựa trên
Vấn đề. Giáo viên đưa ra vấn đề để sinh viên thảo luận và tạo điều kiện
hoặc giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập.
Làm việc theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng kỹ và


không thể thiếu tính khó trong các bài tập. Nhưng lợi ích đạt được rất
đáng kể, chẳng hạn sinh viên sẽ tích cực tham gia, hiểu và nhớ bài lâu
hơn, nắm vững các kỹ năng quan trọng để có thể thành công trong môn
học hoặc trong nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên sẽ hăng hái trong việc
tự học, điều này khích lệ sinh viên nghiên cứu độc lập.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số đề xuất
trong việc dạy học theo nhóm nhằm đạt được mục đích của môn học,
gồm một số lời khuyên làm thế nào để tránh các vấn đề có khả năng xảy
ra.
Phân nhóm làm bài tập nhằm tăng cường học tập
Quyết định phân nhóm học tập cần phải xem xét kỹ các mục đích của
môn học. Chẳng hạn, nếu giáo viên mong muốn sinh viên có thể áp
dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn hoặc chứng tỏ tính quyết đoán
hay các kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc tính chuyên nghiệp của mình
trong lĩnh vực đó thì phân nhóm học tập rất thích hợp để đưa vào
chương trình môn học. Chúng ta không nên nghĩ phân nhóm học tập là
phần việc thêm vào cấu trúc môn học đã có sẵn mà phải nghĩ điều này
có ảnh hưởng quan trọng trong việc thiết kế chương trình môn học và
giúp kết hợp các mục tiêu lại. Các yếu tố quan trọng khác nên xem xét
trước tiên là quy mô lớp học (vì các lớp đông sinh viên chúng ta cần chú
ý trong khâu tổ chức) và phương pháp đánh giá nhóm (để giáo viên có
đủ thời gian và cho ý kiến phản hồi kịp thời đối với các đề tài làm theo
nhóm).
Loại bài tập nhóm giáo viên dự kiến trong môn học cũng cần được
kiểm tra để bảo đảm sinh viên có thể hoàn thành. Nhóm học tập sẽ được
khích lệ và một số khó khăn mà nhóm gặp phải sẽ được loại trừ hoặc
giảm tối thiểu nếu giáo viên thiết kế bài tập như sau:
(1) đòi hỏi cá nhân phải có trách nhiệm giải trình đối với các thành
viên nhóm;
(2) các thành viên nhóm phải thảo luận và tác động lẫn nhau;

(3) bảo đảm các thành viên nhận được phản hồi trực tiếp,rõ ràng và có
ý nghĩa;
(4) tặng quà cho nhóm nào có kết quả cao (Michaelson, Fink, và
Knight 1997).
Trách nhiệm giải trình của cá nhân rất quan trọng cho thành công của
nhóm. Vì theo khuynh hướng tự nhiên sẽ có một số sinh viên vượt trội
và một số kém hơn có khuynh hướng rút lui, điều này sẽ dần dần xảy ra
trừ phi có một cơ chế yêu cầu mọi người tham gia. Điều này rất dễ như
dùng giấy chấm công, mỗi thành viên ghi ra những ý tưởng đóng góp
của mình vào cuộc thảo luận nhóm trong ngày hôm đó hoặc một đề tài
lớn hơn kéo dài trong tuần. Hoặc bao gồm cả việc yêu cầu sinh viên phê
bình ý kiến của các thành viên khác, đặc biệt một phần của sản phẩm là
yêu cầu ghi biên bản ý kiến đóng góp của từng thành viên.
Thật ra, nếu yêu cầu từng nhóm ghi lại bản báo cáo công việc nhóm
đã thực hiện rất có khả năng việc thảo luận hoặc tác động lẫn nhau diễn
ra rất ít. Mặc dù giáo viên yêu cầu sinh viên nỗ lực làm việc theo nhóm
nhưng sinh viên có thể sẽ chia từng phần việc, giao phó công việc cho
từng cá nhân, cuối cùng một người sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các ý
kiến đó lại. Sự tác động lẫn nhau và thảo luận có khả năng xảy ra nhất
nếu giáo viên yêu cầu sinh viên giải quyết một vần đề hoặc đưa ra một
quyết định dựa vào một nghiên cứu và phân tích tình huống phức tạp.
Với những bài tập dựa trên vấn đề làm cho sinh viên bị thu hút vào việc
thảo luận, sinh viên sẽ học được hai bài học quan trọng: (1) đóng góp
của các thành viên khác trong nhóm là một nguồn tài nguyên có giá trị
và (2) chúng ta có thể đạt được điều mong muốn khi làm việc cùng
nhau, một điều mà không ai trong chúng ta có thể đạt được khi làm việc
một mình. (Michaelson, Fink và Kight, 1997)
Ý kiến phản hồi từ giáo viên, từ các thành viên trong nhóm và từ các
nhóm khác giúp từng nhóm điều chỉnh lại theo hướng đúng và vì thế
giúp xây dựng mối liên kết giữa các nhóm với nhau. Nếu các nhóm

không rõ ràng trong quá trình làm việc, khó khăn giữa các thành viên sẽ
là trở ngại lớn đến năng lực làm việc theo thứ tự nhằm đạt được mục
đích đã đề ra. Và sản phẩm sau cùng nên được chấm điểm như đề tài của
cả nhóm để áp lực giữa các thành viên trong nhóm thúc đẩy nhau cùng
làm việc cho dù là trong quá trình tổ chức cũng như đối với từng cá nhân
có thể nảy sinh các khó khăn trong quá trình thực hiện.
Một cách khác để biết xem điều gì làm cho hoạt động nhóm đạt
hiệu quả là chúng ta nghĩ đến các đặc điểm tiêu biểu của một vấn đề
hay:
 Kể những câu chuyện hấp dẫn mà sinh viên có thể liên hệ qua đó
củng cố mối liên quan giữa lý thuyết và ứng dụng.
 Không hạn chế sinh viên, kích thích sinh viên thực hiện và biện
minh cho các ước lượng và giả định mà họ đưa ra.
 Đưa ra các vấn đề để sinh viên tranh luận hoặc yêu cầu họ đưa ra
những quyết định, vì vậy đòi hỏi sinh viên phải có hướng giải
quyết chứng tỏ kỹ năng tư duy ngoài vốn kiến thức đơn giản và
bao hàm mà sinh viên biết.
 Vừa đủ khó để sinh viên thấy rằng họ cần phải cùng nhau làm việc
nhằm đưa ra kết luận thỏa đáng. (Allen, Duch và Groh, 1996).
Cuối cùng, phân công nhóm nên bao gồm cả kế hoạch chi tiết để bắt
đầu công việc kể cả ví dụ về các giai đoạn trong quá trình học giúp từng
nhóm theo dõi thành công của mình. Trong biểu đồ thời gian cho một đề
tài, giáo viên nên bao gồm phản hồi của giáo viên trong các buổi họp
hoặc từ các báo cáo quá trình thực hiện
Dạy sinh viên làm việc theo nhóm
Trong một môi trường học tập mang tính cạnh tranh, sinh viên nào nỗ
lực cao sẽ được khen thưởng thì việc cộng tác với nhau có lẽ không đến
một cách tự nhiên hoặc dễ dàng. Và cho dù hầu hết sinh viên đã từng
làm việc cùng nhau trong các nhóm học tập hoặc các tổ chức xã hội
nhưng họ không bao giờ suy nghĩ kỹ về các kỹ năng có thể nâng cao

thành tích của nhóm. Những giáo viên dạy theo kiểu phân nhóm nhưng
lại không đưa ra hướng dẫn chi tiết hoặc mô hình mẫu để thành công sẽ
thấy rằng sinh viên sẽ phải vật lộn để có thể có được khởi đầu thật tốt.
Dĩ nhiên, một số sinh viên lúc đầu sẽ có thái độ hoài nghi về giá trị
làm việc của nhóm hoặc họ cảm thấy tốt hơn là nên nghe giáo viên giảng
còn hơn là làm việc nhóm với những sinh viên khác - những người mà
họ tin rằng kiến thức cũng ít ỏi như họ. Số khác sẽ cảm thấy họ đã thực
sự thành công vì thế không muốn bị vướng víu bởi các sinh viên khác có
quá trình học tập hoặc phương pháp làm việc khác nhau. Một sồ thì ngại
ngùng và không quen với việc chia sẻ công việc với bạn trong lớp. Để
sinh viên hiểu rõ hơn, từ khi bắt đầu lớp học và trong chương trình môn
học, giáo viên nên nói rõ phần lớn công việc trong khóa học sẽ là làm
việc theo nhóm như thế nào và tại sao làm việc theo nhóm giúp họ đạt
được mục đích mà môn học đề ra. Điều này tiếp tục đến khi có thể khắc
phục được sự chống đối của sinh. Chỉ cho sinh viên thấy được tầm quan
trọng của làm việc theo nhóm và mục tiêu của làm việc theo nhóm là
chủ yếu bởi vì sinh viên sẽ hăng hái tham gia vào hoạt động nhóm nếu
họ thấy được mối liên quan của việc phân công nhóm với các mục tiêu
môn học lớn hơn.
Những giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn lớp học trong
các câu hỏi tư duy phức tạp thường không đánh giá cao là các kỹ năng
dạy học công phu của họ đã bị mài mòn sau nhiều năm và hầu hết sinh
viên rất ít được huấn luyện trong việc hướng dẫn bạn cùng nhóm thông
qua các hoạt động như thế. Các kỹ năng giữa các cá nhân và kỹ năng tổ
chức cần thiết cho việc quản lý một đề tài của nhóm cần phải được nêu
rõ trong bất kỳ bài tập nhóm nào để sinh viên nhận ra tầm quan trọng
của những công việc như: nghe, làm rõ phần trình bày, đưa ra phản hồi
có giá trị, duy trì thảo luận bài tập, nghiên cứu kỹ các giả định và luận
cứ, gợi lên các quan điểm và triển vọng, giải quyết mâu thuẫn, tóm tắt và
trình bày các kết quả tìm được (Bosworth, 1994). Nếu trong bài tập nào

cần các kỹ năng riêng biệt giáo viên phải xác định được các kỹ năng này
và đưa ra ví dụ cách sử dụng thành công các kỹ năng này trong các bài
tập hoặc trong các buổi học. Một cách đơn giản để hỗ trợ sinh viên là
gợi ý vai trò của các thành viên nhóm có thể vận dụng vào bài tập.
Chẳng hạn, người đứng đầu nhóm hướng dẫn thảo luận, người ghi chép
ghi lại tóm tắt buổi thảo luận, người lập kế hoạch phác thảo công việc sẽ
thực hiện như thế nào và ở đâu, người đánh giá đưa ra ý kiến phê bình.
Và đưa ra các miêu tả và ví dụ về các vai trò đó.
Trừ phi kỹ năng quản lý nhóm được chỉ định cũng như sinh viên được
yêu cầu suy nghĩ về thành công và khó khăn mà họ gặp phải khi thực
hành các kỹ năng này, rất ít sinh viên nhận thấy mối quan hệ giữa việc
hoàn thành đề tài và việc đạt được một số mục tiêu lớn trong bài tập
hoặc môn học. Thời gian để kiểm tra các kỹ năng này có thể quyết định
đến sự thành công của các đề tài. Một nhóm đã chỉ ra “Mặc dù giáo viên
có thể hiểu được việc mất thời gian cho việc thảo luận nhóm là miễn
cưỡng nhưng chúng tôi đề nghị sinh viên thoải mái trong học tập sẽ dẫn
đến thúc đẩy nhóm làm việc và đầu tư cho tiết học vào các kỹ năng
nhóm” (Miller, Trimbur và Wilkes, 1994).
Thành lập và hướng dẫn nhóm
Hầu hết các giảng viên đã từng làm việc nhóm trong các môn học
đồng ý rằng nhóm từ 4 đến 6 sinh viên làm việc tốt nhất. Tuy dựa vào
công việc nhưng nhóm lớn hơn (8-10 sinh viên) cũng có thể làm việc
thành công. Quyết định thành lập nhóm như thế nào có thể sẽ phức tạp
hơn vì một nhóm lý tưởng nên gồm nhiều sinh viên khác nhau với sự
khác nhau về khả năng, sự quan tâm về học thuật và lối hiểu biết. Cho
phép sinh viên chọn thành viên nhóm cho mình có thể hoạt động tốt
trong các lớp học nhỏ. Nhưng phương pháp này luôn có rủi ro là phân
chia sinh viên hoặc tạo bè phái trong lớp. Với những lớp lớn hơn, lựa
chọn ngẫu nhiên hoặc lựa chọn dựa vào tính tương thích của thời khóa
biểu (những sinh viên có thể gặp mặt trong các buổi học nhóm ở một số

giờ xác định trong mỗi tuần) hoặc do giáo viên lựa chọn dựa trên bảng
câu hỏi trong buổi học đầu tiên sẽ tốt hơn và công bằng với tất cả sinh
viên.
Một khi các nhóm đã được phân chia và bài tập đã được giải thích
giáo viên nên cho ý kiến phản hồi trước khi có giải pháp cuối cùng. Sinh
viên không chỉ cần giúp đỡ để hiểu được bài tập mà họ còn cần lời
khuyên và sự khích lệ từ khi bắt đầu để bảo đảm lần nữa đường lối họ
chọn đi đúng hướng. Bằng cách điểm danh và đặc biệt là yêu cầu kế
hoạch hoạt động tổng thể của từng nhóm, giáo viên không chỉ có thể đưa
ra các đề xuất có ích mà còn hướng dẫn sinh viên theo hướng khác nếu
đề tài của nhóm không khả thi. Ngoài việc yêu cầu sinh viên lập kế
hoạch ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên báo cáo quá trình làm
việc thông qua danh mục các bước thực hiện trong đề tài hoặc nộp sổ ghi
chép hàng ngày sau mỗi tuần.
Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra ý kiến phản hồi cho đề tài của
nhóm, điều quan trọng là giáo viên nên cho phép sinh viên tự quyết định
về việc tiến hành như thế nào. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn nhưng
không ra lệnh cho các thành viên nhóm phải làm gì. Chẳng hạn nếu các
thành viên nhóm phàn nàn có một người nào đó không thực hiện công
việc được phân công thì hãy nói rõ rằng việc giải quyết vấn đề này là do
nhóm và giáo viên sẽ không can thiệp vào để giải quyết.
Đánh giá hoạt động nhóm
Do như đã nêu ở phần đầu, trách nhiệm giải trình của cá nhân rất quan
trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động nhóm thành công. Vì vậy, giáo
viên cần phải định rõ cách chấm điểm tốt nhất, xem xét kết quả làm việc
của cả cá nhân và nhóm. Dĩ nhiên trong hầu hết các môn học, điểm số
cho bất kỳ đề tài nào của nhóm thường chỉ là phần phụ cùng với điểm
thi giữa kỳ và thi cuối kỳ. Nhưng thành tích cá nhân trong hoạt động
nhóm có thể được đánh giá để sinh viên cảm thấy đóng góp của họ vào
hoạt động nhóm được đánh giá tương xứng. Trong quá trình thực hiện

đề tài, sinh viên cũng có thể nhận được các câu hỏi thông tin chi tiết về
những gì họ đã học được, họ cảm thấy đã đóng góp được những gì cho
đề tài đó và sẽ cải tiến kết quả của nhóm như thế nào. Hoặc các cá nhân
có thể được gọi ngẫu nhiên để báo cáo ngắn gọn về quá trình làm việc
của nhóm bao gồm mô tả các vấn đề mà nhóm đã khắc phục được và các
câu hỏi vẫn còn chưa trả lời được.
Chấm điểm thành tích của nhóm nên dựa trên cả sự thành công của
sản phẩm cuối cùng và đánh giá nhóm trong quá trình thực hiện. Nhiều
kết quả nỗ lực của nhóm được trình bày bằng văn bản hoặc một phần
trình bày trước lớp hoặc cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Nếu quy mô
lớp học cho phép, toàn bộ lớp có thể đưa ra ý kiến phản hồi về các sản
phẩm bằng cách yêu cầu sinh viên chia sẻ với nhau. Các văn bản được
photo ra và có thể sử dụng được hoặc tải lên trang web. Phần trình bày
có thể trình bày trước lớp hoặc quay phim và luân chuyển cho nhau. Để
giúp sinh viên đánh giá công bằng công trình của nhóm khác, giáo viên
có thể đưa ra hướng dẫn đánh giá yêu cầu sinh viên cho điểm các đề tài
(ví dụ thang điểm từ 1 đến 5) về các lĩnh vực trên như họ đang nói đến
trình độ nào và làm rõ những vấn đề chính, đề xuất và trả lời những
điều quan trọng về lý thuyết và thực tiễn có liên quan, khảo sát tỉ mỉ
nghiên cứu có liên quan và đưa ra ý kiến phản đối hoặc kết quả ngược
lại. Ý kiến phê bình cá nhân càng nhiều, đặc biệt là bằng văn bản là một
phần để đề tài phát triển và cũng có thể cộng vào điểm cá nhân vào cuối
khóa học.
Chính từng nhóm có thể tự đánh giá hiệu lực công trình của họ dựa
trên sản phẩm cuối cùng và đóng góp của từng thành viên trong nhóm.
Giáo viên đưa ra mẫu phiếu đánh giá yêu cầu các thành viên của từng
nhóm đánh giá bạn cùng nhóm về các mặt như phẩm chất chuyên môn
(có mặt tại các buổi họp và tham gia đúng lúc), sáng kiến (đề xuất ý
kiến, làm việc khoa học hướng theo mục đích chung), tính độc lập (hoàn
thành nhiệm vụ theo thời gian đã thống nhất, nghiên cứu các chủ đề và

chia sẻ các nguồn tài liệu) (Xem Cramer, 1994, trang 76 đánh giá ví dụ).
Nếu giáo viên giải thích rõ quy trình cho điểm này vào đầu mỗi khóa
học trước khi bắt đầu hoạt động nhóm thì sinh viên sẽ ít lo lắng về cách
cho điểm nhóm. Họ sẽ cảm thấy thoải mái và hướng theo các mục tiêu
chung. Thực vậy, hầu hết sinh viên lo lắng họ sẽ không phải làm trò hề
hay thiếu trách nhiệm đối với các bạn của mình.
Thực nghiệm
Nhiều giáo viên tuy nhận thấy lợi ích của làm việc cộng tác nhưng
vẫn lưỡng lự khi vận dụng phương pháp này. Họ sợ rằng không thể hoàn
thành hết chương trình. Cấu trúc lại một môn học để thêm vào phần làm
việc theo nhóm cũng có nghĩa là phải mất thêm thời gian để giải quyết ít
vấn đề hơn. Nhưng “nghiên cứu đã cho thấy sinh viên làm việc theo
nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và chứng minh
được sự hiểu biết” (Davis, 1993). Có lẽ bắt đầu với việc phân công học
nhóm và bổ sung các bài đọc sẽ giải quyết được một số vấn đề giữa hoàn
thành chương trình và bảo đảm được chiều sâu kiến thức cho sinh viên.
Nếu giáo viên đưa ra những bài tập có ích, hấp dẫn và thích hợp và với
sự giúp đỡ đúng cách sinh viên sẽ đi theo hướng tự do tư duy và có trách
nhiệm hơn đối với việc học tập của họ.

×