GV: Võ Minh Nhựt Bài viết số 3 lớp 12
SỞ GD- ĐT TIỀN GIANG
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
TRƯỜNG THPT CÁI BÈ
Khối : 12
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2008 – 2009
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (3 điểm): Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện ở những phương diện
nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ?
Câu 2 (7 điểm): Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội
trong đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
………….
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Tây Tiến -Quang Dũng)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0.5 điểm).
- Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ:
+ Nội dung (1 điểm): đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo đều hướng tới những vấn đề lớn lao
của dân tộc:
o Cuộc kháng chiến chống Pháp;
o Hình tượng đất nước, con người Việt Nam vừa anh dũng kiên cường, vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng, đằm
thắm;
o Cảm hứng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Hình thức nghệ thuật (1.5 điểm):
o Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình (lời bày tỏ, đối đáp tâm tình ngọt ngào của ca dao):
“Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
“Mình đi mình có nhớ mình,
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”
…
o Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: ngôn từ bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân tộc:
“Mình về có nhớ chiến khu,
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
…
Câu 2:
I. YÊU CẦU:
1. Kĩ năng:
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học. Biết định hướng và xây dựng bố cục cho bài viết của mình.
- Vận dụng được tổng hợp các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, biểu cảm… Trong đó thao tác lập
luận phân tích là chủ yếu.
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầ đạt được các ý sau:
2. Nội dung:
Trang 1
GV: Võ Minh Nhựt Bài viết số 3 lớp 12
a. Mở bài (0.5 điểm):
- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.
- Vị trí, cảm hứng trữ tình của đoạn trích.
b. Thân bài (6 điểm):
- Nỗi nhớ không gian, núi rừng, làng bản:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
+ Kiểu câu cảm thán và thán từ “ơi” gợi một nỗi nhớ không kìm nén nỗi trong lòng, bật lên thành tiếng
gọi thiết tha
+ Cụm từ “Nhớ chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ. Đó là một nỗi
nhớ mênh mông, vô tận
+ Bức tranh hoành tráng của cảnh núi rừng Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
o Các địa danh tiêu biểu gợi lên sự xa xôi, hẻo lánh, hoang vu. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”:
Sương dày đặc như muốn ngăn cản bước chân, che lấp bóng dáng đoàn quân Tây Tiến.
o Câu thơ nhiều thanh bằng, nhẹ nhàng: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: gợi lên vẻ đẹp của núi
rừng (những người lính bắt gặp những cánh hoa rừng nở trong đêm đầy sương) nhưng khắc nghiệt (đêm
hơi).
+ “Dốc lên khúc khuỷ, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
o Điệp từ “dốc” + từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” + nhiều thanh trắc diễn tả lại chặng đường hành
quân đầy khó khăn, trắc trở, gây cảm giác nghẹt thở
o “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” là cách nói đùa vui tinh nghịch “Súng ngửi trời” + trí tưởng
tượng mạnh mẽ (người lính hành quân lên núi cao, súng như chạm tới trời): dù gian khổ vẫn lạc quan yêu
đời.
+ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
o Nhịp thơ 4/3 + nghệ thuật đối, câu thơ như bẻ đôi, vẽ lại hình ảnh hai dốc núi vút lên, đổ xuống rất
nguy hiểm, tạo cảm giác rợn người.
o “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Câu thơ toàn thanh bằng gây ấn tượng về những ngôi nhà như
bồng bềnh trên biển khơi.
- Nỗi nhớ những người đồng đội: Người lính phải vuợt qua cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ :
+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Đây là tên của những địa danh, những tên miền đất lạ (Mường Hịch), những hình ảnh giàu giá trị gợi
hình (thác gầm thét, cọp trêu người): Càng làm tăng thêm vẻ hoang dã của miền đất dữ; các chiến sĩ Tây
Tiến thường xuyên đối mặt với nguy hiểm
+ Hình ảnh người lính hy sinh trong cuộc hành quân :
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
o Trên chặng đường hành quân gian khổ, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức nhưng dường như
vẫn chưa chịu rời bỏ cuộc hành quân cùng đồng đội (chỉ “bỏ quên đời” khi chân “không bước nữa”).
o Nỗi đau mất mát, niềm cảm thương vô hạn của nhà thơ được nói lên giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh,
nhằm vượt lên thực tại khốc liệt.
- Trong cảnh heo hút của núi rừng, bỗng xuất hiện hình ảnh:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Trang 2
GV: Võ Minh Nhựt Bài viết số 3 lớp 12
+ Sau bao nhiêu gian khổ, những người lính tạm dừng chân trong một bản làng nào đó, quây quần bên
nhau bên cạnh nồi cơm dẻo thơm.
+ Nếp Mai Châu vốn đã thơm, hương nếp đầu mùa càng thêm thơm, lại được trao từ tay em: làm giảm
bớt sự căng thẳng, nghiệt ngã
c. Kết bài (0.5 điểm):
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của của đoạn trích: Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình đan xen, đoạn thơ đã
dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở.
- Ý nghĩa của hình tượng nghệ tuật và cảm xúc trữ tình: Ở đó đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành
quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.
II. BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 10 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận riêng; dẫn chứng chính xác và có liên hệ mở rộng;
+ Bố cục bài viết rõ ràng, hợp lí;
+ Diễn đạt mạch lạc, lời văn tự nhiên, mạch lạc, có cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
- Điểm 8 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận khá sâu sắc; dẫn chứng chính xác và có liên hệ mở rộng;
+ Bố cục bài viết rõ ràng, hợp lí;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ;
+ Còn vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 7 :
+ Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề bài;
+ Bài làm có chỗ thể hiện được những suy nghĩ riêng, cảm xúc riêng;
+ Dẫn chứng chính xác, có chú ý liên hệ mở rộng;
+ Bố cục rõ ràng, còn một số chỗ chưa hợp lí ;
+ Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 5 :
+ Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác chưa sâu các ý;
+ Dẫn chứng chưa đầy đủ, chưa liên hệ mở rộng;
+ Bố cục rõ ràng nhưng một số chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt được vấn đề, có đôi chỗ thể hiện được tình cảm người viết;
+ Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 3 :
+ Chưa nắm vững và chưa làm nổi rõ yêu cầu của đề bài ;
+ Có những chỗ trình bày chưa sát với yêu cầu của đề ;
+ Bố cục chưa thật rõ ràng, còn nhiều chỗ chưa hợp lí;
+ Dẫn chứng chưa chính xác, không phong phú.
+ Diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1 :
+ Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu của đề bài ;
+ Có chỗ nhận thức chưa đúng đắn hoặc sai kiến thức, lạc đề;
+ Bố cục bài viết không đúng yêu cầu ;
+ Không biết cách diễn đạt ý ; chưa có dẫn chứng hoặc dẫn chứng chưa chính xác.
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết một vài dòng không rõ ý.
Trang 3