Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân loại tư duy theo cách vận hành pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.04 KB, 11 trang )

Phân loại tư duy theo cách vận hành
 Tư duy kinh nghiệm. Kinh nghiệm bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu
biết, mọi cách ứng xử mà một cá nhân tiếp thu được trong cuộc
đời. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự rút ra được trong quá trình
hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác. Mọi tri thức
của nhân loại cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ quá
trình phát triển của loài người với mức độ cô đọng, sâu sắc. Tư duy
kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận
thức mới hay thực hiện một công việc mới, thực hiện một công
việc cũ trong điều kiện hoặc hoặc hoàn cảnh mới. Tư duy kinh
nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách
thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về
những cái đã biết và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với
những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều sự khác lạ. Tư duy kinh
nghiệm dễ tạo nên các đường mòn tư duy và tạo thành các thói
quen trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi sự vật,
sự việc, vấn đề về quy mô, hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng
không làm thay đổi tính chất của chúng, nói cách khác nếu tư duy
có thể làm thay đổi được cái gì đó thì sự thay đổi chỉ có về mặt
lượng chứ không thay đổi về chất. Tư duy kinh nghiệm là sự giải
quyết các vấn đề hiện tại theo những khuôn mẫu, cách thức đã biết
với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Tư duy kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh
được tạo do tác động từ bên ngoài dó đó năng lực tư duy phụ thuộc
vào lượng kinh nghiệm tích luỹ và phương pháp tác động tạo liên
kết ghi nhớ. Khi lượng kinh nghiệm còn ít, các liên kết ghi nhớ chỉ
được thực hiện trong từng vấn đề, sự vật, sự việc, đối tượng thì tư
duy kinh nghiệm mang tính máy móc, giáo điều, lặp lại mọi cái đã
được ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là chưa có tư duy
mặc dù hệ thần kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã
ghi nhớ. Sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách


giải quyết các vấn đề hiện tại nhanh hơn và giải quyết được nhiều
vấn đề hơn. Trong một số trường hợp sự phản ứng nhanh của hệ
thần kinh tích luỹ nhiều kinh nghiệm dễ bị nhầm với sự thông
minh hay thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa điểm và
thời gian đó không còn ai ngoài người giải quyết được vấn đề có
đủ kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là sự chấp nhận và sử
dụng các kinh nghiệm đã có.
 Tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo cũng có yêu cầu về sự tích luỹ
kinh nghiệm hay tích luỹ tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành
không hoàn toàn dựa trên các liên kết ghi nhớđược hình thành do
các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết do hệ thần kinh tự
tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ
thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không
theo khuôn mẫu, cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để
giải quyết được vấn đề đòi hỏi người giải quyết phải có đủ kinh
nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy sáng tạo chỉ yêu cầu người
giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có kinh nghiệm
giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các
kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người
chỉ có tư duy kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề
nằm ngoài kinh nghiệm, còn người có tư duy sáng tạo có thể giải
quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có. Tư duy
sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ và
do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về
chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện
của tư duy sáng tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm.
Tư duy sáng tạo góp phần tạo nên kinh nghiệm.
 Tư duy trí tuệ. Tư duy trí tuệ cũng vận hành giống tư duy sáng tạo
nhưng ở mức độ cao hơn…Tư duy trí tuệ được vận hành trên cơ sở
các liên kết ghi nhớ là không bền và các phần tử ghi nhớ có phổ

tiếp nhận kích thích thần kinh rộng. Liên kết ghi nhớ không bền
khiến cho các con đường tư duy cũ dễ bị xoá, phổ tiếp nhận kích
thích thần kinh rộng khiến cho các phần tử ghi nhớ có thể được
kích hoạt bởi các kích thích thần kinh từ các phần tử không nằm
trong cùng liên kết ghi nhớ trước đó và vì vậy hình thành nên các
con đường tư duy mới. Nếu như tư duy kinh nghiệm đi theo những
con đường cho cho trước, quá trình tư duy chi mang tính chỉnh
sửa, uốn nắn con đường đó cho phù hợp với hoàn cảnh mới thì tư
duy sáng tạo có nhiều con đường để đi hơn và tư duy trí tuệ hoặc
không thể đi được do các con đường cũ bị xoá, hoặc tạo nên các
con đường mới cho tư duy. Tư duy kinh nghiệm chỉ tìm ra được
một cách giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo có nhiều cách giả
quyết và chọn lấy cách giải quyết tốt nhất, còn tư duy trí tuệ tạo ra
con đường mới. Tư duy kinh nghiệm giải quyết vấn đề mới bằng
kinh nghiệm cũ, tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề cũ bằng kinh
nghiệm mới hoặc kết hợp giữa cũ và mới, tư duy trí tuệ giải quyết
mọi vấn đề bằng các cách thức mới do tư duy tìm ra. Tư duy kinh
nghiệm tương ứng với phương thức hoạt động phản ứng của hệ
thần kinh, tư duy sáng tạo xuất hiện trong phương thức hoạt động
sáng tạo, còn tư duy trí tuệ xuất hiện trong phương thức hoạt động
trí tuệ. Tư duy trí tuệ không đi theo kinh nghiệm đã có mà phát
triển theo những con đường mới và do đó nó sẽ tìm thấy nhiều vấn
đề mới. Lượng kinh nghiệm, tri thức tích luỹ được là lớn nhưng
nếu chỉ có tư duy kinh nghiệm thì kết quả của quá trình tư duy
cũng chỉ quẩn quanh trong những điều đã biết. Sự thông thái trong
tư duy kinh nghiệm chỉ là sự học thuộc sự thông thái của người
khác. Tư duy kinh nghiệm không tạo nên bản sắc riêng cho tư duy.
Trong nhiều trường hợp, tư duy kinh nghiệm mang tính chất của sự
bảo thủ, giáo điều và khó hoặc không chấp nhận sự đổi thay, sự
sáng tạo, các ý kiến khác hoặc ý kiến trái ngược. Một điều tệ hại

hơn đó là có những người mà hệ thần kinh của họ có khả năng ghi
nhớ tốt, họ đã tiếp nhận được rất nhiều kinh nghiệm, tri thức và họ
tự cho mình đã ở đỉnh cao của tri thức nhân loại trong khi họ chỉ có
năng lực tư duy kinh nghiệm, họ không thừa nhận sự đổi mới trong
tư duy và lấy lượng tri thức mà họ tích luỹ được làm quyền lực để
phủ định những kinh nghiệm, những tri thức mới, họ làm chậm sự
phát triển. Tư duy trí tuệ vẫn dựa trên nền tảng các kinh nghiệm,
các tri thức đã được bộ não ghi nhớ, nhưng với việc thiết lập các
liên kết mới, tư duy trí tuệ thực hiện sự tổ chức lại tri thức, tạo nên
những nhận thức mới vượt ra ngoài những kinh nghiệm, tri thức
được tiếp nhận và đây là cái được gọi là tự ý thức. Khi những nhận
thức xuất hiện từ quá trình tự ý thức vượt lên trên những kinh
nghiệm, những tri thức đã có và phù hợp với thực tiễn thì chúng
trở thành tri thức mới. Tư duy trí tuệ tạo ra tri thức. Nhưng tư duy
trí tuệ không dựa trên cơ sở các quy luật tự nhiên thì cũng có thể
dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng và biểu hiện rõ nhất là các lập
luận hoang tưởng.
 Tư duy phân tích. Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề,
sự kiện , gọi chung là các đối tượng, thành các thành phần để xem
xét, đánh giá về các mặt cấu trúc, tổ chức, mối liên hệ giữa các
thành phần, vai trò và ảnh hưởng của từng thành phần trong các
đối tượng và trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác định mối
quan hệ và ảnh hưởng của đối tường được phân tích tới các đối
tượng khác. Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các
thành phần tham gia vào đối tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa
các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính chất, đặc trưng, vai trò
của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác (gọi
chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối
tượng, tư duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ
sâu sắc của tư duy được đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư

duy phân tích tìm được.
 Tư duy tổng hợp. Ngược với sự chia nhỏ đối tượng, tư duy tổng
hợp tập hợp các yếu tố cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau
cho đối tượng. Sự phân tích cho thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố
của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn
cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố chủ
yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn
cảnh này nhưng không cần cho hoàn cảnh khác. Tư duy tổng hợp
giúp đánh giá được các tính chất đó của từng yếu tố thuộc đối
tượng và xác định thành phần, đặc điểm, tính chất của đối tượng
phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được thực hiện
khi xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm
và thời gian khác nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối
tượng khác nhau nhau. Vì vậy tư duy tổng hợp cũng có thể được
chia thành nhiều dạng và dẫn đến những kết quả khác nhau. Tư
duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại
nhiều địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố xuất hiện
thường xuyên nhất và có vai trò chính của đối tượng. Tư duy tổng
hợp xem xét đánh giá sự giống và khác nhau giữa các đối tượng
cùng dạng và qua đó xác định xem giữa chúng có mối liên hệ hay
không và nếu có là những mối liên hệ như thế nào. Một đối tượng
xuất hiện nhiều lần tại các địa điểm khác nhau nhiều khi cũng được
xem xét như các đối tượng cùng dạng. Tư duy tổng hợp thực hiện
trên các đối tượng khác nhau là tư duy tìm kiếm các mối quan hệ
giữa các đối tượng đó hặc tìm kiếm các yếu tố trong các đối tượng
đó có thể hợp thành một đối tượng mới. Tìm kiếm các mối quan hệ
nhằm đánh giá sự ảnh hưởng, sự tương tác lẫn nhau giữa các đối
tượng. Tìm kiếm các yếu tố có thể và liên kết chúng lại với nhau
trong những mối quan hệ nào đó tạo nên một nhận thức mới về thế
giới hoặc một phương thức hành động mới. Sự liên kết lôgic mang

đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới hoặc một phương thức hành
động có kết quả đúng đắn. Sự liên kết không lôgic sẽ đem đến sự
vô nghĩa, sự nhận thức sai lầm hoặc phương thức hành động mang
đến kết quả tiêu cực. Tư duy tổng hợp phát triển đến trình độ cao
sẽ có khả năng tóm tắt, khái quát hoá. Khái quát hoá là sự tóm lược
đến mức cô đọng nhất các yếu tố cơ bản, các mối quan hệ chính
của đối tượng nhưng không làm mất đi các tính chất của đối tượng,
đối tượng không bị hiểu sai. Khái quát hoá có vai trò quan trọng
khi các đối tượng có rất nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ
phức tạp, lượng trí thức là quá lớn so với khả năng ghi nhớ của bộ
não. Bộ não cần biết về sự tồn tại, vai trò và một số đặc điểm, tính
chất của đối tượng, nếu ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của một đối
tượng thì bộ nhớ của não sẽ không còn đủ chỗ cho việc ghi nhớ về
các đối tượng khác và do đó sẽ hạn chế một số khả năng tư duy. Sử
dụng thêm các phương pháp ghi nhớ ngoài để ghi nhớ đầy đủ các
yếu tố của đối tượng là sự hỗ trợ tốt cho tư duy.
Trong các loại tư duy trên đây thì ba loại nêu trước mang tính cá thể,
chúng thể hiện cho năng lực cá nhân và mang tính bẩm sinh. Chúng
không lệ thuộc vào kinh nghiệm hay lượng tri thức được tích luỹ. Kinh
nghiệm và tri thức mà hệ thần kinh tích luỹ được chỉ là cơ hội cho chúng
được thực hiện Hai loại tư duy sau vừa chứa đựng yếu tố thuộc về cá
nhân, vừa chứa đựng các yếu tố thuộc về môi trường sống (và chủ yếu là
môi trường văn hoá giáo dục). Yếu tố thuộc về cá nhân mang tính sinh
học giống như ba loại tư duy trên nhưng thể hiện chủ yếu trên phương
diện liên kết các phần tử ghi nhớ các yếu tố của các đối tượng với hệ
thống giác quan. Khi các phần tử nhớ có liên hệ trực tiếp với các giác
quan thì chúng dễ được kích hoạt bởi kích thích đến từ các giác quan.
Nếu chúng thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì chúng sẽ được kích hoạt
đồng thời. Sự hoạt động này dễ tạo ra các mối liên hệ giữa các đối tượng
khác nhau và quá trình tư duy dựa trên các liên kết này sẽ trải qua nhiều

đối tượng, xem xét trên nhiều đối tượng và tư duy tổng hợp hình thành.
Nếu các yếu tố của đối tượng không có liên hệ trực tiếp với các giác
quan và chúng chỉ được kích hoạt bởi các phần tử ghi nhớ mới khác thì
khi có một yếu tố của đối tượng được kích hoạt, các yếu tố khác trong
cùng đối tượng hoặc các yếu tố có quan hệ trong các đối tượng khác
được kích hoạt. Đây là quá trình tư duy phân tích bởi nó được thực hiện
chủ yếu trên một đối tượng. Ảnh hưởng của môi trường thể hiện qua
phương thức thức tích luỹ kinh nghiệm, tích lũy tri thức trong hệ thần
kinh, nếu phương thức tích luỹ tạo ra liên kết giữa các yếu tố của cùng
đối tượng hoặc các yếu tố khác có liên quan thì dẫn đến khả năng tư duy
phân tích, còn nếu phương thức tích luỹ tạo ra các liên kết giữa các đối
tượng khác nhau thì dẫn đến khả năng tư duy tổng hợp.

×