KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI
Dù là nói chuyện với một khách hàng, đồng nghiệp hay cấp trên, bạn
phải “thông suốt” các kỹ năng sau :
1. Thể hiện sự hiểu biết, thân ái và kính trọng những cảm xúc của người
khác.
2. Tự khẳng định, khi cần thiết. Điều này có nghĩa là “ bảo vệ chính bạn
và những ý tưởng của bạn một cách tích cực và chắc chắn.
3. Quan tâm đến những gì người khác nói và làm và tại sao họ lại nghĩ
và hành động như thế.
4. Lope Max Diaz là một giáo viên có tài. Anh yêu công việc giảng dạy.
Nghề dạy đỏi hõi bạn phải có kỹ năng giao tiếpxã hội rất tốt. Là một
giảng viên về thiết kế, Lope phải biết cách thách thức các sinh viên của
anh biểu hiện chính họ và biết cách phê bình. Anh phải “nhạy cảm” với
những nhu cầu và biết khuyến khích họ đúng lúc.
Người thiết kế kiểu tóc
Nghề này đòi hỏi sự hiểu biết, thân ái, cảm thông và lịch sự đối với
khách hàng.
Người thiết kế - Thợ cắt tóc phải lắng nghe khách hàng, trả lời một cách
thân thiện, đề nghị những ý tưởng về kiểu tóc, cách làm đẹp.
Thường thì khách hàng “phải đúng”, nhưng nếu ý tưởng của họ “phi
thực tế”, người thợ phải biết cách thuyết phục họ thay đổi.
NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI
1. Thường khi bạn bè chúng ta có chuện gì khó khăn, họ muốn tâm sự để
chúng ta hiểu được những gì họ đang trải qua. Khi họ đạt một thành quả
nào đó, họ cũng muốn chia sẽ niềm vui với chúng ta. Cố gắng tìm một
tấm thiệp để tặng một người bạn đang gặp khó khăn, hãy tìm những lởi
lẽ thích hợp để ghi vào thiệp. Có rất nhiều thiệp được bày bán nhưng
thật khó tìm một tấm thiệp thích hợp cho những người bạn đang có
chuyện buồn. Cách tốt nhất là tự thiết kế một tấm thiệp. Thể hiện sự
quan tâm của bạn đối với bạn bè là điều rất quan trọng.
2. Tổ chức một buổi tiệc mừng cho một người bạn. Đây là một công việc
khó nhưng nếu nỗ lực, bạn sẽ thành công. Nhưng tổ chức tiệc mừng cho
người mà bạn không quen biết còn khó khăn hơn nhiều. Hãy tổ chức
một tiệc mừng cho những trẻ em tàn tật ở một trường học, hay những
người già neo đơn ở Viện Dưỡng Lão. Bạn hãy nhìn sự việc này từ gốc
độ của họ, lợi ích và niềm vui của họ chứ không phải của bạn.
3. E-mail là một phương tiện hữu hiệu giúp bạn liên lạc với những người
bạn ở xa, ở ngoại quốc.
Thường những người bạn ở xa có thể trở thành bạn tốt nếu bạn giữ mối
quan hệ thường xuyên.
4. Thường những người trẻ tuổi có một ý tưởng về nghề nghiệp mà họ sẽ
theo đuổi nhưng lại không biết rõ về nghề đó và không biết phải chuẩn
bị những gì để đạt đến mục tiêu. Thảo luận với những người bạn về nghề
nghiệp mà các bạn muốn theo đuổi. Sắp xếp cuộc hẹn với những người
quen biết đang làm việc trong các lĩnh vực này, phỏng vấn họ. Hỏi xem
tại sao họ lại chọn các nghề này, những người trẻ tuổi cần phải làm gì để
chuẩn bị cho những nghề này.
5. Sinh viên, học sinh thường thấy chán trong dịp nghỉ hè. Nhưng rất
nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng đang cần các bạn. Hãy tham gia
trong khả năng cho phép. Chẳng hạn, bạn có thể tự thiết kế một áp phích
quảng cáocho một hoạt động xã hội nào đó.
6. Những người già, người thị lực kém thường cần có một danh bạ điện
thoại với những chữ và số được in thật to. Thiết kế một kiểu danh bạ như
thế và cung cấp cho những tổ chức công cộng để họ có thể giúp những
người có nhu cầu.
7. Tham dự, lắng nghe hay đọc những bài thuyết trình có động cơ. Bạn
có thể gặp những bài thuyết trình như thế trên tivi hay trong văn chương.
Xác định vì sao mà người thuyết trình đã nói theo cách đó. Chọn một
chủ đề mà bạn rất quan tâm, rất thấu hiểu, xây dựng một bài thuyết trình
để người khác có thể thấy được quan điểm của bạn. Sử dụng một tự điển
lớn để tìm những từ có sức thuyết phục cao.
8. “Quan sát con người” có thể là một việc làm thú vị vào thời gian rảnh.
Nếu có điều kiện bạn có thể quay video quang cảnh một đường phố
đông đúc, cảnh một khu mua sắm nhộn nhịp. Khi xem các phim, đoán
nghề nghiệp, sở thích và mối quan tâm của những người mà bạn thấy. So
sánh ý tưởng của bạn với ý tưởng của một người bạn. Chứng minh tại
sao bạn lại suy nghĩ như thếvề những người đó. Chú ý là bạn phải quay
phim làm sao để mọi người không biết là bạn đang quay họ.
9. Tác giả Berky Watson là giảng viên ngành sư phạm của đại học bang
North Carolina. Berky cũng điều hành một công ty riêng trong hơn 10
năm qua. Theo cô, “kỹ năng giao tiếp xã hội” là rất quan trọng. Mọi
người trong ngành kinh doanh phải hiểu được “cái nhìn của khách
hàng”, phải có khả năng “bán được” những tư tưởng của họ, phỉa “mạnh
mẻ nhưng cảm thông”.
(trích quyển "Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21" cùa
Lawrence K. Jones, NXB TP.HCM, 2000)