Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương răng (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.51 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
LÊ HỒNG VÂN
NGHIÊN CỨU ĐỘ BÃO HÒA OXY MẠCH
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TỦY RĂNG
VÀ THEO DÕI CHẤN THƯƠNG RĂNG
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62710601
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI- 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trình Đình Hải
2. TS. Lê Thu Hà
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tủy răng là một trong những bệnh hay gặp trên lâm
sàng, diễn biến bệnh đa dạng do mô tủy nằm trong một buồng cứng
nên những thay đổi sinh lý bệnh và mô bệnh học tương đối phức tạp.
Việc chẩn đoán dựa trên các thử nghiệm nhạy cảm tủy không đánh
giá được chức năng tuần hoàn do đó không phản ánh chính xác chức
năng sống của mô tuỷ, đặc biệt trong chấn thương răng. Khắc phục


nhược điểm của những nghiệm pháp trên, các nhà khoa học đã tìm
ra những phương pháp mới, xác định tình trạng tuần hoàn của mô
tủy trong đó đo độ bão hòa oxy được đánh giá là phương pháp có
giá trị chẩn đoán cao. Từ những năm 1990, một số công trình khoa
học đã đi sâu nghiên cứu phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch
trong chẩn đoán bệnh tủy răng và bước đầu đã thu được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ
dựa trên dấu hiệu lâm sàng để đối chứng độ chính xác của chẩn đoán
nên vẫn còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu nội
nha thường theo hướng hình thái và điều trị, chẩn đoán bệnh lý tủy
vẫn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm lâm sàng và thử tủy đơn giản,
trong khi đó chưa có nghiên cứu có đối chứng chuẩn vàng mô bệnh
học nào nhằm xác định giá trị chẩn đoán của một phương pháp mới
nhằm hạn chế những chỉ định điều trị tủy không phù hợp. Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu độ bão hòa oxy mạch trong
chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương răng nhằm các
mục tiêu sau:
1. Đánh giá giá trị của phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch
trong chẩn đoán bệnh tủy răng.
2. Xác định sự thay đổi chức năng dẫn truyền cảm giác và
tuần hoàn tủy răng sau chấn thương nhằm đề xuất tiêu
chuẩn chẩn đoán và chỉ định điều trị tuỷ.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nội nha, chẩn đoán bệnh lý tủy thường dựa trên triệu
chứng lâm sàng và các thử nghiệm nhạy cảm tủy. Tuy nhiên những
phương pháp chẩn đoán này chưa xác định được chính xác tình
trạng tuần hoàn tủy răng, đặc biệt trong trường hợp viêm tủy thầm
lăng hoặc chấn thương. Quyết định bảo tồn tủy có ý nghĩa quan
trọng đến sự phát triển và tồn tại lâu dài của răng. Ngược lại, việc
lấy tủy đồng nghĩa với việc răng trở thành răng chết và có thể có

những hậu quả lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu một phương pháp
chẩn đoán mới dựa trên tình trạng tuần hoàn mô tủy lấy mô bệnh
học làm tiêu chuẩn đánh giá sẽ mang lại những khái niệm mới trong
chẩn đoán bệnh tủy răng và ý nghĩa thực tiễn trong bảo tồn mô tủy,
đặc biệt trong theo dõi những răng chấn thương.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
1. Là công trình nghiên cứu đầu tiên về phương pháp đo độ
bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng ở Việt Nam, đánh
giá giá trị chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn vàng mô bệnh học (bao
gồm cả hóa mô miễn dịch).
2. Giá trị chẩn đoán bệnh tủy răng của phương pháp đo độ
bão hòa oxy mạch cao hơn so với thử điện và thử nhiệt.
3. Xác định được độ bão hào oxy mạch trung bình của nhóm
răng cửa và răng hàm nhỏ bình thường là những thông số có giá trị
chẩn đoán và tham khảo.
4. Độ bão hòa oxy mạch ở các răng bệnh lý được xác định:
Viêm tủy hồi phục (79,47%), viêm tủy không hồi phục (75,24%) và
tủy hoại tử (66,32%).
5. Xác lập mối tương quan giữa độ bão hòa oxy mạch và
ngưỡng đáp ứng điện của tủy răng trong các thể bệnh viêm tủy.
6. Khả năng phục hồi tủy răng sau chấn thương men- ngà
không lộ tủy: 95,6% phục hồi chức năng tuần hoàn và 92,1% phục
hồi dẫn truyền cảm giác sau 6 tháng. Đề xuất theo dõi và trì hoàn
điều trị nội nha sau chấn thương răng.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 4
chương: Tổng quan tài liệu: 34 trang, Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: 16 trang, Kết quả nghiên cứu: 32 trang, Bàn luận: 33
trang. Luận án có 34 bảng, 11 biểu đồ, 43 hình ảnh, 127 tài liệu
tham khảo (4 tiếng Việt, 119 tiếng Anh và 4 tiếng Pháp)

B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu trúc và chức năng cảu phức hợp tủy- ngà
Tủy răng là mô liên kết giàu huyết quản với tế bào đặc biệt
là nguyên bào tạo ngà. Đơn vị chức năng- sinh lý quan trọng nhất
của răng là phức hợp tủy- ngà trong đó tính thấm ngà răng và áp lực
mô tủy là hai đặc tính quan trọng nhất liên quan đến chức năng và
bệnh lý tủy răng. Sự thay đổi tính thấm ngà răng và sự lưu chuyển
dịch ngà là yếu tố quan trọng trong luật thủy lực học Brannstrom là
nguyên nhân kích thích cảm giác bình thường và đáp ứng bệnh lý hệ
thần kinh tủy răng. Cấu trúc sợi thần kinh tủy răng gồm sợi A
myelin hóa là sợi dẫn truyền nhanh đáp ứng với hầu hết các kích
thích ở ngưỡng thấp và sợi C không myelin hóa dẫn truyền cảm giác
sâu ngưỡng cao và đề kháng với hiện tượng hoại tử mô.
Tủy răng gồm bốn chức năng: tuần hoàn, dẫn truyền cảm
giác, hình thành ngà và bảo vệ trong đó chức năng tuần hoàn và dẫn
truyền cảm giác là cơ sở sinh lý học quan trọng của các nghiệm
pháp chẩn đoán bệnh tủy răng. Đặc điểm tuần hoàn chính của tủy
răng là mật độ mao mạch lớn, nhánh nối động- tĩnh mạch phong phú
tạo nhịp mao mạch và nhịp độ hô hấp của tế bào thấp.
1.2. Thay đổi bệnh lý trong bệnh tủy răng
Viêm tủy răng xảy ra trong môi trường thích ứng thấp do
mô tủy nằm trong buồng ngà kín. Phản ứng mạch cấp bao gồm giãn
mạch và tăng tính thấm thành mạch gây tăng áp lực dịch kẽ. Hiện
tượng tăng áp lực nội tủy làm tăng khả năng hấp thu dịch mô ngược
trở lại mạch máu và bạch mạch, là cơ chế bảo vệ làm áp lực giảm
xuống, tăng thời gian viêm tại chỗ, giải thích cho giai đoạn viêm tủy
hồi phục. Những nghiên cứu về huyết động học trong viêm tủy và
những phản ứng miễn dịch với vai trò của nguyên bào tạo ngà,
neuropeptide, lympho T, các cytokine và chemokine trong viêm tủy

là cơ sở cho khoa học chẩn đoán dựa trên thăm dò chức năng.
Bệnh lý tủy được phân loại theo lâm sàng- mô bệnh học thành
các thể chính là nhạy cảm tủy, viêm tủy có triệu chứng (gồm viêm tủy cấp
và viêm tủy mạn tính), viêm tủy không triêu chứng (gồm tủy loét mạn
tính, viêm tủy mạn kín và tủy phì đại) và những biến đổi khác như tủy
hoại tử và thoái hóa tủy. Thay đổi đáp ứng với các thử nghiệm nhạy cảm
tủy ở từng thể bệnh phụ thuộc vào sự ức chế hay kích thích hai sợi thần
kinh: A- δ có ngưỡng kích thích thấp và sợi C có ngưỡng kích thích cao.
Tổn thương sau chấn thương men- ngà không lộ tủy là viêm nhẹ, phù nề
các sợi thần kinh myelin hóa gây mất chức năng dẫn truyền cảm giác.
Nghiên cứu hóa mô miễn dịch trong bệnh tủy răng gần đây rất
phát triển nhằm xác định liên quan giữa sự bộc lộ gen cytokine trong
tủy với những giai đoạn khác nhau của viêm.
1.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tủy răng
1.3.1. Thử nghiệm nhạy cảm tủy
Thử nghiệm nhạy cảm tủy gồm thử lạnh, thử nóng và thử điện
dựa trên kích thích các sợi thần kinh tủy răng. Phương pháp thăm dò chức
năng dẫn truyền cảm giác còn nhiều hạn chế như đáp ứng dương tính giả,
âm tính giả, không tương ứng với mô bệnh học, không khách quan và phụ
thuộc một số yếu tố nhiễu.
1.3.2. Phương pháp thăm dò chức năng tuần hoàn
Laser Doppler là phương pháp đo lưu lượng máu của tủy
răng dựa trên hiệu ứng Doppler do hiện tượng phản chiếu ánh sáng
tán xạ ngược từ hồng cầu. Tuy nhiên, yếu tố gây nhiễu từ mô lợi làm
Laser Doppler không chính xác.
Độ bão hòa oxy là lượng oxy gắn trên oxyhemoglobin trên tổng
lượng hemoglobin trong 100ml máu khi mạch đập, được đo dựa trên khả
năng dẫn truyền ánh sáng đỏ và hồng ngoại của hồng cầu. Phương pháp
đo độ bão hòa oxy mạch được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tủy răng
đã được nghiên cứu trên nhóm răng cửa, răng sữa và nhóm răng bệnh lý ở

một số nước trên thế giới. Những chứng cứ khoa học từ các nghiên cứu
thực nghiệm và lâm sàng đã bước đầu khẳng định vai trò của phương
pháp đo độ bão hòa oxy mạch, được coi là phương pháp chẩn đoán không
xâm nhập, đánh giá chức năng tuần hoàn của mô tủy một cách khách
quan và chính xác trong chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương
răng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nhóm nghiên cứu giá trị chẩn đoán
163 răng cửa và răng hàm nhỏ của 72 bệnh nhân đến khám
tại bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội từ 2010 đến 2013,
được chọn vào nhóm nghiên cứu theo tiêu chuẩn sau:
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân khỏe mạnh, tuổi từ 15 đến 65.
- Răng được lấy tủy toàn bộ theo chỉ định:
+ Phục hình thẩm mỹ: răng lệch lạc, răng làm lại cầu chụp,
phục hình thẩm mỹ sau chấn thương.
+ Bệnh tủy răng: viêm tủy hồi phục có tổn thương mô cứng
sát tủy không có khả năng phục hồi chức năng nhai, viêm tủy không
hồi phục và tủy hoại tử chưa có biến chứng cuống răng.
+ Chấn thương răng: nứt gãy men ngà lộ tủy, nứt gãy men
ngà không lộ tủy kèm theo các tổn thương trật khớp hoặc lung lay
răng > độ II.
- Vùng nha chu lành mạnh
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Răng có lỗ rò hoặc tổn thương cuống răng mạn tính trên X
quang, răng chưa đóng kín cuống, bệnh nhân có bệnh nha chu và bệnh
nhân có máy tạo nhịp tim
2.1.1.3. Nhóm chứng dương tính

163 răng cùng tên đối bên hoặc kề răng đói bên không có
tổn thương mô cứng, không có bệnh nha chu và không có tiền sử
đau hoặc ê buốt.
2.1.1.4. Nhóm chứng âm tính: 30 răng cửa đã được điều trị tủy nhưng chưa
được phục hình.
2.1.2. Nhóm nghiên cứu theo dõi chấn thương răng
45 răng cửa và răng hàm nhỏ của 29 bệnh nhân chấn thương
răng trong vòng 8 tiếng được lựa chọn theo các tiêu chuẩn:
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Răng có tổn thương nứt gẫy men răng hoặc nứt gãy men-
ngà không lộ tủy, lung lay răng ≤ độ I.
- Răng đóng kín cuống hoặc chưa đóng kín cuống nhưng đã
mọc hết chiều dài và cuống răng có điểm thắt chóp dạng song song.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Răng chưa mọc hết chiều dài, răng có tổn thương sâu răng hoặc
viêm quanh răng trước chấn thương, trật khớp hoặc có tổn thương xương
ổ răng phối hợp
- Bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được chia thành 2 phần:
- Phần 1: nghiên cứu mô tả cắt ngang, trong đó, chúng tôi
nghiên cứu giá trị chẩn đoán của phương pháp đo ĐBHO trên 163 răng
dựa hai tiêu chuẩn vàng là lâm sàng khi mở tủy và mô bệnh học, có so
sánh với các thử nghiệm nhạy cảm.
- Phần 2: nghiên cứu tiến cứu tiến cứu theo dõi dọc, trong
đó chúng tôi theo dõi sự phục hồi chức năng dẫn truyền cảm giác và
chức năng tuần hoàn của 45 răng sau chấn thương bằng phương
pháp đo ĐBHO và các nghiệm pháp thử lạnh và thử điện.
2.2.2. Cỡ mẫu
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán


Trong đó: TP (True Positive) là tỷ lệ dương tính thật, FN
(False Negative) là tỷ lệ âm tính giả, là hằng số phân phối
chuẩn. Với α=0,05 (độ tin cậy 95%), là 1,96, là xác suất
dương tính thật (độ nhạy) được ước tính theo một nghiên cứu khác
là 0,96, là sai số ước tính là 0,06, là tỷ lệ tủy hoại tử ước
tính là 0,30. Ước tính cỡ mẫu tối thiểu là 137 răng. Trên thực tế,
trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiên trên 163 răng.
Nghiên cứu theo dõi chấn thương
Trong đó: C là xác suất sai sót tính theo quy luật phân phối
chuẩn, với α=0,05 (độ tin cậy 95%) và β=0,1 (lực mẫu 90%) tính được
C=10,51, r là hệ số tương quan ước tính là 0,8; ES là hệ số ảnh hưởng, SD
là độ lệch chuẩn ước tính theo nghiên cứu trước đây là 2,09 và là chênh
lệch trung bình độ bão hoà oxy ngay sau chấn thương và sau 6 tháng ước
tính là 0,5. Cỡ mẫu tối thiểu là 43 răng. Trên thực tế trong nghiên cứu
này, chúng tôi tiến hành theo dõi 45 răng chấn thương.
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán
Bước 1: Đo độ bão hòa oxy bằng máy OxiMax Nellcor N-65 với đầu
dò OxiMax Dura- Y D- YS, ghi lại sau 30 và 60 giây.
+ Dương tính: ĐBHO tủy ≥70%+ Âm tính: khi ĐBHO tủy < 70%
Độ bão hòa oxy ở ngón tay bằng đầu dò OxiMax YS- 100A sau 30
và 60 giây.
Bước 2: Thử điện bằng máy thử điện Parkell
Bước 3: Thử lạnh bằng thỏi đá
Bước 4: Thử nóng Gutta- percha
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội nội nha Hoa
kỳ, 2010
Bước 5: Mở tủy, xác định chuẩn vàng lâm sàng
+ Dương tính: Tủy chảy máu + Âm tính: Tủy không chảy máu

Bước 6: Xét nghiệm mô bệnh học và xây dựng tiêu chuẩn vàng mô
bệnh học.
Nhuộm hóa mô miễn dịch cho 34 tiêu bản với các kháng thể đơn
dòng: CD34, SMA, vimentin, CD3, CD20, PAX-5 và MMP-9.
Nghiên cứu theo dõi chấn thương
Thử tủy theo quy trình ở các thời điểm: sau chấn thương, 2
ngày, 4 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6
tháng.
2.2.4. Tính giá trị chẩn đoán qua các chỉ số
- Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự
báo âm tính, độ chính xác.
2.2.5. Thống kê, phân tích số liệu: Phần mềm SPSS 16.0, test t, kiểm
định χ
2
, hệ số Kappa và Pearson.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
- Trong 72 bệnh nhân có 37 nam, 35 nữ, 86 răng trên bệnh
nhân nam và 77 răng trên bệnh nhân nữ .
- Trong 163 răng, nhóm răng cửa trên chiếm tỷ lệ cao nhất
(25,8%), sau đó là nhóm răng cửa dưới và răng cửa bên trên với tỷ
lệ tương ứng là 16,0% và 14,1%. Chỉ có 16 răng hàm nhỏ trên
chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9,8% (p < 0,05).
- 86 răng được lấy tủy do nghuyên nhân chấn thương, 77
răng do các nguyên nhân khác.
- Dựa theo tiêu chuẩn AAE (2010), 54 răng được chẩn đoán
là tủy hoại tử chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,1%, viêm tủy không hồi
phục chiếm 23,9%, viêm tủy hồi phục chiếm 23,3% và tủy bình
thường chiếm tỷ lệ 19,7% (p < 0,05).

3.1.2. Chỉ số bình thường ở nhóm chứng
Bảng 3.5: ĐBHO của nhóm răng chứng và ngón tay
Nhóm răng n
Trung bình
(%)
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Răng cửa giữa
trên
47 87,59 2,58 79,50 92,50
Răng cửa bên
trên
42 85,82 3,91 78,00 92,00
Răng nanh trên 32 88,56 2,50 83,00 92,50
RHN trên 17 85,71 4,01 79,00 90,00
Răng cửa dưới 34 87,19 2,48 80,00 91,50
Răng nanh dưới 18 89,56 1,21 87,50 91,00
RHN dưới 18 87,39 1,76 82,00 89,50
Tổng số 208
Ngón tay 97,32 1,75 90,00 100
Chứng âm tính 30 0 0 0 0
Độ bão hòa trên 30 răng thuộc nhóm chứng âm tính có giá trị là
0%.
Độ bão hòa oxy cao nhất ở nhóm răng nanh dưới với giá trị
là 89,56% ± 1,21, sau đó đến nhóm răng nanh trên có giá trị 88,56%
± 2,50. Các nhóm răng cửa giữa trên, răng cửa dưới và răng hàm

nhỏ dưới có giá trị lần lượt là 87,59% ± 2,58; 87,19 ± 2,48 và 87,39
± 1,76. Răng cửa bên trên và răng hàm nhỏ trên có giá trị nhỏ nhất
lần lượt là 85,82% ± 3,91 và 85,71±4,01.Chưa thấy có sự khác biệt
giữa độ bão hòa oxy của các nhóm răng (p>0,05).
Độ bão hòa oxy ở ngón tay là 97,32% ± 1,7, cao hơn ĐBHO
của các nhóm răng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
3.1.3. Kết quả nghiên cứu giá trị chẩn đoán
Độ bao hòa oxy theo chẩn đoán lâm sàng
Độ bão hòa oxy trung bình ở nhóm răng bình thường là
86,92% ± 3,90, viêm tủy hồi phục là 79,36% ± 4,26, viêm tủy không
hồi phục là 74,86% ± 4,32 và tủy hoại tử là 64,84% ± 4,32, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Có 20 trường hợp tủy hoại tử
hoàn toàn có độ bão hòa oxy là 0%.
3.1.3.3. Giá trị của các nghiệm pháp thử tủy so với chuẩn vàng lâm
sàng
110 răng chảy máu khi mở tủy - tủy sống và 53 răng không
chảy máu -tủy chết theo tiêu chuẩn lâm sàng.
Bảng 3.12: Giá trị của nghiệm pháp thử lạnh so với tiêu chuẩn lâm
sàng
Tiêu chuẩn lâm sàng
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử lạnh
Đáp ứng (-) 47 22 69
Đáp ứng (+) 6 88 94
Tổng số 53 110 163
*Hệ số phù hợp Kappa là 0,637, p<0,001
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu

Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,88 0,80 0,68 0,94 0,83
Hệ số Kappa là 0,637 với p<0,001. Theo tiêu chuẩn lâm
sàng, có 6 trường hợp dương tính giả và 22 trường hợp âm tính giả
với thử lạnh.
Bảng 3.13: Giá trị của nghiệm pháp thử nóng so với tiêu chuẩn lâm
sàng
Tiêu chuẩn lâm sàng
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử nóng
Đáp ứng (-) 46 55 101
Đáp ứng (+) 7 55 62
Tổng số 53 110 163
*Hệ số Kappa có giá trị là 0,298 với p<0,001
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,87 0,50 0,45 0,88 0,62
Hệ số Kappa=0,298 (p < 0,001). Có 7 trường hợp dương
tính giả và 55 trường hợp âm tính giả khi thử nóng.

Bảng 3.14: Giá trị của nghiệm pháp thử điện so với tiêu chuẩn lâm
sàng
Tiêu chuẩn lâm sàng
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử điện
Đáp ứng (-) 47 14 61
Đáp ứng (+) 6 96 102
Tổng số 53 110 163
*Hệ số Kappa là 0,731 với p<0,001
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,88 0,87 0,77 0,94 0,88
Hệ số Kappa = 0,731 (p < 0,001). Nghiệm pháp thử điện có
độ nhạy là 0,88, độ đặc hiệu là 0,87, giá trị chẩn báo dương tính là
0,77, giá trị dự báo âm tính là 0,94 và độ chính xác là 0,88 so với
chuẩn lâm sàng.
Bảng 3.15: Giá trị của nghiệm pháp đo ĐBHO so với tiêu chuẩn
lâm sàng
Tiêu chuẩn lâm sàng
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Đo ĐBHO
<70% 51 2 53

≥70%
2 108 110
Tổng số 53 110 163
*Hệ số Kappa là 0,930 với p<0,001
Độ
nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,96 0,98 0,96 0,98 0,98
Hệ số Kappa = 0,930 với p<0,001. So với tiêu chuẩn lâm
sàng, nghiệm pháp đo độ bão hòa oxy có độ nhạy là 0,96, độ đặc
hiệu là 0,98, giá trị dự báo dương tính là 0,96, giá trị dự báo âm tính
là 0,98 và độ chính xác là 0,98.
3.1.3.4. Kết quả chẩn đoán mô bệnh học
Trong 163 răng nghiên cứu, có 31 răng được chẩn đoán mô
bệnh học tủy bình thường, chiếm tỷ lệ 19,0%, 36 răng có xung
huyết và viêm tủy cấp nhẹ, chiếm 22,1%, 35 răng viêm tủy cấp nặng
và viêm tủy mạn tính chiếm 21,5% trong đó có 11 răng viêm tủy cấp
nặng và 24 răng viêm tủy mạn tính, 55 răng tủy hoại tử, chiếm
33,7% trong đó có 43 răng hoại tử không chảy máu và 12 răng hoại
tử chảy máu. Chỉ có 6 răng vôi hóa lan tỏa chiếm tỷ lệ 3,7%.
Tiêu chuẩn mô bệnh học được xác lập trong đó có 61 trường
hợp coi là tủy chết (gồm 55 trường hợp hoại tử và 6 trường hợp vôi
hóa lan tỏa). Những trường hợp còn lại được coi là tủy sồng, gồm
102 trường hợp.

3.1.3.5. ĐBHO theo chẩn đoán mô bệnh học
Bảng 3.16: ĐBHO trung bình theo chẩn đoán mô bệnh học
n
ĐBHO
(%)
Độ
lệch
chuẩn
Giá trị thấp
nhất (%)
Giá trị
cao nhất
(%)
p
Tủy bình
thường
31 86,87 3,95 78,00 95,00
<0,01
XH, VTC nhẹ 36 79,49 4,58 71,50 88,50
VTC, VTM 35 75,24 3,41 70,00 85,00
Vôi hóa lan tỏa 4* 69,75 9,78 56,50 78,50
Tủy hoại tử 37* 66,32 5,15 56,00 70,50
Có 20 trường hợp thuộc nhóm răng vôi hóa lan tỏa và tủy
hoại tử có ĐBHO đo được là 0%. Độ bão hòa oxy ở nhóm tủy bình
thường cao nhất là 86,87% ± 3,95, sau đó đến nhóm xung huyết và
viêm tủy cấp nhẹ có độ bão hòa oxy là 79,49 ± 4,58, nhóm viêm tủy
cấp nặng và viêm tủy mạn tính có độ bão hòa oxy là 75,24% ± 3,41.
Nhóm tủy hoại tử có ĐBHO trung bình là 66,32% ± 5,15 và nhóm
vôi hóa lan tỏa là 69,75% ± 9,78, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,01).

3.1.3.6. Tương quan giữa ĐBHO và ngưỡng đáp ứng điện theo chẩn
đoán lâm sàng- mô bệnh học
Hệ số Pearson giữa độ bão hòa oxy và cường độ dòng điện
của là nhóm răng viêm tủy có triệu chứng và viêm tủy không triệu
chứng do chấn thương tương ứng là -0,111 và -0,122 với p > 0,05.
Do đó, không có mối tương quan tuyến tính giữa hai đại lượng trên
trong nhóm răng chấn thương.
Ở nhóm răng viêm tủy có triệu chứng do bệnh lý, hệ số tương
quan giữa độ bão hòa oxy và cường độ dòng điện là 0,921 với p < 0,01, có
nghĩa là có mối tương quan tỷ lệ thuận gần tuyệt đối giữa hai đại lượng
này. Hệ số tương quan giữa ĐBHO và cường độ dòng điện ở nhóm viêm
tủy không triệu chứng bệnh lý là -0,883 với p<0,05 có nghĩa là có mối
tương quan tỷ lệ nghịch rất mạnh.
Viêm tủy có triệu chứng Viêm tủy không triệu chứng
Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa độ bão hòa oxy và cường độ dòng
điện
3.1.3.7. Giá trị chẩn đoán của các nghiệm pháp thử tủy so với chuẩn vàng mô
bệnh học
Bảng 3.19: Giá trị của nghệm pháp thử lạnh so với chuẩn vàng mô
bệnh học
Tiêu chuẩn mô bệnh học
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử lạnh
Đáp ứng (-) 51 18 69
Đáp ứng (+) 10 84 94
Tổng số 61 102 163
* Hệ số phù hợp Kappa là 0,643 với p<0,01
Độ nhạy
Độ đặc

hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,84 0,82 0,74 0,89 0,83
Hệ số Kappa là 0,643 (p < 0,01). Độ nhạy của nghiệm pháp
thử lạnh so với chẩn đoán mô bệnh học là 0,84, độ đặc hiệu là 0,82,
giá trị dự báo dương tính là 0,74, giá trị dự báo âm tính là 0,89 và độ
chính xác là 0,83.
Bảng 3.20: Giá trị của nghệm pháp thử nóng so với chuẩn vàng mô
bệnh học
Tiêu chuẩn mô bệnh học
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử nóng
Đáp ứng (-) 48 53 101
Đáp ứng (+) 13 49 62
Tổng số 61 102 163
* Hệ số phù hợp Kappa là 0,236 với p<0,01
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,79 0,48 0,47 0,79 0,60

Hệ số Kappa là 0,236 (p < 0,01). Độ nhạy của nghiệm pháp
thử nóng so với chẩn đoán mô bệnh học là 0,79, độ đặc hiệu là
0,48,giá trị dự báo dương tính là 0,47, giá trị dự báo âm tính là 0,79
và độ chính xác là 0,60.
Bảng 3.21: Giá trị của nghiệm pháp so với chuẩn vàng mô bệnh học
Tiêu chuẩn mô bệnh học
Tổng số
Tủy chết Tủy sống
Thử điện
Đáp ứng (-) 49 12 61
Đáp ứng (+) 12 90 102
Tổng số 61 102 163
* Hệ số phù hợp Kappa là 0,686 với p<0,01
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,80 0,88 0,80 0,88 0,85
Hệ số Kappa là 0,686 (p < 0,01). Độ nhạy của nghiệm pháp
thử điện so với chẩn đoán mô bệnh học là 0,80, độ đặc hiệu là 0,88,
giá trị dự báo dương tính là 0,80, giá trị dự báo âm tính là 0,88 và độ
chính xác là 0,85.
Bảng 3.22: Giá trị chẩn đoán của đo độ bão hòa oxy so với chuẩn vàng mô
bệnh học
Tiêu chuẩn mô bệnh học
Tổng số

Tủy chết Tủy sống
ĐBHO
< 70 53 0 53
≥70%
8 102 110
Tổng số
61 102 163
* Hệ số phù hợp Kappa là 0,906 với p<0,01
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Giá trị dự báo
dương tính
Giá trị dự báo
âm tính
Độ chính xác
0,87 1,00 1,00 0,93 0,96
Hệ số Kappa là 0,906 (p<0,01). Trong nhóm nghiên cứu
này, nghiệm pháp đo ĐBHO phát hiện được 100% (102/102) các
trường hợp tủy sống. Các chỉ số giá trị chẩn đoán: độ nhạy 0,87, độ
đặc hiệu 1,0, giá trị dự báo dương tính 1,0, giá trị dự báo âm tính
0,93, độ chính xác là 0,96.
3.1.4. Đặc điểm mô bệnh học
Bảng 3.25: Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Vimenti
n
SMA CD34 CD3 CD20
PAX
5
MMP

9
BT
n=8
n 8 3 8 2 1 1 5
% 100%
37,5
%
100% 25%
12,5
%
12,5
%
62,5%
VTC
n=8
n 8 7 8 1 3 1 6
% 100%
87,5
%
100%
12,5
%
37,5
%
12,5
%
75%
VT
M
n 16 11 17 2 3 1 13

% 88,9%
61,1
%
94,4
%
11,1
%
16,7
%
5,6% 72,2%
Trên các tiêu bản nhuộm hóa mô miễn dịch, CD34 dương tính
100% mô tủy bình thường và viêm tủy cấp, 94,4% mô tủy viêm mạn
tính.
CD3 dương tính ở 12,5% các trường hợp tủy bình thường,
12,5% các trường hợp viêm tủy cấp và 11,1% các trường hợp viêm
tủy mạn tính. CD20 và PAX-5 giúp xác định các lympho bào B,
dương tính ở một số ít các trường hợp. MMP-9 dương tính mạnh
trong thể viêm tủy cấp, chiếm tỷ lệ 75% các trường hợp, sau đó đến
viêm tủy mạn tính, chiếm tỷ lệ 72,2% các trường hợp và thấp nhất ở
tủy bình thường, 62,5% các trường hợp.
3.2. Nghiên cứu theo dõi chấn thương
3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 29 bệnh nhân được theo dõi 45 răng, trong đó có 16 bệnh
nhân nam và 13 bệnh nhân nữ. Số răng chấn thương trung bình là
1,55 răng / bệnh nhân. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
16,06±5,95. Nhóm răng cửa giữa gặp nhiều nhất, chiếm 37,8% sau
đó đến nhóm răng cửa bên trên, răng nanh trên và răng hàm nhỏ,
chiếm tỷ lệ tương ứng là 22,2%, 22,2% và 15,6%.
3.2.1.3. Độ bão hòa oxy ngay sau chấn thương theo tổn thương
Độ bão hòa oxy trung bình của nhóm nứt gãy men răng là

86,31% ± 2,96, ở nhóm nứt gãy men- ngà không lộ tủy là 85,38% ±
3,90. Ở nhóm nứt men- ngà không lộ tủy có xu hướng thấp hơn
nhóm tổn thương nứt men, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê với p>0,05. Độ bão hòa oxy trung bình của nhóm răng lung
lay là 85,41% ± 4,54, có xu hướng thấp hơn ở nhóm răng không
lung lay là 86,43% ± 3,01, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p
= 0,563.
3.2.4. Thay đổi chức năng dẫn truyền cảm giác sau chấn thương
Chức năng dẫn truyền cảm giác xuất hiện sớm nhất ở nhóm
tổn thương nứt gãy men là sau chấn thương 14 ngày, sau 2 tháng,
nhóm răng này phục hồi hoàn toàn chức năng cảm giác. Ở nhóm tổn
thương nứt- gãy men- ngà không lộ tủy, sau 21 ngày có 2 răng bắt
đầu đáp ứng dương tính với thử điện. Có 22/25 trường hợp chiếm
88,0% phục hồi chức năng dẫn truyền cảm giác, có 3 răng mất hoàn
toàn chức năng này. Tỷ lệ hồi phục sau 6 tháng của hai nhóm tổn
thương khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ phục hồi đáp ứng với kích thích điện, nhiệt ở cả hai
nhóm
Sau chấn thương 2 tuần, 7,9% số răng có đáp ứng điện, sau 3
tuần có 7,89% có đáp ứng với thử lạnh. Sau 3 tháng, tỷ lệ phục hồi
hoàn toàn chức năng dẫn truyền cảm giác gồm đáp ứng nhiệt và đáp
nhiệt là 92,1%.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
4.1.1. Tuổi, giới, vị trí và đặc điểm tổn thương
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, các răng thuộc nhóm
tuổi 15-30 gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 60,7%, tập trung chủ yếu vào
nhóm răng cửa giữa trên và răng cửa dưới trong đó răng cửa giữa
trên gặp nhiều nhất, chiếm 25,8%. Nguyên nhân chính của nhóm
răng này là chấn thương răng, chiếm 52,8%. Trong chấn thương

răng, tổn thương nứt gãy men- ngà không lộ tủy gặp nhiều nhất.
Nguyên nhân của chấn thương răng cửa giữa chiếm tỷ lệ cao có liên
quan đến độ cắn chìa và thiếu độ phủ môi trên.
4.1.2. Độ bão hòa oxy và các đáp ứng nhạy cảm tủy của nhóm răng bình
thường
Độ bão hòa oxy mạch là một chỉ số đánh giá chức năng tuần
hoàn của. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp đo ĐBHO
mạch được thực hiện với máy Nellcor Oxi-Max N65 với đầu dò
OxiMax Dura- Y D- YS. Đây là đầu dò dành cho trẻ thiếu tháng
nhẹ cân (<1kg) có kích thước 4x5mm, nhỏ hơn kích thước gần- xa
của răng.
Độ bão hòa oxy cao nhất ở nhóm răng nanh dưới với giá trị
89,56% ± 1,21, sau đó đến nhóm răng nanh trên có giá trị 88,56% ±
2,50. Các nhóm răng cửa giữa trên, răng cửa dưới và răng hàm nhỏ
dưới có giá trị lần lượt là 87,59% ± 2,58; 87,19 ± 2,48 và 87,39 ±
1,76. Răng cửa bên trên và răng hàm nhỏ trên có giá trị nhỏ nhất là
85,82% ± 3,91 và 85,71± 4,01. Độ bão hòa oxy ở ngón tay là
97,32% ± 1,7, cao hơn độ bão hòa oxy của các nhóm răng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01), do đặc điểm chuyển hóa và tuần hoàn của
mô tủy, số lượng tế bào ít, lưu lượng máu và thể tích máu mất cân
xứng nên nhịp độ hô hấp thấp và hiệu suất sử dụng oxy cao, nên độ
bão hòa oxy của mô thấp.
4.2. Giá trị của các phương pháp chẩn đoán
4.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá giá trị chẩn đoán
Trong nghiên của chúng tôi, giá trị chẩn đoán được so sánh
với hai tiêu chuẩn được coi là chuẩn vàng trong chẩn đoán tình trạng
tủy răng, đó là tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn mô bệnh học.
Khi mở tủy có 110 trường hợp tủy chảy máu coi là tủy sống
và 53 trường hợp tủy không chảy máu coi là tủy chết.
Tiêu chuẩn mô bệnh học được xác lập trên các tiêu bản mô

học thông thường nhuộm HE và xét nghiệm hóa mô miễn dịch trên
34 mẫu mô tủy.
Trong 163 răng được chẩn đoán mô bệnh học chúng tôi thấy
31 răng tủy bình thường, chiếm tỷ lệ 19,0%, 36 răng xung huyết và
viêm tủy cấp nhẹ, chiếm 22,1%, 35 răng viêm tủy cấp nặng và viêm
tủy mạn tính chiếm 21,5%. Hai thể mô bệnh học trên tương ứng với
viêm tủy hồi phục và viêm tủy không hồi phục trong chẩn đoán lâm
sàng. 55 răng tủy hoại tử, chiếm 33,7% trong đó có 43 răng hoại tử
không chảy máu và 12 răng hoại tử chảy máu. Chỉ có 6 răng vôi hóa
lan tỏa chiếm tỷ lệ 3,7%. Tiêu chuẩn định typ mô bệnh học tủy răng
dựa trên các tổn thương xung huyết, xuất huyết, xuất ngoại bạch
cầu đa nhân, hoại tử, xâm nhập lympho, xơ hóa, thoái hóa và vôi
hóa.
4.2.2. Giá trị của chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng
Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội nội
nha Hoa Kỳ (AAE) năm 2010. Tuy nhiên, những triệu chứng lâm
sàng như tiền sử đau, cơn đau tủy ít đặc hiệu, đặc biệt trong viêm
tủy thầm lặng và chấn thương răng. Hơn nữa, ranh giới giữa viêm
tủy hồi phục và viêm tủy không hồi phục rất khó xác định trên lâm
sàng nên cần thiết phải phối hợp các nghiệm pháp thử tủy.
4.2.3. Giá trị chẩn đoán của nghiệm pháp thử lạnh
Hệ số phù hợp Kappa giữa thử lạnh và tiêu chuẩn lâm sàng
là 0,637 (p < 0,001) chứng tỏ có sự phù hợp ở mức khá. Độ nhạy
của nghiệm pháp thử lạnh là 0,88; độ đặc hiệu là 0,80; giá trị dự báo
dương tính là 0,68; giá trị dự báo âm tính là 0,94 và độ chính xác là
0,83. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây
như Petersson (1999), Evans (1999) và Gopikrishna (2007). Mức độ
phù hợp theo hệ số Kappa ở mức khá với K=0,643 (p < 0,01) giữa
thử lạnh và mô bệnh học. So với chuẩn vàng mô bệnh học độ nhạy:
0,84; độ đặc hiệu: 0,82; giá trị dự báo dương tính: 0,74; giá trị dự

báo âm tính: 0,89 và độ chính xác là 0,83. Kết quả tương tự cũng đã
được khẳng định trong những nghiên cứu trước đây của Seltzer và
Dummer, Petersson (1999), Kamburoglu (2005), Saeed (2011).
Những trường hợp dương tính giả và âm tính giả được giải thích do
đáp ứng kích thích của sợi thần kinh A- δ và C khác nhau ở các giai
đoạn viêm và trong một số trường hợp chấn thương mới.
4.2.4. Giá trị chẩn đoán của nghiệm pháp thử nóng
So với tiêu chuẩn lâm sàng, thử nóng có độ nhạy là 0,87; độ
đặc hiệu là 0,50; giá trị dự báo dương tính là 0,45; giá trị dự báo âm
tính là 0,88; độ chính xác là 0,62. Hệ số phù hợp Kappa so với chẩn
đoán lâm sàng là 0,236 (p<0,01) cho thấy chỉ có sự phù hợp ở mức
yếu giữa kết quả thử nóng với chẩn đoán mô bệnh học. So sánh với
chẩn đoán mô bệnh học, độ nhạy của nghiệm pháp thử nóng là 0,79;
độ đặc hiệu là 0,48; giá trị chẩn đoán dương tính là 0,47; giá trị chẩn
đoán âm tính là 0,79 và độ chính xác là 0,60. Kết quả này tương
đồng với các tác giả khác như Seltzer và Dummer và Petersson
(1999). Thử nóng có giá trị dự báo dương tính rất thấp, cho thấy
nghiệm pháp này có ít khả năng chẩn đoán tủy hoại tử và ít đặc hiệu.
4.2.5. Giá trị chẩn đoán của nghiệm pháp thử điện
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghiệm pháp thử điện được
thực hiện trên máy Parkell, ghi lại ngưỡng đáp ứng điện (cường độ dòng
điện tối thiểu gây cảm giác trên răng). So với tiêu chuẩn lâm sàng, thử
điện có độ nhạy là 0,88; độ đặc hiệu là 0,87; giá trị dự báo dương tính là
0,77; giá trị dự báo âm tính là 0,94 và độ chính xác là 0,88. Hệ số phù hợp
Kappa so với chẩn đoán mô bệnh học của nghiệm pháp thử điện là 0,686
với p < 0,01, phù hợp ở mức độ khá. Dựa trên tiêu chuẩn mô bệnh học,
chúng tôi tính được độ nhạy của nghiệm pháp thử điện là 0,80; độ đặc
hiệu là 0,88; giá trị dự báo dương tính là 0,80; giá trị dự báo âm tính là
0,88 và độ chính xác là 0,85. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu
của các tác giả khác trong hai phân tích meta của Levin (2009) và Shender

(2011). Nguyên nhân của hiện tượng âm tính và dương tính giả với
nghiệm pháp thử điện là do khả năng đề kháng với hiện tượng hoại tử mô
của các sợi thần kinh C hoặc mô tủy còn sống nhưng không có chức năng
dẫn truyền cảm giác sau chấn thương.
4.2.6. Giá trị chẩn đoán của phương pháp đo độ bão hòa oxy
mạch
4.2.6.1. Thay đổi ĐBHO trong bệnh tủy răng
Trong nghiên cứu, của chúng tôi, độ bão hòa oxy ở các răng
bình thường cao nhất là 86,87% ± 3,95, sau đó đến nhóm xung
huyết và viêm tủy cấp nhẹ có độ bão hòa oxy là 79,49 ± 4,58, nhóm
viêm tủy cấp nặng và viêm tủy mạn tính có độ bão hòa oxy là
75,24% ± 3,41. Nhóm tủy hoại tử có độ bão hòa oxy trung bình là
66,32% ± 5,15 và nhóm vôi hóa lan tỏa là 69,75% ± 9,78. Có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ĐBHO trung bình của nhóm chẩn
đoán mô bệnh học bình thường với các nhóm bệnh lý khác với p <
0,01. Độ bão hòa oxy của nhóm xung huyết/ viêm tủy cấp nhẹ thấp
hơn bình thường có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05) và cao hơn nhóm
viêm tủy cấp nặng/viêm tủy mạn tính có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Setzer (2012) về
sự thay đổi độ bão hòa oxy mạch trong những trường hợp bệnh lý và
được giải thích do độ bão hòa oxy của mô chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố bao gồm nhiệt độ, pH mô, phân áp oxy (PaO2) và phân áp
CO2 (PaCO2). Khi mô tủy viêm, nhiệt độ của mô tăng, pH của mô
giảm do tiết dịch rỉ viêm, PaCO2 có thể tăng do môi trường yếm khí
(đặc biệt trong tủy viêm kín) làm tăng khả năng tách O2 ra khỏi
Hemoglobin nên độ bão hòa oxy tủy răng giảm.
4.2.6.2. Tương quan chức năng tuần hoàn và chức năng dẫn truyền
cảm giác trong bệnh tủy răng
Phân tích tương quan hồi quy tuyến tính độ bão hòa oxy và
cường độ dòng điện gây đáp ứng tủy cho thấy, hệ số tương quan

Pearson giữa độ bão hòa oxy và cường độ dòng điện ở hai thể bệnh
lần lượt là -0,111 và -0,122 (p > 0,05) trên nhóm răng chấn thương .
Điều đó chứng tỏ ở nhóm răng chấn thương, không có mối tương
quan hồi quy tuyến tính giữa hai đại lượng trên. Trong khi đó, hệ số
tương quan Pearson giữa độ bão hòa oxy và cường độ dòng điện là
0,921 (p=0,001) ở nhóm viêm tủy có triệu chứng là -0,883 (p=0,04)
ở nhóm viêm tủy không triệu chứng trên các răng bệnh lý. Hệ số
0,921 chứng tỏ rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận gần tuyệt đối
giữa độ bão hòa oxy và ngưỡng đáp ứng điện. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Setzer (2012) . Mối tương quan tỷ lệ thuận có
nghĩa là, ở giai đoạn xung huyết và viêm tủy cấp nhẹ, độ bão hòa
oxy càng tăng thì ngưỡng đáp ứng điện càng giảm, tức là răng càng
nhạy cảm với kích thích điện, được giải thích do hậu quả của quá
trình viêm. Khi mô tủy viêm càng nặng, độ bão hòa oxy càng giảm,
kích thích lên các sợi thần A-δ càng tăng nên ngưỡng kích thích
càng thấp, răng càng nhạy cảm. Trong thể viêm tủy không triệu
chứng hay viêm tủy mạn tính trên mô bệnh học, tương quan này đảo
ngược với hệ số Pearson là -0,883 là mức tương quan rất mạnh. Tình
trạng viêm cấp chuyển sang giai đoạn mạn tính và thoái hóa là lúc
các sợi A-δ bị ức chế bởi hiện tượng thiếu oxy, đáp ứng điện với
ngưỡng tăng. Khi mô bắt đầu hoại tử bán phần, cường độ dòng điện
phải cao hơn bình thường mới có đáp ứng do lúc này, đáp ứng thuộc
về các sợi thần kinh C mà ngưỡng của các sợi thần kinh này rất cao.
Do đó, trong thể viêm tủy mạn tính, mức độ viêm càng trầm trọng,
độ bão hòa oxy càng giảm thì ngưỡng kích thích điện càng tăng,
răng càng ít nhạy cảm hơn. Tương quan giữa hai chỉ số này trong
chẩn đoán rất có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn bệnh.
4.2.6.3. Giá trị chẩn đoán của phương pháp đo ĐBHO mạch
Theo tiêu chuẩn lâm sàng, hệ số Kappa đạt được là 0,930
với p < 0,001, chứng tỏ có sự phù hợp gần tuyệt đối của phương

pháp đo độ bão hòa oxy với chuẩn vàng lâm sàng. Chỉ số Kappa
đánh giá sự phù hợp với chuẩn vàng mô bệnh học thấp hơn,
K=0,906 cũng phù hợp gần tuyệt đối. Giá trị chẩn đoán của phương
pháp đo độ bão hòa oxy mạch so với tiêu chuẩn lâm sàng là: độ
nhạy là 0,96; độ đặc hiệu là 0,98; giá trị dự báo dương tính là 0,96;
giá trị dự báo âm tính là 0,98 và độ chính xác là 0,98; So với tiêu
chuẩn mô bệnh học, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính,
giá trị dự báo âm tính và độ chính xác lần lượt là 0,87; 1,00; 1,00;
0,93 và 0,96. Kết quả này rất phù hợp với nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài như Gopikrishna (2007), Dastmachi (2012) và Vaghela
(2012). Tổng kết các chỉ số ĐBHO ở nhóm răng bình thường trong
y văn và kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tiêu chuẩn xác
định tủy hoại tử theo chỉ số ĐBHO <70% là có cơ sở khoa học.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ bão hòa oxy ở nhóm
viêm tủy hồi phục giảm 8,5% giá trị độ bão hòa oxy so với nhóm
tủy bình thường. Nhóm viêm tủy không hồi phục giảm 13,4% so với
tủy bình thường.
4.3. Thay đổi chức năng sau chấn thương răng
4.3.1. Thay đổi độ bão hòa oxy do chấn thương răng
Trong nhóm 45 răng chấn thương với tổn thương mức độ 1
theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (1995), chúng tôi thấy độ
bão hòa oxy trung bình của nhóm nứt gãy men răng là 86,31% ±
2,96, ở nhóm nứt gãy men- ngà không lộ tủy là 85,38% ± 3,90. Độ
bão hòa oxy mạch ở nhóm nứt men- ngà không lộ tủy có xu hướng
thấp hơn nhóm tổn thương nứt men được giải thích là do hậu quả
của lực tác động và mức độ tổn thương mô cứng lên tủy răng gây ra
hiện tượng xung huyết và viêm nhẹ.
4.3.2. Thay đổi chức năng tuần hoàn và chức năng dẫn truyền
cảm giác sau chấn thương
4.3.2.1. Nhóm nhạy cảm ngà

Có 5/45 răng có triệu chứng tăng nhạy cảm ngà sau chấn
thương, chiếm 11,1% thuộc tổn thương nứt gãy men- ngà không lộ
tủy. Độ bão hòa oxy ngay sau chấn thương, sau 2, 4, 7 ngày, sau 1,
2, 3, 6 tháng của các răng không thay đổi, thấp nhất là sau 2 tuần,
79,6% và cao nhất là thời điểm ngay sau chấn thương là 87,6% cho
thấy chức năng tuần hoàn không bị ảnh hưởng và ổn định sau 6
tháng theo dõi. Hiện tượng nhạy cảm là do hở các ống ngà.
Theo dõi sự thay đổi ngưỡng đáp ứng điện của nhóm răng
này thấy ngưỡng đáp ứng điện tại thời điểm ngay sau chấn thương là
2,5mA, sau 2 ngày là 3,25mA. Ngưỡng đáp ứng này giống ngưỡng
đáp ứng của nhóm răng viêm tủy hồi phục. Hiện tượng nhạy cảm
ngà sẽ mất sau 1 tuần, lúc này ngưỡng đáp ứng quay trở lại bình
thường như nhóm răng chứng, trung bình là 7,75mA.
4.3.2.1. Nhóm mất cảm giác
Sau 3 tuần, có 2 răng tủy hoại tử, độ bão hòa xuống thấp
dưới 70%. Các răng khác có độ bão hòa oxy ổn định ở mức độ bão
hòa oxy trung bình là 85,85% ở thời điểm ngay sau chấn thương và
86,26% sau 6 tháng theo dõi. Tỷ lệ răng tủy hoại tử là 4,4%, tỷ lệ
răng tủy sống là 95,6%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
Osburgh (2002). Một số nghiên cứu cho rằng tủy răng có thể ở giai
đoạn viêm nhẹ do lực sang chấn gây xung huyết nhẹ mô tủy, các sợi
thần kinh có thể bị biến đổi nên các nghiệm pháp thử tủy dựa trên
cảm giác đều không có đáp ứng. Hiện tượng hoại tử tủy răng dược
giải thích là do tổn thương trật khớp bị bỏ qua. Trong tổn thương
nứt- gãy men- ngà không lộ tủy, phản ứng viêm tủy là do sự xâm
nhập của các vi khuẩn từ ống ngà. Tuy nhiên, mô tủy có hai cơ chế

×