BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
NGUYỄN QUỐC TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CỦA THẬN
KHI GÂY MÊ VÒNG KÍN LƯU LƯỢNG THẤP
BẰNG SEVOFLURANE
TRONG PHẪU THUẬT BỤNG
Chuyên ngành: Gây mê hồi sức
Mã số: 62720122
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội – 2013
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phan Đình Kỷ
2. PGS.TS. Trần Duy Anh
Phản biện 1: PGS.TS. Công Quyết Thắng
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đức Thiềng
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Quý
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp viện
tại Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 vào hồi:
giờ ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108n N
3. Thư viện Y học Trung ương
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XX đánh dấu sự ra đời của nhiều thế hệ thuốc mê hô
hấp mới với ưu điểm vượt trội, trong đó sevoflurane được đánh giá là
có nhiều ưu điểm như khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, dễ kiểm soát độ
mê, huyết áp, nhịp tim ổn định, không kích thích đường hô hấp, lý
tưởng để khởi mê qua đường hô hấp đặc biệt ở trẻ em .
Nhược điểm của sevoflurane là quá trình chuyển hóa thuốc
sinh ra các hợp chất (compound ) A, B, C, D, E; trong đó hợp chất A
gây độc cho thận do làm tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng lọc
của thận. Nhiều công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và
thực nghiệm trên chuột đã chứng minh gây mê bằng sevoflurane với
nồng độ cao kéo dài, lượng hợp chất A sinh ra lớn và gây tổn thương
ống thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận ở chuột khi đạt trên
150ppm. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy hợp chất A sinh ra phụ
thuộc nhiều yếu tố: lưu lượng khí bù, loại vôi soda sử dụng, loại máy
gây mê, độ ẩm, nhiệt độ, v.v…
Ở Việt Nam, sevoflurane được sử dụng từ năm 2000 cùng với
kỹ thuật gây mê vòng kín lưu lượng thấp (GMVKLLT) và nhanh
chóng được phổ biến ở các bệnh viện, trung tâm y tế lớn của cả nước
đã cho thấy sự hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, các máy gây mê
hiện đại cho phép hạ thấp lưu lượng khí bù, sử dụng kỹ thuật gây mê
vòng kín lưu lượng thấp đã giúp tiết kiệm thuốc, giảm giá thành, phù
hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh và cải thiện chất lượng gây
mê. Mặc dù đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng
nghiên cứu về ảnh hưởng đến chức năng của thận khi gây mê bằng
sevoflurane chưa có nhiều. Đặc biệt nghiên cứu sự hiện diện của hợp
chất A và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành hợp chất A khi gây
mê trong điều kiện thực hành lâm sàng ở Việt Nam chưa có. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sevoflurane lên thận
thông qua đánh giá chức năng lọc của thận và xét nghiệm tìm hợp
5
chất A trên những bệnh nhân được GMVKLLT bằng sevoflurane với
mục đích:
1. Đánh giá chức năng lọc của thận và tương quan giữa các
phương pháp xác định mức lọc cầu thận ở bệnh nhân được gây mê
bằng sevoflurane vòng kín với lưu lượng thấp 1 lít/phút trong phẫu
thuật bụng.
2. Xác định sự hiện diện của hợp chất A ở ngưỡng phát hiện
1ppm (parts per million – một phần triệu) và một số yếu tố ảnh
hưởng đến sự tạo thành hợp chất A trong gây mê bằng sevoflurane
với vòng kín lưu lượng thấp 1 lít/ phút.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Kết quả cho thấy trên 45 bệnh nhân gây mê vòng kín lưu lượng thấp
bằng sevoflurane với thể tích khí bù 1 lít/phút, mức lọc cầu thận bằng
phương pháp ước tính dựa vào creatinine huyết tương theo công thức
Cockroft-Gault và phương pháp đo bằng dược chất phóng xạ
Technetium - 99m - diethyenetriaminepentaacetic acid (Tc-99m –
DTPA), chức năng lọc của thận, mức lọc cầu thận bình thường. Mức lọc
cầu thận đo bằng hai phương pháp trên có tương quan thuận chặt chẽ.
Hợp chất A hiện diện thấp hơn ngưỡng 1ppm (một phần triệu) khi
phân tích bằng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ với thời gian gây mê
trung bình 143 phút, dài nhất 215 phút, MAC trung bình từ 0,82 đến
0,88%, nhiệt độ phòng mổ trung bình 24,910C, nhiệt độ bình vôi
soda trung bình từ 27,68 đến 43,820C, độ ẩm phòng mổ trung bình
59,02%, độ ẩm bình vôi soda từ 21,64 đến 74,1%, sử dụng vôi soda
sofnolime và máy gây mê hệ Physioflex. Nhiệt độ và độ ẩm của bình
của vôi soda có mối tương quan thuận chặt chẽ với nhau.
Nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn trong
chuyên ngành Gây mê – Hồi sức.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 109 trang, bao gồm các phần sau:
- Đặt vấn đề: 02 trang
6
- Tổng quan: 32 trang
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 23 trang
- Kết quả nghiên cứu: 21 trang
- Bàn luận: 29 trang
- Kết luận: 1 trang
- Kiến nghị: 1 trang
- Luận án có: 30 bảng, 29 đồ thị, sơ đồ và ảnh minh họa.
- 108 tài liệu tham khảo, trong đó có 27 tài liệu tiếng Việt, 65 tài liệu
tiếng Anh, 16 tài liệu tiếng Pháp.
- Phụ lục và danh mục các công trình của tác giả.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. SEVOFLURANE
1.1.1. Tính chất dược lý của sevoflurane
Dạng chất lỏng, không cháy, mùi dễ chịu, độ tinh khiết theo sắc ký khí
99,975%, nồng độ thuốc tối thiểu trong phế nang MAC 1,71-2,05 ở
người lớn. Tác dụng gây ho, kích thích và co thắt thanh quản trong quá
trình gây mê nhẹ, phù hợp cho bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hen,
không ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn khi gây mê.
1.1.2. Chuyển hoá sevoflurane
Phần lớn thuốc được thải trừ qua phổi, khoảng 1 - 5% được chuyển hoá
ở các microsome trong tế bào gan bởi enzym P450 thành ion flo vô cơ
và hexafluoroisopropanol (HFIP) thải ra theo nước tiểu, các hợp chất
hữu cơ có gốc metyl với số lượng cacbon khác nhau và được gọi là các
chất A, B, C, D, E. Hợp chất A [CH
2
F-O-C(=CF
2
)(CF
3
)],
(fluoromethyl-2,2-difluoro-1-[trifluoromethyl]vinyl ether) ở nồng độ
cao gây độc cho thận khi thực nghiệm ở trên chuột.
1.1.3. Ảnh hưởng của gây mê hô hấp bằng sevoflurane đối với
thận
1.1.3.1. Ảnh hưởng gián tiếp: phụ thuộc thời gian mổ và gây mê, tình
trạng bệnh nhân
7
1.1.3.2. Ảnh hưởng trực tiếp đến thận: thận sẽ tiếp xúc với các hợp chất
A, B, C, D, E.
GÂY MÊ HÔ HẤP
1.2.1. Hệ thống gây mê hô hấp: được phân chia kinh điển ra 4 loại
1.2.1.1. Hệ thống hở
Là hệ thống đơn giản nhất với một mặt nạ lưới kim loại có lót gạc
(mặt nạ Schimmelbusch ).
1.2.1.2. Hệ thống nửa hở.
Dùng ống Ayre hình chữ T có cải biến hoặc van để tránh hít lại khí
thở ra, gọn nhẹ, dễ sử dụng nhưng nồng độ thuốc mê có thể thay đổi
và thuốc mê tồn lưu trong khí thở ra được trộn lẫn với không khí
phòng mổ.
1.2.1.3. Hệ thống nửa kín.
Khí mê và oxy được cung cấp qua một mặt nạ mê kín, máy có kèm theo
bóng dự trữ hơi và van thở ra. Khi hít vào bệnh nhân hít khí của bóng dự
trữ, lúc thở ra một phần qua van và một phần trở lại bóng dự trữ.
1.2.1.4. Hệ thống kín.
Với hệ thống này oxy được cung cấp đủ cho chuyển hoá của cơ
thể, CO
2
sẽ được vôi soda hấp thu hoàn toàn, lượng khí mê được tuần
hoàn trong hệ thống suốt thời gian gây mê. Hệ thống kín đòi hỏi một
lượng khí bù thấp.
- Quá trình hấp thu CO
2
trong gây mê vòng kín: dùng những
chất có khả năng hấp thu khí CO
2
, có hai loại:
+ Vôi soda: là một hỗn hợp gồm 94% Ca(OH)
2
và 5% NaOH,
1% KOH, độ ẩm 14-19%, có khả năng tái sinh. Người ta thường pha
thêm silica để tăng thêm độ rắn, tuy nhiên hiệu quả hấp thu tỷ lệ
nghịch với độ rắn.
+ Vôi Bary Hydroxyl: là một hỗn hợp gồm 80% Ca(OH)
2
và
20% Ba(OH)
2
.8H2O. Hỗn hợp này đủ rắn nên không cần trộn thêm
silica nhưng không có khả năng tái sinh.
8
Người ta thêm một số chất chỉ thị màu để nhận biết và thay thế
chất hấp thu đã hết tác dụng
Với những ưu điểm của mình, vôi soda là chất hấp thu thường
được chọn sử dụng. Khả năng hấp thu của vôi soda là 14 - 23lít CO
2
trên 100gr chất hấp thu theo phản ứng:
CO
2
+ H
2
O = H
2
CO
3
H
2
CO
3
+ 2NaOH = Na
2
CO
3
+ 2H
2
O + nhiệt lượng
(phản ứng xảy ra nhanh)
Na
2
CO
3
+ Ca(OH)
2
=CaCO
3
+ 2NaOH (diễn ra chậm)
Một phần nhỏ CO
2
phản ứng trực tiếp với Ca(OH)
2
:
CO
2
+ Ca(OH)
2
= H
2
O + CaCO
3
+ nhiệt lượng (chậm hơn)
Các hạt vôi soda đã hết khả năng hấp thu khí CO
2
có thể hồi phục lại
nhưng không đáng kể.
1.2.2. Gây mê vòng kín lưu lượng thấp:
Được phân loại theo Baker và Simionescu (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Phân loại hệ thống gây mê hô hấp
Loại vòng gây mê Lượng khí mới bù vào
Dòng chuyển hóa cơ bản ~ 250 ml/phút
Dòng tối thiểu 250 – 500 ml/phút
Dòng thấp 500 – 1000 ml/phút
Dòng trung bình 1-2 lít/phút
Dòng cao 2-4 lít/phút
Dòng mở > 4 lít
1.2.2.1. Nhu cầu oxy trong chuyển hóa của cơ thể
Công thức tính nhu cầu oxy trong chuyển hóa cơ bản:
VO
2
ml/ phút =10.P
3/4
ml (V: thể tích O
2
=ml, P: cân nặng= kg)
1.2.2.2. Nguyên lý gây mê vòng kín lưu lượng thấp
Gây mê vòng kín lưu lượng thấp (GMVKLLT) là gây mê vòng kín với
lượng khí mới bù vào từ 1lít đến 0,5 lít/phút. Nhờ sử dụng chất soda hấp
thu CO
2
cho phép khí thở ra và khí gây mê được tái tuần hoàn.
GMVKLLT có ưu điểm như tiết kiệm chi phí thuốc mê tới 60%, tiết
9
kiệm oxy, giảm ô nhiễm phòng mổ và môi trường. GMVKLLT còn giữ
được nhiệt độ và độ ẩm của khí hít vào phổi bệnh nhân.
1.2.3. Phân loại hệ thống máy gây mê được kiểm soát bằng điện tử
Máy gây mê được kiểm soát bằng bộ vi xử lý gồm hai loại:
- Hệ máy Modulus: khí bù theo kiểu ngược dòng (upstream).
- Hệ máy PhysioFlex: khí bù theo nguyên tắc xuôi dòng
(downstream, lượng khí bù thấp hơn các loại máy khác.
1.3. GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT CÁC TẠNG TRONG Ổ BỤNG
1.3.1. Đặc điểm của phẫu thuật các tạng trong ổ bụng:
- Ảnh hưởng đến ống tiêu hoá, gan, lách, tụy, cơ thành bụng, cơ
hoành, có thể gây ra phản xạ phó giao cảm.
- Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến
tác động lên khoang lồng ngực. là nguồn gốc các biến chứng của hô
hấp trong và sau gây mê.
- Nguy cơ nhiễm trùng do hàng rào chống nhiễm trùng của đường tiêu
hoá bị phá vỡ, liệt ruột, ứ trệ sẽ dẫn đến các rối loạn nước, điện giải.
1.3.2. Gây mê trong phẫu thuật các tạng trong ổ bụng:
- Lưu ý tình trạng rối loạn cân bằng nước, điện giải và dinh dưỡng.
- Bảo đảm tiền mê tốt, gây mê đủ sâu, giảm đau, giãn cơ tốt.
1.4. SINH LÝ THẬN
1.4.1. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu nephron: nephron là đơn vị giải
phẫu và chức năng của thận, chia hai phần là vùng vỏ và vùng tủy,
gồm có:
* Tiểu cầu thận (còn gọi là tiểu cầu Malpighi).
* Bao Bowman: là khoang rỗng chứa dịch lọc cầu thận và bao bọc
tiểu cầu thận, được cấu tạo bởi lá tạng và lá thành.
* Ống thận: tiếp nối với cầu thận, có chức năng tái hấp thu và bài tiết
các chất để biến dịch lọc thành nước tiểu. Ống thận gồm các thành
phần: ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle, ống góp.
- Ống lượn gần: nối với bao Bowman, có một đoạn cong và một
đoạn thẳng. Thành ống lượn gần được cấu tạo bởi lớp tế bào biểu mô
10
cao, hình lập phương, có diềm bàn chải ở phía trong lòng ống để tăng
diện tích tiếp xúc. Trong bào tương có chứa nhiều ty lạp thể, các
phân tử protein mang và nhiều Na+, K- nên tế bào ống lượn ở đây
đây có hoạt động chuyển hóa cao và quá trình vận chuyển tích cực
xảy ra rất mạnh.
- Quai Henle là phần tiếp theo ống lượn gần gồm 2 nhánh hình chữ
U, song song với nhau, đi hướng vào vùng tủy thận. Nhánh xuống
của quai Henle mảnh, đoạn đầu nhánh lên và đoạn cuối dày.
- Ống lượn xa tiếp nối quai Henle, nằm ở vỏ thận và hình dáng
cong queo và ở đây cũng có quá trình vận chuyển tích cực khá mạnh.
- Ống góp nối tiếp ống lượn xa bài tiết nước tiểu.
1.4.2. Chức năng của nephron:
Bảng 0.1 Chức năng từng đoạn nephron
Đoạn nephron Chức năng
Cầu thận Siêu lọc tạo thành dịch lọc
Ống lượn gần
Tái hấp thu: Na+ khoảng 65%, glucose (ngưỡng
180mg%), protein và axít amin, nước khoảng
65%, Cl- khoảng 65%, urê khoảng 50%, HCO3-,
K+ khoảng 65%,
Bài tiết: các anion hữu cơ, các cation hữu cơ.
Sản xuất: ammonia.
Quai Henle Tái hấp thu: một phần nước và Na+
Ống lượn xa Tái hấp thu: Na+ được tiếp tục tái hấp thu. Nước
được tái hấp thu nhiều hơn Na+ nên dịch chuyển
dần thành đẳng trương (có sự hỗ trợ rất của ADH
- Anti Diuretic Hormon). Cl- được tái hấp thu
theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ cấp cùng
với Na+.
Bài tiết: H+ K+ NH-3
Ống góp Tái hấp thu nước: bài tiết các chất tương tự ở
11
ống lượn xa
Bộ máy cận
cầu thận
Bài tiết: Renin, Erythropoietin, tham gia quá
trình tạo vitamin D
1.5. QUÁ TRÌNH TẠO NƯỚC TIỂU Ở THẬN
1.5.1. Màng cầu thận và tính thấm của màng: 3 lớp
- Lớp tế bào nội mô có hàng ngàn lỗ nhỏ có kích thước 160A
o
.
- Lớp màng đáy do các sợi collagen và proteoglycan đan chéo có các
khe nhỏ kích thước khoảng 110A
o
, tích điện âm.
- Lớp tế bào biểu mô thành bao Bowman phủ mặt ngoài của mao mạch
có chân, có các khe nhỏ kích thước 70-75 A
o
.
1.5.2. Áp suất lọc:
- Áp suất trong mạch máu: áp suất thủy tĩnh (P
H
) và áp suất keo
của huyết tương (P
K
).
- Áp suất trong bao Bowman (P
KB
=0)có tác dụng kéo nước vào
trong bao,áp suất thủy tĩnh của bao Bowman (P
B
=18mmHg) có tác
dụng cản nước và các chất hòa tan đi vào bao.
Áp suất lọc (P
L
) được tính theo công thức:
P
L
= (P
H
+ P
KB
) – (P
K
+ P
B
)
P
L
= (60 + 0) – (32 + 18) = 10 mmHg
1.5.3. Các chỉ số đánh giá chức năng lọc của thận:
- Hệ số lọc (Filtration coeficient - K
L
) :
phụ thuộc tính thấm của
màng lọc, diện tích mao mạch (~1,6m2, 2-3% có vai trò lọc), biểu
thị bằng ml/phút/mmHg.
- Mức lọc cầu thận (MLCT) hay Glomerular Filtration Rate
(GFR) : là lượng dịch lọc được tạo ra trong một phút ở toàn bộ các
nephron của hai thận (~ 120 ml/phút) theo luật Starling:
MLCT = K
L
×
P
L
= K
L
×
(P
H
- P
B
- P
K
)
(K
L
: hệ số lọc, P
L
: áp suất lọc, P
H
: áp lực thủy tĩnh mao mạch cầu
thận, P
B
: áp lực thuỷ tĩnh bao Bowman, P
K
: áp lực keo mao mạch
cầu thận)
12
- MLCT giảm khi HA hạ, tắc ống thận, giảm lưu lượng máu đến cầu
thận, giảm K
F
do giảm diện tích hoặc thay đổi tính thấm màng cầu thận.
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc
- LLMT tăng làm tăng áp suất mao mạch cầu thận và phân số lọc.
- Áp suất keo của huyết tương giảm làm áp suất lọc tăng.
- Co tiểu động mạch đến gây giảm lượng máu đến thận làm giảm áp
suất trong mao mạch cầu thận nên làm giảm lưu lượng lọc. Giãn tiểu
động mạch đến gây tác dụng ngược lại.
1.5.5. Các cơ chế điều hoà MLCT và lưu lượng máu thận gồm: tự
điều hoà HA tại thận, cân bằng bằng cơ chế báo ngược
dòng(feesback), điều hoà thể dịch, điều hoà thần kinh.
1.5.6. Xác định tổn thương thận và giai đoạn suy thận:
Chỉ số MLCT (GFR) là thông số quan trọng để xác định chức
năng thận. Hiệp hội thận quốc gia Mỹ đã đưa ra hướng dẫn để xác
định giai đoạn suy thận, và chia ra thành 5 giai đoạn chính theo bảng
phân độ RIFLE.
Bảng 1.4 Phân độ RIFLE
Phân độ
RIFLE
Creatinin, GFR Nước tiểu
R – Risk
Nguy cơ
Tăng creatinin huyết thanh x 1,5 lần
hoặc giảm MLCT>25%
<0,5ml/kg/giờ
trong 6 giờ
I – Injury
tổn thương thận
Tăng creatinin huyết thanh x 2 lần
hoặc giảm MLCT > 50%
<0,5ml/kg/giờ
trong 12 giờ
F – Failure
suy thận
Tăng creatinin huyết thanh x 3 lần
hoặc giảm MLCT > 75% hoặc
creatinin huyết thanh ≥ 4mg/dl ( với
tăng cấp ≥ 0,5 mg/dl
<0,3 l/kg/giờ
trong 24 giờ
hoặc vô niệu
trong 12 giờ
L – Loss
mất chức năng
thận
Mất chức năng thận hoàn toàn trong
> 4 tuần
E – End stage Cần lọc máu > 3 tháng.
13
kidney injury
giai đoạn cuối
1.6. XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG THẬN
1.6.1. Các xét nghiệm thăm dò chức năng lọc của cầu thận
* Độ thanh thải: Inulin, Manitol, Natrihyposunfit, Creatinin, PAH.
* Định lượng creatinin, urê, nitơ toàn phần, cặn bã, điện giải.
* Bài tiết urê của thận: tỷ số urê trong máu lúc đói/urê nước tiểu 24
giờ, độ thanh thải Van Slyke (cléarance de Purée).
* Các xét nghiệm thăm dò chức năng ống thận
- Thăm dò chức năng chuyển hoá nước: lượng nước tiểu trong
ngày và đêm, tỷ trọng nước tiểu 3 giờ 1 lần (phương pháp
Zimmiski), nghiệm pháp gây đái nhiều của Vaquez Cottet, nghiệm
pháp pha loãng của Volhard, nghiệm pháp cô đặc của Volhard.
- Thăm dò chức năng bài tiết chất màu của ống thận: đánh giá bài
tiết PSP, đánh giá bài tiết chất xanh Metylen
1.6.2. Những phương pháp thăm dò từng thận riêng lẻ:
Những phương pháp thăm dò từng thận riêng lẻ: lấy nước tiểu riêng
từng thận, chụp thận có chất cản quang qua đường tĩnh mạch (UIV),
dùng đồng vị phóng xạ.
1.6.3. Phát hiện sớm tổn thương chức năng thận bằng các marker
mới: Dựa vào nồng độ cystatin C trong huyết thanh, Interleukin-
18 (IL-18) và Kidney Injury Molecule-1(KIM-1).
1.7. SINH LÝ THẬN TRONG GÂY MÊ
* Các thuốc tự do, không gắn vào protein huyết tương được thải trừ
qua thận theo cơ chế lọc tự động.
* Bài tiết tích cực qua ống thận là đường thải trừ cần có chất vận
chuyển (carrier) nên tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ.
* Khuếch tán thụ động qua ống thận: một phần thuốc đã thải trừ
trong nước tiểu ban đầu lại được tái hấp thu vào máu.
14
Những thuốc có trọng lượng phân tử <300 đươck thải qua thận,
làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc, làm tăng thải trừ để điều trị
nhiễm độc, trong trường hợp suy thận cần giảm liều thuốc.
1.8. SẮC KÝ KHỐI PHỔ
Các mẫu khí được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp
với khối phổ (Gas Chromatography Mass Spectometry, viết tắt là
GC-MS hoặc GCMS), là phương pháp có độ nhạy cao được sử dụng
nghiên cứu về thành phần các chất trong không khí.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 45 bệnh nhân phẫu thuật bụng theo chương trình dưới gây mê
hô hấp bằng sevoflurane tại khoa Gây mê – Hồi sức, Bệnh viện
TƯQĐ 108 từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 07 năm 2010. Tuổi từ
16 đến 60, ASA I-II, Không có bất thường hệ tiết niệu, các xét
nghiệm trước mổ trong giới hạn bình thường.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu lâm sàng
quan sát, tiến cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu – cỡ mẫu
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu gồm 45 bệnh nhân, tự đối chứng.
2.2.1.2. Thiết kế mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
( )
2
2
2
δ
σ
βα
zz
n
+
=
Với: α = 0,05 thì z
α
= 1,96; với β=0,20 thì z
β
=1,04; độ lệch chuẩn σ =
2,2; sai số mong muốn δ = 1,0 ta tính được cỡ mẫu n = 44.
2.2.2. Tiêu chỉ nghiên cứu
2.2.2.1. Các đặc điểm chung:
Bao gồm các yếu tố sau:
15
* Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BSA
Chỉ số diện tích da cơ thể BSA (Body Surface Area) tính theo công
thức DuBois:
BSA = 0,20247 x chiều cao (m)
0,725
x trọng lượng cơ thể (kg)
0,425
(m
2
)
(Chú thích: diện tích da của bệnh nhân được tính từ cân
nặng, chiều cao rồi được hiệu chỉnh về diện tích da chuẩn 1,73m
2
).
* Đặc điểm về cơ cấu bệnh.
* Các chỉ số về mạch, huyết áp, hô hấp.
- Theo dõi sự biến đổi tần số tim, huyết áp.
- Tăng huyết áp: HA tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương > 90 mmHg.
- Tụt huyết áp động mạch: HA tâm thu ≤ 90 mmHg (hoặc giảm >
20% so với mức nền trước mổ) và kéo dài hơn 1 giờ
- Các chỉ số về hô hấp: SpO
2
, xét nghiệm khí máu.
- Sử dụng các chỉ số khí máu, TTAB để đánh giá rối loạn trao đổi
khí, rối loạn thông khí, suy hô hấp về mức độ cũng như tính chất.
- Thiếu oxy máu hoặc rối loạn oxygen hoá máu khi PaO
2
< 80
mmHg.
- Rối loan trao đổi khí được xác định khi PaO
2
<= 60mmHg
- Phân loại suy hô hấp:
Type I: PaO
2
< 70mmHg, PaCO
2
bình thường
Type II: PaO
2
< 70mmHg, PaCO
2
> 45mmHg
- Mức độ suy hô hấp căn cứ vào trị số PaO
2
: nhẹ: PaO
2
: 60 -
70mmHg, vừa: PaO2: 40 - 60mmHg, nặng PaO2: < 40mmHg
- Tiêu chuẩn để đánh giá suy hô hấp cấp tính: PaO
2
< 50mmHg,
PCO
2
> 60mmHg, SaO
2
< 80%.
- Các giá trị tham chiếu về khí máu và tình trạng toan kiềm của
người Việt nam
* Thời gian phẫu thuật, thời gian tỉnh, các tai biến gây mê.
* Lượng giá chất lượng thức tỉnh theo cảm giác chủ quan của bệnh
nhân:
16
+ Tốt: bệnh nhân thức dậy nhẹ nhàng, tỉnh táo nhanh, không có các
dấu hiệu gây phiền toái, nặng nề, không bị ảo giác, không có ấn
tượng hoặc nhận biết được cuộc mổ, hậu phẫu nhẹ nhàng, không có
các diễn biến bất thường về ý thức .
+ Trung bình: bệnh nhân có một số cảm giác không thoải mái như
nhức đầu, buồn nôn, lâu tỉnh táo…. Tuy vậy không có ấn tựợng nặng
nề về quá trình gây mê và thức tỉnh.
+ Kém: nhiều phiền toái khi thức tỉnh, ảo giác, khó chịu, có diễn biến
bất thường.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá
Mục tiêu 1:
* Chức năng lọc của thận: các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu, sinh
hóa nước tiểu, thể tích nước tiểu.
* MLCT: mức lọc cầu thận ước tính bằng creatinine nội sinh, MLCT
đo bằng dược chất phóng xạ. Trong đó MLCT ước tính theo công
thức Cockcrolf-Gault như sau :
( )
CrHT
kPt
Clcr
.72
140−
=
Clcr - độ lọc thận (ml/p); t - tuổi (năm); P - trọng lượng cơ thể (kg);
k - hệ số: k=1 nếu là nam, k=0,85 nếu là nữ, CrHT: creatinine huyết
tương.
* Tương quan giữa các phương pháp tính MLCT
* Các tiêu chuẩn phân loại mức độ tổn thương thận:
Tiêu chuẩn của Morgan GE và Mikhail MS: Chức năng thận bình
thường 100-120ml/ph, giảm dự trữ thận 60-100 ml/ph, RLCNT nhẹ
<60ml/ph, RLCNT vừa <40 ml/ph và RLCNT nặng< 25ml/ph
- Tiêu chuẩn theo độ RIFLE (Bảng 1.4)
Mục tiêu 2:
17
* Xác định sự hiển diện hợp chất A khi gây mê vòng kín lưu lượng
thấp bằng sevoflurane với lượng khí bù 1 lít /phút bằng phương
pháp sắc ký khí khối phổ tại thời điểm 30 phút, 60 phút và trước
khi kết thúc gây mê vòng kín lưu lượng 1 lít/ phút.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành hợp chất A khi
GMVKLLT bằng sevoflurane với lượng khí bù 1 lít/ phút:
- Thời gian gây mê bằng sevoflurane
- Thời gian GMVKLLT với sevoflurane
- MAC
- Độ ẩm của bình vôi soda, phòng mổ.
- Nhiệt độ của bình vôi soda, phòng mổ.
2.2.3. Phương tiện
Các phương tiện trang bị cho gây mê theo quy định, thiết bị đo
nhiệt độ, độ ẩm, thuốc gây mê và hồi sức, thuốc mê bốc hơi
sevoflurane, monitor VEGA, máy gây mê Datex-Ohmeda Aespire,
các máy xét nghiệm khác
2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Ngày trước phẫu thuật
Chuẩn bị bệnh nhân thường qui, thăm khám tiền mê, xét nghiệm
tại thời điểm N
0
.
2.3.2. Các chỉ tiêu xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu
- Nước tiểu: pH, tỉ trọng, glucose, máu, protein.
- Máu: glucose, urê, creatinin, Na, K, Ca.
- MLCT ước tính từ creatinin nội sinh.
- MLCT đo bằng dược chất phóng xạTechnetium - 99m -
diethyenetriaminepentaacetic acid (Tc-99m – DTPA) .
2.3.3. Ngày phẫu thuật
Tiền mê: Midazolam: 0,1mg/kg Fentanyl: 5mcg/kg .Khởi mê:
Propofol: 2,5 mg/kg TMC, tracrium: 5mg/kg, Fentanyl: 2,5g/kg.
Duy trì mê: sevoflurane 3%, theo dõi, lựa chon MAC phù hợp, khí
bù 1lít/phút FiO
2
40%. Duy trì giảm đau Fentanyl liều 2g/kg/h.
18
Giãn cơ theo yêu cầu của phẫu thuật. Kết thúc gây mê: thể tích khí
bù > 4 lít/phút, đánh giá mức độ tỉnh của bệnh nhân để rút ống NKQ.
+ Theo dõi sau mổ
Xét nghiệm ure máu, creatinine máu, glucose máu, nước tiểu 10
thông số vào các ngày 3, 5 sau mổ, đánh giá GFR bằng dcpx.
+ Thời điểm lấy số liệu nghiên cứu
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của bình vôi soda mỗi 15 phút.
- Theo dõi nhịp tim, HA tại các thời điểm: T
0
: trước khi khởi mê, T
1
:
sau khi khởi mê, T
2
: sau khi GMVKLLT 15 phút, T
3
: sau khi
GMVKLLT 30 phút, T
4
: sau khi kết thúc gây mê VKLLT chuyển
sang gây mê dòng mở.
- Xét nghiệm: ure, creatinin, glucose huyết thanh, sinh hóa nước tiểu
10 thông số (pH, specific gravity, urobilinozen, glucose, bilirubin,
ketone, blood, protein, nitrite, leucocytes) vào các thời điểm: N
0
:
ngày trước phẫu thuật, N
3
: ngày thứ 3 sau phẫu thuật, N
5
: ngày thứ 5
sau phẫu thuật.
- Đo độ lọc cầu thận bằng dcpx tại: N
0
, N
5
.
- Lấy mẫu khí tìm hợp chất A: M
1
: sau 30 phút kể từ khi bắt đầu
GMVKLLT bằng sevoflurane, M
2
: sau 60 phút GMVKLLT, M
3
:
trước khi ngừng sevoflurane.
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đã được Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y
sinh học của Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 và
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chấp thuận.
2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 và Medcalc 9.6.2.0.
19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân: 60% nam và 40% nữ, tuổi trung bình là
39,4 tuổi. Chiều cao trung bình 166,48 cm ở nam, 152,17 ở nữ. Cân
nặng trung bình là 63,03 kg ở nam, 48,56 kg ở nữ. BSA trung bình
1,78 m
2
ở nam, là 1,43m
2
ở nữ. ASA I: 51,1%, ASAII: 49,9%. Phẫu
thuật: gan mật 40%, thực quản dạ dày 13,3%, đại tràng 26,7%, tá tụy
40%, bệnh khác 2,2%.
3.1.2. Những thay đổi huyết động trong thời gian gây mê
Nhịp tim ở T
0
cao hơn ở T
1
và T
2
(p < 0,05). Nhịp tim ở T
1
với T
2
khác biệt (p > 0,05). HA trung bình ở T
o
cao hơn ở T
1,
T
2
, T
3
và T
4
(p<0,05). Huyết áp ở T
1
, T
2
, T
4
khác biệt (p>0,05).
3.1.3. Thời gian thức tỉnh sau ngừng GMVKLLT bằng sevofflurane
Thời gian tỉnh rút ống NKQ trung bình là 15 phút, đạt thang điểm
Aldrete trung bình là 19 phút. Những tác dụng không mong muốn
lúc hồi tỉnh: buồn nôn, nôn (4,4), đau đầu (4,4%), chóng mặt (6,7%),
suy hô hấp(0%), co cứng (0%). Chất lượng gây mê theo cảm giác
chủ quan của bệnh nhân: rất hài lòng 77,8%, chưa thật sự hài lòng
22,2%.
3.2. CÁC XÉT NGHIỆM SINH HÓA VỀ CHỨC NĂNG LỌC CỦA
THẬN
3.2.1. Xét nghiệm sinh hóa
+ Xét nghiệm đường máu và điện giải
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các chỉ số xét nghiệm
glucose máu, điện giải (Kali, Natri, Canxi) tại các thời điểm trước
gây mê, sau gây mê ngày thứ 3.
Bảng 1.18 Xét nghiệm ure, creatinin HT và GFR ước tính theo
creatinin thời điểm N
o
và N
3
(n=45)
Thời gian
Chỉ số
N
0
SDX
±
N
3
SDX
±
p
Ure HT (mmol/L) 4,16 ± 1 3,87±0,83 > 0,1
20
Creatinine HT (µmol/L) 77,87 ± 13,97 84,25±14,0
9
>0,1
MLCTưt (ml/phút/1,73m
2
) 83,099 ±
18,527
76,92±18,3
7
>0,1
Bảng 1.19 Xét nghiệm ure, creatinin huyết thanh và GFR ước tính
theo creatinin thời điểm N
o
và N
5
(n=45)
Thời gian
Chỉ số
N
0
SDX ±
N
5
SDX ±
p
Ure HT (mmol/L) 4,16 ± 1 4,53±1,02 > 0,1
Creatinine HT (µmol/L) 77,87 ± 13,97 82,98±12,8
7
> 0,1
MLCTưt*
(ml/phút/1,73m
2
)
83,099 ±
18,527
77,53±16,1
9
> 0,1
* MLCT ưt : độ lọc cầu thận ước tính theo công thức Cockcrolf-
Gault.
3.2.2. Thể tích nước tiểu
Thể tích nước tiểu trung bình/24 giờ và thể tích nước tiểu tính theo
ml/kg/giờ tại các thời điểm xét nghiệm trước mổ, sau mổ ngày thứ
nhất và ngày thứ năm ở trong giới hạn bình thường và không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.2.3. Các xét nghiệm sinh hóa nước tiểu
- Độ pH nước tiểu, specific gravity trước mổ và sau mổ ngày thứ 3,
ngày thứ 5 không có sự khác biệt.
- Các chỉ số khác đều âm tính, không có bất thường ở nước tiểu các
bệnh nhân tại các thời điểm sau gây mê ngày thứ 3 và ngày thứ 5.
3.2.4. Mức lọc cầu thận đo bằng dược chất phóng xạ
Bảng 0.27 MLCT đo bằng DCPX thời điểm N
0
và N
5
Thời gian
Chỉ số
N
0
SDX
±
N
5
SDX
±
p
MLCT dcpx * 79,15 ± 15,76 77,258 ± 16,521 > 0,1
21
(ml/phút)
* MLCT dcpx: mức lọc cầu thận đo bằng dược chất phóng xạ.
- So sánh tương quan:
+ MLCTdcpx trước mổ và creatinin trước mổ
Hệ số tương quan r = 0,825 (P<0,001), R2 = 0,682
Phương trình hồi qui: Y = -1,02X + 162,04
MLCTdcpx trước mổ và creatinin trước mổ có mối tương quan
nghịch chặt chẽ.
+ MLCTdcpx sau mổ ngày thứ 5 và creatinin sau mổ ngày thứ 5
Hệ số tương quan r = 0,821(P<0,001), R2 = 0,675
Phương trình hồi qui: Y = -1,1X + 175,87
MLCTdcpx sau mổ ngày thứ 5 và creatinin sau mổ ngày thứ 5 có
mối tương quan nghịch chặt chẽ.
+ MLCTưt trước mổ và MLCTdcpx trước mổ
Hệ số tương quan r = 0,728(p<0,001), R2 = 0,531
Phương trình hồi qui: Y = 0,546X + 40,13
MLCTưt trước mổ và MLCTdcpx trước mổ có mối tương quan
thuận chặt chẽ.
+ MLCTưt sau mổ ngày thứ 5 và MLCTdcpx sau mổ ngày thứ 5
Hệ số tương quan r = 0,717(p<0,001), R2 = 0,514
Phương trình hồi qui: Y = 0,877X + 5,71
MLCTưt sau mổ ngày thứ 5 và MLCTdcpx sau mổ ngày thứ 5 có
mối tương quan thuận chặt chẽ.
3.3. SỰ HIỆN DIỆN HỢP CHẤT A VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
3.3.1. Xác định sự hiển diện hợp chất A bằng kỹ thuật sắc ký khí
khối phổ
Kết quả xét nghiệm sắc ký khí khối phổ và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển hóa sevoflurane thu nhận được trên 45 bệnh nhân
phẫu thuật bụng được GMVKLLT bằng sevoflurane với thể tích khí
bù lít/ phút, sử dụng vôi soda Sofnolime như sau:
Bảng 0.2 Kết quả mẫu khí phân tích (n = 135)
22
Thời gian
(phút)
Fi sevo (%)
SDX ±
Et sevo (%)
SDX
±
MAC (%)
SDX
±
Hợp chất A
(ppm)
30’ 2,1 ± 0,36 1,65 ± 0,31 0,85 ± 0,55 < 1
60’ 2,41 ± 0,42 1,98 ± 0,56 0,88 ± 0,57 < 1
Trước kết
thúc
GMVKLLT
2,23 ± 0,38 1,86 ± 0,43 0,82 ± 0,62 < 1
Với độ nhạy 1ppm, không có mẫu nào phân tích được khối phổ của
hợp chất A.
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa sevoflurane
Nhiệt độ phòng mổ trung bình 24,9
o
C, độ ẩm trung bình 59,02 %,
nhiệt độ bình vôi soda trung bình 40,02
o
C, độ ẩm bình vôi soda
64,56 %. Nhiệt độ của bình vôi soda tăng dần theo thời gian gây mê,
cao nhất 45
o
C. Độ ẩm của bình vôi soda tăng nhanh ở trong khoảng
60 phút đầu tiên, sau đó chậm dần và duy trì ở mức 70-80%. Kết quả
phân tích sắc ký khí khối phổ các mẫu khí tại thời điểm 30, 60’, cuối
thời gian GMVKLLT với MAC trung bình dao động từ 0,82 đến
0,85 cho thấy có sự hiển diện của không khí và sevoflurane ở 100%
mấu khí. Với độ nhạy 1ppm, toàn bộ các mẫu khí đã không phát hiện
được hợp chất A.
3.3.3. So sánh tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm trong bình vôi
soda
Phương trình hồi qui: Y = 0,298X + 21,83
Hệ số tương quan giữa độ ẩm và nhiệt độ r= 0.994, r2 = 0.989
Độ ẩm và nhiệt độ có tương quan thuận chặt chẽ vì r>0.9 và r2 >0.8
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Trong số bệnh nhân nghiên cứu, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (nam %, nữ
%). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.
23
Tuổi của bệnh nhân trung bình là 39,63 ở nam và 41,33 ở nữ.
4.1.2. Đặc điểm phẫu thuật
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108,
tuyến cuối cùng của quân đội nên tỉ lệ của các phẫu thuật lớn, phức
tạp chiếm tỉ lệ cao, có thời gian phẫu thuật kéo dài phù hợp với
nghiên cứu. Các bệnh nhân trong diện nghiên cứu bảo đảm không có
các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận trước phẫu thuật.
Thời gian gây mê phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu là 159
phút, thời gian GMVKLLT là 143 phút, phù hợp với GMVKLLT.
Nếu thời gian gây mê quá ngắn, lượng thuốc trung bình cho một giờ
gây mê sẽ nhiều gây tốn kém.
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được thực hiện theo một qui trình
thống nhất tránh đưọc sai số do các yếu tố gây nhiễu khác.
4.1.3. Thay đổi huyết áp và nhịp tim khi GMVKLLT bằng
sevoflurane.
Các chỉ số về nhịp tim, HAtt, HAttr, HAtb ở các thời điểm trước khởi
mê (T
0
), sau khởi mê và duy trì mê bằng GMVKLLT (thời điểm T
2
, T
3
,
T
4
) không biến động nhiều và phù hợp với lâm sàng của gây mê.
Tiền mê bằng fentanyl và duy trì mê bằng sevoflurane phối hợp với
fentanyl sẽ làm giảm các sang chấn của các thủ thuật và phẫu thuật
này. Điều này tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác.
Trong duy trì GMVKLLT bằng sevoflurane, nhịp tim và huyết áp ít
bị ảnh hưởng. Nếu chọn MAC phù hợp với bệnh nhân, nhịp tim và
huyết áp sẽ rất ổn định.
4.1.4. GMVKLLT với thể tích khí bù 1 lít/ phút
Với thể tích khí bù là 1lít/ phút và 40% oxy , Vt = P.10ml và tần
số thở lựa chọn ưu tiên khởi đầu từ 12 lần/phút; trong nghiên cứu này
45 bệnh nhân duy trì mê bằng GMVKLLT với sevoflurane không
gặp phải tai biến về hô hấp hoặc rối loạn liên quan đến thông khí.
Nhiều nghiên cứu về gây mê VKLLT đã chứng minh được sự an
24
toàn của kỹ thuật này khi phân tích các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng
đã được theo dõi.
4.1.5. Chất lượng gây mê và thức tỉnh
Đáp ứng tốt yêu cầu của phẫu thuật viên, và bảo đảm chất lượng
gây mê trên bệnh nhân theo cảm giác chủ quan. Thời gian thức tỉnh
và rút ống NKQ trong nghiên cứu này không có sự khác biệt lớn so
với các nghiên cứu khác. Các tai biến nặng nề như suy hô hấp cấp,
co thắt khí phế quản, tái giãn cơ, v.v không gặp trong nghiên cứu
này, hậu phẫu ngắn hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4.2. ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CỦA THẬN
4.2.1. Các xét nghiệm sinh hóa về chức năng thận
Kết quả thu được cho thấy nước tiểu của 45 bệnh nhân có pH, tỉ
trọng và urobilinogen nằm trong giới hạn bình thường ở tất cả các
thời điểm xét nghiệm (N
o
, N
3
, N
5
), các yếu tố còn lại cũng âm tính.
Xét nghiệm glucose huyết tương tại các thời điểm không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Xét nghiệm điện giải (Kali, Natri, Canxi)
tại các thời điểm cũng không ghi nhận sự bất thường bệnh lý. Kết
quả này cũng không khác biệt với nhiều tác giả khác.
4.2.2. Đo mức lọc cầu thận bằng phương pháp Cockroft-Gault
Urê huyết tương giảm nhẹ sau mổ ngày thứ 3 và trở về bình thường
ngày thứ 5. Creatinin huyết tương ở ba thời điểm N
0
, N
3
, N
5
không
có sự khác biệt (so sánh cặp tại các thời điểm).
Trong nghiên cứu này, MLCT
ưt
tại các thời điểm trước gây mê
(N
0
), sau gây mê 3 ngày (N
3
), sau gây mê 5 ngày (N
5
) không khác
biệt và nằm trong giới hạn bình thường.
4.2.3. Đo mức lọc cầu thận bằng dược chất phóng xạ
MLCT tại N
0
và N
5
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Xét
trên các đồ thị về mối tương quan của MLCT
dcpx
vào ngày N
0
, N
5
với
creatinin nội sinh có sự tương quan nghịch với hệ số tương quan rất
cao r > 0,8.
25
4.2.4. So sánh tương quan của mức lọc cầu thận của hai phương
pháp đánh giá
Khảo sát đồ thị biểu diễn sự tương quan của MLCT
ưt
ước tính và
MLCT
dcpx
N
0
và N
5
đều có kết quả tương đồng và tương quan thuận
với độ tương quan cao.
4.3. XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA HỢP CHẤT A VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TẠO THÀNH HỢP CHẤT A
TRONG GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURANE VỚI VÒNG KÍN LƯU
LƯỢNG THẤP 1 LÍT/ PHÚT
4.3.1. Xác định sự hiện diện hợp chất A bằng kỹ thuật sắc ký khí
khối phổ
Tất cả 135 mẫu khí xét nghiệm của 45 bệnh nhân gửi đến đã được
tiến hành đo và trả lời bằng bảng phân tích khí khối phổ và dữ liệu số
hóa cho từng mẫu cụ thể. Trong 135 mẫu được xét nghiệm, tất cả đều
có sevoflurane, không khí và thay đổi theo từng mẫu. Không mẫu
nào phát hiện được hợp chất A ở ngưỡng 1ppm (part per million
– một phần triệu).
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa sevoflurane
Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật GMVKLLT
*Thời gian gây mê:
Theo W. Funkvà cs chuyển hóa sevoflurane sự tạo thành hợp chất A
tăng dần trong thời gian đầu, đạt ngưỡng cao nhất ở khoảng 60 phút
đầu và sau đó giảm nhẹ. Như vậy yếu tố thời gian phẫu thuật kéo dải
không đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành hợp chất A.
*Nồng độ sevoflurane và MAC
MAC ở các thời điểm lấy mẫu khí phân tích lần lượt là 0,85%,
8,88% và 0,82%, (thấp hơn nhiều so với Bito và Ikeda K. có MAC
trung bình 2,05 và lượng hợp chất A tìm thấy là 21,6 ppm, Hideyuki
Highuchi có MAC 2,6 và lượng hợp chất A 11,2 ppm).
* Phối hợp thuốc trong tiền mê, khởi mê và duy trì mê