Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kiểm định chất lượng tiêu chuẩn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.63 KB, 21 trang )

4- tiêu chuẩn 4 – thực hiện chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 1- Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy
và học tập theo quy định của Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền.
a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định;
b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;
c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế
hoạch giảng dạy và học tập.
1- Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường có kế hoạch thời gian cho từng năm học theo Công văn chỉ đạo của
Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT và xây dựng cụ thể cho nhà trường. [H4.04.01.01]
+ Năm học 2008 – 2009:
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 thỏng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; +
Năm học 2007 – 2008:
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 thỏng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 thỏng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Quyết định số 4385/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/06/2007 của Bộ GD&ĐT về Kế hoạch
thời gian năm học 2007 – 2008 của giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và giáo dục
GDTX.
* Khung thời gian năm học cụ thể:
1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng.
2. Ngày bắt đầu và kết thỳc học kỳ I, ngày bắt đầu và kết thỳc học kỳ II.
3. Ngày kết thỳc năm học.
4. Ngày thi học sinh giỏi, ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thụng (THPT) và bổ tỳc
THPT, ngày hoàn thành xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày
hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).
5. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học.
6. Các ngày nghỉ lễ, tết.
7. Thời gian nghỉ đối với giỏo viờn trong năm học.


8. Kế hoạch thời gian năm học cụ thể bao gồm các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học
kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc, nghỉ lễ hội truyền
thống của địa phương).
- Trường có kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học rất cụ thể và thực hiện
trên tinh thần theo công văn hướng dẫn và hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình
của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT. [H4.04.01.02]
+ Năm học 2008 – 2009: Thực hiện theo Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT ngày
13/8/2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công văn chỉ đạo số 7475/BGD-ĐT ngày
15/8/2007 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm
học 2008 – 2009; Công văn số 1281/SGD-ĐT – GDTrH ngày 22/9/2007 về việc hướng
dẫn giảng dạy các môn năm học 2008 – 2009.
+ Năm học 2007 – 2008: Thực hiện theo Công văn chỉ đạo số 8227/BGD-ĐT –
GDTrH ngày 6/8/2007 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2007 –
2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo; Công văn số 1319/ SGD-ĐT – GDTrH ngày 20/9/2007
về việc hướng dẫn giảng dạy các môn năm học 2007 – 2008; Công văn số 9012/BGD-ĐT
– GDTrH ngày 24/8/2007; Công văn số 1320/ SGD-ĐT – GDTrH ngày 20/9/2007 về việc
hướng dẫn các trường thực hiện phân phối chương trình năm học 2007 – 2008.
+ Năm học 2006 – 2007: Thực hiện theo Công văn số 6912/ BGD-ĐT – GDTrH
ngày 07/8/2006; Công văn số 9786 BGD-ĐT – GDTrH ngày 31/8/2006 về việc hướng
dẫn thực hiện Kế hoạch giáo dục năm học 2006-2007; Công văn số 7092/ BGD-ĐT –
GDTrH ngày 10/8/2006 về việc những nơi có điều kiện dạy học môn Tự chọn, Công văn
352/SGD-ĐT – GDTrH ngày 30/8/2006 về việc hướng dẫn giảng dạy Tin học THCS năm
học 2006-2007; Công văn 10223/ BGD-ĐT – GDTrH ngày 14/9/2006 về việc thực hiện
PPCT môn Ngữ văn THCS; Công văn bổ sung số 10882/ BGD-ĐT – GDTrH ngày
30/9/2006 về việc thực hiện PPCT môn Ngữ văn THCS; Công văn số 363/ SGD-ĐT –
GDTrH ngày 18/9/2006 về việc hướng thi học sinh giỏi THCS 2006 – 2007.
+ Năm học 2005 – 2006: Thực hiện theo Công văn số 264/2005/GDTrH ngày
09/9/2005 về việc hướng dẫn giảng dạy các môn năm học 2005 – 2006; Chỉ thị số
29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo
và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 và Công

văn số 5488/GDTrH ngày 5/7/2004 của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức dạy học môn Tin học
ở bậc THCS; Công văn số 266/2005/THPT ngày 8/9/2005 về việc hướng dẫn giảng dạy
môn tin học năm học 2005 – 2006; Công văn số 262/2005/GDTrH ngày 8/9/2005 về việc
giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông.
+ Năm học 2004 – 2005: Thực hiện Công văn số 7201/GDTrH tháng 8/2004 về
hướng dẫn thực hiện chương trình cho các vùng, miền từ năm học 2004 – 2005.
- Hàng tháng, hàng tuần nhà trường rà soát có kế hoạch lịch công tác tuần, tháng,
năm cụ thể và thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy học tập.
[H4.04.01.03]
2- Điểm mạnh:
- Nhà trường luôn luôn là trường Tiên tiến xuất sắc của huyện, tỉnh ở nhiều mặt
hoạt động vì nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo bộ kế
hoạch năm, tháng, tuần ở từng bộ phận và triển khai rõ sát tới từng cán bộ giáo viên, công
nhân viên chức trong nhà trường.
- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học
theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đã đi vào
chiều sâu và ổn định.
3- Điểm yếu :
Do hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT thường xuyên
thay đổi và nhà trường luôn thực hiện chế độ luân chuyển vì vậy ít nhiều bị ảnh hưởng
đến kế hoạch và thời gian học. Trong 1 năm có tới 6 đến 7 lần xếp lại thời khoá biểu.
4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường duy trì tốt bộ kế hoạch thời gian năm học do Hiệu trưởng điều chỉnh
theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể cho từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức.
- Ban giám hiệu và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy
và học tập cụ thể cho từng môn học theo Quyết định của Bộ, Sở, Phòng cho từng giáo
viên tương ứng với 4 giai đoạn trong năm học.
- Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên
trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo bộ phận từng việc thực hiện kế hoạch
của cá nhân và các bộ phận. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ký duyệt các kế hoạch, giáo

án hàng tuần, tháng, năm và có cả từng giai đoạn.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội
giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01
tiết/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04
tiết/giáo viên, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông
tin, 04 tiết dạy hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng
nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.
b) Hàng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi
giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi
chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít
nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy
giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề
nghiệp giáo viên;
c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo
viên dạy giỏi các cấp.
1. Mô tả hiện trạng
- Cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt hoạt động dự giờ đồng nghiệp để
nâng cao trình độ tay nghề theo đúng quy định. Cụ thể:
+ Hiệu trưởng dự ít nhất 01tiết/kỳ/1GV
+ Hiệu phó dự ít nhất 01tiết/kỳ/1GV
+ Tổ trưởng dự 01 tiết/kỳ/1GV
Mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết hội giảng cấp trường có ứng dụng công nghệ thông
tin và dự được nhiều giờ của đồng nghiệp trong và ngoài trường, tập trung chủ yếu vào đợt
hội giảng các cấp trường, huyện.[H4.04.02.01]
- Hàng năm khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường đều có giáo viên tham gia
hội giảng thi giáo viên giỏi các cấp. Năm học nào nhà trường cũng có giáo viên đạt danh
hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh. Tính đến nay nhà trường có:
+ 5/23 giáo viên = 21,7% đạt giáo viên giỏi cấp huyện. ( Nguyễn Hằng; Vương

Hạnh; Hà Hồng; Vũ Huế; Trần Khương;
+ 2/23 giáo viên = 8,7% đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh ( Phan Hiên; Nguyễn Thị Thu
Hiền)
- Không có giáo viên xếp loại trung bình trở xuống theo quy định về chuẩn nghề
nghiệp giáo viên.[H5.01.01.02]
- Sau từng đợt hội giảng các cấp, nhà trường rà soát lại, đánh giá, xếp loại công tác
hội giảng, hội học. Ví dụ:
+ Hội giảng cấp trường thường diễn ra từ trung tuần tháng 9 đến 20/11; được chia
làm 2 vòng, hết vòng 1 từng tổ chuyên môn rút kinh nghiệm. Kết thúc đợt hội giảng cấp
trường từng giáo viên viết bản thu hoạch, từng tổ chuyên môn và nhà trường tổng kết công
tác hội giảng trường, tuyên dương khen thưởng những giáo viên xuất sắc, chọn cử giáo
viên tham dự hội giảng miền.
+ Hôị giảng cấp huyện, cấp tỉnh: sau khi kết thúc nhà trường đều nhận xét đánh giá,
khen thưởng kịp thời
+ Nhà trường thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ của giáo viên.[H5.01.01.03]
2. Điểm mạnh:
- 100% cán bộ giáo viên đều có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về công tác
dự giờ đồng nghiệp và thực hiện đủ định mức quy định.
- 100% cán bộ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính tự giác
trong công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Từ đó giáo viên có ý thức tích
cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.
- Từng tổ chuyên môn có tinh thần đoàn kết, tương trợ đồng đội cao trong công tác
hội giảng, hội học để giúp đỡ đồng nghiệp đạt kết quả cao trong mỗi kỳ hội giảng.
- Nhà trường, các tổ chuyên môn có kế hoạch rõ ràng cụ thể và chỉ đạo sát sao kế
hoạch hội giảng, hội học các cấp.
- Do vị thế của nhà trường nên trường thường được chọn làm địa điểm cho hội
giảng các cấp. Vì vậy giáo viên có điều kiện thuận lợi để dự giờ đồng nghiệp
3. Điểm yếu:
- Hàng năm, công tác hội giảng các cấp thường diễn ra vào thời gian đầu năm học
đến cuối học kỳ I nên giáo viên mới chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu bài dạy của phần này

còn kỳ II thì hầu như không tổ chức hội giảng.
- Giáo viên mới chỉ tập trung vào dự giờ đồng nghiệp trong các đợt hội giảng các
cấp chứ không phân bố đều trong suốt năm học.
- Các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin chưa có ứng dụng đến trong
phòng bộ môn nên giáo viên dạy tại phòng bộ môn vẫn phải chuyển thiết bị đi các phòng
khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng các cấp ngay từ đầu năm
học và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đó. Sau từng giai đoạn kiểm tra đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời những giáo viên xuất sắc.
- Nhà trường cùng với tổ chuyên môn chọn cử những giáo viên có tay nghề giỏi tổ
chức dạy thao giảng cho giáo viên toàn tổ dự giờ, hội giảng và rải đều công việc dự giờ
trong suốt năm học, tránh tập trung nhiều vào 1 giai đoạn còn giai đoạn khác thì bỏ trống.
- Kết hợp với các trường bạn trong cụm, trong câu lạc bộ, các trường tiên tiến tổ
chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường cho giáo viên dự giờ để học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức các đợt tham quan, học hỏi, giao lưu với các trường ngoài huyện, ngoài
tỉnh.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến,
kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện kế hoạch của nhà trường.
a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong
hoạt động dạy học;
b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của
giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;
c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học, viết
đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc
tập thể giáo viên
1. Mô tả hiện trạng:
- Sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông là vấn đề rất cần thiết. Hầu hết

các môn học của nhà trường được cung cấp đủ số lượng và có chất lượng cao phục vụ tốt
cho các giờ lên lớp. Các thiết bị nhìn chung được sử dụng tốt và được sử dụng tối đa. Nhìn
chung các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ trong một bộ môn và liên thông giữa các phân
môn. Mỗi phân môn có 1 giáo viên trực tiếp quản lý và xây dựng sổ mượn trả có ký mượn,
ký trả. Mỗi phòng bộ môn có một giáo viên phụ trách chung, có kế hoạch giảng dạy trên
các phòng bộ môn. Quản lý lập sổ kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên từng tiết khi
lên lớp. Mở và cập nhật thường xuyên các loại hồ sơ, sổ sách thiết bị. [H4.04.03.01]
- Từ năm học 2009 – 2010 nhà trường vận động giáo viên đăng ký viết sáng kiến
kinh nghiệm. Đầu tháng 5 (Cuối năm học) có tổ chức hội thảo báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm trước Hội đồng khoa học của nhà trường. Các sáng kiến được đánh giá theo cấp độ
A, B, C. Các sáng kiến có chất lượng được Hội đồng khoa học nhà trường đề nghị dự thi
cấp trên. [H4.04.03.02]
- Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm khoa
học hàng năm.[H4.04.03.02]
2. Điểm mạnh:
- Trong năm học vừa qua (từ năm học 2004-2005 đến nay) nhà trường đã tích cực
sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy và đạt kết quả cao. Tiêu biểu như các
môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Công nghệ,
- Mẫu mã các thiết bị có hình thức tương đối đẹp đảm bảo mỹ quan và tính sư phạm.
- Đối với giáo viên dạy đúng phân môn đào tạo, có kỹ năng sử dụng thành thục.
- Ngoài việc sử dụng thiết bị do Bộ giáo dục và Đào tạo cung cấp. Nhà tr ường chủ
động mua sắm thêm các thiết bị dạy học và một số đồ dùng có hiệu quả trong thực tiễn
giảng dạy.
3. Điểm yếu:
- Hầu hết các phân môn đều được cung cấp đồ dùng nhưng thiết bị còn ít chưa được
sử dụng, một số phân môn chưa đồng bộ. Chất lượng một số thiết bị không đảm bảo. Ví
dụ: Môn Hoá bộ phận tích nước không chính xác, khi phân tích thì tỷ lệ Hyđrô và ôxi
không đúng lý thuyết, quỳ tím chất lượng không tốt, cồn đốt không cháy
- Số lượng thiết bị chưa đáp ứng với số lượng học sinh nên tần số sử dụng trên một
thiết bị lớn. Nhiều thiết bị có chất lượng thấp chưa đáp ứng được tần số sử dụng.

- Bên cạnh đó còn có những hạn chế về đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học
như:
+ Chưa được đào tạo cơ bản về quản lý đồ dùng thiết bị.
- Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm chưa được mọi giáo viên hưởng ứng tích
cực.
+ Trong quá trình sử dụng TBDH đa số giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự sử dụng.
+ Chưa có giáo viên chuyên phụ trách thiết bị, chỉ có giáo viên kiêm nhiệm.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học. Các cấp có thẩm
quyền cần mở các lớp đào tạo cơ bản về chuyên ngành quản lý sử dụng thiết bị. Cung cấp
đầy đủ tài liệu và hướng dẫn sử dụng chi tiết cho từng bài, từng môn. Mở các lớp tập huấn
trực tiếp từ nhà sản xuất đến các giáo viên để thực hiện các kỹ năng sử dụng.
- Coi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng ý thức cho đội ngũ giáo viên, có biện pháp hội
thảo theo nhóm chuyên môn, đến liên trường để thực hiện sử dụng thiết bị. Tăng cường hệ
thống sổ sách để quản lý theo dõi.
- Xây dựng thêm các phòng học bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
dạy học.
- Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, thi đồ dùng dạy học.
- Cần xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị với
cả giáo viên chuyên trách và cả giáo viên kiêm nhiệm.
5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.
Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường hoặc theo quy định của phòng giáo dục
đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và bộ giáo dục và đào tạo.
a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
b) các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đề ra;
c) Mỗi học kỳ rà soát đánh giá để cải thiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Mô tả hiện trạng
- Hàng năm nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của cấp trên. [H4.04.04.01]

- Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường đã có nhận thức rất sau sắc vấn đề
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là môn giáo dục mới đưa vào chương trình cải cách thực
hiện theo Quyết định số 03/2002 – QĐ -BGD & ĐT ra ngày 24/01/2002. Nó đã mang lại
hiệu quả rất tốt cho các em học sinh, giúp các em học sinh có những giây phút nghỉ ngơi
tích cực, giúp cho các em ôn lại những nội dung đã học trong chương trình phổ thông và
các kiến thức ngoài xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho các em chủ động xây dựng nên nội
dung hoạt động, giúp các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và phát hiện ra những năng
khiếu đặc biệt của học sinh để quan tâm, bồi dưỡng và phát triển cho các em.
[H4.04.04.02]
2. Điểm mạnh
- Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể có
nhận thức sâu sắc về vấn để hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng tháng thiết thực, phù hợp với thời
điểm, học sinh dễ dàng và hứng thú tham gia hoạt động.
- Học sinh hứng thú và nhiệt tình tham gia.
3. Điểm yếu:
- Để thực hiện được một giờ Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải
soạn bài công phu, chuẩn bị các điều kiện chu đáo và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa
giáo viên và ban cán sự lớp. Vì vậy nếu giáo viên không chuẩn bị chu đáo thì buổi hoạt
động đó sẽ không hiệu quả và gây ra sự nhàm chán cho các em.
- Các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa được chỉ đạo thực hiện đồng loạt theo
phân phối chương trình. Các lớp chuẩn bị thiếu công phu về cơ sở vật chất và nội dung
hoạt động theo chủ điểm hàng tháng, chưa tạo ra khí thế vui tươi, sôi nổi, gây hứng thú
cho học sinh tham gia.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Đầu mỗi năm học, nhà trường thành lập chỉ đạo thực hiện môn HĐGDNGLL.
- Nhà trường tuyên truyền cho các thầy cô giáo và các em học sinh ý thức được mục
tiêu, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

- Các thầy cô giáo có trách nhiệm soạn bài và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp theo từng lớp với từng chủ đề của tháng. Mỗi chủ đề có một hình thức hoạt động
như: thảo luận nhóm, đóng vai, diễn đàn, giao nhiệm vụ…
- Trong quá trình hoạt động các em học sinh dẫn chương trình và chủ động trong
các hoạt động. Giáo viên là người chỉ đạo, quan sát, góp ý và tổng kết lại các ý kiến.
- Cuối buổi hoạt động, giáo viên đánh giá kết quả qua các phiếu học tập để biết
được các em đã nhận thức được vấn đề và có biện pháp hoạt động cho các buổi sau hiệu
quả hơn.
5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.
Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ
được giao.
a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân
công theo quy định tại điều lệ trường trung học và các quy định khác.
b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn
thành các nhiệm vụ được giao;
c) Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp;có
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với hiệu trưởng nhà trường
1. Mô tả hiện trạng:
- Trong các năm học, giáo viên chủ nhiệm của trường luôn xây dựng cho mình kế
hoạch chủ nhiệm cụ thể. Kế hoạch đó được xây dựng theo tiêu chí của năm học, phù hợp
với thực trạng học sinh của lớp, địa phương rõ ràng tới từng biện pháp, giải pháp, mục
tiêu, chỉ tiêu cho từng đối tượng công việc. Kế hoạch chủ nhiệm được triển khai cụ thể
trong sổ chủ nhiệm, được nhà trường thông qua, đánh giá qua từng giai đoạn hoạt động.
[H4.04.05.01]
- Giáo viên chủ nhiệm trong trường là những người nắm vứng điều lệ trường trung
học và các quy định trong trường, ngành luôn thực hiện nghiêm túc và có ý thức giáo dục
học sinh, tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức sát
đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn cộng
tác chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể, xã hội để
tác động tích cực đến việc rèn luyện nhân cách và trau dồi kiến thức cho học sinh (qua các

buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn,, hội thảo). Qua các giai đoạn, giáo viên chủ
nhiệm phối hợp cùng với nhà trường đánh giá phân loại học sinh, đề nghị khen thưởng, kỉ
luật học sinh và đánh giá học sinh theo mỗi năm học.[H4.04.05.02].
- Sau mỗi học kỳ nhà trường đều có rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác
chủ nhiệm. Nhiều giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm và giáo
dục đạo đức học sinh.[H4.04.05.03]
2. Điểm mạnh:
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những người giàu tâm huyết với
nghề, say mê trong công tác, vững vàng chuyên môn. Đại đa số giáo viên chủ nhiệm của
trường là những người làm công tác chủ nhiệm nhiều năm nên kinh nghiệm trong công tác
chủ nhiệm rất phong phú.
- Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đều ở thị trấn nên rất thuận lợi trong việc nắm bắt
tình hình của địa phương, của gia đình học sinh trong lớp, trường.
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kinh
nghiệm, giúp đỡ những đồng nghiệp mới trong công tác chủ nhiệm.
Qua các năm học, đạo đức học sinh được giữ vững, ít bị tác động của các tệ nạn xã
hội. Tỉ lệ học sinh được xếp loại, đánh giá đạo đức tốt, khá chiếm hơn 90% tổng số học
sinh toàn trường.
3. Điểm yếu:
Một số giáo viên chưa sâu sát trong công tác chủ nhiệm lớp. Nguyên nhân chính là
do đó là những giáo viên trẻ, vừa vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều, việc nắm bắt xử lý
các thông tin, sự việc đôi khi chưa kịp thời. Vì thế trong giai đoạn 5 năm gần đây, vẫn có
tập thể lớp xếp loại khá trong đánh giá xếp loại.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên chủ
nhiệm qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt của trường, ngành.
- Lựa chọn những giáo viên hội tụ đủ các tiêu chuẩn và có điều kiện thuận lợi làm
công tác chủ nhiệm phù hợp với từng khối lớp.
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, động viên khuyến khích hoạt động công
tác giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng, giai đoạn, cả năm.

- Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm thâm nhập thực tế địa phương, bám sát tình
hình của học sinh để có những biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả cao (đó là những hoạt
động xã hội hoá giáo dục, tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường…)
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế
hoạch của nhà trường, theo quy định của phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào
tạo, Bộ giáo dục và đào tạo.
a) Đầu năm học rà soát, phân loại học sinh học lực yếu và kém và có biện pháp giúp
đỡ học sinh vươn lên trong học tập;
b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh
học lực yếu kém;
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá, để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu
kém.
1. Mô tả hiện trạng
- Hàng năm nhà trường có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, phân theo từng môn
học, thuộc mỗi khối lớp. Đồng thời phân công giáo viên dạy mỗi tuần 1 buổi văn, một
buổi toán.[H4.04.06.01]
- Giáo viên dạy có trách nhiệm soạn bài cẩn thận, tỉ mỉ, phù hợp với việc tiếp thu
của học sinh, hàng tuần duyệt bài soạn với ban giám hiệu.[H4.04.06.02]
- Mỗi giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy lớp yếu – kém đều xác định rõ ràng
công việc của mình, họ kèm cặp học sinh từ nhữg kiến thức lớp dưới để học sinh nắm
được, khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh nhằm mục đích chuyển loại cho
những học sinh này một cách thực chất nhất.[H4.04.06.03]
- Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học, chính
vì vậy việc giúp đỡ học sinh học lực yếu kém luôn là một trong những hoạt động thiết yếu,
cốt lõi hàng năm. Nhà trường có đầy đủ hồ sơ, số liệu và kết quả tổng hợp đánh giá chất
lượng của học sinh ở các năm học. Kết quả đạt được:
Năm học 2004 - 2005
Khảo sát đầu năm Tổng kết cuối năm
Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém

6 8,2% 6% 2,5% 0
7 5,4% 3% 2,3% 0
8 6,2% 4% 2.1% 0
9 5% 3% 0% 0
Năm học 2005 – 2006
Khảo sát đầu năm Tổng kết cuối năm
Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém
6 9% 5% 1,6% 0
7 7% 5% 1,5% 0
8 4% 2% 1,1% 0
9 5% 3% 0% 0
Năm học 2006 – 2007
Khảo sát đầu năm Tổng kết cuối năm
Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém
6 9,2% 4,5% 6,7% 0
7 7,5% 5% 6,1% 0
8 6,4% 2% 4,3% 0
9 5% 2% 0% 0
Năm học 2007 – 2008
Khảo sát đầu năm Tổng kết cuối năm
Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém
6 10,5% 4,5% 9,7% 0
7 6,5% 4,5% 9,5% 0
8 7,4% 2% 9,2% 0
9 3,5% 2,2% 0% 0
Năm học 2008 – 2009
Khảo sát đầu năm Tổng kết cuối năm
Khối Học lực yếu Học lực kém Học lực yếu Học lực kém
6 12,6% 6,5% 12,% 0
7 7,5% 5% 10,2% 0

8 8,6% 5,3% 11,4% 0
9 5% 2% 0% 0
[H4.04.06.04]
- Qua việc rà soát hàng năm thống kê 5 năm gần đây, số lượng học sinh học lực yếu
- kém cuối năm giảm rất nhiều so với đầu năm. Thậm chí khối 9 đến cuối năm học thường
không có học sinh yếu kém. Điều đó chứng tỏ hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém của
nhà trường luôn được giữ vững và phát huy, đạt hiệu quả tốt.[H4.04.06.05]
2. Điểm mạnh
- Nhìn chung số học sinh yếu kém của nhà trường luôn thấp hơn so với các trường
trong huyện từ 2 đến 3%.
- Mức độ yếu kém của những học sinh này so với học sinh yếu kém của các trường
trong huyện là thấp. Và phần lớn số học sinh yếu kém sau khi được các thầy cô giáo giúp
đỡ, phụ đạo đã giảm đi, đa số các em đã được chuyển loại từ yếu lên trung bình.
- Nhờ đội ngũ giáo viên có tay nghề, có chuyên môn lại say mê trong công tác,
giảng dạy, kèm cặp học sinh. Đặc biệt các giáo viên Văn, Toán được phân công phụ đạo
học sinh yếu kém đã nhiệt tình, hăng say, hiểu rõ những điểm yếu, điểm mạnh của học
sinh, có phương pháp rèn luyện, động viên học sinh yếu kém phấn đấu vươn lên trong học
tập.
- Cùng với sự lãnh đạo khoa học, tổ chức quản lý chặt chẽ việc thực hiện nề nếp,
quy chế chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm đến từng học sinh yếu
kém để động viên các em tích cực học tập.
- Nhà trường đã giành thời gian tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên trực
tiếp phụ đạo vui vẻ, nhiệt tình làm việc, học sinh thoải mái tư tưởng học tập…
3. Điểm yếu:
- Số học sinh yếu kém hổng kiến thức quá nhiều nên việc phục hồi kiến thức gốc rất
khó. Bên cạnh đó các em không nắm được các kĩ năng làm bài, chữ viết cẩu thả, nhận thức
chậm. Vì vậy khiến giáo viên phụ đạo rất vất vả, ức chế.
- Một số học sinh ngại bộc lộ yếu kém của mình nên không mạnh dạn hỏi bạn bè,
hỏi thầy cô vì vậy rất khó tiến bộ
- Một số học sinh kém không chịu khó đi phụ đạo

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Giám hiệu duyệt kế hoạch phụ đạo học sinh kém với giáo viên theo từng tuần,
kiểm tra khảo sát chất lượng theo tháng.
- Giáo viên luôn đề cao việc kèm cặp học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Giáo dục nhận
thức của học sinh động viên các em học tập.
- Kết hợp với gia đình đôn đốc, rèn luyện để các em học tập tốt hơn.
- Giáo viên tăng cường kiểm tra học sinh trong các giờ học trên lớp và các buổi phụ
kém để chỉ ra mặt được và chưa được của học sinh, giúp các em nhận thức tốt vai trò của
mình.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo
kế hoạch của nhà trường theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo và quy định khác của
cấp có thẩm quyền.
a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và
theo quy định tại điều lệ trường trung học;
b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các
quy định khác của cấp có thẩm quyền;
c) Hàng năm rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống
nhà trường và địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
- Trường THCS Mộc Lỵ là trường có bề dày truyền thống giáo dục, luôn duy trì các
phong trào và chất lượng dạy và học trong huyện và của thị trấn. Hoạt động giữ gìn, phát
huy truyền thống nhà trường, địa phương là hoạt động quan trọng, chủ đạo của nhà trường.
Chính vì vậy, trong các năm học, nhà trường luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể
theo quy định của điều lệ trường trung học, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương
trong từng năm học .[H4.04.07.01]
- Nhà trường có phòng truyền thống lưu lại các kỷ vật, hiện vật, các hình ảnh, Cờ
thưởng, Bằng khen, Giấy khen các loại qua 47 năm xây dựng và trưởng thành. Việc giữ
gìn và phát huy truyền thống của địa phương luôn được cán bộ giáo viên, công nhân viên
và các thế hệ học sinh coi trọng gìn giữ và phát huy.[H4.04.07.02]

- Cuối mỗi năm học nhà trường có đánh giá tổng kết, lấy ý kiến phân tích để xác
định rõ giá trị truyền thống trong công tác giáo dục các thế hệ học sinh.[H4.04.07.03]
2. Điểm mạnh
- Đảng và chính quyền cũng như các tổ chức xã hội luôn quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục. Nhân dân có nhận thức rất rõ về vai trò của giáo dục, hiểu được tầm quan trọng
của học thức nên đã đầu tư cho con em học tập, phối hợp tốt với nhà trường trong việc dạy
học.
- Nhà trường luôn duy trì và phát huy được chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi qua
từng năm học. Tham dự đủ các đội tuyển văn hoá cấp huyện với tỷ lệ học sinh đạt danh
hiệu cao hàng năm bằng với sự góp sức của các thầy cô giáo: Nguyễn Thị Hằng; Phan Thị
Hồng Hiên; Vương Thị Hồng Hạnh…Đặc biệt nhà trường luôn có học sinh giỏi tham gia
đội tuyển của huyện để dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm.
3. Điểm yếu:
- Do lịch sử phát triển của nhà trường và địa phương và nhà trường nên một số kỷ
vật không sưu tầm lưu giữ được.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về truyền thống của nhà trường.
- Khuyến khích sự ủng hộ của các tập thể học sinh cũ trong việc xây dựng các hình
ảnh của nhà trường.
- Tăng cường công tác giáo dục, duy trì các di tích lịch sử địa phương.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động, rà soát, rút kinh nghiệm về công tác tổ
chức giữ gìn phát huy truyền thống của nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế
trường học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và các quy định khác của các cấp có
thẩm quyền.
a) Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế
trường học;
b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường
học;

c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá, để cải tiến hoạt động giáo dục thể chất và y tế
trường học.
1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học
theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và các quy định khác của các cấp có thẩm
quyền.[H4.04.08.01]
- Nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục nội khoá, các hoạt động tập thể
diễn ra nề nếp, chất lượng được nhiều trường bạn học tập trao đổi giao lưu và được lãnh
đạo cấp trên xếp loại tốt. Đội tuyển điền kinh vẫn giữ được truyền thống và thành tích thi
đấu tốt được UBND huyện xếp loại tốt. Cơ sở phục vụ cho hoạt động này ngày càng được
tăng cường. Nhà trường được trang bị tủ thuốc. Nhà trường tổ chức tập huấn cho đội xung
kích chữ thập đỏ. [H4.04.08.02]
- Hàng tháng, hoặc sau mỗi dịp tổ chức, thi đấu TDTT, và các phong trào phòng
chống dịch trong cộng đồng, lịch khám nha mắt học đường nhà trường đều tổ chức rà soát
đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng và uốn nắn kịp thời các hoạt động này.
[H4.04.08.03]
2. Điểm mạnh:
- Có nước sạch hợp vệ sinh cho học sinh sử dụng.
- Nhà trường chú trọng hệ thống nhà vệ sinh, tiện sử dụng, có bể nước tiện cho việc
thau rửa thường xuyên đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Có kho chứa các thiết bị thể dục, bàn bang bàn, sân chơi bãi tập đủ diện tích để
phục vụ các hoạt động TDTT và các hoạt động lớn trong trường, trong xã, trong huyện.
3. Điểm yếu:
- Nhà trường chưa có phòng y tế đảm bảo vệ sinh, đủ trang thiết bị tối thiểu, lượng
thuốc cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh hàng ngày.
- Chưa tổ chức khám chữa bệnh với quy mô lớn cho học sinh.
- Chưa có nhân viên y tế chuyên trách.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Thể dục giữa giờ đồng diễn, múa hát diễn ra đúng lịch đảm bảo chất lượng và hiệu
quả.

- Thành lập đội tuyển các môn: điền kinh, cờ vua, cầu lông, bóng đá.
- Có kế hoạch khám chữa bệnh cho học sinh ngay từ đầu năm học.
- Thành lập ban giáo dục văn thể mĩ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Có kế hoạch, khảo sát, chọn lọc học sinh tham gia đội tuyển thể dục.
- Tổ chức phối hợp với trạm y tế xã, huyện, khám chữa bệnh, phát thuốc ngay cho
các em trong đầu năm học.
- Từng bước tổ chức phòng y tế học đường, mua sắm các thiết bị dụng cụ tốt hơn để
phục vụ cho hoạt động sơ cứu ban đầu.
- Thay thế các bóng điện thường ở lớp học và khu làm việc bằng các bang đèn
chống cận để nhằm mục đích giảm tỷ lệ học sinh mắc các bệnh về mặt.
5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.
Tiêu chí 9: Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy
định của Bộ giáo dục và đào tạo.
a) Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, góp phần thựchiện mục tiêu
môn học và gắn lý luận thực tiễn;
b) Thực hiện kiểm tra. đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của
bộ giáo dục và đào tạo
c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục
địa phương;
1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường đã thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định của
Bộ giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn,
tạo ra hứng thú, động lực học tập cho học sinh thông qua các môn học như: lịch sử, địa lý,
giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi giao lưu văn hoá, sinh hoạt
lớp, Môn lịch sử trong phân phối chương trình mỗi khối đều có 2 tiết học tìm hiểu về lịch
sử địa phương qua đó các em được hiểu biết về lịch sử địa phương. các em sẽ tự hào và
phát huy được truyền thống tốt đẹp của quê hương:
- Thông qua môn lịch sử: Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước và
lòng tự hào truyền thống với lớp cha anh trên quê hương Mộc Châu.
- Thông qua môn địa lý: Trong các bài giảng trên lớp, giáo viên cũng xen kẽ truyền

đạt cho các em vị trí địa lý của xã so với huyện, của huyện so với tỉnh để các em hiểu được
vị trí địa lý, kinh tế của địa phương.
- Môn GDCD: Các thầy cô giáo cũng truyền đạt cho các em những truyền thống tốt
đẹp của quê hương, những phẩm chất cao đẹp của con người người Mộc Châu anh dũng
và dạy cho các em phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
- Môn HĐNGLL: Thông qua các buổi HĐNGLL các em đã tổng kết và khắc
ghi những kiến thức mình đã được học, trong đó có các kiến thức về quê hương, đất
nước,
2. Điểm mạnh
- Hầu hết giáo viên trong trường là người trong xã, trong huyện nên thuận lợi trong
việc tìm hiểu truyền thống quê hương.
- Các ban ngành đoàn thể trong xã, huyện và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên thu thập tài liệu
- Học sinh có thể tham quan một số công trình kiến trúc, di tích lịch sử trong xã,
huyện
3. Điểm yếu:
- Tài liệu về địa phương chưa phổ biến rộng rãi, giáo viên phải tìm kiếm và học sinh
cũng ít có cơ hội để tiếp cận.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Giáo viên tìm hiểu tư liệu, soạn và truyền đạt kiến thức cho học sinh trong các tiết
học chính khoá.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận theo chủ đề trong các buổi hoạt
động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ giữa các lớp, các khối.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan một số công trình kiến thúc, di tích lịch
sử vào các dịp 26/3, 20/11, 22/12, 19/5
- Vào các ngày lễ kỉ niệm, nhà trường còn tổ chức cho các em học sinh giao lưu gặp
gỡ các khách mời đó là những nhân chứng lịch sử, các danh nhân trẻ ở quê hương để giúp
các em có thêm tầm nhìn và thắp sáng cho các em những ước mơ cao đẹp để các em tiếp
nối truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Hàng năm nhà trường bổ sung tư liệu giáo dục địa phương trong thư viện và thông

báo cho học sinh tìm hiểu
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 10: Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định của Bộ
giáo dục và đào tạo và cấp có thẩm quyền.
a) Các văn bản quy định việc dạy thêm, học thêm được phổ biến công khai đến cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh;
b) Hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định;
c) Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo yêu
cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng.
- Nhận được công văn chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Sơn La về dạy thêm, học
thêm. Trường THCS Mộc Lỵ tiến hành phổ biến rộng rãi các công văn về dạy thêm, học
thêm tới tất cả các bậc cha mẹ học sinh và tập thể học sinh trong toàn trường và nhận được
sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh học sinh. [H4.04.10.01]
- Trong 5 năm học gần đấy, năm nào tất cả các con học sinh trong toàn trường cũng
có đơn xin học thêm đã được gia đình đồng ý và có ý kiến đề nghị nhà trường mở lớp dạy
thêm, học thêm cho các con mở rộng kiến thức. [H4.04.10.02]
+ Nhà trường chọn cử giáo viên đúng chuyên môn, đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu
của học sinh.
+ 100% giáo viên tham gia dạy thêm đã lập đầy đủ kế hoạch, hồ sơ chuyên môn, nội
dung sát hợp với từng học sinh lớp mình.
+ Tổ chức khảo sát phân loại học lực học sinh chính xác để có kế hoạch kèm cặp
bồi dưỡng.
+ Coi trọng các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi về phương pháp dạy học
trong đó có dạy thêm, học thêm sao cho có hiệu quả.
+ Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp, dự giờ và rút kinh nghiệm để giáo viên
dạy có hiệu quả.
+ Thầy trò nhà trường đã biết khai thác, phát huy triệt để và trân trọng truyền thống
hiếu học, truyền thống thi đua dạy tốt, học tốt của quê hương và nhà trường. Khơi dậy

được lương tâm trách nhiệm và lòng tự trọng của đội ngũ thầy trò, của gia đình, dòng họ,
thôn làng. Tạo dựng được không khí thi đua trong học tập và giảng dạy.
- Coi trọng việc kiểm tra đánh giá kết quả các buổi dạy thêm, kiểm tra định kỳ, đảm
bảo nghiêm túc, chất lượng trung thực, chính xác. Giáo viên thực hiện việc kiểm tra các
tiết dạy để nắm chắc kiến thức và kế hoạch để nâng cao chất lượng, thực chất là uy tín
người thầy. Thực hiện thắng lợi cuộc vận động hai không với 4 nội dung. [H4.04.10.03]
2. Điểm mạnh
- Nhà trường có đủ các điều kiện giảng dạy và học tập: Đủ các điều kiện về tiêu
chuẩn ánh sáng, bàn ghế, các phương tiện khác.
- Trường có đủ số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn đào tạo ĐHSP, CĐSP đáp ứng tốt
nhu cầu của việc dạy học trong nhà trường có tay nghề khá, giỏi. Nhà trường đã tiến hành
cho giáo viên đăng kí dạy thêm tại trường.
3. Điểm yếu:
- Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát chỉ đạo
chặt chẽ, theo dõi tỉ mỉ chi tiết việc dạy thêm của giáo viên và tổ chức thu chi theo đúng
nguyên tắc tài chính và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
- Chất lượng đại trà và học sinh giỏi chưa thực sự bền vững ỏ một số môn, 1 số khối
lớp với 1 số giáo viên.
- Một số bộ phận học sinh ỉ lại, lười học
- Chất lượng soạn giảng trên lớp của một số giáo viên còn hạn chế: bài soạn sơ sài,
thiếu tỉ lệ giáo án chi tiết, giờ dạy còn ồn ào, ít sử dụng giáo cụ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Học sinh được học thêm một số môn học theo yêu cầu của phụ huynh học sinh:
Văn, toán, anh…
- 100% giáo viên nắm chắc các văn bản về dạy thêm học thêm
- Nhà trường triển khai kế hoạch dạy thêm, học thêm theo đúng tinh thần các công
văn, đảm bảo hệ thống kế hoạch hồ sơ theo quy định.
- Thống nhất thu chi theo đúng tinh thần của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành
quy định về dạy thêm, học thêm.
- Có kế hoạch cụ thể được cấp trên phê duyệt và cấp giấy phép dạy thêm.

- 100% giáo viên tham gia dạy thêm và học sinh tham gia học thêm tại trường được
quản lí theo lịch công tác và thời khoá biểu.
- Giáo viên dạy thêm duyệt giáo án hàng tuần
- Phân công Ban chỉ đạo và văn phòng nhà trường trực giám sát, theo dõi đôn đốc
việc dạy thêm, học thêm trong từng buổi, cơ sở vật chất đảm bảo, đáp ứng cho việc dạy và
học.
- Sau mỗi tháng dạy thêm, học thêm, giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên
giảng dạy tiến hành kiểm tra trình độ học sinh và phân loại, phân tích chất lượng để tiếp
tục xây dựng chương trình kế hoạch cho tháng tiếp theo đảm bảo ôn tập củng cố hoặc nâng
cao kiến thức phù hợp với đối tượng người học.
- Giáo viên chủ nhiệm tiến hành thu chi, và quyết toán theo đúng tinh thần, đảm bảo
tiến độ.
5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu.
Tiêu chí 11- Hàng năm nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận
động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động
a) Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua;
b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong
trào thi đua;
c) Định kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề
năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.
1- Mô tả hiện trạng:
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước GD-ĐT đã
có nhiều đổi mới và cách làm sáng tạo vươn lên dành nhiều thành tích quan trọng trấn
hưng sự nghiệp giáo dục nước nhà, từng bước hoà nhập với giáo dục khu vực và thế giới.
Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá liên tục, cơ sở hạ tầng yếu
kém -> chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, song với nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của giáo dục “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là cách đầu
tư đạo đức nhất, hiệu quả nhất” Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Nghị quyết về giáo dục triển khai nhiều việc làm tích cực sáng tạo, hàng năm chuẩn bị
cho năm học mới Bộ GD-ĐT đều mở các hội nghị tổng kết năm học trước đánh giá những

việc đã làm được, chưa làm được, tìm nguyên nhân, rút ra những bài học, trên cơ sở đó
mà xác định chủ đề của từng năm học và những nhiệm vụ trọng tâm.
- Hàng năm nhà trường có kế hoạch theo chủ đề năm học và phát động các phong
trào thi đua, gắn với các cuộc vận động do Nhà nước, Ngành GD&ĐT, các tổ chic đoàn
thể phát động như cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Phòng chống tham nhũng –
Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí”; Phong trào “Xây dung trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, …. [H4.04.11.01]
- Trong các năm qua nhà trường thực hiện tốt kế hoạch năm học và các cuộc vận
động, các phong trào, chú trọng đi sâu vào nội dung, yêu cầu mang ý nghĩa đặc trưng gắn
với nhiệm vụ của trong giai đoạn trong năm học. [H4.04.11.02]
- Các loại kế hoạch, phong trào và các cuộc vận động đều được nhà trường đánh
giá tổng kết và đều được cấp trên ghi nhận. [H4.04.11.03]
2- Điểm mạnh:
- Lãnh đạo nhà trường có nhận thức đúng đắn về các mục tiêu, các cuộc vận động,
các phong trào, kế hoạch để triển khai tới từng CBGV trong nhà trường từ đó các kế
hoạch, các cuộc vận động, các phong trào được thực hiện khá tốt.
Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển. Mạng lưới trường lớp không ngừng được mở
rộng, công tác phát triển phổ cập tiếp tục giữ vững. Nền nếp kỷ cương trường học được
củng cố giữ vững và không ngừng được nâng lên. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ
thuật được tăng cường, việc ứng dụng CNTT vào trong trường học, các cấp học có bước
phát triển mới. Chất lượng đội ngũ và công tác quản lý GD ngày càng tốt hơn. Chất lượng
văn hoá và chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được cải thiện và có bước chuyển
biến rõ rệt về cả đại trà và mũi nhọn đảm bảo được mục tiêu đề ra.
Từ đó các phong trào thi đua trong các năm học được triển khai một cách cụ thể chi
tiết và thu được những kết quả thắng lợi.
- Nâng cao và thống nhất được nhận thức trong các cấp, các ngành, trong nhân dân,
trong CBGV học sinh.
- Mạnh dạn nhìn thắng vào sự thật, nói đúng sự thật, kiên quyết đấu tranh chống
các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong GD.

- Tạo ra được sự đồng thuận trong toàn xã hội và trong nhân dân.
3- Điểm yếu :
Khi nhà trường thực hiện các cuộc vận động và các phong trào đều không được đầu
tư về kinh phí. Chính vì vậy một số phong trào chưa đi vào chiều sâu.
4- Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về
chống tiêu cực và Chỉ thị số 06/CT-TW của Bộ chính trị về cuộc vận động: “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động hai không với 4
nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói
không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”.
Nhằm đưa giáo dục đào tạo nước nhà tiếp tục phát triển, khắc phục các yếu kém còn tồn
tại.
Năm học thực hiện cuộc vận động “Phòng chống tham nhũng - Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Và cuộc vận động “An toàn trường học, an toàn giao thông và an
toàn thực phẩm”
* Các cuộc vận động:
1- Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung đang trên lộ trình thực hiện đạt kết quả
tốt. Đã phân loại rõ từng đối tượng học sinh để có hướng kèm cặp giúp các em cố gắng
vươn lên trong học tập. Chất lượng mũi nhọn về học sinh giỏi của nhà trường đảm bảo
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng
đạt kết quả tốt. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên, công
nhân viên trong nhà trường được học tập, thảo luận. Đối với học sinh nhà trường đã tổ
chức cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường kết quả rất
nhiều học sinh đạt giải.
3- Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” Ngay từ ngày đầu của năm học nhà trường đã phối kết hợp với việc học tập
nhiệm vụ năm học để triển khai tuyên truyền các cuộc vận động này và đang trong lộ
trình thực hiện bước đầu đạt kết quả tốt.

* Các phong trào:
1- Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Trường tổ
chức cho cán bộ giáo viên ký cam kết thi đua thực hiện thắng lợi cùng với ký cam kết
nhiệm vụ năm học và các cuộc vận động khác. Trong quá trình thực hiện phong trào này
bước đầu nhà trường đã kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây mới lại công trình
vệ sinh của học sinh phía sau trường đảm bảo an toàn tạo cho môi trường và không khí
trong lành sạch sẽ. Tu sửa lại toàn bộ nán xe để xe của học sinh và tu sửa lại và xây mới
thêm 01 cổng ra vào khu vực sân TDTT phía sau trường.
- Kết hợp với Đoàn TN xã tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh khu di tích Hang
DơI;
- Đội thiếu niên TPHCM nhà trường nhận chăm sóc và giúp đỡ 13 gia đình có công
với cách mạng và nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.
- Tổ chức quyên góp gần 300 bộ quần áo giúp dỡ học sinh trường kết nghĩa với tinh
thần « áo ấm tặng bạn, giúp bạn học tập ». Trị giá hàng triệu đồng.
* Trường THCS Mộc Lỵ đã triển khai đúng tinh thần của các cuộc vận động và
các phong trào.
- Tạo ra sự chuyển biến tốt về nhận thức và phương châm tự học và sáng tạo từ cấp
uỷ chính quyền, tới tập thể CBGV nhà trường và toàn thể học sinh.
- Các cuộc vận động và các phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu và các kết quả
tốt trong từng nội dung triển khai. Mọi cán bộ - giáo viên – nhân viên và học sinh tham
gia và ủng hộ nhiệt tình.
5- Tự đánh giá:
- Đạt tốt.
Tiêu chí 12- Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các
chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà
trường, theo quy định của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT.
a) Chương trình giáo dục về kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học trên
lớp và các hoạt động của nhà trường;
b) Xây dựng và thực hiện quy định về ứng xử văn hoá trong nhà trường;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục về kỹ năng sống của học sinh;

1- Mô tả hiện trạng:
- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường
thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình. [H4.04.12.01]
- Tạo cho học sinh phong cách sống lành mạnh, an toàn.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng phong trào: Đôi bạn cùng tiến nhằm xây
dựng tình đoàn kết và trách nhiệm trước cộng đồng. [H4.04.12.02]
- Rèn cho học sinh tác phong sống, vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn
công tác sơ cứu, Chú trọng hoạt động thể dục nội khoá, thể dục giữa giờ và các trò
chơi dân gian, trò chơi ngoại khoá,
+ Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho học sinh tìm hiểu các trò chơi
dân gian và đưa vào trong các giờ hoạt động ngoại khoá, thể dục giữa giờ, các giờ ra chơi
cho học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình, tạo không khí thư giãn cho các em sau mỗi
tiết học và thực sự giúp ích cho việc hoạt động thể chất, tạo ra sự năng động trong môi
học sinh.
- Tổ chức phong trào thực hiện nếp sống văn hoá cho học sinh, coi trọng công tác
Giáo dục HĐNGLL (mỗi tháng 1 buổi) kết hợp theo chủ đề.
- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác
giáo dục đạo đức. [H4.04.12.03]
2- Điểm mạnh:
- Mọi CBGV đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng
sống cho học sinh qua chương trình chính khoá và qua các hoạt động xã hội.
- Trong các giờ lên lớp ở tất cả các môn cũng như trong các hoạt động xã hội.
CBGV đã quán triệt và thực hiện yêu cầu rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đã tạo được sự đồng thuận và phối kết hợp của
cha mẹ, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn đội
- Học sinh được thu hút vào hoạt động này khác hấp dẫn làm giảm đi các hoạt động
tiêu cực trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
- Tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường được nâng lên, các chuẩn mực của học sinh, của đội viên dần được bổ sung
và hoàn thiện.

3- Điểm yếu:
- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh còn đang dừng ở mức độ nhất định, chưa tạo
được ý thức và thói quen việc làm thường xuyên của CBGV.
- Điều kiện CSVC, phương tiện và thời gian, vật chất dành cho nội dung này còn bất
cập.
- Tệ nạn xã hội và môi trường giáo dục ngoài nhà trường vẫn còn nhiều vấn đề ảnh
hưởng tới việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
4- Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Xây dựng cho học sinh thói quen sống hợp tác, tôn trọng và bảo vệ môi trường
thông qua học tập và lao động tại trường và ở gia đình. Trong nhà trường có xây dựng đủ
các nội quy, quy định được trang trí đến từng lớp, từng khu vực đảm bảo cho học sinh dễ
nhớ, dễ nhìn nhằm giáo dục các em sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
- Rèn luyện kỹ năng chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Rèn cho học sinh tác phong sống, vệ sinh, tự chăm sóc sức khoẻ, tổ chức tập huấn
công tác sơ cứu ban đầu cho việc phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai
nạn thương tích khác, được gắn vào các giờ hoạt động ngoại khoá và các giờ thể dục.
- Tổ chức phong trào thực hiện nếp sống văn hoá cho học sinh, coi trọng công tác
Giáo dục HĐNGLL (mỗi tháng 1 buổi) kết hợp theo chủ đề.
- Sử dụng tốt hệ thống bảng tin, thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện công tác
giáo dục đạo đức.
- Kiên trì quan điểm giáo dục toàn diện, không xem nhẹ mặt giáo dục nào.
- Chỉ đạo thực hiện nghiệm túc chương trình giáo dục công dân, các chương trình
hoạt động giáo dục như: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, chào cờ, giao ban; sơ kết tuần,
sinh hoạt đội TNTP HCM, duyệt đội, Đặc biệt là chương trình và tài liệu: “Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Phần bắt buộc và phần tự chọn với thời lượng 2tiết/tháng
(thực hiện vào một buổi chiều của tuần thứ 2 hàng tháng), giáo dục Pháp luật, TTATXH,
ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục dân số, giáo dục môi trường.
- Coi trọng khâu rèn kỷ cương nề nếp, lao động, trật tự kỷ luật, lễ tiết trường học,
tinh thần vượt khó, tính trung thực,
- Củng cố tổ chức giáo viên chủ nhiệm lớp, Đội TNTP, đội sao đỏ, chi hội, đưa các

tổ chức này vào hoạt động có nề nếp, chất lượng hiệu quả.
- Triển khai học tập quán triệt đầy đủ và đồng bộ các văn bản như: Nội qui, nhiệm
vụ và 5 điều cấm đối với học sinh ( Điều lệ trường phổ thông )
- Tổ chức ký cam kết thực hiện các nội dung văn bản trên, cam kết phòng chống ma
tuý và tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông
- Khai thác và vận dụng sáng tạo 6 loại hình hoạt động (hoạt động xã hội chính trị,
hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động TDTT, hoạt động KHKT, hoạt động lao động
công ích, hoạt động vui chơi giải trí) và 3 loại hình hoạt động (Gồm: tiết sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, ngày hoạt động cao điểm trong tháng) của chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng củng cố bổ sung các nội dung tư liệu, các kỷ vật của phòng truyền
thống, phòng đội, Phát huy tác dụng giáo dục.
- Làm tốt việc xếp loại đạo đức học sinh từng tháng, từng giai đoạn, từng kỳ, duyệt
với hiệu trưởng
- Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trường học:
+ Trưởng ban: Đ/c Đỗ Đức Hạnh – P.Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng.
+ Phó ban: Đ/c Lê Mạnh Cường – Phó hiệu trưởng.
Đ/c Nguyễn Thị Thu Hiền – CTCĐ.
Đ/c Đặng Thị Huệ- Bí thư chi đoàn.
+ Các uỷ viên: - Đ/C Phạm Thị Định – Tổng phụ trách đội
- Đ/c Nguyễn Mạnh Tuấn- Trưởng Ban ĐD cha mẹ HS.
- 11 thầy cô chủ nhiệm của 11 lớp.
Nhiệm vụ của ban:
Xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức giáo dục, triển khai và tổ chức
thực hiện. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỉ luật kịp thời.
- Làm tốt việc bình xét xếp loại học sinh hàng tháng, học kỳ và cả năm học, biểu
dương tuyên dương gương người tốt việc tốt.
5- Tự đánh giá: Đạt

×