Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỚI NATRI pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.99 KB, 3 trang )

Ảo thuật hóa học
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỚI NATRI

1. Điệu vũ Natri
Đổ 30ml nước cùng vài giọt dung dịch phenoltalein vào một cốc dung tích 100ml và rót
50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu đặt
cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế
khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ
trong suốt trở thành đỏ hồng.
Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc
với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng hiđro. Bọt khí hidro bao bọc
mẩu natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và
mẩu natri lại bị chìm xuống.

2. Natri đốt cháy khí cacbonic
Chúng ta đều biết rằng khí CO
2
không cháy được nên được dùng làm chất chữa
cháy. Thế mà natri đốt cháy được CO
2
đấy! Để chứng minh điều này bạn có thể
biểu diễn thí nghiệm sau đây:
Nạp đầy khí CO
2
vào một bình thủy tinh, đưa que đóm đang cháy vào
bình, que đóm sẽ tắt ngay.
Bây giờ bạn dùng pipet để nhỏ xuống đáy bình vài giọt nước rồi thả mẩu
natri bằng hạt đỗ vào giọt nước. Natri tác dụng với nước và bốc cháy trong khí
quyển CO
2
theo phản ứng:


2Na + CO
2
> Na
2
O + CO
Thí nghiệm trên cũng chứng tỏ rằng không thể dập tắt natri đang cháy bằng khí
CO
2
mà phải dập bằng cát hoặc đất khô.

3. Bắn cháy tàu chiến địch
Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu
kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước đã được nhỏ thêm
vài giọt phenoltalein không màu. Sau vài phút, tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong
chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn
cháy, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông.
Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali) theo phương
trình hóa học sau:

2Na + 2H
2
O > 2NaOH + H
2

hoặc: 2K + 2H
2
O > 2KOH + H
2



Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng
thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenoltalein không màu chuyển sang
màu hồng.
Chú ý: Trong thí nghiệm này, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ được lấy to
bằng hạt đậu. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt sẽ nổ gây nguy hiểm.

4. Cháy trong khí cacbonic
Dùng kẹp sắt kẹp một đầu đoạn dây magie rồi đốt đầu dây kia cho cháy sáng. Sau đó đưa
vào trong cốc đựng khí cacbonic. Magie tiếp tục cháy sáng chói trong khí cacbonic, phản
ứng tạo ra magie oxit màu trắng bám đầy vào kép sắt và rơi xuống đáy cốc, đồng thời tạo
ra những vụn cacbon màu đen ở đáy cốc.

2Mg + CO
2
> 2MgO + C

×