Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2010 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.34 KB, 18 trang )

10 sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2010
(Dân trí) - Hoạt động đối ngoại bước ngoặt của ASEAN, bầu không khí nóng ở Đông Bắc Á, cuộc khủng
hoảng nợ tại châu Âu, những tiết lộ gây chấn động ngành ngoại giao thế giới của WikiLeaks, thảm hoạ
ở Haiti và Chile… là những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2010.
1. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự hiện diện của Mỹ, Nga
Năm 2010 là năm đầy ắp những hoạt động trong lĩnh vực nội khối và lĩnh vực đối ngoại của ASEAN, do
Việt Nam làm Chủ tịch. Đã có 14 cuộc họp cấp cao của ASEAN với các đối tác, trong đó lần đầu tiên có
tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1 với các đối tác trong dịp Hội nghị cấp cao ASEAN-17 (tháng 10).
Một trong những kết quả nổi bật là sự tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy liên kết ở khu vực Đông Á,
nhất là thông qua các khuôn khổ ASEAN+3 như là một công cụ chính và Hội nghị cấp cao Đông Á
(EAS) với tư cách là cơ chế bổ trợ cho mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị EAS

Hà Nội đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của khu vực và quốc tế trong những ngày cuối tháng 10
khi ASEAN đã quyết định mở rộng EAS để Nga và Mỹ tham gia trên cơ sở ủng hộ vai trò trung tâm của
ASEAN và tôn trọng các mục tiêu, nguyên tắc, thể thức và ưu tiên của EAS đã được thống nhất từ
trước. Các chuyên gia phân tích Mỹ cho rằng về lâu về dài, EAS là cơ cấu toàn khu vực thích hợp nhất
cho Mỹ, với Mỹ là thành viên và ASEAN là trung tâm điểm.
Sự tham dự của hai Ngoại trưởng Hillary Clinton và Sergei Lavrov tại cuộc họp ở Hà Nội lần này càng
có ý nghĩa quan trọng, nhất là vì kể từ năm 2011, hai tổng thống Mỹ và Nga sẽ chính thức được mời
tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Việc tham gia của 2 nước này vào EAS sẽ dựa trên cơ sở tôn
trọng các mục tiêu, nguyên tắc, thể thức, ưu tiên của EAS và ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN.
2. Tình hình Đông Bắc Á liên tục nóng
Vụ tàu chiến Cheonan bị chìm ở Hoàng Hải hôm 26/3, làm 46 thủy thủ thiệt mạng, đã châm ngòi cho
căng thẳng gia tăng trong khu vực sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đứng sau vụ này và cùng Mỹ
tiến hành một loạt cuộc diễn tập hải quân lớn trên biển Hoàng Hải (biển Tây Bán đảo Triều Tiên) và
Biển Nhật Bản (phía Đông Bán đảo Triều Tiên). Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo hậu quả của những
động thái này và phản đối sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ trên vùng biển giữa Trung Quốc và Bán đảo
Triều Tiên.
Vụ giao tranh giữa hai miền qua vùng ranh giới biển ở Hoàng Hải ngày 23/11 càng làm tình hình thêm


căng thẳng. Ngày 18/12, Mỹ, Trung, Nga cảnh báo tình hình nóng bỏng trên Bán đảo Triều Tiên, trong
khi nhiều ý kiến tại Hàn Quốc cho rằng trong vòng vài chục năm nay, đây là thời điểm nguy cơ chiến
tranh giữa hai miền có khả năng xảy ra nhiều nhất.

Mỹ-Hàn liên tục tiến hành các cuộc tập trận chung sau vụ chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc
bị chìm
Trong khi đó, Bắc Kinh và Tokyo đã rơi vào các cuộc tranh cãi ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều năm
qua sau vụ việc ngày 7/9 liên quan đến tranh chấp có từ lâu quanh quần đảo Nhật Bản gọi là Senkaku
và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trung Quốc tuyên bố gác lại cuộc hội đàm song
phương về vấn đề biển Hoa Đông được dự kiến vào giữa tháng 9, ngừng đối thoại ngoại giao với Nhật
Bản và có tin từ Nhật Bản nói Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang nước này. Tranh chấp quanh
hòn đảo này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình chống Nhật xảy ra tại nhiều thành phố ở Trung Quốc
và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Tokyo trong nhiều ngày hồi tháng 10.
3. Cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu
Đây được coi là “dư chấn” của cuộc khủng hoảng tài chính mà thế giới vừa trải qua trong hai năm
2008-2009. Đến trung tuần tháng 5, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã lan nhanh sang các nước ở khu
vực đồng euro trong bối cảnh châu Âu đã bị suy yếu vì khủng hoảng chính trị, có nguy cơ gây đổ vỡ
dây chuyền khắp khu vực đồng euro. Các vấn đề rắc rối chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland
và Tây Ban Nha, đã tác động đến thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới. Liên minh châu Âu (EU) và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải hỗ trợ hàng trăm tỷ Euro.

Biểu tình ở Athen, Hy Lạp, chống chính sách khắc khổ của chính phủ, đã diễn ra ngày 14/12.
Đây là loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng thứ hai mà chính quyền Hy Lạp áp dụng, sau khi
loạt biện pháp thứ nhất được đưa ra vào tháng 5 năm nay
Đến tháng 11, châu Âu náo loạn trước nguy cơ khủng hoảng lây lan khắp khu vực đồng euro, vì sau Hy
Lạp, giờ là Ireland và sắp tới có thể Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sẽ cần đến sự hỗ trợ của châu Âu. Sự
giận giữ và nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, một cuộc khủng hoảng dường như đã tới
mức không thể ngăn chặn được, đang lan tràn khắp châu lục: Công nhân đình công làm hàng loạt nhà
máy ở Bồ Đào Nha phải đóng cửa; Ireland phải cắt giảm chi tiêu mạnh nhất trong lịch sử; Sinh viên ở
Italia và Anh đụng độ với cảnh sát trong các cuộc biểu tình chống cắt giảm ngân sách giáo dục. Trong

khung cảnh ấy, các nhà phân tích lại lo ngại rằng nỗ lực của chính phủ các nước, EU và IMF có thể
không đủ để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của nhiều quốc gia và nhiều ngân hàng.
4. WikiLeaks và "vụ 11/9" với ngành ngoại giao thế giới
Năm 2010 được báo giới gọi là năm của WikiLeaks. Cho dù theo hướng tốt lên hay xấu đi, WikiLeaks
đang tạo điều kiện cho các chính phủ, các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới tìm câu trả lời cho hàng
loạt câu hỏi hắc búa quanh chính sách của Mỹ, cũng như các vấn đề tự do ngôn luận, tự do Internet, bí
mật cá nhân, bí mật, minh bạch, quyền lực và cả những nguy hiểm của mạng thông tin toàn cầu nữa.

Julian Assange, chủ nhân trang web WikiLeaks và những tiết lộ với báo giới
Ngày 28/11, WikiLeaks - trang web đóng tại Thụy Điển do lập trình viên máy tính người Australia Julian
Assange sáng lập - đã công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ
báo hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến
hạt nhân. Những văn thư ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ cho biết toàn cảnh chưa từng thấy về
những cuộc đàm phán bí mật mà các sứ quán nước Mỹ trên khắp thế giới thực hiện. Các tài liệu ngoại
giao do WikiLeaks tiết lộ ngày càng gây bất bình cho lãnh đạo nhiều nước, từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến
Argentina, Venezuela…
Đây là lần thứ ba WikiLeaks công bố tài liệu mật quy mô lớn. Ngày 25/7, WikiLeaks đăng tải khoảng
92.000 tài liệu quân sự, tình báo về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan giai đoạn 2004-2009. Ngày 22/10:
WikiLeaks đã tung ra gần 400.000 tài liệu quân sự mật mới liên quan đến cuộc chiến tranh Iraq, trong
đó tiết lộ những bí mật chưa được biết tới về cuộc chiến này.
5. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc quý II/2010 đạt 1.336 tỷ USD, vượt Nhật Bản (1.288 tỷ
USD) trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tăng trưởng của Trung Quốc dự báo gấp ít nhất
4 lần tăng trưởng của Mỹ và Tây Âu trong nhiều năm tới. Trung Quốc hiện có lượng vàng và dự trữ
ngoại tệ trị giá 5.000 tỷ USD, trừ khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD vẫn còn 4.600 tỷ để đầu tư vào nền
kinh tế.
Bất chấp tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, từ đầu tháng 4 đã có nhận định rằng trong
năm nay, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất thế giới
Theo các nhà kinh tế, việc Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hầu
như không có ý nghĩa gì, vì xét về sức mua - một chỉ số kinh tế quan trọng hơn - Trung Quốc đã vượt

Nhật Bản cách đây gần 1 thập kỷ. GDP danh nghĩa của Trung Quốc (tính bằng đồng USD) được xác
định là vượt Nhật Bản chủ yếu nhờ yếu tố tỷ giá và sự điều chỉnh các số liệu thống kê. Tuy nhiên, đối
với những người không phải là chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới là rất quan trọng vì nó cho thấy một sự dịch chuyển về quyền lực kinh tế và chính
trị trên toàn cầu. Đối với chính phủ Trung Quốc, sự kiện trên cũng rất quan trọng vì sự tiến bộ trong
bảng xếp hạng GDP sẽ khiến thế giới chú ý hơn và hy vọng nước này sẽ gánh vác trách nhiệm lớn hơn
trong các vấn đề toàn cầu.
6. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan
Từ ngày 12/3 đến 19/5, “áo đỏ” phát động chiến dịch biểu tình quy mô lớn chưa từng có, đòi Thủ tướng
Abisit từ chức, giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử sớm. Hàng chục nghìn người biểu tình “áo đỏ”
chống chính phủ đã tham gia cuộc biểu tình lớn ở Bangkok và nhiều thành phố khác, sau đó cố thủ ở
trung tâm thủ đô, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Thái Lan.

“Áo đỏ” xây "chiến lũy" bằng tre và lốp xe cũ cạnh khu phố tài chính của Bangkok.
Lệnh tình trạng khẩn cấp được áp dụng từ ngày 7/4 trên 24 trong tổng số 76 tỉnh của Thái Lan, theo đó
trao thêm quyền cho cảnh sát và quân đội để kiểm soát phong trào biểu tình của những người chống
chính phủ khi đó. Một loạt cuộc xung đột đã xảy ra giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình,
trong đó nghiêm trọng nhất là trong các ngày 10/4 và 19/5, làm hơn 80 người thiệt mạng và hơn 1.800
người bị thương. Ngày 19/5, quân đội đã đẩy bật được những người biểu tình "áo đỏ" chống chính phủ
ra khỏi khu vực trung tâm Bangkok, nơi họ đã chiếm giữ suốt 6 tuần, nhưng các đám đông giận dữ đã
đốt phá các tòa nhà ở thủ đô và các thị trấn tại Đông Bắc Thái Lan. Ngày 20/5, Chính phủ tuyên bố đã
giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở nước này, bắt tay vào lập
lại trật tự và khôi phục hình ảnh đất nước.
Các cuộc đối đầu giữa quân chính phủ và người “áo đỏ” đã biến trung tâm Bangkok thành vùng hạn
chế đi lại đối với du khách ngoại quốc. Nhiều nước cảnh báo công dân du lịch đến Thái Lan. Bất ổn
chính trị đã ít nhiều làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan, gây tổn thất cho ngành du lịch
trong khi giới đầu tư nước ngoài hoang mang.
7. Động đất ở Haiti và Chile
Trận động đất kinh hoàng tháng 1 năm nay ở Haiti làm cả thế giới chấn động vì con số người chết quá
cao và vì Haiti là đất nước quá nghèo. Ngày 12/1, chỉ trong nháy mắt, hơn 230.000 người đã thiệt mạng

và mất tích trong vụ động đất mạnh nhất ở Haiti từ năm 1887 đến nay. Rung chấn từ trận động đất
mạnh 7 độ Richter đã tạo nên một làn sóng phá hủy ghê gớm, hạ gục cả những công trình vững chắc
nhất ở thủ đô Haiti. Theo các chuyên gia, trận động đất ở Haiti có sức tàn phá mạnh bởi tâm chấn nằm
gần mặt đất làm tăng mức độ rung lắc, lại chỉ cách Port-au-Prince chưa đầy 16km. Cơ quan khảo sát
địa chất Anh quốc đánh giá trận động đất tại Haiti có tác động "hủy diệt" và có sức mạnh tàn phá tương
đương 10 độ Richter.
Những người sống sót cố tìm kiếm những người mắc kẹt trong các đống đổ nát ở Haiti. Gần
1 năm trôi qua, Haiti mới chỉ khắc phục được rất ít hậu quả của động đất.
Mạnh hơn trận động đất ở Haiti 1.000 lần, trận động đất ngày 27/2 ở Chile đã gây ra sự tàn phá rất lớn,
khi những dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ đưa tin động đất ở Chile
kéo dài tới 90 giây kèm với ngay sau đó là 11 dư chấn. Là một trong những trận động đất dữ dội nhất
trong lịch sử thế giới, sức tàn phá của nó rất kinh khủng. Gần 1.000 người chết và mất tích, cảnh báo
sóng thần được ban bố khắp khu vực vành đai Thái Bình Dương. Trận động đất có thể đã khiến trục
của Trái đất bị dịch chuyển, dẫn đến ngày của chúng ta ngắn lại 1,26 phần triệu giây so với trước khi
xảy ra động đất. Các chuyên gia cũng cho biết sở dĩ con số thương vong ở Chile thấp hơn Haiti, dù
động đất mạnh hơn rất nhiều, đơn giản là do nước này đã chuẩn bị đối phó với động đất tốt hơn. Thiệt
hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.
8. Chiến dịch giải cứu thần kỳ 33 thợ mỏ Chile
Ngày 14/10, thợ mỏ cuối cùng trong số 33 thợ mỏ Chile bị mắc kẹt đã được đưa lên mặt đất an toàn
sau 69 ngày sống dưới lòng đất ở độ sâu gần 700m, đánh dấu việc hoàn tất cuộc giải cứu lịch sử, li kỳ
và rất xúc động. Cuộc giải cứu có hồi kết giống như một câu chuyện cổ tích có hậu, khó tin mà lại có
thực ở thế kỷ 21 này cho thấy nỗ lực của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện đã chiến thắng,
mở ra cách thức mới đối phó với các thảm họa.

Thợ mỏ cuối cùng Luis Urzuabước ra từ khoang cứu hộ
Những người theo dõi từ khắp toàn cầu, từ các thợ mỏ cho tới các nhà lãnh đạo thế giới, đã ngóng chờ
từng giây từng phút trong đêm khi khoang Phoenix 2 mang màu cờ Chile được đưa xuống mỏ San
Jose. Tổng thống Chile thông báo rằng một tỷ khán giả truyền hình trên thế giới đã theo dõi cuộc giải
thoát các thợ mỏ. Hơn 2.000 phóng viên và các kênh truyền hình lớn đã truyền đi những hình ảnh trực
tiếp về chiến dịch giải cứu từ khu mỏ San Jose, khi khoang cứu hộ đưa thợ đầu tiên lên mặt đất -

khoảnh khắc mà nhiều người cảm giác giống giây phút con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng
cách đây hơn 40 năm.
9. Thảm hoạ môi trường tồi tệ nhất của Mỹ
Vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico hồi cuối tháng 4 được coi là thảm họa môi trường khủng khiếp nhất mà Mỹ
từng phải đối phó.

Các nhà khoa học cảnh báo có một thảm họa con người không thể thấy ở vịnh Mexico do vụ
dầu tràn gây ra vì nó quá sâu

Theo tính toán được đưa ra 85 ngày sau đó, lượng dầu đổ ra biển đã vượt quá 200 triệu gallon, cao
gấp hơn 9 lần lượng dầu tràn trong thảm họa Exxon Valdez năm 1989 ở Alaska, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường biển ở cả khu vực rộng lớn. Mỹ đã tuyên bố "thảm họa ngư nghiệp" tại các bang
sản xuất hải sản của nước và chấp thuận đề nghị của 12 nước khác giúp dọn sạch và ngăn chặn vụ
tràn dầu.

Tổng thống Obama đã phả chỉ đạo thực hiện một chiến dịch có quy mô chưa từng thấy trong lịch sử
nước Mỹ để đối phó với một thảm họa sinh thái, huy động tới hơn 19.000 chiếc tàu, với 20.000 người
tham gia dọn dầu loang. Nhưng các nhà khoa học độc lập và các viên chức Mỹ nói có một thảm họa
chúng ta không thể thấy ở vịnh Gulf of Mexico do vụ dầu tràn gây ra vì nó quá sâu. Hai “đám mây
khổng lồ”, sâu vài trăm mét và kéo dài nhiều dặm đã thành hình dưới đáy biển. Đó là dầu và chắc chắn
nhiều loài sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
10. Nguy cơ khủng bố dưới hình thức mới đe dọa Phương Tây
Châu Âu đã đối mặt với làn sóng đánh bom khủng bố bằng bưu kiện chưa từng có nhằm vào các thể
chế và lãnh đạo khu vực. Nhiều nước phương Tây đã phát hiện hàng loạt gói bưu kiện hàng không có
chứa chất nổ từ Yemen chuyển sang các địa chỉ ở châu Âu và Mỹ.
Thủ tướng Italia Berlusconi là một trong những nhà lãnh đạo trở thành mục tiêu của bom thư
Hồi tháng 11, các lực lượng an ninh Hy Lạp đã phát hiện ít nhất 11 bưu kiện chứa chất nổ ở thủ đô
Athens, bao gồm một gói đề tên người nhận là Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, 8 bưu kiện có địa chỉ
nơi nhận là các đại sứ quán nước ngoài tại Hy Lạp, gồm Bungari, Nga, Đức, Thụy Điển, Mexico, Chile,
Hà Lan và Bỉ. Theo giới chức Mỹ, chi nhánh Al Qaeda tại bán đảo Arập với đại bản doanh đặt tại Yemen

đã sử dụng các chuyến hàng trên để xác định tuyến đường và thời điểm chuyển các hộp mực in chứa
chất nổ. Các bưu kiện được phát hiện hồi tháng 9 giúp các cơ quan tình báo Mỹ dự đoán được khả
năng các phần tử khủng bố sử dụng máy bay chở hàng để tấn công.
Nguyễn Viết
Dưới đây là 10 sự kiện thế giới của năm 2010 theo
đánh giá của VnExpress.net.
Bán đảo Triều Tiên trên bờ vực chiến tranh
Bán đảo Triều Tiên không hoàn toàn bình yên kể từ khi kết thúc cuộc chiến năm 1953, nhưng
năm 2010 đánh dấu giai đoạn căng thẳng nhất tại đây hơn nửa thế kỷ qua với chuỗi các sự
kiện liên tiếp. Đầu tiên là vụ chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm hồi tháng 3
khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Sau đó tình hình lên tới đỉnh điểm khi Bình Nhưỡng pháo kích
đảo Yeonpyeong hôm 23/11, vụ tấn công miền nam được coi là mạnh nhất kể từ cuộc chiến
tranh Triều Tiên.
Sự kiện Yeonpyoeng mở ra giai đoạn căng thẳng ở cấp độ mới tại bán đảo Triều Tiên, khiến
Hàn Quốc thay đổi lớn về quan điểm quân sự. Seoul đã sửa nguyên tắc giao chiến để chủ
động hơn trong việc đáp trả và tổ chức gần 50 cuộc tập trận trong năm, gồm những cuộc
diễn tập quy mô lớn chưa từng có tiền lệ để phô trương tiềm lực vũ khí, bất chấp lời đe dọa
chiến tranh hạt nhân từ miền Bắc.
Bầu không khí bán đảo Triều Tiên cũng được hâm nóng thêm trong năm qua do những vấn
đề diễn ra tại miền Bắc, như công bố nhà máy tinh chế uranium và việc nước này đang bắt
đầu một cuộc chuyển giao quyền lực mang tính lịch sử. Với "nền tảng" căng thẳng trong năm
2010, tình hình bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận trong
thời gian tới.
Wikileaks khuấy đảo thế giới
Julian Assange cho ra đời Wikileaks từ năm 2006, nhưng đến năm qua trang web này mới
thực sự khuấy đảo thế giới bằng cách tung ra những tài liệu mật thuộc hàng “bom tấn”.
Wikileaks thu thập chúng với khối lượng lớn, sau đó công bố trên phạm vi toàn cầu. Mở màn
cho chiến dịch này là đợt công bố thông tin bí mật tình báo Mỹ về chiến tranh Afghanistan và
Iraq vào tháng 7 và tháng 10.
Nhưng hành động thực sự gây chấn động là việc Wikileaks tung ra hơn 250.000 thư tín từ

ngày 28/11, phơi bày hậu trường nền ngoại giao Mỹ có liên quan đến cả thế giới. Chính
quyền Mỹ nổi giận và gọi đây là "đòn tấn công vào cộng đồng quốc tế", trong khi một số nước
cho rằng Wikileaks phạm pháp và vô trách nhiệm khi đánh cắp và công bố các thông tin nhạy
cảm.
Nhưng chủ trang Wikileaks, một trong những cái tên nổi bật nhất năm 2010, khẳng định
chính họ đã tạo ra "nền báo chí khoa học" cho phép độc giả được tự nghiên cứu những tài
liệu gốc. Bất chấp việc Assange bị săn đuổi vì một vụ án không liên quan đến Wikileaks, việc
ông cho nổ những "quả bom sự thật" năm vừa qua đã tạo ra một tiền lệ chưa từng có về mặt
truyền thông.
Giải cứu thợ mỏ tại Chile
Sự kiện 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu gần 700 mét trong hơn hai tháng đã khiến cả
thế giới quan tâm vì ý chí sắt đá của họ. Tiếp sức cho niềm hy vọng không mệt mỏi này là
cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử thế giới. Sự sống sót thần kỳ của các thợ mỏ trở
thành sự kiện truyền thông quốc tế lớn. Hàng nghìn phóng viên đổ về khu mỏ nằm ở vùng sa
mạc hẻo lánh của Chile để tường thuật trong nhiều ngày.
Hiệu ứng truyền thông đã khiến cả thế giới hồi hộp vào thời điểm bắt đầu đưa thợ mỏ lên
khỏi mặt đất ngày 13/10 và gần như tất cả các kênh truyền hình lớn đều truyền trực tiếp sự
kiện này. Cuộc giải cứu kết thúc có hậu khi tất cả 33 thợ mỏ được an toàn tuyệt đối sau 69
ngày dưới lòng đất, lâu hơn bất cứ sự kiện tương tự nào trong lịch sử thế giới.
Đây cũng là niềm tự hào của Chile và chưa bao giờ đất nước Nam Mỹ này được cả thế giới
chú ý như trong cuộc giải cứu. Tân tổng thống Chile Sebastian Pinera cũng trở thành cái tên
nổi bật khắp hành tinh nhờ nỗ lực của ông trong chiến dịch.
Nga - Mỹ ký hiệp ước hạt nhân mới
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký Hiệp ước cắt giảm
vũ khí hạt nhân mới (Start) hồi tháng 4, giới hạn mỗi nước chỉ được triển khai 1.550 đầu đạn
hạt nhân và sử dụng tối đa 700 phương tiện phóng như: tên lửa đạn đạo và máy bay chiến
lược. Quy định mới này giúp kho hạt nhân hai nước cắt giảm 30% so với hiệp ước cũ ký năm
2002.
Hiệp ước Start mới đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình kiểm soát vũ khí hủy
diệt trên thế giới và đây là văn bản cắt giảm vũ khí hạt nhân lớn nhất trong kỷ nguyên hậu

Chiến tranh Lạnh. Văn bản này có ý nghĩa đặc biệt đối với mối quan hệ giữa Nga và Mỹ, vì
đây là biện pháp xây dựng lòng tin hữu hiệu, dọn đường cho việc cắt giảm số vũ khí hạt nhân
lớn hơn nữa trong tương lai.
Đối với phần còn lại của thế giới, hiệp ước Start mới là tín hiệu cho thấy Mỹ và Nga không hề
phớt lờ cam kết của họ theo Hiệp ước chống phổ biến hạt nhân (NPT). Đây cũng là thành
tựu lớn về chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, vì mục tiêu
chính của ông khi lên cầm quyền là nỗ lực ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hạt nhân.
Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chứng kiến những căng thẳng dồn dập trên mọi lĩnh vực, từ
kinh tế thương mại đến quân sự an ninh. Đầu tiên là cuộc xung đột tiền tệ giữa hai nước có
nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại trên quy mô toàn cầu, liên quan đến tỷ giá
đồng nhân dân tệ. Một trong những biểu hiện của tranh chấp thương mại là vụ Google đóng
cửa tại Trung Quốc.
Mỹ - Trung còn căng thẳng về quân sự và an ninh, gồm cả vấn đề truyền thống lẫn mới phát
sinh. Nổi bật là bất đồng về Đài Loan, khi Mỹ bán số vũ khí trị giá tới 6,4 tỷ USD cho hòn đảo
này khiến Bắc Kinh cắt đứt quan hệ quân sự với Washington. Trung Quốc cũng phản đối gay
gắt các cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Hàn Quốc và căng thẳng khi Ngoại trưởng Hillary
Clinton tuyên bố Mỹ "có lợi ích quốc gia" tại Biển Đông, động thái được cho là nhằm vào
Trung Quốc.
Những va chạm giữa một thế lực truyền thống và thế lực đang nổi như Mỹ và Trung Quốc là
điều không thể tránh khỏi. Nhưng những gì diễn ra trong năm 2010 với cấp độ dồn dập và
sâu rộng càng cho thấy sự ganh đua quyết liệt giữa hai cường quốc để tranh giành ảnh
hưởng. Điều này báo hiệu một năm sắp tới mối quan hệ giữa hai "ông lớn" của thế giới vẫn
chưa thể thuận buồm xuôi gió.
Thiên tai khốc liệt
Thảm họa thiên nhiên đáng chú ý nhất năm 2010 là trận động đất tại thủ đô Haiti hồi đầu
năm, khiến 230.000 người chết và gây ra thiệt hại gần 50 tỷ USD cho quốc gia nghèo bậc
nhất thế giới này. Mức độ hủy diệt của cơn địa chấn Haiti được đánh giá là chưa từng có
trong lịch sử về tác động to lớn đến số phận cả một quốc gia.
Tiếp theo là các đợt thiên tai cũng mang tính lịch sử. Lũ lụt tại Pakistan làm khoảng 2.000

người chết và nhấn chìm gần 1/5 lãnh thổ nước này, khiến khoảng 14 triệu người bị ảnh
hưởng. Liên hợp quốc đánh giá thảm họa nhân đạo ở Pakistan còn lớn hơn cả sóng thần
năm 2004.
Năm nay cũng chứng kiến những đợt phun trào núi lửa gây ra mức độ ảnh hưởng chưa từng
có, như vụ ngọn hỏa diệm sơn Eyjafjallajokul ở Iceland phun khói bụi làm tê liệt không phận
toàn châu Âu gây thiệt hại hàng tỷ USD. Động đất và lụt lội ở Trung Quốc, nắng nóng kỷ lục
100 năm tại Nga, núi lửa Merapi tại Indonesia thức giấc, cũng dẫn đến tổn thất lớn về người
và của.
Bạo loạn đẫm máu tại Thái Lan
Hình ảnh yên bình và hấp dẫn du khách của Thái Lan đã bị tổn hại nghiêm trọng khi những
người biểu tình thuộc phe áo đỏ chống chính phủ nổi dậy tại Bangkok trong suốt hơn hai
tháng, bắt đầu từ tháng 3. Bạo loạn khiến nhiều nơi tại Bangkok biến thành chiến trường. Sự
kiện chỉ chấm dứt khi quân đội ra tay trấn áp, làm tổng cộng 89 người thiệt mạng và gần
1.900 người bị thương.
Cuộc khủng hoảng chính trị do phe áo đỏ gây ra làm tổn thất khoảng 6,3 tỷ USD và để lại hậu
quả nặng nề đối với nền kinh tế quốc gia, đồng thời khiến Thái Lan mất đi lợi thế cạnh tranh
khi hình ảnh về một đất nước ổn định chính trị không còn. Đặc biệt, biểu tình dẫn đến bạo
loạn này được mô tả như cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, gây ra sự chia rẽ
sâu sắc tại nước này không thể hàn gắn trong ngày một ngày hai.
Chấm dứt chiến tranh Iraq
Năm qua ghi dấu một cột mốc trong gần một thập kỷ biến động của Iraq, khi Tổng thống Mỹ
Barack Obama tuyên bố chấm dứt vai trò tham chiến của nước này tại đây, đồng nghĩa với
việc cuộc chiến Iraq kéo dài 7 năm đã chính thức khép lại. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định
"đã đến lúc lịch sử sang trang" và thừa nhận Mỹ không giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Chấm dứt chiến tranh Iraq và rút binh sĩ của Mỹ về nước là việc hiện thực hóa cam kết tranh
cử của Tổng thống Barack Obama. Nhưng những gì quân đội Mỹ để lại cho một nước Iraq
"có độc lập và chủ quyền" là làn sóng đánh bom khủng bố chưa dứt, nền kinh tế kém phát
triển và đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị.
Thảm kịch hàng không lịch sử của Ba Lan
Chiếc chuyên cơ Tu-154 của Ba Lan đâm xuống Nga ngày 10/4 khiến toàn bộ 96 người trên

khoang thiệt mạng. Vụ tai nạn này là một cú sốc đối với người dân Ba Lan và thu hút sự chú
ý của toàn thế giới vì nạn nhân gồm nhiều trụ cột trong chính quyền đương nhiệm như Tổng
thống Lech Kaczynski và nhiều quan chức cấp cao như thứ trưởng ngoại giao, tổng tham
mưu trưởng, các tổng tư lệnh, thống đốc ngân hàng trung ương và phó chủ tịch hạ viện.
Đây là thảm kịch tồi tệ nhất đối với dân tộc Ba Lan kể từ chế độ diệt chủng do phát xít Đức
gây ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tai nạn xảy ra trong bối cảnh nhạy cảm trong quan
hệ giữa Ba Lan và Nga khi hai nước đang dần hoà giải sau nhiều năm căng thẳng. Vụ tai nạn
trở thành tâm điểm của thế giới trong nhiều ngày, nhưng tình hình tại Ba Lan đã không rối
loạn như nhiều người lo ngại khi cùng lúc chính quyền mất đi một loạt quan chức trụ cột.
Thế giới đối mặt với xu hướng khủng bố mới
Cả châu Âu chấn động vì làn làn sóng khủng bố bằng bom thư với quy mô chưa từng có hồi
tháng 11, bắt đầu từ Hy Lạp. An ninh nước này phát hiện 11 bưu kiện chứa bom ở Athens gửi
tới các nhà lãnh đạo và cơ quan lớn của Liên minh châu Âu cùng nhiều sứ quán nước ngoài
tại Hy Lạp. Trước đó, Mỹ và châu Âu cũng báo động an ninh về vận tải bằng đường hàng
không, sau khi phát hiện bom thư gửi tới Mỹ từ Yemen.
Chi nhánh của Al-Qaeda tuyên bố nhận trách nhiệm về âm mưu tấn công máy bay chở hàng
tới Mỹ bằng bom thư, trong đó sử dụng những thiết bị quen thuộc và rẻ tiền để chế tạo bom.
Vào tháng cuối cùng trong năm, Thụy Điển lần đầu tiên chứng kiến vụ đánh bom tự sát được
tổ chức tương đối đơn giản. Những sự kiện này cho thấy lực lượng khủng bố đang thay đổi
chiến lược từ những vụ tấn công hoành tráng như vụ 11/9, sang các vụ tấn công có quy mô
nhỏ hơn, dẫn đến lo ngại về một hình thức bạo lực mới được gọi là kiểu “khủng bố giá rẻ".
Nạn khủng bố năm 2010 còn có dấu ấn với vụ đánh bom kép tại hệ thống tàu điện ngầm
Matxcơva ngày 29/3, làm 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Việc thủ phạm
vụ này được xác định là các “goá phụ đen” Chechnya, khiến người Nga lo ngại về sự trở lại
của làn sóng khủng bố Matxcơva từng hoành hành nhiều năm trước và đặt chính phủ nước
này vào một cuộc đối đầu mới với chủ nghĩa Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế - xã hội đáng
chú ý trong năm qua.
Chính phủ chi hàng tỷ USD chống suy giảm kinh tế
Các biện pháp kích thích đầu tiên được đưa ra ngay những ngày đầu năm 2009 khi
Chính phủ và các cơ quan thấy rõ khó khăn nội tại nền kinh tế và tiên liệu tác hại

khôn lường của suy thoái toàn cầu. Gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD gây tranh cãi trong
suốt quá trình thực hiện và có cả những tác dụng phụ dễ thấy như nguy cơ lạm phát
do tăng trưởng tín dụng nhanh, sức ép giảm giá đồng nội tệ Song hiệu quả của nó
không thể phủ nhận, đã “giải cứu” nền kinh tế khỏi nguy cơ suy giảm mạnh hơn nữa
và tạo sự hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp.
Đợt suy giảm kinh tế tại Việt Nam chạm đáy vào quý I, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt
3,1% rồi hồi phục dần qua từng quý. Tính chung cả năm GDP tăng 5,32% - thấp nhất
trong thập kỷ qua và giảm mạnh so với kết quả trên 8% các năm trước, song vẫn giúp
Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nền kinh tế tăng trưởng dương. Trong bối cảnh
các nguồn lực từ bên ngoài suy giảm mạnh, đóng góp của khu vực tư nhân và dân
doanh, vốn chiếm tới 35% tổng đầu tư toàn xã hội, đã chia sẻ gánh nặng và giúp kinh
tế sớm thoát khỏi suy thoái và phục hồi nhanh hơn.
Việt Nam trình báo cáo thềm lục địa biển Đông
Ngày 7/5, Việt Nam lần đầu tiên trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp
Quốc Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý
tại biển Đông. Đây được cho là Bản báo cáo tập hợp những chứng cứ khoa học, pháp
lý rõ ràng nhất nhằm tái khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam - trong đó có
Hoàng Sa và Trường Sa.
Động thái này thể hiện thái độ nhất quán của Việt Nam đối với chủ quyền lãnh hải.
"Nếu Việt Nam không lên tiếng với quốc tế, tức là mặc nhiên thừa nhận quyền của
nước khác", nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục đánh giá.
Cùng thời gian này, Trung Quốc công bố bản đồ "đường lưỡi bò" với yêu sách sở hữu
80% diện tích biển Đông. Hàng loạt vụ bắt giữ trái phép tàu và ngư dân Việt Nam
cũng như nhiều hành động đơn phương của Trung Quốc khiến biển Đông trở thành
tâm điểm của dư luận. Trong năm, gần 20 lần Bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng
về quyền chủ quyền.
Biến động trên thị trường tài chính ngân hàng
Ngày 11/11, thị trường tiền tệ hoảng loạn khi giá vàng lập kỷ lục 29,3 triệu đồng một
lượng, tỷ giá cũng leo lên mốc cao chưa từng có 20.000 đồng ăn một đôla. Đây được
xem là hậu quả của tình trạng khan cung kéo dài cùng tâm lý đầu cơ, tích trữ trước

nguy cơ VND mất giá. Ngân hàng Nhà nước cuối cùng phải cho nhập vàng miếng sau
hơn một năm cấm, rồi ít ngày sau điều chỉnh tỷ giá (tăng tỷ giá bình quân liên ngân
hàng thêm 5,44% và giảm biên độ từ 5% xuống 3%), đồng thời đề nghị các tập đoàn
kinh tế nhà nước bán lại ngoại tệ. Cơn sốt vàng đã hạ nhiệt, song căng thẳng trên thị
trường ngoại tệ vẫn chờ các liều thuốc Thị trường càng thêm rối ren khi các tin đồn
thi nhau bùng phát, doanh nghiệp phá sản, chia thưởng, trả cổ tức, rồi tăng thuế nhập
khẩu ôtô, bác gói kích cầu thứ hai, bắt các ngân hàng mua tín phiếu với tỷ lệ tới 50%
vốn điều lệ và đặc biệt là tin đồn đổi tiền. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã lập tức
bác bỏ tin đồn, mạnh tay xử lý kẻ tung tin xấu.
Bão lũ lịch sử tàn phá miền Trung
Những ngày cuối tháng 9, siêu bão Ketsana quất thẳng vào Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi và một phần Tây Nguyên. Cường độ mạnh, phạm vi rộng và song hành
với lũ, bão Ketsana đã gây tổn thất lớn nhất từ trước đến nay cho khu vực này, nhiều
hơn cả siêu bão Xangsane năm 2006.
174 người chết, thiệt hại vật chất ước tính 14.000 tỷ đồng. Hơn 3 triệu dân của 13 tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên chìm ngập trong khó khăn do bão lũ giật sập nhà, cướp đi
tài sản cũng như kế sinh nhai. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát vùng bão lũ đã
quyết định hỗ trợ khẩn cấp 10.000 tấn gạo, 460 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung.
Một tháng sau, Nam Trung Bộ lại hứng bão Mirinae. Tuy cường độ không mạnh như
Ketsana, nhưng mưa sau bão đã nhấn chìm khu vực này trong đợt lũ lịch sử. Nước lũ
cuồn cuộn đã cướp đi 124 sinh mạng, khiến nhiều cặp vợ chồng chia lìa, nhiều đứa trẻ
trở thành mồ côi.
Sau hai cơn bão, ngành khí tượng và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi (địa phương chịu thiệt
hại nặng nhất trong bão Ketsana) đã tranh cãi gay gắt về việc có hay không việc dự
báo sai. Tiếp đó là tranh cãi chưa có hồi kết rằng thủy điện có phải là nguyên nhân
khiến gia tăng lũ lụt ở miền Trung.
FDI tụt dốc, ODA lập kỷ lục
Con số 21,5 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của 2009 bằng kết
quả năm 2007 - từng là một kỷ lục khi đó. Song so với mức 60,3 tỷ USD của năm
2008, lượng vốn thu hút năm nay giảm tới 70%. Gần 80% trong số vốn ngoại ít ỏi này

lại chảy vào những lĩnh vực ít mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế như bất động
sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, thay vì đổ vào các ngành công nghiệp, công nghệ cao
như trước đây. Cùng lúc đó, các nguồn ngoại tệ từ bên ngoài như đầu tư gián tiếp
nước ngoài, kiều hối, du lịch và xuất khẩu sụt mạnh, khiến Việt Nam đối mặt với
nguy cơ mất cân đối thanh toán quốc tế và huy động vốn cho tăng trưởng.
Cam kết ODA 2009 ở mức kỷ lục hơn 8 tỷ USD, tăng hơn 3 tỷ USD so với năm
trước, cho thấy cho dù kinh tế thế giới khó khăn, các nhà tài trợ vẫn tin tưởng vào
triển vọng cũng như quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội to lớn từ nguồn vốn dành cho quá trình phục hồi, Việt
Nam cũng đối mặt với thách thức không nhỏ khi nợ Chính phủ tiệm cận giới hạn an
toàn 40% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi có xu
hướng giảm dần, khoản vay kém ưu đãi sẽ tăng lên và dần dần được thay thế bằng
vốn vay thương mại do Việt Nam tiến sát tới ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung
bình.
Việt Nam sẽ gia nhập các nước sản xuất điện hạt nhân
Ngày 25/11, Quốc hội đã nhấn nút thông qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận - đánh
dấu sự kiện Việt Nam trở thành một trong số hơn 30 quốc gia có điện hạt nhân. Với
tổng dự toán 200.000 tỷ đồng (hơn một nửa tổng thu ngân sách cả năm 2009), điện
hạt nhân Ninh Thuận trở thành dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử.
Dự án gồm 2 nhà máy, công suất 4.000 MW (gấp đôi công suất nhà máy thủy điện
Hòa Bình), khi đưa vào vận hành năm 2020, sẽ giúp Việt Nam giải quyết bài toán
thiếu năng lượng. Tuy nhiên, xung quanh dự án vẫn còn những băn khoăn về an toàn
bức xạ, nguồn nhân lực vận hành, sự phụ thuộc vào nước ngoài và hiệu quả kinh tế.
Một đại biểu Quốc hội đã chất vấn: "Nếu vay nước ngoài tới 75-85% vốn đầu tư, liệu
dự án điện hạt nhân có trở thành gánh nợ của con cháu?".
Lần đầu tiên công khai năng lực tài chính các tập đoàn kinh tế
Gần một nửa trong số 8 tập đoàn kinh tế và trên 100 tổng công ty Nhà nước có hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa phát huy được các lợi thế vượt trội về vốn, sự
quan tâm đầu tư và ưu đãi của Chính phủ… Không ít đơn vị quá lệ thuộc vào vốn vay
ngân hàng, cơ cấu tài chính lại không hợp lý, dẫn đến rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ

phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo.
Tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn (không tính Bảo Việt) tính đến 31/12/2008 là
128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng dư nợ
tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, hơn 4.100 tỷ đồng là nợ quá hạn.
Chỉ số "sức khỏe" của các tập đoàn kinh tế được công bố và đưa ra tranh luận trên
diễn đàn Quốc hội. Nhiều đại biểu phê phán gay gắt và lo lắng về hiệu quả sử dụng
vốn nhà nước tại các đơn vị này. Chính phủ đã phải có báo cáo giải trình, thừa nhận
những yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty, song cho rằng cần ghi nhận nỗ lực và
vai trò đầu tàu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đặc biệt trong giai đoạn suy
giảm kinh tế.
Chứng khoán chạm đáy 235 điểm
Vn-Index chạm đáy 4 năm vào cuối tháng 2, sau thời gian dài lao dốc vì bóng đen suy
thoái kinh tế và nhà đầu tư không mặn mà mua cổ phiếu. Thị trường mất thêm hơn hai
tháng lình xình trước khi bật mạnh trở lại kể từ tháng 5, Vn-Index lần lượt vượt các
mốc 400, rồi 600 điểm với những phiên giao dịch giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngoài lực đỡ ít ỏi là sự chào sàn của các đại gia tài chính ngân hàng và kết
quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của doanh nghiệp niêm yết, thị trường lệ thuộc quá
nhiều vào đòn bẩy tài chính và đặc biệt là dòng tiền nóng từ chương trình kích cầu.
Mạch tăng nhiều phen đứt quãng khi giới đầu tư đối mặt với hàng loạt tin đồn thất
thiệt, những biến động mạnh trên thị trường tiền tệ, quỹ đầu tư Indochina Capital
thoái vốn, các vụ vỡ nợ trên sàn OTC, và các biện pháp mạnh tay chặn dòng tiền từ
nguồn vốn kích cầu
Người làm công ăn lương bắt đầu kê khai thu nhập tính thuế
Luật Thuế Thu nhập cá nhân lẽ ra có hiệu lực từ 1/1/2009, song đã hoãn thi hành nửa
năm theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Riêng việc đánh thuế với các loại thu
nhập từ chuyển nhượng và đầu tư vốn, nhượng quyền thương mại được kéo dài đến
năm 2010. Với luật thuế mới, lần đầu tiên tất cả các thu nhập từ tiền lương, tiền công,
đầu tư và chuyển nhượng vốn phải thuộc diện kê khai nộp thuế. Có trên 2 triệu lao
động thuộc diện đóng thuế thay vì chỉ có 150.000 người nộp thuế theo Pháp lệnh thuế
thu nhập cao trước đây.

Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là quy định gây nhiều tranh cãi nhất
khi đưa ra 2 mức thuế để lựa chọn, 25% trên lợi nhuận phát sinh hoặc 2% trên giá trị
chuyển nhượng. Cách tính thuế mới gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và người nộp
thuế, khiến thị trường bất động sản đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế càng
thêm trầm lắng.
Dịch cúm H1N1 lan với cấp số nhân
Tháng 3, sau khi gây ra hàng loạt cái chết ở Mexico, rồi lan mạnh sang các nước
khác, chủng cúm A mới H1N1 - đã được báo động trên toàn cầu. Ngày 31/5, Bộ Y tế
công bố trường hợp đầu tiên tại Việt Nam dương tính với H1N1. Hàng loạt biện pháp
khẩn cấp được tiến hành, như đo thân nhiệt tại các cửa khẩu, cách ly những người đi
cùng chuyến bay, hạn chế tập trung nơi đông người.
Chỉ ít lâu sau, việc kiểm soát thân nhiệt tại các cửa khẩu trở nên vô ích bởi cúm đã lan
ra cộng đồng. Ngày 19/7, ổ dịch đầu tiên xuất hiện ở trong trường học Ngô Thời
Nhậm, quận 9, TP HCM, sau đó lan đến Hà Nội và một loạt các tỉnh khác. Cuối tháng
7, Bộ trưởng Y tế đánh giá cúm đang lan với cấp số nhân. Tại nhiều tòa nhà, công sở,
cảnh tượng khử trùng diện rộng, nhân viên đeo khẩu trang, đo thân nhiệt khách ra vào
trở nên quen thuộc.
Nỗi sợ hãi lên đỉnh điểm khi các ca tử vong xuất hiện liên tiếp, bắt đầu từ 3/8 ở Nha
Trang. Số bệnh nhân tăng nhanh đến nỗi Việt Nam - như hầu hết các quốc gia khác -
phải dừng xét nghiệm đại trà, xem cúm như bệnh thông thường trong cộng đồng, chỉ
dành xét nghiệm cho các ca bệnh nặng. Sau 4 tháng, hơn 50 người tử vong, với gần
1/3 là các bà bầu, đa số do đến viện muộn. Hiện, Bộ Y tế chưa hề giảm cấp độ cảnh
báo, trong khi chờ có được các liều văcxin đầu tiên.
thao Việt Nam năm 2010
(Dân trí) - 2010 không phải là cột mốc ghi dấu nhiều thành công khi ĐT Việt Nam thất bại ở AFF Cup,
đoàn TTVN không hoàn thành chỉ tiêu ASIAD. Nhưng vẫn có những chiến thắng vượt xa mong đợi,
dưới đây là 10 sự kiện vui - buồn đáng nhớ năm qua.
1, Điền kinh Việt Nam tỏa sáng rực rỡ ở Á vận hội

Không nằm trong số các đội tuyển được đầu tư nhiều ở Á vận hội 2010, nhưng các VĐV điền kinh Việt

Nam đã thi đấu xuất sắc và giúp điền kinh Việt Nam lần đầu tiên ghi tên trên bảng thành tích tại Đại hội
thể thao châu Á với những tấm HCB và HCĐ quý giá của Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn
Huyện.

Trương Thanh Hằng trải qua một kỳ ASIAD lịch sử - Ảnh: Mạnh Hoàng

Ở đường chạy 100m nữ, Vũ Thị Hương chỉ giành tấm HCĐ. Nhưng đến cuộc tranh tài trên đường đua
200m, “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương xuất sắc giàh HCB với thành tích 23’.74, chỉ chịu thua chút ít so
với VĐV giành HCV của Nhật Bản là Fukushima (23’’.62).

Bước vào thi đấu ASIAD 16 chỉ với mục tiêu giành HCĐ khiêm tốn, tuy nhiên “cô gái
vàng” Trương Thanh Hằng đã làm được những điều vượt xa mong đợi khi giành cú đúp
HCB trên đường đua 1500m và 800m. Ở nội dung 10 môn phối hợp nam, Vũ Văn
Huyện cũng xuất sắc giành HCĐ với tổng thành tích 7755 điểm, qua đó phá kỷ lục do
chính mình thiết lập tại SEA Games 25 (2009).

2, Đoàn TTVN phá sản chỉ tiêu ASIAD 16

Cử đến 260 VĐV tham dự ASIAD Quảng Châu (Trung Quốc) để phục vụ cho chỉ tiêu
khiêm tốn giành 4-6 HCV, nhưng cuối cùng TTVN vẫn không thể hoàn thành mục tiêu
thành tích đề ra, khi giành được 1 tấm HCV do công của võ sỹ Lê Bích Phương môn
karatedo.

Tấm HCV của Bích Phương không chỉ giúp karatedo hoàn thành chỉ tiêu “vàng”, thành tích này còn có ý
nghĩa vớt vát danh dự cho cả đoàn TTVN tại Đại hội thể thao châu Á.

Với 1 HCV, 17 HCB, 15 HCĐ. Đoàn Việt Nam chỉ đứng thứ 24/45 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia
tranh tài tại ASIAD 16, xếp thứ 7/11 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Ngoài yếu kém trong việc xác định
trọng điểm đầu tư thuộc trách nhiệm lãnh đạo ngành TDTT, cũng không thể bỏ qua lỗi chủ quan của các
VĐV trong thời điểm quan trọng.


Tấm HCV của Bích Phương cứu vãn danh dự cho cả đoàn Việt Nam ở ASIAD 16 - Ảnh: Mạnh
Hoàng

Thất bại của Hoài Thu ở môn Taekwondo (để đối phương giả đau phản đòn phút chót), Hoàng Xuân
Vinh môn Bắn súng (bắn lệch bia) là những bài học xương máu mà các VĐV Việt Nam không thể bỏ
qua trước mỗi giải quốc tế.

3, ĐT Việt Nam không bảo vệ thành công chức vô địch Đông Nam Á

Có quãng thời gian chuẩn bị dài hơi (3 tháng), sở hữu lứa cầu thủ đẳng cấp bậc nhất và
lại là đội ĐKVĐ, nhưng thầy trò HLV Calisto lại không thể bảo vệ thành công chức vô
địch khu vực Đông Nam Á. Dù được thi đấu trên sân nhà, tuyển Việt Nam phải đợi đến
phút chót mới lọt lọt vào vòng bán kết AFF Cup.

Ở trận bán kết lượt đi trên sân Bukit Jalil, thầy “Tô” đã có sự lựa chọn sai lầm về mặt đấu pháp và để
thua Malaysia 0-2. Trong cuộc tái ngộ tại Mỹ Đình, các tuyển thủ không thể xuyên phá hàng phòng ngự
được HLV Rajagopal bố trí và phải nhường lại ngôi vô địch sau 2 năm nắm giữ.

ĐT Việt Nam trở thành những nhà cựu vô địch tại Mỹ Đình - Ảnh: Gia Hưng

4, Các VĐV trẻ Việt Nam thi đấu thành công Olympic trẻ thế giới

Bước vào thi đấu Olympic trẻ thế giới được tổ chức tại Singapore, đoàn Việt Nam chỉ
coi giải đấu này như một cơ hội thuật lợi giúp cho VĐV cọ xát và tích lũy kinh nghiệm
thi đấu. Với một trạng thái tâm lý thoải mái, các tài năng trẻ Việt Nam đã thi đấu rất xuất
sắc và giành được thành tích vượt xa mong đợi.

Ở hạng cân 56 kg môn Cử tạ, lực sỹ Thạch Kim Tuấn vượt qua hàng loạt ứng cử viên
nặng ký để giành tấm HCV duy nhất cho đoàn Việt Nam tại Olympic trẻ thế giới. Ngoài

tấm HCV của môn Cử tạ, hai nữ VĐV Thanh Thảo (Taekwondo), Vũ Thị Trang
(Cầu lông) cũng để lại dấu ấn sâu đậm với những tấm HCĐ.

5, Bạo lực sân cỏ bùng phát dưới sân cỏ và trên khán đài

Năm 2010 là quãng thời gian mà LĐBĐ Việt Nam đối diện với nhiều vấn đề nhức nhối,
khi nạn bạo lực trên sân cỏ không ngừng gia tăng, buộc Ban kỷ luật VFF phải đưa ra
hàng loạt án phạt nặng dành cho các hành vi bạo lực của các cầu thủ ở giải V-League và
hạng Nhất.

Trên khán đài, các CĐV quá khích của XM Hải Phòng (tên mới là Vicem Hải Phòng) liên tục quậy phá
cả trên sân nhà và sân khách, dù Ban kỷ luật VFF áp dụng biện pháp mạnh “treo sân” 2 lần đối với đội
bóng đất Cảng. Chuỗi các hành động quá khích của CĐV Hải Phòng khiến cho VFF, cùng đông đảo
người hâm mộ cả nước đều cảm thấy bức xúc.

Hành động quậy phá của CĐV quá khích Hải Phòng tạo ra sự bức xúc trong dư luận cả nước
- Ảnh: Thục Linh

6, Đội Olympic Việt Nam vào vòng 1/8 ASIAD 16

Chỉ giành chiến thắng duy nhất 1 trận trước Olympic Bahrain ở vòng đấu bảng môn
bóng đá nam Á vận hội 2010. Nhưng thành tích này vẫn đủ giúp cho các cầu thủ Olympic
Việt Nam viết lên trang sử mới ở đấu trường Á vận hội khi lần đầu tiên vượt qua vòng
đấu bảng ở một kỳ ASIAD.

Trong trận đấu loại trực tiếp gặp đối thủ mạnh CHDCND Triều Tiên ở vòng 1/8, đội
Olympic Việt Nam đã không thể tạo ra bất ngờ khi để thua chung cuộc 0-2 trong tình
thế chỉ còn thi đấu với 9 người trên sân trong phần lớn thời gian thi đấu.

7, Hơn 3000 VĐV dự VCK Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI


Khai mạc tại TP Đà Nẵng trong những ngày đầu tháng 12, Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI là sự kiện
thể thao tiêu biểu nhất trong năm. Có tổng số hơn 3000 VĐV tham dự các nội dung thi đấu VCK, Đại
hội TDTT hứa hẹn có nhiều cuộc đua tranh quyết liệt hấp dẫn và đầy kịch tích. Với sự chuẩn bị chu
đáo, đoàn chủ nhà Đà Nẵng được dự đoán sẽ tạo ra nhiều bất ngờ tại Đại hội.

8, Đoàn TT khuyết tật Việt Nam thi đấu thành công Asian Para Games Quảng Châu

Đoàn TTVN vừa trải qua một kỳ Á vận hội thất bại, nhưng các VĐV khuyết tật Việt
Nam lại thi đấu rất thành công ở Đại hội thể thao châu Á dành cho người khuyết tật
(Asian Para Games) được tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) hồi đầu tháng 12.
Đoàn Việt Nam giành tổng số 3 HCV, 4 HCB, 10 HCĐ và đứng thứ 11/41 đoàn tham dự
Asian Para Games 2010.

9, Hà Nội T&T vô địch V-League

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng cũng có 1 đội bóng nằm trên địa bàn thủ đô giành chức
vô địch giải V-League. Đội bóng thay đổi lịch sử là Hà Nội T&T, nhưng chức vô địch
mà thầy trò HLV Phan Thanh Hùng đang sở hữu cũng bị giới chuyên môn đánh giá là thiếu
thuyết phục nhất kể từ khi giải đấu chuyên nghiệp được “khai sinh” vào năm 2000.

10, lực sỹ Hoàng Anh Tuấn dính doping

Trước ngày đoàn TTVN bước vào tranh tài ở Á vận hội, ngành TDTT đã đón nhận cú sốc lớn
khi liên đoàn Cử tạ thế giới thông báo lực sỹ Hoàng Anh Tuấn (56 kg) dính doping tại
giải VĐTG tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 9.Trưởng đoàn Lê Quý Phượng buộc phải
gạch tên Hoàng Anh Tuấn ra khỏi danh sách đoàn TTVN vào phút chót, nhiều khả năng
Hoàng Anh Tuấn sẽ phải nhận án phạt cấm thi của liên đoàn cử tạ thế giới trong thời
gian tới.


VnExpress
Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế - xã hội của năm 2010 theo đánh giá của
VnExpress.net.
Việt Nam ghi dấu ấn trong vai trò Chủ tịch ASEAN
Những hoạt động đối ngoại trong năm của ASEAN và khu vực diễn ra dồn dập tại
Việt Nam thể hiện sự năng động, chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực,
thông qua những quyết sách quan trọng. Trong thành công ấy có nhiều sáng kiến của
Việt Nam - Chủ tịch ASEAN.
Đầu tháng 10, bộ trưởng Quốc phòng của 18 quốc gia trên thế giới tề tựu ở Hà Nội,
chia sẻ hợp tác về quốc phòng an ninh. Hàng loạt vấn đề nóng của khu vực, thế giới
đã được bàn thảo, đặc biệt là những tranh chấp ở biển Đông. Cuối tháng 10, Việt Nam
tiếp tục trở thành tâm điểm của thế giới với sự hiện diện lãnh đạo nhiều cường quốc
tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á. 14 cuộc họp cấp cao đã
diễn trong hai ngày rưỡi tại Hà Nội, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao
riêng ASEAN+1.
Qua các cuộc gặp song phương, vị thế Việt Nam cũng đã được nâng cao. Tổng thống
Nga Dmitry Medvedev khẳng định: "Việt Nam là nước đối tác trọng điểm của Nga ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng lên
tiếng: "Mỹ muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam". Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã
chọn Hà Nội là nơi "giảng hòa" cho những bất đồng về biên giới lãnh thổ.
Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Với lễ diễu binh, diễu hành lớn nhất lịch sử có hơn 30.000 người tham gia; đêm hội
bế mạc của hơn 8.000 nghệ sĩ, màn pháo hoa tràn ngập âm thanh ánh sáng và hàng
trăm hoạt động văn hóa nghệ thuật , đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã gây ấn
tượng đặc biệt với bạn bè quốc tế và người dân cả nước. Hãng tin AP (Mỹ) miêu tả,
những ngày tháng 10 Hà Nội đang "biểu dương lòng tự hào quốc gia".
Hàng loạt công trình quy mô lớn được hoàn thành như: đại lộ Thăng Long 28 km -
dài, hiện đại nhất nước, con đường Gốm sứ - bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới
được ghi kỷ lục Guiness và hàng trăm món quà độc đáo của các vùng miền đã được
gửi tặng thủ đô dịp nghìn năm.

Tuy nhiên, đại lễ cũng để lại dư âm buồn: giao thông ùn tắc nghiêm trọng, phương
thức tổ chức bất hợp lý, một số công trình hạ tầng đô thị xuống cấp gây nên những xì
xào trong dư luận về căn bệnh thành tích với những khoản kinh phí chậm công bố.
Mưa lũ tàn phá miền Trung
Gần 200 người chết, hơn 30 người mất tích chỉ trong 2 tháng 10-11, khi miền Trung
liên tiếp hứng chịu 5 đợt lũ lớn. Lũ chồng lũ với đỉnh vượt mức lịch sử cách đây vài
chục năm khiến cả miền Trung tràn ngập cảnh hoang tàn.
Dòng nước lũ hung hãn thậm chí cuốn phăng cả chiếc xe khách chở 38 người đang
lưu thông trên quốc lộ 1A thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), khiến 20 người mất tích
(trong đó có bé mới 7-8 tháng tuổi). Chiếc xe và xác của những hành khách xấu số
này sau đó được tìm thấy dưới dòng sông Lam, cách vị trí gặp nạn một km. Trong khi
đó tại Quảng Ngãi, Khánh Hòa, mưa xối xả liên tiếp làm lở núi, vùi lấp nhiều đứa trẻ.
Khắp nơi hướng về miền Trung, thành phố Hà Nội đã cắt khoản chi phí bắn pháo hoa
vào tối bế mạc đại lễ 1000 năm để dành tiền ủng hộ. Mưa lũ cũng đã làm nóng nghị
trường Quốc hội khi nhiều đại biểu lên tiếng chỉ trích thủy điện là nguyên nhân góp
phần đẩy đỉnh lũ lên mức lịch sử. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trưởng khẳng định
"quy trình vận hành thủy điện có vấn đề".
Khủng hoảng tại tập đoàn khổng lồ VinasĐầu tư dàn trải, phát triển sản xuất kinh
doanh ồ ạt, buông lỏng quản lý giám sát dẫn tới gánh nặng nợ nần nhiều chục nghìn tỷ
đồng tại Vinashin không chỉ là cái kết thảm cho biểu tượng một thời của nền công
nghiệp Việt Nam, mà còn là bài học cho sự thử nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế Nhà
nước.
Trong vòng một tháng kể từ khi quyết định tái cơ cấu được công bố, Vinashin phải xẻ
tài sản làm ba để chuyển giao cho các tập đoàn khác, liên tiếp thay ba đời tổng giám
đốc. Hàng loạt quan chức cấp cao của tập đoàn bị bắt hoặc triệu tập, trong đó có cả
cựu chủ tịch Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc điều hành Trần Quang Vũ.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng nhận trách nhiệm trước Quốc hội và
cho biết các thành viên Chính phủ đang kiểm điểm nghiêm túc về vụ việc này. Ban
chỉ đạo tái cơ cấu do chính Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu
đang nỗ lực cứu Vinashin khỏi bờ vực phá sản, vực dậy sản xuất kinh doanh và sớm

hoàn thành nghĩa vụ với các chủ nợ, với đất nước, với dân - những người chắt chiu
từng đồng thu nhập góp vào ngân sách.
Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc
Chỉ với 37% số đại biểu tán thành, chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao
tốc đã chính thức bị Quốc hội bác tại phiên họp giữa năm. Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết đánh giá: "Đây là
một quyết định lịch sử. Nếu tôi không nhầm thì lần đầu tiên Quốc hội bác một dự án
lớn do Chính phủ trình".
Trước khi có quyết định trên, siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư
gần 56 tỷ USD, chiếm quá nửa GDP cả nước đã gây tranh cãi trên diễn đàn Quốc hội
và cả ngoài xã hội. Dù Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giải trình những băn
khoăn của đại biểu về vấn đề vốn, khả năng trả nợ và trấn an: "Yên tâm làm đường sắt
cao tốc", nhưng đa số ý kiến phản đối vẫn cho rằng hiệu quả kinh tế thấp, vốn đầu tư
quá lớn, sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế. Gay gắt hơn, một số còn cho rằng Việt
Nam đã nghèo thì không nên chơi sang.
GS Ngô Bảo Châu đoạt giải 'Nobel Toán học'
Trưa 19/8, cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ ào lên tiếng vỗ tay khi giáo sư Ngô
Bảo Châu (38 tuổi) trở thành một trong bốn nhà toán học giành giải Fields. Việt Nam
- đất nước đang phát triển - đã trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán
học đoạt giải thưởng danh giá được ví như "Nobel Toán học".
Chứng minh bổ đề cơ bản - công trình đưa tên tuổi Ngô Bảo Châu lên tầm thế giới -
được các giáo sư tại đại học Chicago (Mỹ) đánh giá là đã mở đường cho những tiến
bộ đặc biệt quan trọng trong cấu trúc toán và vật lý.
Với giải Fields, chàng cựu sinh viên khoa Toán, ĐH Tổng hợp Hà Nội đã trở thành
thần tượng của giới trẻ. Hàng trăm thanh niên xếp hàng chờ đợi anh ở sân bay Nội
Bài, hàng nghìn người đã có mặt tại Trung tâm hội nghị quốc gia dự lễ vinh danh Ngô
Bảo Châu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi Ngô Bảo Châu là "niềm tự hào của Việt
Nam", UBND Hà Nội vinh danh anh là "Công dân thủ đô ưu tú". Ngô Bảo Châu cũng
là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Yahoo Việt Nam trong năm 2010.
Loạn giá vàng, lãi suất

Việc Techcombank bất ngờ niêm yết lãi suất 17% vào sáng 8/12, cao hơn 5% so với
đồng thuận của thị trường, đã châm ngòi cho "cuộc chiến" lãi suất từ chỗ ngấm ngầm
trở nên công khai và quyết liệt hơn. Ngay trong ngày, Ngân hàng Nhà nước họp khẩn,
kể cả công khai và gặp gỡ riêng những đơn vị được cho là nguyên nhân gây náo loạn
lãi suất, thậm chí lên tinh thần thực hiện sớm điều luật cho phép trừng phạt những
hành vi gây rối thị trường. Thành viên hai miền Nam Bắc của Hiệp hội Ngân hàng sau
đó phải thống nhất lãi suất đồng thuận mới, không quá 14%.
Nguy cơ lạm phát, sự gia tăng nhu cầu sử dụng vốn cuối năm, áp lực cạnh tranh giữa
các ngân hàng với nhau cũng như giữa ngân hàng với các kênh đầu tư khác là những
nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đua giành giật vốn. Bên cạnh đó còn do tín hiệu điều
hành chính sách tiền tệ đôi khi được phát đi thiếu rõ ràng, giữa chủ trương để lãi suất
theo thị trường nhằm kiềm chế lạm phát và chủ trương ổn định chi phí đầu vào để hỗ
trợ sản xuất kinh doanh.
Vàng và đôla cũng là những nhân tố mất ổn định thị trường tiền tệ năm 2010. Bắt
nguồn chủ yếu từ diễn biến thế giới, song cơn "điên loạn" khiến giá vàng tăng hơn 1,5
triệu đồng lên mức kỷ lục 38,2 triệu đồng sáng 9/11 và đôla Mỹ vượt mốc 21.000
đồng một lần nữa cho thấy cơ quan quản lý đang chật vật trước sự thao túng của các
thế lực đầu cơ trên thị trường.
Lạm phát gia tăngKhông phải đến khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo Quốc
hội về việc chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng tăng 9,58% người ta mới lo khó giữ lạm phát
cả năm dưới mức hai con số. Sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng phục hồi
mạnh mẽ sau khủng hoảng đã đẩy giá cả tăng cao ngay những tháng đầu năm và
khiến Chính phủ phải điều chỉnh chỉ tiêu thay vì mức 7% theo yêu cầu của Quốc hội.
Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực triển khai hàng loạt biện pháp như lập quỹ bình
ổn, kiềm chế tăng giá các mặt hàng thiết yếu, bổ sung nguồn cung cho thị trường, tiết
giảm chi tiêu công. Tuy nhiên hàng hóa vẫn mượn cớ đắt đỏ thêm, khiến người tiêu
dùng xót xa mỗi lần ra chợ, người làm công ăn lương buộc phải căn cơ chi tiêu vì
những đồng thu nhập ngày càng teo tóp theo đà tăng giá cả. Thành tựu kinh tế tăng
trưởng cao hàng đầu khu vực vì thế sẽ mất đi một phần ý nghĩa.
Quy hoạch Hà Nội gây tranh cãi

Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã gây xôn xao
dư luận bởi ý tưởng xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và trục Thăng
Long kéo dài từ Hồ Tây tới chân núi Tản.
Tiếp thu nhiều ý kiến, Bộ Xây dựng đã rút lại quy hoạch Trung tâm hành chính quốc
gia tại Ba Vì, song vẫn bảo lưu trục đường Hồ Tây - Ba Vì. Trục đường này sẽ tập
trung quảng trường, vườn hoa, không gian xanh để tổ chức các hoạt động công cộng
văn hóa, không vì mục đích giao thông. Đồ án quy hoạch gây tranh cãi này đến nay
chưa được Thủ tướng phê duyệt, dù theo kế hoạch là ban hành vào dịp đại lễ 10/10.
Tuy nhiên, thông tin công bố về 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội và trục Thăng Long, bắt
đầu từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì thuộc địa phận Hà Tây, khiến đất
khu vực này tăng giá tới 2-3 lần. Sức nóng từ những vùng ăn theo quy hoạch còn lan
tỏa sang nhiều khu vực khác khiến đất ở Tây Hồ, Gia Lâm cũng tăng giá. Chính phủ,
Bộ Xây dựng, UBND TP đã phải vào cuộc, liên tiếp đưa ra hàng loạt kế sách nhằm hạ
nhiệt thị trường.
Hàng loạt quan chức bị trung ương kỷ luật
Nhiều nhân sự cấp cao đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố hình thức kỷ luật,
đặc biệt là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô bị xác định đã
thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, gây ảnh
hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo Không lâu sau đó, người đứng đầu
tỉnh miền núi này bị cách chức. Tiếp đó, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND và HĐND
tỉnh Ninh Bình cũng bị xác định đã có những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng,
khiến thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của nhà nước Bí thư Tỉnh ủy Đinh
Văn Hùng còn bị Ban chấp hành Trung ương Đảng kết luận vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, phương thức lãnh đạo của Đảng và tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức, lối
sống Vị bí thư hiện bị cảnh cáo về mặt Đảng, cho nghỉ hưu.
Trong năm qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn công bố kỷ luật nhiều cán bộ cấp
tướng của Bộ Công an với những sai phạm liên quan đến mua sắm tài sản, ngân
sách

×