Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.02 KB, 4 trang )
Phát triển giao tiếp ở trẻ dưới 3 tuổi
Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao, sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ em cũng được nhiều phụ huynh quan tâm
Tuổi nào thì trẻ bắt đầu tập nói? Trẻ 15 tháng tuổi thì phải nói được
những từ nào? Cha mẹ có thể tham gia như thế nào để giúp bé phát triển
giao tiếp? Đây là những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu
những ông bố bà mẹ có con nhỏ.
Trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút được sinh ra, bé đã bắt đầu giao tiếp qua tiếng khóc,
và vài tháng tiếp sau đó, bé cũng lấy tiếng khóc để “nói chuyện” với mẹ:
tã ướt – khóc, đói bụng – khóc, buồn ngủ - khóc… Bé sẽ nhận thông tin
qua cách lắng nghe âm thanh (to, nhỏ, nhanh, chậm) từ những người
xung quanh. Hãy vuốt ve bé thường xuyên, nói chuyện với bé thật dịu
dàng, ngay cả khi bé không hiểu mẹ đang nói gì, nhưng giọng nói dịu
dàng của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn.
Đồng thời với việc tiếp nhận âm thanh, từ 4, 5 tháng trở đi, bé cũng sẽ
bắt đầu bập bẹ, phát ra những “ngôn ngữ” riêng như “uu”, “aa”, “bah”.
Hãy khuyến khích bé bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn, khi bé
phát ra một âm thanh nào đó, hãy lập lại âm thanh đó, hoặc nói một từ
đơn giản có chứa âm đó, ví dụ như “ma ma” cho “aa”, “bu bu” cho “uu”.
Sau 6, 7 tháng, bé sẽ phản ứng nhiều hơn với những âm thanh nghe
được, và sẽ cố học theo bố mẹ. Bé có thể bập bẹ những từ đơn giản như
“ba, bà, ma, da…”. Từ 9-12 tháng, bé bắt đầu hiểu những từ đơn giản.
Hãy giới thiệu với bé những từ quen thuộc như “bố, mẹ, chó, mèo, meo
meo, gau gau ”.
Trẻ từ 1 - 2 tuổi
Hầu hết các bé sẽ nói từ đầu tiên khi bắt đầu giai đoạn này, tuy có những
bé có thể nói sớm hơn hoặc có bé đến tận gần 2 tuổi mới chịu nói. Sự
phát triển ngôn ngữ của bé bắt đầu bộc lộ. Bé dường như có thể hiểu
được mọi thứ mà bạn nói. Bước phát triển bất ngờ này sẽ khiến bạn phải