Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.51 KB, 74 trang )

PHẦN I
MỤC TIÊU-PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
A/ VỊ TRÍ - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA
MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
I/.VỊ TRÍ:
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng
của nhân cách con người VN. Trong các môn học ở tiểu
học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vò trí hết
sức quan trọng bỡi vì:
- Các kiến thức, kó năng môn Toán ở tiểu học có
nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho
người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học
khác ở tiểu học và chuẩn bò cho việc học tốt môn Toán ở
bậc trung học.
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan
hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới
hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách
hoạt động có hiệu quả trong học tập và trong đời sống.
- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn
luyện phương pháp suy nghó, phương pháp giải quyết vấn
1 Giáo viên: Đào Duy Thanh
đề; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghó độc
lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình
huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó
mà hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất cần
thiết và quan trọng của người lao động mới.
II/ MỤC TIÊU:
Môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh:


1. Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các
số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông
dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
2. Hình thành các kó năng thực hành tính, đo lường,
giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
3. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả
năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng cách phát hiện và
cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc
sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập
toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học
và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt,
sáng tạo.
Ngoài ra, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn
luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao
động mới trong xã hội hiện tại. (Chương trình giáo dục
phổ thông cấp Tiểu học- Ban hành kèm theo Quyết đònh
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng
BGD&ĐT).
2 Giáo viên: Đào Duy Thanh
III/ NHIỆM VỤ:
1. Hình thành hệ thống các kiền thức cơ bản, đơn
giàn, có nhiều ứng dụng trong đời sống của số học gồm:
cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập
phân; một số đặc điểm của tập hợp số tự nhiên, phân số
thập phân; các phép tính trong tập hợp số tự nhiên, số
thập phân.
2. Có những hiểu biết ban đầu, thiết thực nhất về đại
lượng cơ bản như độ dài, khối lượng, thời gian, thể tích,
diện tích, dung tích, tiền Việt Nam và một số đơn vò đo
thông dụng. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo

lường. Biết ước lượng các số đo đơn giản.
3. Rèn luyện để nắm chắc các kó năng thực hành tính
nhẩm, tính viết về bốn phép tính với số tự nhiên, số thập
phân, phân số, số đo các đại lượng.
4. Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt được
một số các hình hình học thường gặp. Biết tính chu vi,
diện tích, thể tích của một số hình. Biết sử dụng các dụng
cụ đơn giản để đo và vẽ hình.
5. Có những hiểu biết ban đầu, sơ giản về dùng chữ
thay số, biểu thức toán học và giá trò của biểu thức toán
học, phương trình và bất phương trình đơn giản. Biết tính
giá trò biểu thức số, giải một số phương trình và bất
phương trình đơn giản nhất bằng phương pháp phù hợp
với tiểu học.
3 Giáo viên: Đào Duy Thanh
6. Biết cách giải và trình bày bài giải với các bài
toán có lời văn. Nắm chắc và thực hiện đúng các quy
trình giải bài toán. Bước đầu biết giải một số bài toán
bằng các cách khác nhau.
7. Thông qua các hoạt động học tập toán để phát
triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy
quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu
tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa,…
8. Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy
nghó, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, ý chí
vượt qua khó khăn, cẩn thận,…
B/ NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC.
I/ CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN TOÁN Ở TIỂU
HỌC
Nội dung môn toán ở tiểu học gồm 5 chủ đề kiến

thức sau:
1.Số học:
1.1. Khái niệm ban đầu về số tự nhiên; số tự nhiên
liền trước, liền sau, ở giữa hai số tự nhiên; các chữ số từ
0 đến 9.
1.2. Cch đọc và ghi số tự nhiên; hệ ghi số thập phân.
1.3. Các quan hệ bé hơn (<), lớn hơn (>), bằng nhau (=)
giữa các số tự nhiên; so sánh các số tự nhiên; xếp các số
4 Giáo viên: Đào Duy Thanh
tự nhiên thành dãy số tự nhiên. Một số đặc điểm của dãy
số tự nhiên: rời rạc, xếp thứ tự tuyến tính,…
1.4. Các phép tính cộng, trừ, nhân ,chia các số tự
nhiên: Ý nghóa, các bảng tính, một số tính chất cơ bản
của các phép tính, tính nhẩm và tính viết, thứ tự thực
hiện các phép tính trong biểu thức có nhiều phép tính,
mối quan hệ giữa các phép tính.
1.5. Giới thiệu ban đầu về phân số: khái niệm ban đầu,
cách đọc, cách viết, so sánh, thực hành cộng, trừ, nhân,
chia các trường hợp đơn giản.
1.6. Khái niệm ban đầu về số thập phân: cách đọc,
cách viết, so sánh và xếp thứ tự các số thập phân.
1.7. Làm quen với việc dùng chữ thay số.
1.8. Biểu thức số và biểu thức chữ, giá trò của biểu thức
, bước đầu làm quen với biểu thức số, mối quan hệ phụ
thuộc giữa hai đại lượng.
1.9. Giải các phương trình đơn giản phù hợp với tiểu
học.
2. Đại lượng và đo đại lượng:
2.1. Khái niệm ban đầu về các đại lượng thông dụng
như: độ dài, khối lượng, dung tích, thể tích,thời gian, diện

tích, thể tích, tiền Việt Nam.
2.2. Khái niệm ban đầu về đo đại lượng: một số đơn vò
đo thông dụng nhất:, kí hiệu và quan hệ giữa một số đơn
vò đo và việc chuyển đổi đơn vò đo.
5 Giáo viên: Đào Duy Thanh
2.3. Thực hành đo đại lượng: giới thiệu một số dụng cụ
đo và thực hành đo đại lượng.
2.4. Cộng, trừ, nhân, chia các số đo đại lượng cùng
loại.
3. Các yếu tố hình học:
3.1. Các biểu tượng về các hình học đơn giản: điểm,
đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, góc,…
3.2. Khái niệm ban đầu về chu vi, diện tích của các
hình. Cách tính về chu vi, diện tích của một số hình.
3.3. CÁch tính diện tích xung quanh, diện tích toàn
phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
4. Một số yếu tố thống kê đơn giản:
4.1. Lập các bảng số liệu thống kê đơn giản và nhận
xét bảng số liệu: tính tổng, tính giá trò trunh bình.
4.2. Lập biểu đồ đơn giản, tập nhận xét một số đặc
điểm đơn giản của biểu đồ.
5. Giải bài toán có lời văn:
5.1. Giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng,
trừ, nhân, chia.
5.2. Giải các bài toán hợp. Trong số các bài toán hợp
có một số dạng bài toán có cấu trúc toán học giống nhau
và có thể sử dụng phương pháp giải giống nhau: các bài
toán về tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng
và hiệu của chúng,…
6 Giáo viên: Đào Duy Thanh

Dạy học giải toán có lời văn giúp học sinh biết cách tự
giải quyết các vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn
đề này được nêu dưới dạng các bài toán có lời văn. Đây
là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức, kó
năng, phương pháp suy nghó và giải quyết vấn đề… học
được trong môn toán ở tiểu học.
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC NỘI DUNG
MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC:
1. Môn toán ở tiểu học là một môn học thống nhất,
không chia thành phân môn. Hạt nhân của môn toán ở
tiểu học là số học, các chủ đề kiến thức khác liên quan
chặt chẽ với hạt nhân số học, gắn bó hỗ trợ lẫn nhau tạo
nên sự thống nhất của toàn bộ nội dung môn toán ở tiểu
học.
- Số học là nội dung cơ bản, trọng tâm của môn Toán
ở tiểu học.
- Cc nội dung khác được sắp xếp xen kẽ với hạt
nhân số học nhằm tạo sự gắn bó, hổ trợ lẫn nhau. Đây là
sự thể hiện của quan điểm tích hợp trong cấu trúc nội
dung môn Toán ở tiểu học.
2. Cấu trúc nội dung chương trình môn Toán ở tiểu
học quán triệt các tư tưởng của toán học hiện đại và phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học.
- Các kiến thức môn toán ở tiểu học hiện nay về cơ
bản vẫn là các kiến thức của môn toán truyền thống. Tuy
7 Giáo viên: Đào Duy Thanh
nhiên, trong chương trình môn toán hiện nay, các kiến
thức truyền thống đó được trình bày theo quan điểm mới
đó là quán triệt tư tưởng toán học hiện đại, đó là:
+ Coi trọng tính thống nhất của toán học.

+ Trình bày các kiến thức số học theo tinh thần của lí
thuyết tập hợp, cấu trúc đại số và cấu trúc sắp thứ tự.
+ Vận dụng tư tưởng của phương pháp tiên đề khi
trình bày các yếu tố hình học.
- Căn cứ vào trình độ nhận thức và năng lực tư duy
của học sinh tiểu học mà nội dung chương trình môn toán
được cấu trúc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
học sinh.
+ Giai đoạn đầu ( các lớp 1, 2, 3): Giai đoạn học tập
căn bản.
+ Giai đoạn cuối( các lớp 4, 5): Giai đoạn học tập
sâu.
3. Các kiến thức về kó năng môn Toán ở tiểu học được
hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường
xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng học tập
vaò trong đời sống.
- Thông qua hoạt động thực hành bước đầu giúp học
sinh tìm tòi, phát hiện các khái niệm toán học, các quy
tắc tính toán; đồng thời sẽ củng cố các tri thức mới, rèn
luyện các kó năng cơ bản, phát triển tư duy.
- Thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập HS
bước đầu làm quen với cách vận dụng các kiến thức, kó
8 Giáo viên: Đào Duy Thanh
năng môn Toán để giải quyết những vấn đề nảy sinh
trong học tập và trong cuộc sống.
- Thông qua việc thường xuyên ôn tập, củng cố và
vận dụng sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kó và vận dụng
tốt các kiến thức, kó năng đã được học. Đây cũng là cơ sở
để hình thành và phát triển tư duy và điều kiện cần thiết
để học tập tiếp các nội dung mới…

C/ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở
TIỂU HỌC
I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
“ Giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kó năng vận dụng kiến thức váo thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.( Luật GD, 2005).
Với tinh thần đó, việc đổi mới phương pháp dạy học
toán ở tiểu học cần tuân theo các đònh hướng sau:
1. Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học theo
hướng dạy cho HS cách học, cách tự học và có nhu cầu
tự học.
2. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức
cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt
9 Giáo viên: Đào Duy Thanh
động tự giác, tích cực và sáng tạo được thực hiện độc lập
hoặc trong giao lưu.
3. Đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng kế
thừa và phát huy những mặt tích cực của phương pháp
dạy học truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu của phương pháp dạy học mới.
4. Đổi mới phương pháp dạy học toán phải đi đôi với
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh
gia, cơ sở vật chất và trang thiết bò dạy học .  ở mỗi đòa
phương, mỗi trường, mỗi lớp, tùy điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể để xác đònh mức độ, cách thức đổi mới phương
pháp dạy học theo khả năng và sự cố gắng của mình.

II/ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ PPDH TOÁN Ở TIỂU
HỌC:
Yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy
học ở tiểu học là “Dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh. Thông qua hoạt động
học tập này, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ
động trong học tập; tự trải nghiệm, khám phá, phát
hiện vấn đề và tự chiếm lónh kiến thức”.
Thực hiện tinh thần đổi mới đó, phương pháp dạy học
Toán ở tiểu học có thể được thực hiện như sau:
II.1. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP
I:
1. Phương pháp dạy học trong tiết học “bài mới”
10 Giáo viên: Đào Duy Thanh
a) Giúp học sinh tự phát hiện, tự nắm bắt các vấn đề
của bài học
Phần bài học “kiến thức mới” thường được nêu thành
tình huống có vấn đề để giải quyết ( mặc dù “tình
huống” đó có thể đơn giản, và tường minh qua các hình
vẽ trong SGK Toán 1, nhưng để học sinh tự nêu lên và tự
giải quyết). Chẳng hạn, khi học về phép trừ, cũng nêu về
hiện tượng có một số ( một, hai) con ong bay khỏi chỗ
đậu của ba con ong. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát hình vẽ trong Toán 1 hoặc sử dụng đồ dùng học tập
để học sinh tự nêu vấn đề cần giải quyết ( chẳng hạn: Có
ba con ong đậu trên bông hoa, một con ong bay ra khỏi
bông hoa. Còn mấy con ong đậu trên bông hoa?), rồi tự
học sinh tham gia giải quyết vấn đề (ba con ong bớt một
con ong còn hai con ong): Thời gian đầu, giáo viên HD
HS nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu HS tự

nêu và tự giải quyết vấn đề.
b) Giúp học sinh tự chiếm lónh kiến thức mới:
Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải
quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới
( chẳng hạn, giáo viên phải giời thiệu: Năm con chim bớt
hai con chim còn ba con chim; năm bớt hai còn ba; ta viết
5 – 2 = 3; đọc là “năm trừ hai bằng ba”; dấu – gọi là
trừ…). Có loại bài học giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết
vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới ( chẳng hạn, bài học
11 Giáo viên: Đào Duy Thanh
về phép cộng trong phạm vi8, học sinh quan sát hình vẽ
rồi nêu vấn đề: “ có 7 hình vuông (xanh) thêm 1 hình
vuông (đỏ). Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?” và giải
quyết vấn đề: “7 thêm 1 thành 8”, sau đó viết 8 vào công
thức cộng
7 + 1 = 8.
Tất nhiên, trong cả hai loại bài học trên, GV phải
giúp HS ghi nhớ kiến thức mới (chẳng hạn các công thức
tính). Cho dù học sinh đã học thuộc kiến thức mới thì
cũng chỉ là bước đầu chiếm lónh kiến thức mới đó. Phải
qua thực hành, vba6n5 dụng kiến thức mới đó để giải
quyết các vấn đề nêu trong phần bài tập thì mới có thể
khẳng đònh học sinh đã tự chiếm lónh kiến thức mới đến
mức độ nào. Vì vậy, sau khi đã thuộc bài mới, học sinh
phải làm các bài tập trong phiếu học.
c) Giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lónh
kiến thức mới:
Quá trình dạy học toán phải giúp học sinh từng bước
nắm được cách thức ( con đường, phương pháp) phát
hiện và chiếm lónh kiến thức mới. Chẳng hạn qua các bài

học và luyện tập về số và phép tính trong phạm vi của
Toán 1 có thể giúp HS:
- Từ tình huống có thực trong đời sống ( thể hiện
trong tranh, hình vẽ mô hình, mô tả bằng lời) nêu được
vấn đề cần giải quyết ( dưới dạng câu hỏi, bài toán).
12 Giáo viên: Đào Duy Thanh
- Giải quyết vấn đề đo,ù góp phần tìm ra kiến thức
mới ( số mới hoặc công thức tính mới,…)
- Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới
vào các tình huống khác nhau trong thực hành để chiếm
lónh được kiến thức mới.
d) Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa
kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát
hiện và chiếm lónh kiến thức mới.
- Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức
đã có. Chẳng hạn: Khi HDHS nhận biết khái niệm ban
đầu về số 6, GV cho HS quan sát tranh vẽ và sử dụng
kiến thức đã học để nhận ra rằng có 5, đếm tiếp 1 được
6. Khi đã giới thiệu 6 cũng là đại diện cho một lớp các
nhóm có cùng số lượng (là 6) như các số đã học trước ,
HS tự nhận ra ( qua phép đếm, qua phân tích số,… ) 6
đứøng tiếp sau 5 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; 6 là 5 và 1; 6
là 4 và 2; 6 là 3 và 3, nêu lên 6 > 1; 6 > 2; 6 > 3; 6 > 4; 6
> 5;… Do đó 6 là số lớn nhất trong các số từ 1 đến 6.
e) Giúp học sinh thực hành, rèn luyện cách diễn đạt
thông tinh bằng lời, bằng kì hiệu.
Trong quá trình dạy học Toán, phải quan tâm đúng
mức đến rèn luyện cho HS cách diễn đạt ngắn gọn, rõ
ràng, vừa đủ nội dung của một thông tin bằng lời hoặc

bằng kí hiệu, sơ
Hình ảnh Biểu tượng Kí hiệu
13 Giáo viên: Đào Duy Thanh
2.Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong tiết
thực hành, luyện tập
Nhiệm vụ của tiết thực hành, luyện tập là củng cố,
bổ sung và hoàn thiện kiến thức mà học sinh mới chiếm
lónh được. Có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học trong tiết thực hành, luyện tập theo các gợi ý sau:
a) Giúp học sinh nhận ra các kiến thức mới học trong
các dạng bài tập khác nhau
Khi luyện tập, nếu HS nhận ra kiến thức đã học trong
mối quan hệ mới thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu HS
không nhận ra các kiến thức đã học trong các dạng bài
tập khác nhau thì GV giúp HS (bằng gợi ý, hướng dẫn)
giúp HS nhớ lại kiến thức và cách làm, không nên vội
làm thay cho HS. Chẳng hạn, sau khi học xong phép
cộng trong phạm vi 8, nếu làm các bài tập dạng 7 + 1 =
……… ,
5 + 3 = … thì HS dễ dàng nhớ lại các công thức đã học,
nhưng với dạng bài tập phải so sánh hai biểu thức số
như:
7 + 1 …… 2 + 6 thì học sinh phải nhận ra 7 + 1 và 2 + 6 đã
gặp trong các công thức đã học 7 + 1 = 8 và 2 + 6 = 8 , do
đó phải điền dấu = vào chỗ chấm: 7 + 1 = 2 + 6.
b) Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả
năng của học sinh:
14 Giáo viên: Đào Duy Thanh
- Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập
được sắp xếp trong phiếu ( hoặc do GV sắp xếp), không

tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả những bài
tập HS cho là dễ.
- Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm
bài. Học sinh nào đã làm xong thì tự kiểm tra ( hoặc nhờ
GV kiểm tra) , được bài 1 thì nên chuyển sang tiếp bài
sau.
Trong một tiết học phải chấp nhận có học sinh làm
được nhiều bài tập hơn HS khác. GV phải giúp HS làm
bài chậm về cách làm bài, hãy giúp HS khá giỏi lám các
bài tập của tiết học và tập khai thác hết nội dung của
từng bài tập.
c) Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối
tượng HS:
- Khi cần thiết, có thể cho HS trao đổi trong nhóm
nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc các cách giải
một bài tập. Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải
của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ở
nhóm, ở lớp.
- Sự hổ trợ của các học sinh trong nhóm phải góp
phần giúp HS tự tin vào khả năng của mình, tự rút kinh
nghiệm về cách học của bản thân.
d) Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả thực hành,
luyện tập:
15 Giáo viên: Đào Duy Thanh
- Tập cho HS thói quen làm xong bài nào cũng phải
kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không.
- Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình,
của bạn bằng điểm rồi báo điểm cho GV.
- Khuyến khích HS tự nói ra những hạn chế của
mình, của bạn sau khi tự kiểm tra, tự đánh giá,…

e) Tập cho HS không thõa mãn với bài làm của mình,
với các cách giải đã có.
- Sau mỗi tiết học, nên tạo cho HS niềm vui vì đã
hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ
của bản thân ( bằng khuyến khích, nêu gương,…)
- Tạo cho HS mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho
bài làm của mình. Vì vây, cho dù đã hoàn thành bài học
hoặc bài làm, học sinh cũng vẫn không thỏa mãn những
gì đã đạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, tự đánh giá và
luôn luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.
Các “bài tập mở”û trong Toán 1 là phương tiện để GV
động viên HS tìm nhiều phương án giải quyết một vấn
đề và biết lựa chọn phương án hợp lí nhất. Đừng bao giờ
áp đặt HS theo phương án có sẵn, hãy động viên các em
tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
3. Cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học mới:
- Dạy học trên phiếu học tập
- Dạy học toán “ với bộ đồ dùng học toán 1”
- Dạy học toán kết hợp các “ trò chơi học toán”
16 Giáo viên: Đào Duy Thanh
II.2. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 2
Đònh hướng chung của đổi mới PPDH toán 2 là:
1) Dạy học trên cơ sở tự phát hiên, tự giải quyết vấn
đề của bài học để tự chiếm lónh kiến thức mới, chủ động
vận dụng các kiến thức đã học trong thực hành theo năng
lực của từng cá nhân với sự tổ chức, hướng dẫn hợp tác
hợp lí của GV, với sự trợ giúp đúng mức của các thiết bò
dạy học và ĐDDH.
2) GV cần trân trọng mọi cố gắng, các ý kiến của
HS. Khuyến khích HS tìm ra cái mới trong học và hành.

Giúp HS hứng thứ, tự tinh, trung thực, cẩn thận, chăm chỉ
trong học tập Toán.
3) Yêu cầu cụ thể đối với GV:
a/ Chuẩn bò bài một cách nghiêm túc:
- Tham khảo, tìm hiểu, nắm vững những đònh hướng
chung của đổi mới PPDH Toán 2.
- Làm việc có kế hoạch: lập kế hoạch dạy học từng
năm học, từng học kì, từng tuần lễ, từng tiết học ( kế
hoạch thực hiện bài học gọi là kế hoạch bài học).
- Soạn bài ( lập kế hoạch bài học) đảm bảo dạy học:
+ TrêÂn cơ sở tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tích
cực, chủ động, sáng tạo để tự học thành công.
+ Vừ sức đối với HS nhưng phải cá nhân hóa ( Tránh
đồng loạt, bình quân, không nhất thiết phải yêu cầu mọi
17 Giáo viên: Đào Duy Thanh
HS cùng làm hết các bài tập thực hành ngay trong tiết
học, phát huy cao độ sự phát triển của từng HS).
+ Gắn với cuộc sống thực của HS ở đòa phương.
+ Có môi trường học tập thuận lợi ( sự thân thiện cho
giao tiếp, không khí hợp tác trong lớp học, điều kiện vệ
sinh lớp học).
b/ Tích cực, chủ động để thích ứng với nội dung
chương trình và phương pháp dạy học mới:
- Đổi mới cách nghó về dạy học từ đó có cách làm
mới trong hoạt động dạy và hoạt động học.
- GV phải tự nâng cao trình độ chuyên môn thì mới
đủ năng lực thích ứng với CTTH, SGK mới,…, cụ thể là:
+ Đối với Toán 2, GTV phải tìm hiểu cẩn thận về:
các nội dung cơ bản và cách thể hiện, mức độ của các
nội dung cơ bản trong SGK; những HD chung về cách

dạy từng loại bài học và những HD cụ thể về tổ chức,
HD các hoạt động chủ yếu trong từng tiết học…
+ Tự thích ứng với PPDH mới ( chuyển từ truyền đạt
thông tin có sẵn sang tổ chức, HDHS tự học thông qua
các hoạt động: tự phát hiện, tự khám phá, tự chiếm
lónh với sự trợ giúp SGK, đồ dùng học tập,…)
+ Thay đổi dần những thói quen cản trở các hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo của HS ( không nói
thay, làm thay, nghó thay… những gì tự HS ( cá nhân hoặc
nhóm) có thể nói, làm, nghó,…được.
18 Giáo viên: Đào Duy Thanh
II.3. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 3:
1/ Đònh hướng chung của đổi mới PPDH trong
môn Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là:
a) Dạy học trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động học tập tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh.
b) Tập trung vào các kiến thức và kó năng cơ bản,
giảm lí luận không thiết thực để có điều kiện tổ chức các
hoạt động thực hành và phát triển trí tuệ của HS.
c) Coi trọng đúng mức việc sử dụng đồ dùng trực
quan
( “ngôn ngữ hình ảnh”) và việc rèn luyện khả năng diễn
đạt bằng lời, bằng kí hiệu (ngôn ngữ nói, viết).
d) GV cần cố gắng: không làm thay, nói thay, nghó
thay học sinh; dạy học theo đặc điểm đối tượng; trân
trọng và khuyến khích mọi suy nghó HS; chuẩn bò tiềm
lực để đáp ứng sự phát triển của HS.
e) GV giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập.
2/ Gợi ý về phương pháp dạy học:
- Dưới sự tổ chức, HD của GV, học sinh hoạt động tự

phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài để tự chiếm
lónh kiến thức mới và cần thiết, đồng thời thiết lập được
mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ.
- Vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng, phong
phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
- Hướng dẫn học sinh hoạt động:
19 Giáo viên: Đào Duy Thanh
+ GV xác đònh rõ kiến thức, kó năng cần hình thành.
+ Chuẩn bò ĐDDH ( đồ vật), mô hình, hình vẽ, kí
hiệu,…
+ Nêu ra các tình huống có vấn đề, HD giải quyết
vấn đề.
+ Tổ chức cho mỗi HS hoạt động thật sự bằng tay
trên các đồ vật, mô hình, quan sát hình ành kí hiệu,… để
HS tự phát hiện kiến thức, kó năng.
+ Hướng dẫn Hs mô tả thành lời các hoạt động và
kết quả ( kiến thức, kó năng) thu được.
+ Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kó năng đã thư
được thực hành, luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau
( các dạng bài tập khác nhau).
3/ Sử dụng SGK và SGV Toán 3:
SGK Toán 3 , mỗi bài học gồm phần bài học và phần
thực hành:
- Phần bài học nêu các tình huống (bằng hình ành)
đònh hướng cho HS hoạt động để tự phát hiện và chiếm
lónh kiến thức mới.
- Phần thực hành là các bài tập củng cố được xắp
xếp từ dễ đến kho.ù
+ Các tiết học trên lớp, căn cứ vào trình độ HS, GV
cho HS làm thực hành các bài tập từ dễ đến khó, không

bắt buộc HS phải làm hết các bài tập. ( xem HD Toán 3
SGV).
20 Giáo viên: Đào Duy Thanh
+ GV cần khai thác triệt để nội dung SGK, sử dụng
đồ dùng dạy học toán để HDHS thực hiện các hoạt động
học tập.
+ SGV Toán 3 là tài liệu HDGV lập kế hoạch dạy
học từng bài. Đây chỉ là tài liệu tham khảo cần thiết, GV
có thể nghiên cứu SGK và căn cứ vào tình hình cụ thể
của lớp để lập kế hoạch bài dạy cho tối ưu.
4/ Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học
sinh:
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục tiêu:
+ Giáo dục toàn diện thể hiện ở đánh giá đầy đủ
những kiến thức, kó năng cơ bản của Toán 3 theo tiêu
chuẩn đã quy đònh.
+ Khuyến khích HS học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo, theo năng lực cá nhân; tránh gây căng thẳng, làm
mất tính tự tin của học sinh.
- Nội dung đánh giá:
+ Nội dung đánh giá bao gồm chuẩn kiến thức Toán
3 về kiến thức, kó năng cơ bản của số học, đại lượng,
hình học, giải toán.
+ Nội dung đánh giá về mức độ: Nhận biết, hiểu,
thực hiện được, vận dụng về kiến thức, kó năng của Toán
3.
+ Số lượng các câu hỏi, bài tập của từng mức độ nội
dung, thời lượng được cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp
21 Giáo viên: Đào Duy Thanh
với trình độ chuẩn của Toán 3 và trình độ chung của học

sinh từng trường, tuyệt đối không được vượt chuẩn.
+ Các câu hỏi, bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó,
d8u3 loại bài đại diện cho các kiến thức và kó năng cơ
bản nhất.
- Hình thức đánh giá: vấn đáp, tự đánh giá của học
sinh, kiểm tra viết.
- Kế hoạch đánh giá: Thường xuyên và đònh kì
+ Kiểm tra thường xuyên diễn ra ở các tiết học.
+ Kiểm tra giữa học kì
+ Kiểm tra cuối các học kì
+ Tất cả học sinh theo học đều được kiểm tra, đánh
giá, xếp loại. Trường hợp HS vắng mặt trong ngày kiểm
tra, giáo viên báo cáo với hiệu trưởng và ra đề khác
tương tự cho HS làm. Những học sinh chưa đạt yêu cầu
cần được GV kèm cặp và tổ chức kiểm tra lại lần 2 sau 1
tuần.
+ Các bài kiểm tra đònh kì được thông báo đến phụ
huynh học sinh và được lưu giữ tại trường cho cả bậc tiểu
học.
II.4. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 4:
Đònh hướng chung của PPDH Toán 4 là dạy học trên
cơ sở tổ chức và HD các hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS. Cụ thể là GV phải tổ chức, hướng
dẫn cho HS hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức
22 Giáo viên: Đào Duy Thanh
và đúng lúc của SGK Toán 4 và của các đồ dùng dạy
học và học toán, để từng HS (hoặc từng nhóm HS) tự
phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm
lónh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội
dung đó theo năng lực của học sinh.

Toán 4 kế thừa và phát huy các PPDH toán đã sử
dụng trong giai đoạn các 1, 2, 3 đồng thời tăng cường sử
dụng các PPDH giúp HS tự nêu các nhận xét, các quy
tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn (so với lớp 3).
Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa trong học tập môn Toán ở đầu giai đoạn
các lớp 4 và 5, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và
tập suy luận của HS theo mục tiêu của môn Toán 4.
Dưới đây là giới thiệu chung về sự vận dụng các đònh
hướng nêu trên trong dạy học các dạng bài cụ thể của
SGK Toán 4:
1/ Phương pháp dạy học bài mới:
a) Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn
đề của bài học:
Giáo viên HDHS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi
giúp HS sử dụng kinh nghiệm của bản thân (hoặc kinh
nghiệm của các bạn trong một nhóm nhỏ) để tìm mối
quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết ( đã
được học ở các lớp 1, 2, 3 hoặc đã tích lũy được trong đời
sống…) từ đó tự tìm ra cách giải quyết vấn đề.
23 Giáo viên: Đào Duy Thanh
b) Tạo điều kiện cho HS củng cố và tập vận dụng
kiến thức mới ngay sau khi học bài mới để Hs bước đầu
chiếm lónh kiến thức mới.
Trong SGK Toán 4, sau phần bài học thường có 3 bài
tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học
thông qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức
mới học để giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong
đời sống.
- Hai bài tập đầu thường là bài tập thực hành trực

tiếp kiến thức mới học. GV nên tổ chức, HD cho HS làm
bài rồi chữa ngay tại lớp. Nếu bài tập có nhiều bài tập
nhỏ, GV có thể cho HS làm một số bài tập nhỏ đó rồi
chữa ngay tại lớp. Khi chữa bài, GV nên nêu câu hỏi để
khi trả lời, HS phải nhắc lại kiến thức mới học nhằm
củng cố, ghi nhớ kiến thức đó.
- Bài tập thứ ba thường là bài tập thực hành gián tiếp
kiến thức mới học, HS phải tự phát hiện vấn đề rồi tự
giải quyết vấn đề bài tập.
Quá trình tự tự phát hiện ,tự giải quyết vấn đề của
bài học và củng cố, vận dụng kiến thức mới học sẽ góp
phần giúp HS tự chiếm lónh được kiến thức mới.
2/ Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện
tập chung, ôn tập, thực hành:
Giáo viên có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập,
thực hành như sau:
24 Giáo viên: Đào Duy Thanh
a) Giúp HS nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số
kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và
phong phú.
Nếu HS tự đọc đề bài và tự nhận ra được dạng bài
tương tự hoặc các kiến thức đã học trong các quan hệ cụ
thể của nội dung bài tập thì tự HS sẽ biết cách tự làm
bài. Nếu HS nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự
hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì giáo viên nên
giúp HS bằng cách HD, gợi ý để HS tự nhớ lại kiến thức,
cách làm
( hoặc để HS khác giúp bạn nhớ lại), không nên vội làm
thay HS.
Trong SGK Toán 4, có một số bài tập giới thiệu kiến

thức mới cho HS. Chẳng hạn, các bài tập về lập (hoặc sử
dụng) công thức tính chu vi, diện tích một số hính đã học,
các bài tập giới thiệu về tính chất phép cộng, phép nhân
phân số,… Khi HDHS giải các bài tập này, GV nên
khuyến khích HS nêu các kiến thức đã học và có liên
quan trực tiếp đến kiến thức mới trong bài tập, sao cho
HS nhận ra rằng, kiến thức mới chỉ là sự thể hiện khác
của kiến thức đã học hoặc kiến thức mới và kiến thức đã
học tương tự với nhau.
b) Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả
năng của từng học sinh:
25 Giáo viên: Đào Duy Thanh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×