Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong bài không sử dụng thí nghiệm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.12 KB, 4 trang )

Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong bài
không sử dụng thí nghiệm

Khi dạy những bài này giáo viên cần hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh biết phân tích, so
sánh, đối chiếu để nêu bật được mối liên hệ bản chất của các kiến thức để dẫn đến tình
huống có vấn đề mà việc giải quyết vấn đề sẽ hình thành những kiến thức mới.
Ví dụ 1 :Khi dạy phần tính chất và ứng dụng của muối amoni trong bài « Amoniac và
muối amoni » – chương trình lớp 11NC , giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề liên
quan đến thực tế và dạy học sinh quy trình giải quyết vấn đề : Tại sao trên thực tế người
ta dùng muối amoniclorua để tẩy sạch bề mặt của kim loại trước khi hàn ?
+ Bước 1 : Nêu vấn đề
Giáo viên đặt vấn đề : Tại sao trên thực tế người ta dùng muối amoniclorua để tẩy sạch
bề mặt của kim loại trước khi hàn ?
+ Bước 2 : Xác định phương hướng giải quyết
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi :
* Tại sao phải tẩy sạch bề mặt kim loại trước khi hàn
* Khi ở nhiệt độ cao muối NH
4
Cl bị phân hủy thành các chất gì ?
* Các chất thu được phản ứng như thế nào với oxit kim loại
+ Bước 3 : Lập kế hoạch giải quyết vấn đề :
Học sinh giải quyết vấn đề dựa trên những gợi ý trên :
* Vì bề mặt kim loại luôn luôn có một lớp gỉ là các oxit, các muối bazo của kim loại bởi
nó bị oxi hóa khi để trong không khí. Khi hàn kim loại ta phải loại bỏ lớp gỉ này để cho
mối hàn chắc hơn.
* Khi ở nhiệt độ cao muối NH
4
Cl bị phân hủy thành NH
3
và HCl
* HCl tác dụng được với các oxit và các muối của kim loại, NH


3
có tính khử mạnh có thể
khử được oxit kim loại thành kim loại.
+ Bước 4 : Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải :
Việc thực hiện kế hoạch giải dựa trên tính chất hóa học của muối NH
4
Cl, HCl và NH
3

đúng đắn , hợp logic.
+ Bước 5 : Mở rộng hướng phát triển vấn đề
Trên thực tế người ta còn có những cách nào để tẩy gỉ trên bề mặt kim loại nữa, các em
hãy tham khảo tài liệu và giải thích các cách làm đó.
Ví dụ 2 :
Khi giảng dạy chương Oxi đưa ra tình huống có vấn đề như sau:
H
2
SO
4
làm khô rất nhiều chất, vậy có thể dùng H
2
SO
4
làm khô khí H
2
S được không?
Quy trình hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề
Bước 1: Nêu vấn đề:
GV : H
2

SO
4
làm khô rất nhiều chất, vậy có thể dùng H
2
SO
4
làm khô khí H
2
S được
không?
Bước 2: Xác định phương hướng, nêu giả thuyết
GV gợi ý học sinh giải quyết vấn đề :
- Nguyên tắc làm khô khí là gì?
- H
2
S có tính chất hóa học đặc trưng là gì?
- H
2
SO
4
có tính chất hóa học đặc trưng là gì?
- H
2
SO
4
đặc có đủ điều kiện để làm khô khí H
2
S được không?
Bước 3: Lập kế hoạch và giải theo giả thuyết
- Nguyên tắc làm khô : chất làm khô phải có tính háo nước và không tác dụng với chất

cần làm khô
- H
2
S có tính khử và axit yếu
- H
2
SO
4
có tính oxi hóa và tính axit mạnh
Do đó không thể dùng H
2
SO
4
đặc để làm khô khí H
2
S
Bước 4: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải
Việc thực hiện kế hoạch dựa trên cơ sở tính chất hóa học của các chất là hoàn toàn phù
hợp
Bước 5: Kết luận, chỉnh lý, bổ sung
- H
2
S có tính khử nên không thể dùng H
2
SO
4
để làm khô
- Muốn làm khô H
2
S ẩm ta dùng các chất khan như: CaCl

2

Bước 6: Mở rộng và hướng phát triển vấn đề
Dùng H
2
SO
4
đặc có thể làm khô được những khí nào : H
2
, CO
2
, CH
4
, O
2
, CO.
Võ Ngọc Bình

×