Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lãnh đạo, quản lý và làm chủ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.79 KB, 4 trang )

Lãnh đạo, quản lý và làm chủ
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đòi hỏi “phải xây dựng hệ thống
các qui chế về sự lãnh đạo của Đảng ở các ngành các cấp. Đảng
hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, không làm
thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.
Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội X nhắc lại điều 4 của Hiến
pháp 1992, Đảng “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và
pháp luật”.
Nhắc lại, vì đó là một đòi hỏi của bước phát triển mới về dân trí
và nhu cầu đẩy tới tiến trình dân chủ hóa xã hội trong bối cảnh
mới của sự nghiệp phát triển đất nước.
Đại hội VII từng đặt vấn đề: “Làm sao bảo đảm đầy đủ dân chủ
trong điều kiện một Đảng lãnh đạo. Vấn đề này đúng là phải
được suy nghĩ một cách nghiêm túc với đầy đủ trách nhiệm
trước nhân dân”. Gần 20 năm trôi qua, vấn đề đặt ra vẫn chưa có
lời giải thỏa đáng, trong đó có một vấn đề cần phải được nghiên
cứu nghiêm túc: ba thực thể quyền lực có sự ước chế lẫn nhau
trong mối quan hệ ràng buộc cần phải có mối tương tác hợp lý:
lãnh đạo, quản lý và làm chủ. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân làm chủ”, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn của
đất nước, là cơ chế vận hành quyền lực ở nước ta hiện nay. Nội
dung các khái niệm lãnh đạo, làm chủ và quản lý cần phải thật
tường minh để thể hiện được bản chất của chế độ mà “quyền
hành và lực lượng đều nơi dân”.
Đường lối, chiến lược và hệ thống tổ chức của Đảng tạo ra sự
ước chế quyền lực của Đảng lên quyền lực của Nhà nước. Luật
pháp và các thiết chế được tạo ra, là sự ước chế quyền lực nhà
nước lên quyền lực nhân dân. Quyền dân chủ trực tiếp và dân
chủ đại diện của nhân dân được thực hiện thông qua bầu cử
cùng với sức mạnh của công luận qua mạng lưới truyền thông


đại chúng, là sự ước chế quyền lực của nhân dân lên quyền lực
nhà nước.
Còn lại, sự ước chế quyền lực của nhân dân lên quyền lực của
Đảng chưa được thể chế hóa. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng là
do các đảng viên trực tiếp bầu ra. Hỏi ý kiến nhân dân cũng chỉ
là một khâu gián tiếp. Nhân dân vẫn còn đứng ngoài qui trình
bầu cử, bổ nhiệm, giám sát, kiểm tra và bãi miễn các cơ quan
cũng như những cán bộ của Đảng, trong khi quyền lực của tổ
chức và cá nhân đảng viên lại có tác động trực tiếp cuộc sống
hằng ngày của nhân dân. Vì thế, Đại hội X đã đặt vấn đề “nhân
dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch
định và thi hành các chủ trương chính sách của Đảng”. Tạo ra
một cơ chế để thực hiện quyền và trách nhiệm đó phải chăng
nên là một vấn đề cần đặt ra trong kỳ họp Quốc hội khóa XII sắp
tới.
Rõ ràng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về nội dung cũng như về
phương thức đang là một đòi hỏi của cuộc sống, mà vấn đề nói
trên là một nội dung quan trọng.
TƯƠNG LAI

×