Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.29 KB, 4 trang )

Ngân sách gia đình nên quản lý như thế nào?
Với gia đình sung túc tiền bạc, vợ chồng thường ít quan tâm đến việc ghi
chép chi tiêu. Nhưng nếu bạn chỉ có một mức thu nhập vừa phải thì việc
quản lý những khoản thu của cả gia đình để chi dùng hàng ngày và tích
luỹ mua sắm là cả một vấn đề lớn.
Chuyên đề dưới đây chúng tôi tham khảo ý kiến của khá nhiều gia đình
về vấn đề quản lý “ngân sách” trong gia đình như thế nào?
Anh Nguyễn Thế Hùng, nhà báo và chị Mai Lan làm việc ở Bộ Tài
Chính có cách quản lý ngân sách khá thông thoáng: Ai quản lý tiền
lương, thu nhập của người nấy, nhưng nếu là chi tiêu chung khoản tiền
lớn như mua sắm tivi, tủ lạnh thì anh chồng phải bỏ tiền ra.
Lý giải điều này chị Mai Lan giải thích: Anh ấy quan hệ rộng, có rất
nhiều khoản phải chi, nếu mình cứ bắt anh ấy phải kê ra mọi thứ chi và
đóng góp một cách đầy đủ cho gia đình có lẽ cũng không phải là cách
hay. Nhưng anh ấy là người rất có trách nhiệm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền ở Thông tấn xã VN thì có cách quản lý
ngân sách lại khá chặt chẽ: Mỗi tháng dù thu nhập của anh chồng là bao
nhiêu thì vẫn phải đóng góp về nhà 2 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra,
anh còn phải đóng các loại tiền học cho con, điện, nước.
Cách khoán gọn như gia đình chị Huyền xem ra được khá nhiều gia đình
áp dụng. Cách này có một cái lợi là không cần phải giám sát thu nhập
của chồng mà cứ khoán thẳng ra đấy, dù có nhậu nhẹt, chơi bời gì thì
anh chồng vẫn phải có trách nhiệm kiếm tiền về chu cấp cho gia đình.
Chị Kim Ngọc, công tác tại Đài Tiếng nói VN trong suốt mười năm
chung sống với chồng thì ngày đầu tiên khi hôn lễ tổ chức xong, cả hai
đã cùng thỏa thuận một điều kiện: Toàn bộ thu chi của hai vợ chồng đều
được cho vào một cái hộp để trong tủ. Nếu ai cần lấy ra thì chị sẽ là
người lấy ra chi và ghi vào sổ. Thế là cứ ít bữa lại thấy anh chồng móc
ví ra rồi nói với chị: Hôm nay em đưa cho anh hai trăm vì có thể anh còn
phải tiếp khách.
Anh Hùng, chồng chị Ngọc cho biết: Đầu tiên tôi rất khó chịu vì thỏa


thuận này nhưng sau dần thì quen và đến bây giờ có thể nói là rất hữu
hiệu. Nhờ cách này mà sau 10 năm chung sống, anh chị đã để dành được
nhiều khoản tiết kiệm lớn để mua sắm đồ đạc trong gia đình, sắp tới còn
chuẩn bị mua thêm một chiếc ôtô.
Có những gia đình thì có cách quản lý ngân sách kiểu đặc biệt hơn, đó là
ai giữ tiền người nấy và không ai cần phải biết là mỗi tháng phải đóng
góp bao nhiêu cho gia đình. Gia đình chị Thu Hạnh (công tác tại Bộ
Thương Mại) có kinh tế rất vững vàng và để cả hai người đều thấy thoải
mái nhất thì cứ ai giữ tiền người nấy.
Khi hỏi: Vậy thì mua sắm các vật dụng trong gia đình thì ai chi? Cả hai
đều trả lời: Nếu áng chừng khoảng 10 triệu đồng thì cả 2 cùng rút ví và
đếm. Đủ mười triệu thì hai vợ chồng lên đường đi mua. Có lẽ đây cũng
là cách quản lý chi tiêu rất “tây”, mới có ở VN. Cách này thường xuất
hiện ở những cặp vợ chồng trẻ, có tiềm lực kinh tế và không muốn nhọc
công lập sổ sách giấy tờ ghi chép cho mệt óc.
Cuộc sống ngày càng đa dạng, thu nhập của mỗi gia đình cũng rất khác
nhau, sẽ có những gia đình chẳng cần quan tâm đến việc chi tiêu như thế
nào (vì họ đã có quá nhiều tiền), nhưng đa số các gia đình hiện nay vẫn
đều phải căn cơ tính toán.
Dù là tiền của ai và quản lý thế nào thì bạn cũng cần lưu ý đến lúc có thể
“sa cơ lỡ bước” rơi vào cảnh trắng tay để luôn luôn định ra mức chi tiêu
hợp lý, không nên quá hoang phí, đồng thời rèn cho mình tính cách biết
quý trọng đồng tiền là công sức của mình bỏ ra.
Theo Dân Trí

×