Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Sinh lí sinh sản gia súc cái pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.46 KB, 49 trang )

Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

PHẦN A. MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng
gần 80% trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, để phát triển một nền kinh tế
theo phương châm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nhằm tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của
nhà nước trong những năm gần đây.
Chăn nuôi là một ngành mũi nhọn của nền nông nghiệp nước ta, nó
đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế, đáp ứng các nhu
cầu cần thiết về thực phẩm cho con người. Cùng với sự phát triển của đất
nước, mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực
phẩm từ các sản phẩm động vật ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn
hàng ngày.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi trong những năm vừa qua,
chúng ta cũng đối diện với khơng ít khó khăn, điển hình là các trận đại dịch
ở gia súc như dịch cúm H1N1 ở lợn, dịch lỡ mồm long móng ở trâu bị…
Trong chăn ni, để nâng cao năng suất, phẩm chất cũng như sức sản
xuất của gia súc, thì trên cơ sở thực tiễn của công tác chọn giống và tạo
giống mới thì địi hỏi chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về sinh lí sinh
sản của gia súc cái. Từ đó có thể điều khiển việc sinh sản của gia súc theo
mong muốn của con người bằng các kĩ thuật như thụ tinh nhân tạo hay cấy
truyền phôi cho gia súc cái.

1


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.


II. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu, nắm bắt được một số đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc
cái.
Hiểu biết một số phương pháp nâng cao năng suất sinh sản của gia
súc trong kĩ thuật thụ tinh nhân tạo.

2. Đối tượng nghiên cứu.
Các tư liệu, sách báo liên quan đến vấn đề sinh lý sinh sản của gia súc
cái và kĩ thuật thụ tinh nhân tạo đối với gia súc.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tìm kiếm, tiếp cận tài liệu, thu thập các dữ liệu, thông
tin liên quan.
- Phương pháp xử lý thơng tin.
- Phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Viết báo cáo.

2


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

PHẦN B. NỘI DUNG
I. Vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh dục
cái.

Hình 1. Cơ quan sinh dục cái của Bị.


1.Buồng trứng.
1.1.Vị trí, hình thái.
Buồng trứng của gia súc cái gồm 1 đôi nằm ở vùng dưới hông, trước
cửa vào xoang chậu, phía sau lõm hơng phải và dưới góc hàng xương cánh
chậu từ 3-5 cm.
Buồng trứng treo ở cạnh trước dây chằng rộng và cịn được treo bởi
các mạch quản ni dưỡng và còn bị giữ chặt lại ở đầu trước sừng tử cung
nhờ một dây thừng gồm nhiều sợi cơ trơn gọi là dây chằng buồng trứng hay
dây chằng tử cung-buồng trứng. Dây chằng này nằm ở trong dây chằng rộng
và cùng với nó làm thành một cái bao khơng kín giống như cạnh trước của
dây chằng rộng gập lại thành 2 lá.

Hình 2. Buồng trứng bị.

Hình 3. Buồng trứng lợn

3


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

Khi chưa phát triển thì bề mặt buồng trứng trơn nhẵn. Khi đến tuổi
thành thục về tính thì có nhiều tế bào trứng chín và đẩy lồi hẳn lên bề mặt
buồng trứng.
Đối với Bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần mút
sừng tử cung. Buồng trứng có hình bầu dục dài 1-2cm, rộng 1-1.5cm, cao
1.5cm, khối lượng 10-20g.

1.2. Cấu tạo.
Ngoài cùng là màng tổ chức liên kết sợi chắc giống như màng trắng

của tinh hồn.
Nhu mơ buồng trứng được chia làm 2 miền:

- Miền vỏ: Ở ngoài sát bề mặt của buồng trứng. Ở miền vỏ có nhiều
tế bào trứng phát triển ở những giai đoạn khác nhau. Từ nang trứng nguyên
thủy đến tế bào trứng sơ cấp, tế bào trứng thứ cấp và cuối cùng là các tế bào
trứng chín (nang Graff hay Degraff) đẩy lồi hẳn lên bề mặt buồng trứng.
Sau khi trứng rụng vào loa kèn và theo ống dẫn trứng về tử cung.
Phần cịn lại của nỗn bao khép miệng lại và những lớp tế bào còn lại trong
nang phân chia rất mạnh để biến thành thể vàng. Sự tồn tại của thể vàng tùy
thuộc vào các tế bào trứng đã rụng. Nếu trứng đã rụng được thụ tinh, thể
vàng sẽ phát triển và tiết hocmon Progesteron có tác dụng an thai. Nếu trứng
khơng được thụ tinh thì thể vàng thái hóa và tiêu biến và tiêu biến.

- Miền tủy: Rất giàu mạch quản và thần kinh.

Hình 4.Cấu tạo của trứng.
4


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

1.3. Chức năng.
Buồng trứng có hai chức năng quan trọng là: chức năng ngoại tiết và
chức năng nội tiết.
Chức năng ngoại tiết: Sản sinh ra các nang trứng.
Chức năng nội tiết : Tiết ra các hormone hướng sinh dục như Estrogen
và progesteron.

Estrogen (oestrogen hay estrus hormone): do bao noãn tiết ra

(nhau thai cũng tiết ra oestrogen), Oestrogen có tác dụng:
- Tạo ra hành vi và sinh lí của bị cái như thúc đẩy sự sinh trưởng và
phát triển của cơ quan sinh dục cái.
- Phát triển đặc điểm sinh dục thứ cấp.
- Cùng với các hocmon sinh dục khác điều khiển chu kì động dục, rụng
trứng và biểu hiện động dục ở con cái.
- Kích thích sự phát triển của hệ thống ống dẫn của tuyến vú.
- Thúc đẩy q trình đồng hóa và tích lũy chất dinh dưỡng.

Progesterone (pregnancy hormone): là loại hocmon được chế tiết
từ thể vàng, nhau thai và tuyến thượng thận. Progesterone được coi là hocmon
quan trọng thứ 2 của buồng trứng sau Estrogen. Nó phối hợp với Estrogen làm
giảm biểu hiện động dục trong chu kì động dục và kích thích sự phát triển các
nang tuyến ở vú. Giúp thành tử cung dày lên chuẩn bị điều kiện cho hợp tử làm
tổ trong tử cung, đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển của thai. Khi hàm lượng
Progesterone chiếm ưu thế thì bị cái khơng có chu kì động dục. Đó là lí do tại
sao bị cái mang thai khơng động dục. Trong thời gian mang thai, Progesterone
có những chức năng sau:
- Ngăn ngừa gia súc động dục lại.
- Hạn chế chức năng của oxytoxin.
- Điều chỉnh những thay đổi của màng nhầy tử cung, cần thiết cho
phát triển phôi.
- Tham gia vào việc tạo lập mô bầu vú.

5


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

2. Ống dẫn trứng.

2.1. Vị trí, hình thái.
Bắt đầu tiếp giáp với buồng trứng bằng một cấu tạo hình phễu gọi là
loa kèn, cịn đầu kia thông không giới hạn với sừng tử cung, dài 21-28 cm,
uốn khúc và nằm ở cạnh trên của dây chằng rộng (ở lợn dài 10-15 cm).

2.2. Cấu tạo.
- Ngoài cùng là màng tương mạc do dây chằng rộng làm thành.
- Lớp cơ trơn gồm 2 lớp: Vịng trong, dọc ngồi.
- Niêm mạc có nhiều nếp gấp chạy theo chiều dọc. Trong niêm mạc
khơng có tuyến, nhưng có nhiều lơng rung, trứng được di chuyển trong vòi
trứng là nhờ lớp cơ co rút và các lơng rung.

Hình 5. Ống dẫn trứng của bị.

2.3. Chức năng.
Ống dẫn trứng cung cấp mơi trường thuận lợi (dinh dưỡng, bảo vệ)
cho tinh trùng, noãn bào và giai đoạn đầu phát triển của phôi. Là nơi để
trứng gặp tinh trùng và là đường di chuyển của hợp tử xuống tử cung.

3. Tử cung.
3.1. Vị trí và hình thái.

6


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

- Tử cung hay còn gọi là dạ con, là nơi đảm bảo sự phát triển của thai
và đẩy thai ra ngoài khi đẻ. Nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên
bóng đái.

- Tử cung có hình dạng chữ V, gồm 1 thân, 2 sừng và cổ tử cung.
+ Sừng tử cung gồm có 2 cái bẻ quặt ra hai bên, phía trước thơng với
ống dẫn trứng, phía sau nối với thân tử cung. Dài 2-6 cm, được giữ bởi dây
chằng rộng, dây chằng bám vào mặt dưới nên làm cho sừng bị vặn cong lên,
tạo thành hình chữ V.
+ Thân tử cung có dạng hình trụ dẹp, lịng trong có một vách ngăn hụt
chia thân tử cung ra thành 2 phần, vách ngăn này cách cổ tử cung khoảng 56 cm.
+ Cổ tử cung là chỗ thon lại để ngăn cách giữa tử cung và âm đạo.
Niêm mạc cổ tử cung nhơ vào trong lịng âm đạo những nếp gấp giống như
cánh hoa cúc gọi là hoa nở, ở bị có 3 nếp gấp nên gọi là 3 hoa nở.

Hình 6. Hai sừng tử cung bị cái.

Hình 8. Thành tử cung.

Hình 7. Cổ tử cung bị cái.

Hình 9. Cấu trúc của cổ tử cung.
7


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

3.2. Cấu tạo.
- Ngoài cùng là màng tương mạc do dây chằng rộng hình thành.
- Lớp cơ gồm 2 lớp: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài, rất phát triển
cho sự phát triển của thai và đẩy ra ngoài khi đẻ. Giữa 2 lớp là hệ thống
mạch quản rất phong phú.
- Niêm mạc màu hồng nhạt, có nhiều nếp gấp chạy theo chiều dọc, có
tuyến tiết chất nhờn. Lớp niêm mạc ở cổ tử cung nhơ vào trong lịng âm đạo

để ngăn cách giữa tử cung và âm đạo.

3.3. Mạch quản và thần kinh.
- Động mạch: Đến từ động mạch tử cung- noãn bào, xuất phát từ
động mạch chủ sau, động mạch này chia 3 nhánh: buồng trứng, vỏ trứng và
tử cung.
- Thần kinh: Đến từ đám rối treo tràng sau và đám rối hạ vị.

4. Âm đạo.
4.1. Vị trí và hình thái.
- Là ống đi từ cổ tử cung âm hộ. Đầu trước âm hộ dính vào cổ tử
cung. Đầu sau thơng ra tiền đình, có màng trinh (hymen) đậy lỗ âm đạo.

4.2. Cấu tạo: Về cấu tạo, âm đạo gồm 3 lớp:
- Lớp liên kết ở ngoài.
- Lớp cơ trơn với thớ dọc ở ngồi và thớ vịng ở trong. Các thớ cơ
liên tiếp với lớp cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc.

4.3. Mạch quản và thần kinh.
- Động mạch âm đạo tách ở hai nguồn:
+ Ở động mạch tử cung.
+ Ở động mạch trực tràng dưới.
- Tĩnh mạch rất nhiều, tụ họp thành những đám rối, ở phía trên chỗ
bám của cơ nâng hậu môn và liên hệ với các tĩnh mạch lân cận, rồi qua tĩnh
mạch tử cung nông và tĩnh mạch tử cung sâu để đổ về tĩnh mạch hạ vị.

8



Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

- Bạch mạch: Ở phần trên đổ vào hạch tử cung, ở phần dưới đổ vào
hạch hạ vị.

5. Tuyến vú.
Tuyến vú có nguồn gốc ngoại bì, tất cả các động vật có vú, khơng kể
đực cái đều có tuyến vú. Song chỉ ở con cái cùng với sự sinh trưởng và phát
triển của cơ thể, dưới ảnh hưởng điều hào của các hormone sinh
Số đôi tuyến vú phụ thuộc vào số con sinh ra trong từng lứa ở mỗi
lồi.
Ngựa có hai vú hình nữa khối cầu nằm ở giữa bẹn.
Bị có bốn vú hai vú bên nằm ở sau bụng và trước bẹn, núm dài từ 6-8cm.
Lợn vú xếp thành hai hàng dọc hai bên bụng và ngực mỗi hàng có 6-8 vú.

5.1. Cấu tạo của tuyến vú:
Ngoài cùng là lớp da mịn mỏng và rất nhạy cảm vì có nhiều đầu mút
thần kinh đi đến. Trong là bao sợi và mô tuyến vú.
- Bao sợi giống như một cái túi dính sát da và phát nhiều vách ngăn
chia mô vú thành nhiều thùy.
- Mô tuyến nằm trong các thùy, gồm nhiều chùm tuyến độc lập tiết
sữa theo ống tiết đổ vào xoang sữa (bể sữa) mỗi vú của Ngựa có hai xoang
sữa, Bị có một xoang. Từ xoang sữa có ống dẫn sữa đổ ra đầu núm vú bao
quanh các chùm tuyến là lưới mao mạch dày đặc cung cấp nguyên liệu để
sinh sữa, ngoài ra cịn có sợi xốp mơ mỡ nằm xen kẽ các thùy.

Hình 10: Sơ đồ vú bị bổ dọc.
9



Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

5.2. Sinh trưởng và phát dục của tuyến vú.
Sinh trưởng và phát triển tuyến vú theo giai đoạn và có liên quan tới
sự phát triển và trạng thái chức năng của nó trong hoạt động sinh sản. Sự
sinh trưởng và phát dục của tuyến vú có thể chia ra các giai đoạn sau:
Giai đoạn còn non: Tuyến vú chưa phân hóa và phát triển, đực cái
giống nhau về hình thể, chỉ khác ở cơ quan sinh dục ngoài.
Giai đoạn bắt đầu sinh trưởng phát dục tới khi thành thục về tính: mơ
liên kết, mơ mỡ phát triển chiếm ưu thế hơn mô tuyến, bầu vú tăng dần thể
tích.
Khi thành thục về tính: Hệ thống ống sữa bắt đầu phát triển mạnh, nói
chung bao tuyến vẫn chưa phát triển. Qua các chu kì động dục, bầu vú phát
triển to dần ra, thấy rõ ở giai đoạn động dục, sau động dục có xu thế nhỏ lại.
Khi có chửa: Hệ thống ống dẫn sữa tiếp tục phát triển nhanh, gia tăng
số lượng ống dẫn, bao tuyến bắt đầu hình thành và phát triển, mơ tuyến thay
dần mơ liên kết, mô mỡ và chiếm ưu thế. Hoạt động tiết sữa đã xuất hiện
vào cuối thời kì có chửa, sữa được hình thành gọi là sữa non. Sự phát triển
của tuyến vú sẽ hoàn tất khi kết thúc giai đoạn chửa. Ngay sau khi đẻ gia súc
bắt đầu tiết sửa để nuôi con.
Khi tiết sữa: Là giai đoạn tuyến vú phát triển hoàn thiện nhất và hoạt
động tiết sữa xảy ra mạnh mẽ nhất.
Giai đoạn cạn sữa: Sau một thời kì hoạt động tiết sữa nhất định, gia
súc bước vào giai đoạn cạn sữa, bao tuyến co nhỏ dần lại. Mô tuyến bị mô
liên kết và mô mỡ thay thế dần, lượng sữa giảm dần, thể tích bầu vú nhỏ lại,
mơ tuyến thối hóa và ngừng tiết sữa. Sau đó nếu con vật động dục trở lại,
rụng trứng thụ tinh và chửa thì các q trình lại lặp lại có tính chất chu kì
như trên.
Trong chăn ni, để rút ngắn thời gian cạn sữa của bò sữa, người ta
thường phối giống cho nó vào lần động dục thứ hai hoặc thứ ba sau khi đẻ.

Như vật thời gian cạn sữa chỉ xảy ra rất ngắn và tuyến vú bước ngay vài giai
đoạn phát triển khi có chửa.
10


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

II. Sinh lí sinh dục cái.
1. Buồng trứng.
2. Loa kèn.
3. Ống dẫn trứng.
4. Sừng tử cung.
5. Bên trong sừng tử cung.
6. Thân tử cung.
7. Cổ tử cung.
8. Âm đạo.
9. Vết màng trinh.
10. Lỗ niệu đạo.
11. Lỗ truyền bartholin.
12. Mép âm đạo.
13. Âm hạch.
14. Âm hộ.

Hình 11: Cơ quan sinh dục bị cái.

1. Sự hình thành và phát triển của trứng.
Tế bào trứng hay trứng hình thành trong buồng trứng, nó được phát
triển từ các tế bào sinh dục chưa thành thục gọi là noãn nguyên bào
(ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào
tương tự như tinh nguyên bào, trãi qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm

đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các tế bào sinh dục chưa chín đó chứa số lượng
lưỡng bội nhiễm sắc thể. Các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu
mô. Đến khi thành thục về tính dưới ảnh hưởng của trung khu sinh dục ở
vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố
RF, kích thích tuyến n tiết các hormone hướng sinh dục FSH, LH để điều
khiển phát triển nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động
dục đầu tiên, các nang trứng nguyên thủy thay phiên nhau phát triển để hình
thành trứng chín.

11


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

Từ noãn nguyên bào phát triển thành trứng có khả năng thụ tinh trải
qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn sinh sản: Noãn nguyên bào phân chia nguyên số liên tục
tạo thành nhiều noãn bào I mới vẫn giữ ngun số nhiểm sắc thể 2n. Bên
ngồi nó được bao với một tầng tế bào tạo thành các nang trứng sơ cấp
(trong bào thai và sau khi đẻ).

Hình 12: Cấu tạo buồng trứng và nang trứng.
Khi thành thục về tính các nỗn bào I tiếp tục phát triển tuần tự thành
trứng chín theo ba giai đoạn sau:
Giai đoạn sinh trưởng: Nỗn ngun bào I tích lũy chất dinh dưỡng
tăng lên về kích thước, khối lượng, bên ngồi nó được bao bọc bởi lớp vỏ
gồm nhiều tầng tế bào tạo thành nang trứng thứ cấp (nang trứng đặc).
Giai đoạn hình thành trứng chín: Nỗn ngun bào I qua hai lần
phân chia để thành nang trứng chín.
+ Lần phân bào I: Noãn nguyên bào I phân chia giảm số từ 2n nhiễm sắc

thể thành noãn nguyên bào II chứa n nhiểm sắc thể và cầu cực 1 kích thức bé hơn
nỗn ngun bào hai nhưng khơng có tác dụng sinh dục cũng chứa n nhiễm sắc
thể.
+ Lần phân bào II: Nỗn bào II vừa mới hình thành lại phân chia cho
ra nỗn bào lớn để thành tế bào trứng chín và một cầu cực thứ hai, tế bào
trứng chín chứa đơn bội nhiễm sắc thể. Các thể cực nhỏ tiêu biến. Nỗn bào
cấp II truyền tồn bộ nỗn hồng cho tế bào trứng. Điểm khác với sự phân
chia tinh trùng chính là từ tinh bào cấp II cho ra 4 tinh trùng có nguyên sinh

12


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

chất tương đương. Còn đối với sự phân chia trứng thí có sự phân chia khơng
đồng đều ngun sinh chất, đảm bảo cho trứng chín có đủ lượng ngun sinh
chất và nỗn hồng dự trữ cho hợp tử sau này.

Hình 13. Các giai đoạn phát triển của nang trứng.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
trứng.
- Nhân tố hormone: Khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự
bước vào giai đoạn phát triển để thành trứng chín theo chu kì.
Dưới tác động của FSH thơng qua tương tác hormone-gen, quá trình
sinh tổng hợp protein được xúc tiến mạnh mẽ, nang trứng khơng ngừng gia
tăng về kích thước. Lớp tế bào hạt phát triển thành nhiều lớp, bọc lấy tế bào
trứng ở phía trong, kế đó là màng cơ bản, phía ngồi là lớp tế bào vỏ, len lỏi
vào lớp tế bào vỏ là hệ thống mạch máu.
Đặc biệt cấu trúc tiếp nhận FSH ở lớp tế bào hạt (Granulosa) được

hình thành. FSH gia tăng hiệu ứng kích thích làm cho nang trứng phát triển

13


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

mạnh mẽ. Mặt khác tại đây, FSH cịn kích thích tế bào hạt tiết Estrogen là
hormone sinh dục cái điển hình.
Người ta cho rằng estrogen được sinh ra cùng sự tương tác của FSH
đến lớp tế bào hạt, kích thích nó tiết dịch, chất dịch tạo ra gọi là dịch nang
trứng. Dịch nang trứng sinh ra, ép lớp tế bào hạt lại để tạo ra thể hang (thể
hang chứa dịch nang trứng). Áp lực của dịch nang trứng là điều kiện để phá
vỡ vỏ nang trứng sau này (khi rụng trứng).
- Nhân tố ngoại cảnh:
Thức ăn (mức dinh dưỡng): Là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới phát
triển của buồng trứng và các bộ phận của đường sinh dục cái nói chung.
Có sự ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của tế bào sinh dục nhiều
hơn tế bào cơ, xương, mỡ. Nhưng sự ưu tiên đó phải nằm trong sự tương
quan chung về dinh dưỡng có trong cơ thể.
- Giống: Các giống khác nhau, chất lượng của quá trình phát triển
nang trứng cũng khác nhau.
Ngồi ra các yếu tố như khí hậu, chế độ chăm sóc…cũng có ảnh
hưởng tới sự hình thành và phát triển của trứng.

3. Sự thành thục về tính của con cái.
Con cái được coi là thành thục về trứng khi buồng trứng bắt đầu sản
sinh ra nang trứng chín và trứng có khả năng thụ tinh. Đồng thời hormone
sinh dục cái được sinh ra làm phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục xuất
hiện các đặc tính sinh dục phụ và con cái có phản xạ về tính.

Đối với Bị cái thành thục là lúc trứng đã phát triển chín và rụng hình
thành thể vàng.
Sự thành thục về tính đến sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc điểm của
giống, tính cá thể, điều kiện ngoại cảnh và nhất là chế độ ni dưỡng và
chăm sóc của con người.
Ngựa thành thục về tính ở 18-24 tháng tuổi. Bị cái lúc 10-12 tháng
tuổi đã có trứng chín và rụng. Sự thành thục về tính thường đến sớm hơn khi

14


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

con cái thành thục về tầm vóc. Do vậy, nếu cho con cái sinh sản quá sớm sẽ
ảnh hưởng đến bản thân gia súc và đàn con.
Bò cái tuổi phối giống lần đầu tốt nhất là 18-20 tháng tuổi khi cơ thể
có khối lượng bằng 70% khối lượng cơ thể Bò trưởng thành.
Ngựa mặc dù thành thục về tính lúc 18-24 tháng tuổi nhưng chỉ phối
giống đạt 3 tuổi trở lên khi cơ thể đã thành thục.
Lợn cho phối tốt nhất khi lớn hơn 12 tháng tuổi.

4. Chu kì động dục.
4.1. Khái niệm.
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất
định, cơ quan sinh dục có những biến đổi đặc biệt kèm theo đó là sự rụng
trứng và động dục. Hiên tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kì gọi là
chu kì động dục hay chu kì tính.

4.2. Các giai đoạn của chu kì động dục.


Người ta chia chu kì động dục của gia súc làm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn trước động dục:
Đây là giai đoạn diễn ra ngay trước khi động dục. Trong giai đoạn
này trên buồng trứng một noãn bao lớn băt đầu lớn nhanh (sau khi thể vàng
của chu kì trước bị thối hóa). Giai đoạn này nang trứng phát triển nhanh,
dẫn tới sự cảm thụ sinh dục. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, cơ quan sinh
dục có nhiều biến đổi như: Tế bào vách ống dẫn trong phát triển có nhiều
15


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

nhang mao để chuẩn bị đón trứng rụng. Màng nhầy tử cung âm đạo tăng
sinh, được cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu sung huyết.
Biểu hiện về hành vi sinh dục cịn ít và khác nhau tùy lồi, ví dụ ở bị cái có
những biểu hiện tìm gợi những con khác hoặc nhảy lên những con khác, âm
hộ chảy dịch nhầy, ướt và sung huyết. Nói chung, giai đoạn này là giai đoạn
chuẩn bị môi trường ở đường sinh dục cái để đón trứng rụng và tinh trùng từ
ngồi vào.
 Giai đoạn động dục:
Gồm 3 thời kì liên tiếp: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực.
Đây là thời kì xuất hiện cảm thụ sinh dục ở con cái do lượng Estrogen
tiết ra đạt cực đại, biểu hiện điển hình bằng phản xạ đứng yên khi tiếp xúc
với con đực hoặc người dẫn tinh. Cuối giai đoạn này trứng rụng, những thay
đổi của đường sinh dục cái ở giai đoạn trước càng thêm sâu sắc hơn để
chuẩn bị tích cực cho việc đón trứng. Những biểu hiện về hành vi sinh dục
là: Đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, thần kinh nhạy cảm, bồn chồn,
thích nhảy lên lưng con khác, ăn ít hoặc bỏ ăn, úm đực một cách vội vã, âm
hộ ướt và đỏ, dịch nhầy tiết nhiều. Càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ
đỏ tím, dịch tiết ra nhiều keo đặc lại, mắt đờ đẫn.

Thời gian chịu đực dao động trong khoảng 6 - 30 giờ. Ở bị tơ, trung
bình 12 giờ, bị cái sinh sản 18 giờ. Thời gian chịu đực cũng có biến động
giữa các cá thể. Bị cái trong điều kiện khí hậu nóng, có thời gian chịu đực
ngắn hơn (10-12 giờ) so với bị cái sứ lạnh trung bình 18 giờ.
Chú ý rằng bò cái trong các giai đoạn khác của chu kì động dục sẽ
nhảy lên những bị cái chịu đực nhưng khơng cho con khác nhảy lên nó. Do
đó đứng yên cho con khác nhảy lên là biểu hiện tập tính đặc thù mạnh mẽ
nhất của chịu đực ở bị cái.
Giai đoạn sau động dục:
Là giai đoạn phát triển sớm của thể vàng, bắt đầu sau khi kết thúc
động dục và kéo dài một vài ngày. Thời kì này ở buồng trứng đã xuất hiện
thể vàng tiết Progesteron để ức chế động dục. Sự tăng sinh và tiết dịch của
16


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

tử cung ngựng lại, biểu mô nhày tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu
mơ âm đạo hóa sừng thải ra ngồi. Biểu hiện về hành vi sinh dục là không
muốn gần con đực, không cho con khác nhảy. Con vật dần ở trạng thái bình
thường.
 Giai đoạn yên tĩnh:
Là giai đoạn thể vàng hoạt động, thường khởi đầu vào ngày thứ tư
sau khi rụng trứng và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Cơ quan sinh dục
không biểu hiện rõ những hoạt động chức năng. Những biểu hiện về hành vi
sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để hồi phục lại cấu
tạo, chức năng cũng như năng lượng hoạt động của chu kì tiếp theo.
Chu kì động dục, thời gian động dục cũng như những biểu hiện về
hành vi sinh dục ở các lồi có sự khác nhau rõ rệt.
Bị: Thời gian của chu kì động dục là 21 ngày (dao động từ 8 - 24

ngày). Thời gian của chu kì ổn định đối với cá thể hơn là quần thể. Thời
gian động dục là 18 giờ (Bò Bostautus) và đối với giống bò thịt nhiệt đới
Brahman (Bos indicus) là 2 - 14 giờ. Kết quả nghiên cứu trên bị vàng Việt
Nam của bộ mơn sinh lý trường DHNN 2 là 15 giờ.
Bò là gia súc duy nhất rụng trứng sau khi kết thúc động dục 12 -14
giờ. Thời điểm dẫn tinh thích hợp từ 9 - 24 giờ kể từ khi xuất hiện động dục.
PGF2α bắt đầu tiết vào ngày thứ 18 của chu kì động dục, thể vàng tiêu hủy
hoàn toàn vào ngày ngày thứ 20.
Lợn: Thời gian của chu kì động dục là 21 ngày, thời gian động dục là
48 - 72 giờ, biểu hiện điển hình khi động dục là âm hộ sưng tấy, đỏ mọng và
mở rộng, kêu la, kém ăn, hoạt động nhiều. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ
sau khi xuất hiên động dục. Thời điểm phối tinh thích hợp là 24 – 36 giờ kể
từ khi xuất hiện động dục. Số trứng rụng 16 -17 tế bào.
Ở lợn Móng Cái, kết quả nghiên cứu của bộ mơn sinh lí gia súc,
trường DHNN 2 cho biết: Thời gian động dục là 70.6

0.5 giờ, kích thước

âm hộ tăng 131 % ở những ngày động dục, thời điểm rụng trứng 35 giờ kể

17


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

từ khi xuất hiện động dục, thời điểm phối tinh thích hợp 25-30 giờ kể từ khi
xuất hiện động dục.
Dê: Chu kì 21 ngày (19 – 22 ngày), thời gian động dục 30 – 36 giờ,
thời điểm rụng trứng 33 giờ kể từ khi xuất hiện động dục. Biểu hiện động
dục điển hình là kêu la, cong đuôi kiên nhẫn khi bị xô đẩy, lồng lộn tìm đực.

Nói chung dê động dục rất dễ phát hiện.

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến kì chu kì động dục.
 Chế độ chiếu sáng:
Ánh sáng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới chu kì động dục.
Nghiên cứu trên lợn của Norwegian cho biết 93.5 % lợn nái có buồng trứng
trở lai hoạt động thải trứng sau khi cái sữa 10 ngày từ tháng 2 đến tháng 6 và
66.7 % vào tháng 7 đến tháng 12.
 Nhiệt độ:
Nói chung nhiệt độ ít ảnh hưởng đến chu kì nhưng nó lại ảnh hưởng
đến tỷ lệ chết phơi (nhiệt độ cao).
 Dinh dưỡng:
Có 2 thời kì mà ảnh hưởng của dinh dưỡng tới chu kì động dục rõ
nhất là khi bắt đầu thành thục về tính và thời kì sau khi đẻ tới khi động dục
trở lại. Người ta thường tác động mức dinh dưỡng cao trong thời kì này để
gia tăng tỷ lệ rụng trứng.
 Pheromon:
Con cái khi động dục cũng mẫn cảm với mùi con đực. Người ta cho
rằng mùi đực giống tạo ra do sự tham gia của Adrogen và 5α – androsteron
vào thành phần nước tiểu của đực giống. Pheromon là một trong những yếu
tố kích thích q trình sinh tổng hợp và giải phóng hormone hướng sinh dục
của thùy trước tuyến yên.
 Tiếng kêu của con đực:
Cũng là nhân tố bên ngoài quan trọng trong việc gợi cảm sự thèm
muốn sinh dục của con cái.
 Quan hệ thể xác giữa đực và cái:
18


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.


Là yếu tố kích thích mạnh làm xuất hiện phản xạ đứng yên (mê ì)
khêu gợi sự thèm muốn sinh dục.
 Thái độ và hành vi:
Đối xử của con đực và con cái bao gồm cả màu sắc, hình ảnh của con
đực khi nó tiếp xúc với con cái. Yếu tố này ở gà, lợn, bò ảnh hưởng khá sâu
sắc.
Trong công tác chăn nuôi gia súc sinh sản, muốn đạt tỉ lệ thụ thai cao
thì phải xác định được thời gian phối tinh thích hợp. Điều quan trọng trong
thực tế là dựa trên căn cứ nào để bằng mắt thường (kiểm tra động dục) xác
định được thời gian phối tinh thích hợp. Đó chính là những biểu hiện bên
ngồi của động dục, ví dụ như biến đổi màu sắc, kích thước, chất tiết ra ở
âm hộ… Nhưng quan trọng nhất vẫn là xác định được phản xạ đứng yên.
Người ta thường dùng đực giống để kiểm tra. Ngày nay, đo điện trở âm đạo
để xác định thời điểm rụng trứng đang được áp dụng rộng rãi. Cơ chế điều
hịa chu kì động dục là một vấn đề phức tạp với sự tham gia của hệ thống
điều hịa nội tiết sinh sản, đặc biệt nó có liên quan tới cơ chế tiêu hủy thể
vàng mà chìa khóa của q trình đó lại là PG F2α.

4.4. Điều hịa chu kì động dục.


Liên hệ thần kinh - nội tiết giữa vùng dưới đồi – tuyến yên –

buồng trứng:
Hoạt động sinh dục của gia súc cái được điều hòa sự phối hợp thần
kinh nội tiết trong trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Thông tin nội
tiết được bắt đầu bằng việc tiết GnRH (Gonadtrophin Releasing Hormone)
từ vùng dưới đồi (Hypothalamus). GnRH tác động làm chuyển đổi thông tin
thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết để kích thích thùy trước tuyến yên

tiết 2 loại hormone gonadotrophin là FSH ( Follicle Stimulating Hormone)
và LH ( Luteinizing Hormone). FSH và LH được tiết vào hệ tuần hoàn
chung và được đưa đến buồng trứng, kích thích buồng trứng phân tiết
estrogen, progesterone và inhibin. Các hormone buồng trứng này cũng có
ảnh hưởng lên việc tiết GnRH, FSH và LH thông qua cơ chế tác động
19


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

ngược. Pogesterone chủ yếu tác động lên vùng dưới đồi để ức chế tiết
GnRH, trong khi đó Estrogen tác động lên thùy trước tuyến yên để điều tiết
FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát (ức chế) việc tiết FSH.

Hình 14. Sự điều tiết chu kì động dục.
 Điều hịa hoạt động chu kì động dục:
Chu kì động dục ở gia súc cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp
nhau trong buồng trứng, tức là sự phát triển nỗn bao, rụng trứng, sự hình
thành và thối hóa của thể vàng, dẫn tới hiện tượng động dục. Các sự kiện
này được điều hòa bởi trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng thông qua
các hormone. Những biến đổi về nội tiết, sinh lí và hành vi liên quan đến
hiện tượng động dục được phác họa như sau:

Hình 15: Những biến đổi về nội tiết, sinh lí và hành vi liên quan đến
hiện tượng động dục ở bò cái (Jainudeen et al, 1993).
20


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.


Trước khi động dục xuất hiện (tiền động dục), dưới tác dụng của FSH
do tuyến yên tiết ra, một nhóm nỗn bao buồng trứng phát triển nhanh
chóng và sinh tiết estradiol với số lượng tăng dần. Estradiol kích thích huyết
mạch và tăng trưởng của tế bào đường sinh dục cái để chuẩn bị cho quá
trình giao phối và thụ tinh. FSH cùng với LH thúc đẩy sự phát triển của
noãn bao đến giai đoạn cuối.
Khi hàm lượng Estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra
hiện tượng động dục. Sau đó (hậu động dục) trứng sẽ rụng sau một đợt sóng
tăng tiết LH (LH surge) từ tuyến n. Sóng này hình thành do hàm lượng
Estradiol trong máu cao, kích thích vùng dưới đồi tăng tiết GnRH. Song LH
cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín,
làm tăng hoạt lực các enzyme phân giải protein để phá vỡ các mơ liên kết
trong vách nỗn bao, kích thích nỗn bao tổng hợp prostaglandin là chất có
vai trị quan trọng trong việc làm vỡ noãn bao và tạo thể vàng.
Sau khi trứng rụng, thể vàng được hình thành trên cơ sở các tế bào ở
đó được tổ chức lại và bắt đầu phân tiết progesterone. Hormone này ức chế
sự phân tiết gonadotrophin ( FSH và LH ) của tuyến yên thơng qua việc hiệu
ứng ức chế ngược, do đó mà ngăn cản động dục và rụng trứng cho đến
chừng nào mà thể vàng vẫn còn hoạt động (pha thể vàng của chu kì).
Tuy nhiên, trong pha thể vàng (luteal phase) các hormone FSH và LH
vẫn được tiết ở mức cơ sở dưới kích thích của GnRH và ức chế ngược của
các hormone steroid và inhibin từ các noãn bao đang phát triển. FSH ở mức
cơ sở (thấp) này kích thích sự phát triển của các nỗn bao buồng trứng và
kích thích chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần cho sự
phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesterone từ thể vàng trong
thời kì “ yên tĩnh ” của chu kì.
Thực ra trong mỗi chu kì động dục khơng phải chỉ có một nỗn bao
phát triển mà có nhiều nỗn bao phát triển theo từng đợt sóng với khoảng
cách đều nhau. Đối với bị thường có 2-3 đợt sóng/chu kì. Mỗi đợt sóng như
vậy được đặc trưng bởi 1 số nỗn bao có nang nhỏ cùng bắt đầu phát triển,

21


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

sau đó 1 nỗn bao được chọn thành noãn bao trội, noãn bao trội này sẽ ức
chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển cịn lại trong
nhóm đó. Sự ức chế của nỗn bao trội này thơng qua inhibin do nó tiết ra
làm ức chế tiết FSH của tuyến yên. Tuy nhiên, chừng nào cịn có mặt của
thể vàng (hàm lượng progesterone trong máu cao) thì nỗn bào trội khơng
cho trứng rụng được mà bị thối hóa và một đợt sóng phát triển nỗn bao
mới lại bắt đầu.

Hình 16: Các sóng phát triển của nỗn bao trong một chu kì động
dục.

4.5. Trứng chín và trứng rụng.
 Trứng chín:
Dưới ảnh hưởng của FSH từ thùy trước tuyến yên, trứng phát triển rất
nhanh, lớp tế bào hạt phát triển thành nhiều lớp, hình thành thể vàng, tiết
dịch nang trứng, kết quả làm cho kích thước nang trứng tăng nhanh, nổi lên
mặt buồng trứng như những bóng nước. Tế bào trứng nằm trong nang trứng
tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất cho ra nỗn tử để phát triển
thành tế bào trứng chín. Nang trứng phát triển ở mức độ cao nhất gọi là nang
trứng chín (nang De Graff).
 Rụng trứng:
22


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.


Việc chọn lọc nang trứng là một vấn đề cho tới nay vẫn chưa được
biết. Vì các nang trứng tiếp tục sinh trưởng và phát triển qua các chu kì động
dục, trước mỗi lần rụng trứng, có nhiều nang trứng chín nhưng khơng phải
cứ chín là được rụng, mà chỉ có một số nang chín được rụng mà thôi.
Trước khi rụng trứng 24 giờ, bên trong trứng có 4 thay đổi quan trọng
sau:


Q trình phân chia giảm nhiễm thành 1n NST ở lần một, rồi

giữ và kéo dài như thế nào cho tới khi trứng được thụ tinh.


Cùng với FSH, LH của thùy trước tuyến yên tiết ra làm gia

tăng dịch nang trứng. Đồng thời PGF 2α của tử cung xuất hiện trước khi trứng
rụng một vài giờ. Hormone này có tác dụng kích thích việc hình thành tổ
chức chế tiết enzyme phân hủy vách nang trứng, tạo ra cơ hội giải phóng
trứng (rụng trứng). Relaxin (hormone của tử cung cũng xuất hiện), nó có 2
tác dụng:
+ Kích thích tiết dịch nang trứng ở lớp tế bào hạt ( giống LH ).
+ Kích thích cơng phá tổ chức liên kết sợi của vách nang trứng, tạo cơ
hội phá vỡ vách nang trứng (giống PGF 2α ).


Khi LH xuất hiện thì trước tiên FSH xúc tiến việc hình thành

cấu trúc tiếp nhận LH ở lớp tế bào hạt. Khi LH được gắn nối với cấu trúc
tiếp nhận thì nó kích thích tế bào hạt tiết Progesteron (với hàm lượng thấp),

và từ lúc này lớp tế bào hạt bắt đầu có sự biến đổi cấu trúc để hình thành thể
vàng. Hàm lượng progesterone thấp lại làm cho hoạt tính của estrogen tăng
cao, để estrogen bằng con đường liên hệ ngược dương tính kích thích tăng
tiết LH.


LH cịn có tác dụng ngăn cản việc sinh tổng hợp và giải phóng

chất ức chế sự thành thục của trứng và của lớp tế bào hạt, kết quả làm nang
trứng phát triển nhanh và trứng chín.
Rõ ràng trứng rụng là do hàm lượng LH quyết định. Trứng rụng khi
hàm lượng LH tiết cao nhất gọi là sóng rụng trứng. Lúc này áp lực dịch
nang trứng có trị số lớn nhất, vách nang trứng bị phân hủy và tại một điểm
23


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

nào đó, nó khơng đủ bền vững để thắng được áp lực của dịch nang trứng
làm nang trứng bị phá vỡ, giải phóng trứng ở đó gọi là rụng trứng.
Trong quá trình nang trứng thành thục và chín, tổ chức nội tiết trong
lớp tế bào hạt tăng tiết estrogen là hormone sinh dục cái có vai trị trong việc
làm xuất hiện và duy trì các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con cái và gây nên
động dục. Hàm lượng Estrogen được dùng làm chỉ tiêu đánh giá sự thành
thục của nang trứng.
Người ta thấy rằng trứng muốn rụng thì tỉ lệ về hàm lượng giữa
LH/FSH phải duy trì ở mức cao, theo nhiều tài liệu là 3/1. Đó là cơ sở để
giải thích các hiện tượng thường gặp trong sinh sản như:
- Động dục giả: Có biểu hiện động dục nhưng trứng khơng rụng do
LH duy trì ở mức thấp, khơng đủ để tạo ra sóng rụng trứng, để khắc phục

tình trạng này trong chăn ni người ta thường tiêm HCG (có trong nước
tiểu phụ nữ có thai ) nó là một gonadotropin hormone có vai trò tương tự
như LH.
- Động dục ngầm: Biểu hiện động dục không rõ, nhưng trứng vẫn
rụng. Đây là một vấn đề phức tạp chắc chắn có liên quan tới đặc diểm cá thể
về cảm thụ sinh dục và hàm lượng FSH duy trì ở mức bình thường khơng đủ
để kích thích tiết estrogen mãnh liệt khi động dục.
Hàm lượng ngưỡng của Estrogen thông qua cơ chế liên hệ ngược
dương tính tới vùng dưới đồi rồi từ đây tiết LRF.
Thời gian tác động gây rụng trứng của LH ở một số lồi tính bằng
(giờ) như sau:
Dê, cừu, bị: 6 – 12 giờ;

Lợn; chó:

24 giờ.

Thỏ:

Ngựa:

7 ngày.

4 – 5 giờ;

Thời điểm rụng trứng trung bình ở một số lồi gia súc như sau:


:


12 - 24 giờ sau khi kết thúc động dục.

Lợn

:

30 – 36 giờ sau khi xuất hiện động dục.

Cừu :

30 giờ sau khi xuất hiện động dục.



33 giờ sau khi xuất hiện động dục.

:

24


Sinh lý sinh sản gia súc cái – Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo.

Thời điểm rụng trứng ở lợn Móng Cái là 35 giờ kể từ khi xuất hiện
động dục.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sự rụng trứng, trong đó có 2
nhóm nhân tố quan trọng là:
- Yếu tố môi trường: quan trọng nhất là ảnh hưởng của ánh sáng và
dinh dưỡng.
- Yếu tố nội tại: quan trọng nhất là ảnh hưởng của nội tiết thể vàng.

Trứng rụng, khối tơ huyết của vết sẹo còn lại là cơ sở để lớp tế bào
hạt phát triển đầu tiên là thể huyết, sau đó thành thể vàng. Nó là một tổ chức
nội tiết, tiết progesterone. LH chỉ có tác dụng biến bao nỗn cịn lại (lớp tế
bào hạt) thành thể vàng và kích thích tiết progesterone ban đầu, cịn thể vàng
tiếp tục duy trì và liên tục tiết progesterone là nhờ tác dụng của LTH.
Progesteron lại gây một mối liên hệ ngược âm tính ức chế việc tiết FRH,
LRH của vùng dưới đồi và FSH, LH của thùy trước tuyến yên, khiến cho
suốt cả thời gian có chửa, khó có những nang trứng khác tiếp tục chín, do đó
chu kì động dục cũng mất luôn cho mãi tới sau khi đẻ (như bị, dê, cừu) và
sau khi cai sữa (lợn,chó, mèo… ) mới xuất hiện rụng trứng và động dục trở
lại. Như vậy, trứng rụng và được thụ tinh thì thể vàng tiếp tục tồn tại trong
suốt thời gian mang thai, trứng khơng được thụ tinh thì thể vàng bị tiêu hủy.
Một trong những cơ chế tiêu hủy thể vàng đã được biết đến như sau:
Ở hầu hết các loài gia súc vào ngày thứ 14 sau khi trứng rụng, tử cung tiết
hormone PRF2α ( như chó, mèo và bộ linh trưởng). PRF 2α thông qua con
đường vận chuyển nội bộ nhanh chóng từ tử cung đến buồng trứng. Ở đây
nó có tác dụng co mạch máu ngoại vi chi phối ni thể vàng, do đó thể vàng
rơi vào tình trạng bị cơ lập dinh dưỡng và trong vịng 24 giờ nó bị tiêu hủy
hồn tồn.
Sự tiêu hủy thể vàng dưới tác dụng của PRF 2α làm giảm tiết và cuối
cùng là ngừng tiết progesterone. Yếu tố ức chế động dục bị loại bỏ và các
nang trứng bước vào thời kì phát triển của chu kì động dục tiếp theo. Vì vậy
ở gia súc có thể coi PRF2α là chiếc chìa khóa để mở chu kì động dục.
25


×