Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vấn đề chủng tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.86 KB, 23 trang )

Bài tập điều kiện
VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC
I. Khái niệm – Nguồn gốc – Phân loại chủng tộc
1. Khái niệm chủng tộc
2. Nguồn gốc hình thành chủng tộc
3. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chủng tộc
4. Phân loại chủng tộc
II. Đặc điểm- Sự phân bố các chủng tộc trên thế giới
III. Liên hệ khu vực Đông Nam Á và Việt nam
1. Các chủng tộc ở Đông Nam Á
2. Các chủng tộc ở Việt Nam
IV. Mối quan hệ giữa chủng tộc với dân tộc, văn hoá
V. Tài liệu tham khảo
Đỗ Thị Lý
1
Bài tập điều kiện
I. KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM CHỦNG TỘC
1. Khái niệm chủng tộc
Theo quan điểm của nhân học hiện đại thì về mặt sinh học, toàn thể
nhân loại hiện nay trên trái đất làm thành một loài duy nhất – loài Hômo
sapiens. Phân cấp trực tiếp dưới loài là chủng tộc.
Vậy chủng tộc là gì? Trước đây nhân học coi chủng tộc là một tập hợp cá thể
có những đặc điểm tương dồng. Do đó, đã hình thành nguyên tắc loại hình
trong phân loại các chủng tộc mà nội dung chủ yếu là chỉ dựa vào sự kết hợp
trừu tượng các đặc điểm hình thái. Cách phân loại đó không phải là sự tập hợp
đúng đắn các chủng tộc căn cứ trên quan hệ gần gũi thực giữa chúng.
Hiện nay, những hạn chế của định nghĩa cổ điển về chủng tộc đã được bổ
sung trên cơ sở những nhận thức mới. Đó là vai trò của khu vực địa lý trong quá
trình hình thành chủng tộc. Nhiều nhà khoa học đã có lý khi cho rằng, chủng
tộc xuất hiện do kết quả của sự sống cách biệt của một nhóm người này đối với
một nhóm người khác. Nói đến sự sống cách biệt chính là đề cập đến khu vực


địa lý và các điều kiện tự nhiên. Việc gắn chủng tộc với khu vực địa lý được
các nhà nhân học Xô Viết gọi là nguyên tắc địa lý trong phân loại chủng tộc.
Gần đây, việc phát hiện quần thể sinh học lại góp phần hoàn chỉnh hơn một
định nghĩa về chủng tộc. Quần thể sinh học được hiểu là quá trình phát triển
chung nhau và được đặc trưng bởi những đặc điểm hình thái sinh lý nhất định
với những đặc tính sinh thái nhất định… Có thể thấy từng cá thể riêng biệt
không thể có những đặc trưng này. Chủng tộc không phải là một tập hợp cá thể
gộp lại căn cứ vào những tương đồng mà là một tập hợp quần thể
Vậy chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là
những nhóm người) hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định
có một số dặc điểm chung trên cơ thể mang tính chất di truyền. Các nhóm
người này có những đặc trưng, đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lý mà
nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực
nhất định. Hay nói một cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số
đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại. Chủng
Đỗ Thị Lý
2
Bài tập điều kiện
tộc là yếu tố sinh vật học, không phải là yếu tố xã hội. Chủng tộc và quốc gia
không liên quan với nhau. Nhiều dân tộc có thể ở trong một chủng tộc.
2. Nguồn gốc hình thành chủng tộc
Quá trình hình thành, thời gian hình thành các đại chủng tộc là vấn đề
phức tạp. Hịên nay còn rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người, vai
trò của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người.
Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác thì vấn đề nguồn gốc loài người đã được
giải quyết đúng đắn, khoa học. Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, Mác và Ănghen đã dựa vào tài liệu của sinh vật học và các khoa học
xã hội, dựa vào các học thuyết về tự nhiên và xã hội để giải quyết vấn đề hình
thành con người. Vai trò của lao động đã được Ănghen trình bày trong tác
phẩm “Tác động của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người”. Mác

trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” cũng chỉ ra rằng “Con người bằng lao động
của mình đã tách ra khỏi trạng thái thú vật”.
Như vậy có thể kết luận rằng: nguồn gốc hình thành loài người là từ vượn
thông qua lao động sản xuất. Theo các nhà khoa học thì hiện nay trên thế giới
có 4 loài vượn có thể liên quan đến nguồn gốc loài người là:
+ Gipbông (vượn tay dài)
+ Ôrăngôtăng (đười ươi)
+ Simpangiê (vượn đen)
+ Gôrila
Trong đó, loài Simpangiê về cấu tạo cơ thể là giống người hơn cả.
Các nhà nhân học, khảo cổ học căn cứ vào sự biến đổi về đặc điểm cơ thể
con người đã chia quá trình hình thành con người như sau:
- Vượn người (tiền thân của con người)
- Người tối cổ (người vượn), Pitêcantrốp
- Người cổ: Nêanđéctan
- Người hiện đại: Hômôsapiens
Bằng những thành tựu khoa học ngày nay, chúng ta biết rằng con người tách
ra khỏi thế giới động vật cách đây trên dưới 2 triệu năm. Đến thời kỳ đá cũ cách
Đỗ Thị Lý
3
Bài tập điều kiện
đây chừng 5 vạn năm, con người thuộc loại hình hiện đại xuất hiện. Người hiện đại
Hômôsapiens được hình thành từ quá trình tiến hoá của người Nêanđéctan .Theo
các tài liệu cổ nhân học cho biết, người Nêanđéctan đã cư trú trên một phạm vi rất
rộng ở châu A, châu Phi và châu Âu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chuyển biến từ
người cổ Nêanđéctan thành người hiện đại đã diễn ra ở khắp các vùng có sự tồn tại
của người Nêanđéctan ? Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất và vẫn tồn
tại 3 quan điểm khác nhau về vấn đề này
* Thuyết nhiều trung tâm:
Thuyết này do nhà nhân chủng học người Mỹ đề xướng năm 1939. Theo ông

có 4 trung tâm là Đông Nam Á, Đông Á, Tây Nam Á và Nam Phi. Theo thuyết
này, các chủng tộc loài người hiện nay không phải là kết quả của sự tiến hoá nội tại
từ một giống người tối cổ duy nhất mà là kết quả tiến hoá đồng thời và biệt lập của
từng loại người tối cổ khác nhau. Quan điểm này có thể thể hiện bằng sơ đồ:
Người tối cổ
1 2 3 4
Người cổ
1 2 3 4
Hômô Sapiens
1 2 3 4
Các đại chủng
Tuy nhiên có nhiều quan điểm cho rằng thuyết nhiều trung tâm không có cơ
sở khoa học, không phù hợp với thực tế.
*Thuyết một trung tâm:
Thuyết này do các nhà khoa học Liên Xô đưa ra đầu tiên. Quan điểm
này cho rằng, các chủng tộc hiện nay là do kết quả của một quá trình tiến hoá nội
tại, ngày càng hoàn thiện của một dòng người cổ trước đó. Từ người khéo léo đến
người Pitêcantrôp, đến người Nêanđéctan, đến người Hômôsapiens và từ đó phân
hoá thành các chủng tộc như hiện nay. Ban đầu, người hiện đại chỉ xuất hiện trong
một khu vực nhất định rồi từ đó lan toả đi khắp nơi.
Đỗ Thị Lý
4
Bài tập điều kiện
Theo Lêvin và Kôghinxki khu vực đó bao gồm Tiền Á, Nam Á, một phần
Đông Bắc châu Phi. Ban đầu ở đó xuất hiện 2 chủng tộc cơ bản là Tây Nam và
Đông Bắc. Hai nhóm người này bị ngăn cách bởi dãy Himalaya. Từ 2 nhóm đó đã
phân hoá thành các đại chủng.
Đại chủng xích đạo
Nhóm Tây Nam
Ơrôpêôit

Nhóm Đông Bắc : Môngôlôit
Sơ đồ :
Ơrôpôit Nêgrô-Ôxtralôit Môngôlôit
Nêanđéctan ở vùng giáp ranh Á, Âu, Phi
*Thuyết 2 trung tâm
Căn cứ vào đặc điểm chủngtộc hiện nay, đặc bịêt các đặc điểm không
có tính thích nghi như nhóm máu, hình thái răng, đường vân bàn tay thì người ta
thấy sự gần gũi giữa người Môngôlôit và Ôxtralôit, giữa người Ơrôpêôit và
Nêgrôit. Theo A……. ngay từ thời đá cũ đã xuất hiện 2 trung tâm hình thành
chủng tộc, sớm nhất là Đông Bắc Phi và Tây Nam Á. Và trên cơ sở đó hình thành
các chủng tộc người hiện nay.
Đỗ Thị Lý
5
Nhóm Tây Nam
Nhóm Đông
Bắc
Dãy Himalaya
Sơ kỳ đá cũ
Phương Đông
Phương Tây
Môngôlôit
Ôxtralôit
Ơrôlôit
Nêgrôit
Bài tập điều kiện
Cũng theo các tác giả của quan điểm này, dù xuất hiện ở 2 trung tâm với
thời gian sớm muộn chút ít, nhưng ở cả hai đã thuộc về loài hiện đại. Hômôsapiens
dần dần phân bố rộng khắp nơi trên Trái đất, tiếp tục thích nghi với các điều kiện
tự nhiên khác nhau để phân hoá thành các chủng tộc hiện nay.
Quan điểm này có nhiều điểm trùng với những phát hiện mới về cổ nhân học

và dần có sức thuyết phục hơn, nhưng vấn đề hiện nay chưa thống nhất là thời gian
hình thành và phân hoá chủng tộc
3. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chủng tộc.
Sự hình thành chủng tộc có rất nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên
nhân cơ bản sau:
3.1 Sự thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên
Tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc điểm
chủng tộc. Nhiều đặc điểm chủng tộc là kết quả sự chọn lọc tự nhiên và sự thích
nghi với môi trường, vì lúc bấy giờ sức sản xuất thấp và những thiết chế của con
người chưa được hoàn chỉnh, chưa đủ sức chống lại những điều kiện khắc nghiệt
của thiên nhiên.
Màu da là một ví dụ rõ ràng về sự thích ứng tự nhiên. Màu da người đậm
nhạt là do lượng sắc tố mêlanin trong da quyết định. Sắc tố mêlanin có khả năng
hấp thụ tia tử ngoại mặt trời, do đó có tác dụng bảo vệ các kết cấu quan trọng trong
da. Người da đen sống ở vùng xích đạo Châu Phi và Tây Thái Bình Dương quanh
năm ánh sáng chói chang tất nhiên phải có nhiều mêlanin trong da và da phải đen.
Tóc người da đen thường xoăn, là một hình thức thích ứng để chấp nhận với môi
rrường đó.
Người Môngôlôit (Mông Cổ) khe mắt nhỏ thường là mắt một mí hay có mí
góc che hạch nước mắt. Những đặc điểm đó có liên quan với điều kiện sống trong
vùng nhiều gió cát ở Trung Á và Xibia. Cũng cần nói thêm rằng, hoàn cảnh tự
nhiên chỉ có tác dụng đối với quá trình hình thành chủng tộc, khi kinh tế, văn hoá,
Đỗ Thị Lý
6
Bài tập điều kiện
khoa học, kỹ thuật phát triển thì sự thích ứng tự nhiên không còn là nguyên nhân
xuất hiện chủng tộc nữa.
3.2 Sự sống biệt lập giữa các nhóm người
Do dân số ít, mỗi quần thể ban đầu chỉ vài trăm người ở các môi
trường khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài của

cơ thể. Theo các nhà dân tộc học, do sự sống biệt lập, họ tiến hành nội hôn trong
nhóm, điều đó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành chủng tộc. Di truyền học
cho biết nếu lấy nhau trong nội bộ thì khoảng 50 thế hệ, mỗi thế hệ khoảng 25 năm
thì 1250 năm có thể làm biến đổi một số đặc điểm của chủng tộc ban đầu
3.3 Sự lai tạo giống giữa các nhóm người.
Là nguyên nhân quan trọng và là yếu tố để hình thành, hợp nhất các
chủng tộc. Thời kỳ đầu, những đặc điểm chủng tộc được hình thành do sự thích
nghi với môi trường địa lý, nhưng về sau khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển
thì các yếu tố có tính chất xã hội càng được tăng cường, sự lai giống ngày một đẩy
mạnh, đóng vai trò quan trọng để hình thành các loại hình nhân chủng mới
4. Phân loại chủng tộc
Khái niệm chủng tộc ra đời hầu như cùng một lúc với việc phân loại
chủng tộc. Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ thuộc vào những đặc điểm cụ
thể trên thể.
Francois Bernier là một trong những người đi đầu trong việc phân loại
chủng tộc. Theo ông (năm 1684) có thể chia nhân loại thành 4 chủng tộc :
1/ Chủng tộc cư trú ở châu Âu, Bắc Phi, Tiền á, ấn Độ
2/ Chủng tộc cư trú ở phần còn lại của châu Phi
3/ Chủng tộc cư trú ở Đông á và Nam á
4/ Chủng tộc cư trú ở vùng Bắc cực
Dựa trên những tài liệu giải phẫu học, nhà y học người Đức đã phân biệt 5
chủng tộc (1775) :
1/ Cápca (da trắng) gồm người châu Âu, Tây á và Bắc Phi
2/ Mông cổ (da vàng) gồm những người châu á và người Exkimô
3/ Êtiôpi (da đen) gồm người châu Phi, trừ Bắc Phi
Đỗ Thị Lý
7
Bài tập điều kiện
4/ Mỹ gồm người Anhđiêng
5/ Mã lai gồm những người sống trên các đảo phía Nam Thái Bình

Dương
Năm 1800 Cuvier cũng phân chia 3 chủng tộc (da trắng, da vàng, da đen)
dựa vào các màu sắc của da. Như vậy, một số chủng tộc chủ yếu trên trái đất đã
được phát hiện từ thế kỷ XVIII. Đó là chủng Âu (hay Cápca hoặc Ơroopêôit),
chủng Phi (Êtiôpi hay Nêgrôit), chủng á (Mông Cổ hoặc Môngôlôit) và chủng Mỹ
(Amêricanôit). Ngoài ra, người ta còn phát hiện một vài nhóm loại hình như
Laplandi (cực Bắc) Nam á hoặc Mã Lai. Riêng chủng Úc (Ôxtralôit) cho tới lúc
này chưa có ai đề cập tới. Đến thế kỷ XIX chủng này mới được Thôma Huxlaay
(1870) đưa vào hệ phân loại.
Sang thế kỷ XX bắt đầu hình thành các hệ phân loại nhiều cấp. Một trong
những hệ phân loại có cơ sở khoa học và ra đời sớm là hệ phân loại của J.Deniker
(1900) theo cách phân loại này, phân loại có 6 nhóm gồm 29 chủng tộc đượcêsắp
xếp như sau : theo thứ tự A,B,C,D,E,F
A. Nhóm chủng tộc có tóc bông, đen, mũi rộng gồm 4 chủng tộc Bôsman,
Nêgritô, Negơrơ, Mêlanêdiên.
B. Nhóm tóc xoăn và uốn có 4 chủng tộc : Êtiôpien (Êtiôpi), Ôtralieen (Úc),
Dravidieen, Axirôit.
C. Nhóm tóc đen, uốn, mắt đen gồm 7 chủng tộc : Inđô Aphơgan, Arập,
Bébe, Địa Trung Hải, Ibêrieen-đảo, Tây Nam Âu, Ađriatich.
D. Nhóm tóc hung, thẳng hoặc uốn, mắt màu sáng có 2 chủng tộc : Bắc Âu,
Đông Âu
E. Nhóm tóc đen, thẳng hoặc uốn, mắt đen có 4 chủng tộc : Ainu,
Pôliêndiên, Anhđônêdiên, Nam Mỹ
F. Nhóm tóc thẳng gồm 8 chủng tộc : Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Pâtgôn,
Exkimoo, Lôparieen, Ugô-Exnixây, Turan, Mông Cổ.
Từ nửa sau thế kỷ XX nhiều hệ phân loại chủng tộc tiếp tục được công bố và
hoàn thiện. Người có nhiều cống hiến trong lĩnh vực này là tiến sĩ nhân học và dân
tộc học Nga N.N.Tchêbôxarôv (1951). Theo hệ phân loại của ông (xem sơ đồ 2),
Đỗ Thị Lý
8

Bài tập điều kiện
nhân loại được chia thành 3 đại chủng : Xích đạo hay Úc-Phi (Ôxtralônêgrooit),
Âu (Ơrôpêôit) và á (Mônggôlôit), mỗi đại chủng bao gồm một số tiểu chủng. Còn
nhóm loại hình là cấp phân loại cơ sở.
Hệ phân loại này đến nay vẫn thông dụng. Ưu thế của nó là sự cấu tạo của
hệ thống vừa theo chiều dọc (thời gian), vừa theo chiều ngang (không gian)
ĐẠI CHỦNG TIỂU CHỦNG NHÓM LOẠI HÌNH
Xích đạo hay Úc
Phi
(Ôxtralô-Nêgrôit)
Phi(hay Nêgrôit)
Úc(hay Ôxtralôit)
Nam Phi(Bôsman)
Trung Phi(Nêgrin)
Xu Đăng(Negơrơ)
Đông Phi(Êthiôpiê)
Anđaman(Nêgritô)
Mêlamêdiên
Ôxtraliên
Curilieen(Ainu)
Xâylôđônxki(Veđôit)
Âu(Ơrôpêôit) Nam Ơrôpêôit (hay Ấn Độ-
Địa Trung Hải)
Nam Ấn (Dravidiên)
Ấn Độ-Pamia
Tiền Á
Địa Trung Hải-Ban Căng
Đại Tây Dương-Biển Đen
Đông Âu
Đại Tây Dương- Ban Tích

Uran
Nam Xibêri
Trung Tâm châu Á
Xibêri (Baican)
Địa cực
Viễn Đông (Đông Á)
Nam Á
Á (Môngôlôit) Nam Môngôlôit hay (Thái
Bình Dương)
Mỹ hay Amêrican
Pôlinêdiên
Bắc Mỹ
Đỗ Thị Lý
9
Bài tập điều kiện
Nam Mỹ Trung Mỹ
* Nhóm lai:
Hệ phân loại chủng tộc thế giới (N.N.Tchêbôxarôv, 1951 )
Các đại chủng hình thành vào cuối thời kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 30
ngàn năm. Sau đó chúng phân hoá thành các tiểu chủng và đến thời kỳ đồ đá mới
xuất hiện các nhóm loại hình nhân chủng do sự hoà huyết giữa các nhóm người
trước đó sống cách biệt.
Vì thế, về cơ bản sự phân chia các chủng tộc trên thế giới chủ yếu dựa vào
đặc điểm cơ thể con người. Một số những đặc điểm chủ yếu được sử dụng để phân
loại các đại chủng được cụ thể hoá ở bảng sau:
Bảng: Phân loại các đại chủng theo đặc điểm cụ thể
Đặc điểm Môngôit Ơrôpêôit Nêgrô - Ôxtralôit
1. Da
2. Tóc
3. Lông cấp 3

4. Khuôn mặt
5. Dạng mắt
6. Dạng mũi
7. Môi
8. Dạng đầu
9. Vóc người
10.Tỉ lệ thân hình
Vàng, nâu nhạt
Thẳng, cứng
Vừa- ít
Bẹt, rộng, ít râu
Nếp trên, mi góc
Thấp, lỗ bầu dục
đặt chéo nhau
Vừa
Vừa, Trung bình
Ngắn
Trắng xanh
Dạng sóng, mềm
Vừa- nhiều
Dài, cằm dô
Tròn
Cao, dài nhô phía
trước
Mỏng
Dài
Vừa, cao
Vừa
Nâu, nâu đậm, đen
Xoăn

ít
Hàm dô
Tròn
Bẹt, rộng, lỗ tròn
nằm ngang
Dầy- rất dầy
Dài – tròn
Lùn – cao
Dài
Qua những đặc điểm trên có thể thấy chủng tộc được hình thành dưới tác
động trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Sự ra đời đồng loạt của các nhóm loại hình
trong các đại chủng và tiều chủng lại là sự chấm dứt của việc hình thành chủng tộc.
Địa vực của chủng tộc bị phá vỡ, rang giới giữa các chủng tộc bị xoá nhoà dần.
II. ĐẶC ĐIỂM – SỰ PHÂN BỐ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Đỗ Thị Lý
10
Bài tập điều kiện
1.Đại chủng Môngôlôit
Đại chủng Môngôlôit bao gồm phần lớn cư dân sống ở châu á và cả thổ dân
da đỏ châu Mỹ, nên còn gọi là đại chủng á Mỹ.
Môngôlôit bắt nguồn từ chữ Mongol có nghĩa là Mông Cổ vì gốc của đại
chủng này có lẽ là những cư dân cổ sống ở Mông Cổ và Nam Sibir. Người Mông
Cổ hiện nay vẫn còn có những nét điển hình của đại chủng Môngôlôit.
Đại chủng Môngôlôit có màu da từ hơi vàng đến nâu nhạt nên còn gọi là đại
chủng da vàng. Tóc đen và thẳng, lông và râu ít phát triển. Mắt đen, mí trên rất
phát triển, có mí lót (nếp mi Mông Cổ). Khuôn mặt to, bẹt, gò má cao, xương gò
má phát triển. Mũi rộng trung bình, sống mũi không cao, môi dày trung bình. Đầu
tròn hoặc ngắn, răng cửa hình xẻng, chân tay ngắn.
Đại chủng Môngôlôit chiếm hơn một nửa dân số trên thế giới. Đại chủng
này ra đời ở trung tâm châu Á rồi di lên phương Bắc, xuống phương Nam và sang

châu Mỹ, tạo thành 3 nhóm : Môngôlôit phương Bắc, Môngôlôit phương Nam và
Môngôlôit châu Mỹ.
Nhóm Bắc Môngôlôit có 2 loại hình : Xibiarian và Đông Á bao gồm cư dân
Mông Cổ, Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… có tầm vóc cao lớn, da màu
sáng.
Người Môngôlôit thiên di xuống phía Nam rồi hợp huyết với người
Ôxtralôit ở đấy làm thành nhóm Nam Môngôlôit gồm người Choang, người Việt,
người Thái, người Miama và người MãLai sống ở Nam Trung Quốc và Đông Nam
Á.
Cách đây khoảng hơn 2 vạn năm, người Môngôlôit ở Đông Bắc Á thiên di
sang châu Mỹ qua eo biển Bêrinh trong thời kỳ băng hà tạo thành nhóm thổ dân
châu Mỹ (Môngôlôit châu mỹ), còn gọi là người da đỏ hay người Inđian. Họ có
màu da vàng sẫm, có ánh đỏ, tóc đen và thẳng, người ít lông, mặt rộng và bẹt, mí
mắt trên ít phát triển, mũi dài và khoằm. Họ có một số đặc điểm khác với người
Môngôlôit châu Á, có thể do những người Môngôlôit di cư từ châu Á sang muộn
hơn, nên đã có điều kiện hỗn chủng với người Địa Trung Hải hoặc người Ôxtralôit
(người bản xứ châu Đại Dương). Do sự thích nghi với môi trường địa lý, nên có sự
Đỗ Thị Lý
11
Bài tập điều kiện
khác nhau đôi chút giữa thổ dân Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ nên nhiều người
chia nhóm người Môngôlôit châu Mỹ làm 3 loại hình : Môngôlôit Bắc Mỹ,
Môngôlôit Trung Mỹ và Môngôlôit Nam Mỹ.
Hiện nay, người da đỏ châu Mỹ đã bị tiêu diệt gần hêt, chỉ còn một ít dồn lại
sống ở miền hoang mạc phía Tây Nam Hoa Kỳ và trong rừng rậm lưu vực sông
Amadôn.
2.Đại chủng Ơrôpôit
Đại chủng Ơrôpôit còn gọi là đại chủng châu Âu hoặc đại chủng da trắng vì
họ sống tập trung chủ yếu ở châu Âu và có nhiều loại hình da trắng. Đại chủng này
chiếm khoảng 40% dân số thế giới, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Bắc Phi, Tây Á,

Ấn Độ.
Đại chủng Ơrôpôit có những đặc điểm hình thái chủ yếu sau : Da từ trắng
đến ngăm đen, lông trên mình phát triển, đặc biệt là râu. Tóc mềm, màu vàng nhạt
đến đen, thẳng hay uốn làn sóng. Mắt to, mắt thường màu xanh nhạt, màu tro hoặc
nâu nhạt. Mặt hẹp và dài, gò má không cao, mũi cao và hẹp, môi thường mỏng,
cằm dài lại vểnh. Tầm vóc người thường cao hoặc trung bình. Đầu thường tròn,
răng hàm trên có núm.
Đại chủng Ơrôpôit ra đời ở châu Á, địa bàn đầu tiên có lẽ là Ấn Độ, sau mở
rộng ra Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu, tạo thành nhánh Nam Ơrôpôit hay nhóm “Ấn
Độ - Địa Trung Hải” bao gồm người Ấn Độ, Iran, Ả Rập, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ai Cập, Anbani, Italia, Pháp…
Sau thời kỳ băng hà tan, người Ơrôpôit di cư lên phương Bắc, tạo thành
nhánh Bắc Ơrôpôit hay còn gọi là nhóm “ Đại Tây Dương – Ban Tích” có thân
hình cao lớn hơn và màu da, màu mắt, màu tóc sáng hơn nhánh phía Nam. Họ
thường có da trắng, tóc vàng, mắt xanh, bao gồm người Bắc Đức, Hà Lan, Anh,
Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Nga. Càng lên phương Bắc thì màu da, màu tóc,
màu mắt càng sáng hơn, tầm vóc cao lớn hơn. Nhánh Bắc Ơrôpôit gồm 2 loại
hình: Phương Bắc và Đông Âu (Nga, Phần lan).
Những khu vực mà hai chủng tộc Ơrôpôit và Môngôlôit sống gần nhau, hợp
huyết sinh ra những chủng tộc lai như người Côdắc, Kiêcghidi… ở Trung Á.
Đỗ Thị Lý
12
Bài tập điều kiện
3 . Đại chủng Nêgrôit
Đại chủng Nêgrôit sống tập trung chủ yếu ở lục địa châu Phi và có màu da
đen nên còn được gọi là đại chủng Phi hay đại chủng da đen.
Tổng cộng số dân của đại chủng này chỉ chiếm 1/10 dân số thế giới, phân bố
chủ yếu từ sa mạc Xahara trở về phía Nam lục địa Phi, ngoài ra còn có ở miền
Nam Ấn Độ, các đảo thuộc Ấn Độ Dương và châu Mỹ.
Đặc điểm nhân chủng điển hình của đại chủng này là có da màu từ tối đến

đen sẫm, tóc đen, xoăn tít, lông trên thân rất ít, mắt đen, to, mũi rộng, môi rất dày,
mặt hẹp, vóc người thường cao, chân dài (trừ người lùn Pichmê ở Trung Phi), đầu
dài, răng hàm trên có núm phụ.
Đại chủng Nêgrôit chia làm 3 tiểu chủng : Nêgrô, Nêgrilô và Busơmen.
Tiểu chủng Nêgrô hay Xuđan là tiểu chủng điển hình nhất, chiếm hầu hết
những đặc điểm hình thái chung của chủng tộc đã nêu trên. Họ có màu da rất tối
hoặc đen, tầm vóc cao, sống chủ yếu từ phía Nam Xahara tới xích đạo, mà diển
hình là dân cư sống ở các lưu vực sông Nigiê, sông Cônggô và thượng sông Nin.
Tiểu chủng Nêgrilô chủ yếu sống trong vùng rừng xích đạo Trung Phi, đại
biểu là người Picmê - có tầm vóc thấp bé, cao trung bình 141 – 142cm, chân ngắn,
da sáng hơn người Nêgrô, lớp lông trên mặt khá phát triển, đầu to và tròn, mặt
ngắn, hốc mắt rất to, môi không dày lắm, trán dô, mũi rộng.
Tiểu chủng Busơmen hiện nay còn rất ít, gồm có người Busơmen và người
Hốttentốt sống ở vùng bán hoang mạc và hoang mạc ở Tây Nam Phi và Nam Phi.
Họ có da màu lá khô, tầm vóc trung bình hoặc thấp, chân ngắn, mặt bẹt hơn, đặc
biệt có mí trên rất phát triển, có nếp mí Mông Cổ.
Ngoài ra ở châu Phi còn có loại hình đặc biệt nữa, đó là người Êtiôpia ở
Đông Phi (chủng tộc Đông Phi). Họ có nhiều nét giống người Nêgrôit như mặt
hẹp, môi dày, tóc xoăn, ít lông trên thân mình… nhưng lại có một số nét giống
người Ơrôpôit như mũi hẹp và thẳng. Họ là kết quả của sự hỗn chủng giữa người
Ơrôpôit với người Nêgrôit nên có khuôn mặt giống người Âu, nhưng da tối hơn. Vì
vậy, nhiều ý kiến cho rằng đây là một chủng tộc lai giữa hai đại chủng Nêgrôit và
Ơrôpôit.
Đỗ Thị Lý
13
Bài tập điều kiện
4. Đại chủng Ôxtralôit
Đại chủng Ôxtralôit bao gồm đa số các thổ dân sinh sống ở lục địa Ôxtrâylia
và trên các đảo lân cận phía Nam Thái Bình Dương, họ có da màu sẫm (đen hoặc
nâu đen), lớp lông trên người rất phát triển, đặc biệt có râu rất rậm. Mặt ngắn và

hẹp, gò má thấp, trán vát, gờ trên ổ mắt khá phát triển, mũi rộng, sống mũi gẫy,
môi dầy và hàm trên vẩu, đầu dài. Vóc dáng người trung bình (trừ người lùn
Nêgritô gần giống người lùn Picmê ở châu Phi). Về đặc điểm huyết học, họ có
nhóm máu khác hẳn người Nêgrôit ở châu Phi.
Đại chủng Ôxtralôit gồm nhiều tiểu chủng có đặc điểm hơi khác nhau tuỳ
theo vùng như : Người Mêlanêdiêng, người Nêgritô, người Ôxtraliêng…
Người Mêlanêdiêng là đại diện điển hình của đại chủng Ôxtralôit. Họ hiện
sống rải rác ở châu Đại Dương trên đảo Papua, Niu Ghinê và một số đảo phía Nam
Thái Bình Dương.
Người Nêgritô có thân hình thấp bé, giống người lùn Picmê ở châu Phi. Họ
sống chủ yếu ở Niu Ghinê, Niu Hêbrit, Tân Caliđôni và một số đảo khác.
Người Ôxtraliêng mà đại diện là những thổ dân trên lục địa Ôxtrâylia. Họ có
đặc điểm hình thái gần giống người Mêlanêdiêng, cũng có lông trên người và râu
rậm, tóc uốn làn sóng, trán vát hơn. Hiện nay họ chỉ còn khoảng vài vạn người,
sống biệt lập trong những vùng núi hoang vu ở trung tâm lục địa.
Ngoài ra, trên quần đảo Pôlinêdi thuộc Nam Thái Bình Dương có một loại
hình người đặc biệt, đó là người Pôlinêdiêng, hiện sống trên các đảo như Hawai,
Samoa, Tahiti… Họ có một số đặc điểm nhân chủng điển hình của người Ôxtralôit
như tóc xoăn, môi dầy, trán hơi vạt… Theo nghiên cứu của các nhà nhân chủng
học thì đây là chủng tộc trung gian giữa 2 đại chủng Ôxtralôit và Môngôlôit, vì căn
cứ vào vị trí địa lý cư trú của người Mêlanêdiêng và những đặc điểm hình thái của
họ.
III. SỰ PHÂN BỐ CHỦNG TỘC Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM
1. Các chủng tộc ở Đông Nam Á
Châu Á là một trong những trung tâm hình thành con người, là địa bàn xuất hiện
chủng tộc.Trên bản đồ nhân chủng học thế giới châu Á nói chung và Đông Nam Á
Đỗ Thị Lý
14
Bài tập điều kiện
nói riêng có vị trí rất quan trọng. Đây là địa bàn phân bố đại chủng Môngôlôit với

các tiểu chủng Bắc Á, Đại Dương, Viễn Đông, Nam Á và hai nhóm trung gian
Kurin, Pôlinêdiêng.
Tài liệu cổ nhân học của Đông Nam Á cho ta biết Nam Á là
Anhđênêdiêng là hai nhóm loại hình nhân chủng chủ yếu ở Đông Nam Á và bán
đảo Đông Dương. Đó là những phân cấp của tiểu chủng Môngêlôit phương Nam.
Sự hình thành các nhóm loại hình này diễn ra rất phức tạp. Trên cơ sở nghiên cứu
cột sọ của người Anhđônêdiêng thời cổ, giáo sư Hà Văn Tấn đã kết luận: “Những
xương sọ thời đại nguyên thuỷ phát hiện trên đất Việt Nam mà các học giả Pháp
coi là thuộc giống Anhđênêđiêng chính là chủng tộc Môngêlôit và đại chủng
Ôttalee – Nêgrôit. Như vậy, địa vực phát sinh ra người Anhđênêđiêng là vùng tiếp
xúc đầu tiên giữa hai đại chủng, có thể là Đông Dương về sau phát triển khắp
Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Vùng phân bố của loại hình Nam Á hiện nay khá
rộng lớn. Giữa người Anhđênêđiêng và Nam Á vừa có quan hệ lịch sử vừa có quan
hệ chủng tộc.
Các dân tộc ở nước ta đều nằm trong 2 nhóm loại nhân chủng Nam Á và
Anhđênêđiêng. Các dân tộc loại hình Anhđênêđiêng như: Các tộc thượng ở Tây
Nguyên, người Bru – Vân Kiều. Các dân tộc thuộc nhóm loại hình Nam Á như
người Việt, Khơme và các dân tộc ít người ở phía Bắc.
C hai nhóm lo i hình có nh ng c i m khác nhau nh : tóc tr ng vả ạ ữ đặ để ư ắ à
en lông trên ng i ít phát tri n, cánh m i bè v d t,kích th c u v m t thu cđ ườ ể ũ à ẹ ướ đầ à ặ ộ
lo i trung bình. Tuy nhiên n u so sánh c ng có nh ng khác bi t.ạ ế ũ ữ ệ
Nam Á Anhđênêđiêng
Tầm vóc Cao hơn Thấp hơn
Màu da Sáng hơn Sẫm màu hơn
Hình dáng đầu Đầu ngắn Đầu dài hay dài trung bình
Mũi Hẹp hơn Rộng hơn
Tóc Tỷ lệ uốn không đáng kể Tỷ lệ uốn lớn hơn
Quá trình hình thành hai nhóm loại hình này có thể biểu diễn qua đồ sau:
Đỗ Thị Lý
15

Bài tập điều kiện
Tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu khi bàn về Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam đều coi đây là một khu vực có đặc thù về nhiều mặt địa lý, kinh tế, văn hoá,
xã hội, lịch sử, đồng thời có tính cách thống nhất về mặt nhân chủng.
2. Các chủng tộc ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều dân tộc. Đại bộ phận là dân tộc Việt
(còn được gọi là dân tộc Kinh) và khoảng hơn 50 dân tộc ít người sống rải rác từ
Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
Dân tộc Việt sống khắp trên lãnh thổ Việt Nam tập trung chủ yếu ở các vùng
đồng bằng và đô thị, còn các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các trung du miền núi
và các cao nguyên. Ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc sát biên giới Việt Trung và
Việt Lào có các dân tộc Tày, Mường, Thái, Nùng (có nhiều nhóm tuỳ từng địa
phương họ cư trú như Nùng Phàn SLình, Nùng Inh, Nùng Cháo, Lùng Tùng
Slìn…), Mèo (Mèo cũng có nhiều nhóm tuỳ theo cách ăn mặc như: Mèo Hoa, Mèo
Trắng, Mèo Đen ), Dao (Dao cũng chia ra Dao Thanh Y, Dao Đỏ, Dao Thanh
Phán, Dao Tiền, Dao Đại Bản, Dao Quần Chẹt), Hán (còn gọi là dân tộc Hoa vì có
nguồn gốc từ Trung Hoa), Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Xá (Xá Cẩu, Xá Khao),
Nhắng (còn gọi là Giấy), LôLô, Hà Nhì (còn gọi là KhaPẹ, Kha Tọ). Cơ Chả, Chi
La, Pu Piao, Mang Ú, Lào, Lự, PaDí, Tu Dí, Thà Lao, Chung Trà, Phù Lá, Xạ
Đỗ Thị Lý
16
Ôxtralôit +
Môngêlôit
Anhđênêđiêng
nguyên thủy
Nam Á cổ
Mônglôit
hóa
Nam Á
hiện đại

Anhđênêđiên
g hiện đại
Đồ đá
giữa
Đồ đá mới Đồng thau Hiện nay
Bài tập điều kiện
Phang, Quý Châu, Cơ Lao, La Chí, Đang Lai (còn gọi là Li Hà). Ở sát vùng núi
phía Tây trung bộ Việt Nam có các dân tộc như : Vân Kiều, Puộc, Mày, Khùa,
Rục, B’ru…ở cao nguyên Trung Bộ sát dãy Trường Sơn có các dân tộc Thượng ( ở
Tây Nguyên ) như Gia Rai (Hơ Bau, A Ráp, Tơ Buản). Êđê (Cơ Pa, Ađam, Cơ
Tru, Bơ Lô, Mơ Duya, DLi Ê Ruê, Hơ Rung),Xê Đăng…
Tuỳ theo đặc điểm hình thái trên đầu, mặt và trên sọ và tuỳ theo cùng phân
bố địa lý có thể chia các dân tộc ở Việt Nam thành ba loại hình chính: Loại hình
Thái, Tày, Nùng, và một số dân tộc ít người khác, ở phía Bắc có nhiều đặc điểm
Môngôlôit phương Nam, loại hình thứ hai là người thượng có nhiều đặc điểm
Ôtstralôit và loại hình thứ ba là loại hình Việt là trung gian chuyển tiếp giữa các
đặc điểm Môngôlôit và Ôtstralôit.
a. Loại hình Môngôlôit phương Nam.
Loại hình thứ nhất có đặc điểm gồm các dân tộc ít người sống ở vùng núi sát
biên giới Việt Trung mà đại diện là các dân tộc Tày, Nùng, Thái…
Đặc điểm của loại hình này là da sáng, hơi vàng, tóc đen, thẳng và cứng,
tầm vóc trung bình hoặc hơi thấp, chiều cao trung bình 1,60m ở nam giới và 1,50m
ở nữ giới. Đầu tròn hoặc ngắn, mặt rộng và bẹt. Tỷ lệ gặp nếp mi góc (tức là mắt
một mí rất cao và đặc biệt là tất cả đều co răng cửa hình xẻng. Mũi rộng và tẹt và
môi dày trung bình.
Tất cả những đặc điểm trên cho thấy những đặc điểm Môngôlôit khá điển
hình của các dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta.
b.Loại hình Ôtralôit.
Loại hình thứ hai là loại hình Thượng có nhiều đặc điểm Ôtralôit gồm các
dân tộc Tây Nguyên sống ở cao nguyên Trung bộ mà đại diện là các dân tộc

Thượng, Vân Kiều,B’ru…
Một số tác giả Pháp trước đây và Việt Nam hiện nay gọi loại hình này là
Inđônêđiêng.
Đặc điểm chủ yếu của loại hình này là: Người tầm thước, da ngăm ngăm
đen , tóc uốn làn sóng hoặc quăn , đầu dài hoặc rất dài, môi dày, hàm trên vẩu,
Đỗ Thị Lý
17
Bài tập điều kiện
mũi rộng ở phần cánh mũi và đặc biệt là phần sống mũi bị gãy ở chỗ gốc mũi làm
cho loại hình này có nét Ốtstralôit rất điển hình.
Mới đây, nghiên cứu so sánh của người Thượng với sọ các ngư dân khác ở
Đông Dương như: Việt, Lào, Khmer, Thái, Kha bằng phương pháp phân loại và
phương pháp lập công thức tính khoảng cách biệt Penrôzơ, nhà nhân chủng Pháp
G.Ôlivê (1966) đã kết luận là sọ người Thượng (mà G.Ôlivêgọi là Mọi) là một loại
hình khác hẳn các cư dân lân cận ở Đông Dương vì có những đặc điểm giống
Ôxtralôit (mà G.Ôlivê gọi là đặc điểm Nêgrôit giả tạo). Nhưng Ôliviê lại cho đó là
là một loại hình tiền sử cổ xưa sống sót biệt lập ở Đông Dương. Tuy nhiên ý kiến
này còn gây ra nhiều tranh luận, bán cãi.
c.Loại hình trung gian chuyển tiếp.
Loại hình thứ 3 là loại hình trung gian chuyển tiếp mang một hỗn hợp các
đặc điểm của nhiều lọai chủng tộc mà đại diện là dân tộc Việt (Kinh).
Đặc điểm của loại hình này là các yếu tố Môngôlôít chen lẫn một số yếu tố
Ôxtralôit đặc biệt là những cư dân phía Nam. Đặc điểm hình thái chủ yếu của
người Việt là thân hình hơi thấp bé (chiều cao trung bình khoảng1,60m ở nam và
1,50m ở nữ), chân dài trung bình so với thân, tóc đen, và thẳng, da sáng nhưng
càng xuống phía nam da cang sẫm hơn, đầu tròn không dài mà cũng không ngắn,
hàm trên hơi vẩu (đặc biệt là ở nữ), mặt rộng trung bình nhưng không bẹt lắm, mũi
rộng trung bình, môi không dầy. Có mắt một mí nhưng tỷ lệ không cao bằng các
dân tộc ít người phía bắc. Tỷ lệ gặp răng cửa hình xẻng cũng cao. Tần số gặp nhóm
máu r thấp (2,8%).

Những đặc điểm trên cho thấy, người Việt có nhiều đặc điểm Môngôlốit
song không điển hình như dân tộc Tày, Thái, Nùng.
Tóm lại, trong suốt cả thời gian từ sơ kỳ thời đại đá mới đến nay và rải khắp
lãnh thổ Việt Nam ngày nay, luôn luôn tồn tại xen kẽ nhau hai loại hình: một loại
hình Ôxtralôit mà chúng tôi tạm gọi là loại hình “ Thượng cổ” và một loại hình vừa
có đặc điểm Môngôlốit vừa có đặc điểm của Ôxtralôit mà chúng tôi tạm gọi là loại
hình “ Việt cổ”. Từ thời đại đồng sắt có thể xuất hiện thêm một loại hình thứ 3 co
đặc điểm Môngôlôit mà chúng tôi tạm gọi là loại hình Tày, Nùng cổ.
Đỗ Thị Lý
18
Bài tập điều kiện
Sự thay đổi đôi chút về hình thái của ba loại hình ngày nay so với ba dạng cổ
tương ứng, một phần có thể do sự tiến hoá thích nghi với môi trường sống và một
phần khác do sự lai giữa ba loại hình cổ với nhau, đặc biệt với sự hình thành người
Việt hiện nay.
III. CHỦ NGHIÃ CHỦNG TỘC VÀ NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA NÓ
1. Chủ nghĩa chủng tộc - nguồn gốc xuát hiện.
Khá nhiều học giả tư sản chia loài người thành “chủng tộc hạ đẳng” và
“chủng tộc thượng đẳng”, đó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ cho rẳng, những
dân tộc thuộc chủng tộc thượng đẳng có khẳ năng phát triển về mọi mặt nhất là
phát triển về trí tuệ. Còn các dân tộc thuộc chủng tộc hạ đẳng được xem là hèn
kém dốt nát phải nhờ vào sự khai hóa của thượng đẳng và vĩnh viễn phụ thuộc vào
họ. Theo họ, người da trắng thuộc chủng tộc “hoàn mỹ”, ngôn ngữ của họ là hoàn
hảo còn người da mầu phát triển chưa ổn định, chưa hoàn chỉnh, chưa đạt đến trình
độ người chân chính thực sự. Họ còn cho rằng: chủng tộc là những nhóm người
cách biệt nhau rất lớn vì những sự khác nhau giữa họ đã xuất hiện từ nguồn gốc và
cứ di truyền mãi mãi, vĩnh viễn, bất di bất dịch, không thay đổi do một ảnh hưởng
bên ngoài nào. Bởi vậy mà không một sự cải tạo nào có thể biến chủng tộc “hạ
đẳng” thành chủng tộc “thượng đẳng”, làm giảm bớt khoảng cách giữa các chủng
tộc. Nếu như cần thiết phải bảo vệ các dân tộc “thượng đẳng" và nền văn minh của

nó thì sự hi sinh các dân tộc hạ đẳng là tất yếu.
Trong xã hội lòai người, từ thời cổ đại đã xuất hiện có sự bất bình đẳng giữa
các chủng tộc và có áp bức những tập đoàn chậm tiến. Từ khi chủ nghĩa tư bản ra
đời, những thành kiến phân biệt chủng tộc mới được xây dựng thành hệ thống lý
luận, thành một thứ chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa chủng tộc. Nền thống trị của giai
cấp tư sản được thành lập trên toàn thế giới bằng sự chinh phục và thôn tính các
nước, nô dịch tàn sát tiêu diệt các dân tộc da vàng, da đen nên chủ nghĩa tư bản
thực dân đều lấy chủ nghĩa chủng tộc làm cơ sở lý luận. Thực tế, trong thế kỷ XVI,
thực dân Tây Ban Nha đã tiến hành tiêu diệt người dân bản địa châu Mỹ, họ cho
rằng: “Khỉ kém người như thế nào thì người da đỏ kém người Tây Ban Nha thế
Đỗ Thị Lý
19
Bài tập điều kiện
đấy”. Thế kỷ XX chùm phát xít thế giới Hitle, kẻ cầm đầu trong việc gây ra đại
chiến thế giới thứ 2 đã nói: “Giữa các chủng tộc thương đẳng và chủng tộc hạ
đẳng, có khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa loài người ở giai đoạn phát triển
thấp và khỉ ở giai đoạn cao”.
Như vậy, chủ nghĩa chủng tộc có mục đích bênh vực và duy trì tình trạng bất
bình đẳng giữa các chủng tộc có lợi cho chủng tộc gọi là “thương đẳng”. Làm cơ
sở cho những luận cứ chủng tộc chủ nghũa là những thuyết: Thuyết nhiều nguồn
gốc phát sinh, thuyết nhiều trung tâm xuất hiện của loài người, thuyết quyết định
luận… Những thuyết này đều hoàn toàn sai lầm và phản khoa học, tuy nhiên trong
lịch sử chủ nghĩa chủng tộc với cả một hệ thống lý luận đã ảnh hưởng sâu xa và
gây tác hại lớn đến nhiều ngành khoa học xã hội nhất là sử học, dân tộc học, khảo
cổ học, địa lý học…
2. Chủ nghĩa chủng tộc ở một số quốc gia trên thế giới.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ ra rẳng khi xã hội phân chia
thành giai cấp đã có mầm mống của chủ nghĩa chủng tộc.
-Thời cổ đại: Các dân tộc chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chinh phạt đều
tự cho mình là thuộc chủng tộc thượng đẳng và xem dân tộc bị trị là hạ đẳng.

-Trong xã hội nô lệ: Có những ghi chép biện hộ cho giai cấp chủ nô có quyền
đàn áp bóc lột nô lệ.
-Trong xã hội phong kiến: Thuyết chủng tộc mang màu sắc mới, các quốc gia
phong kiến có thuyết dòng mắu cao quý với giai cấp thống trị.
-Trong xã hội tư bản: Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt phát triển, ở giai đoạn này
nó đã trở thành học thuyết hoàn chỉnh biện hộ cho chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
đế quốc, phục vụ cho việc bóc lột và tước đoạt. Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt thịnh
hành ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ thế kỷ XVIII, XIX.
+ Ở Anh: Thuyết nhiều trung tâm được nhiều học giả ủng hộ. Từ 1879
Lorensơ đã cho rẳng: “Cư dân da đen gần gũi với loài vượn hơn cư dân
thuộc các chủng tộc khác”.
+ Ở Pháp: Vào cuối thế kỷ XIX, Gôbinô đã cho xuất bản cuốn sách
“Bàn về sự bất bình đẳng của các chủng tộc” chứng minh có chủng tộc
Đỗ Thị Lý
20
Bài tập điều kiện
thượng đẳng đó là người Ariăng da trắng, cho rằng nền văn minh lớn bị hủy
hoại vì có sự pha trộn giữa người Ariăng với các chủng tộc hạ đẳng.
+ Ở Đức: Thuyết chủng tộc phát triển sâu rộng. Từ năm 1786 nó đã
được giảng dạy trong các trường đại học. Học thuyết này đã trở thành cơ sở
lý luận cho bọn Đức quốc xã gây ra chiến tranh tàn khốc sau này. Chủ nghĩa
phát xít Đức chia loài người thành 2 chủng tộc: thượng đẳng và hạ đẳng.
Theo họ hạ đẳng hoàn toàn không có đủ điều kiện để phát triển và sinh ra để
làm nô lệ. Thượng đẳng con cháu của người Ariăng là dân tộc văn minh sinh
ra để thống trị dân tộc khác.
+ Ở Mỹ: Thuyết chủng tộc mang nhiều màu sắc tinh vi hịên đại.
Trường phái “Tâm lý chủng tộc” phục vụ cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn
Mỹ, đàn áp dân lao động, chống thổ dân Anhđiêng và người da đen.
+ Ở châu Phi: Apácthai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách triệt
để ở Nam Phi, ở bất cứ đâu và trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

3. Phê phán chủ nghĩa chủng tộc.
Các công trình khoa học nghiêm túc đã chứng minh một cách không thể chối
cãi được về sự bình đẳng của nhân loại: Giữa các chủng tộc không có sự khác nhau
lớn về thể chất và tâm lý, vì thế không có cơ sở khoa học để phân chia các chủng
tộc về phương diện sinh vật học. Quá trình hình thành các chủng tộc đó đã chỉ ra:
-Mọi chủng tộc đều có khả năng phát triển kinh tế, văn hóa như nhau
-Các chủng tộc loài người hiện nay đều có cùng nguồn gốc, ngang nhau về
mức độ tiến hóa sinh học.
-Các chủng tộc loài người là kết quả của sự thích nghi với điều kiện sống.
-Không có chủng tộc nào là không pha máu nhiều thành phần chủng tộc
khác nhau.
Chủ nghĩa chủng tộc cho rằng có những chủng tộc “thượng đẳng” thuần túy
có dòng máu tinh khiết là điều bịa đặt vô căn cứ. Về phương diện sinh học không
có cơ sở khoa học nào để phân chia như vậy. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác
đã chứng minh rằng sự khác biệt về chủng tộc không gắn liền với sự phát triển của
xã hội loài người. Những người theo chủ nghĩa chủng tộc đã phủ nhận quy luật
Đỗ Thị Lý
21
Bài tập điều kiện
phát triển của xã hội khi lấy dấu tranh giữa các chủng tộc thay cho đấu trnh giai
cấp làm động lực phát triển của xã hội.
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy củng với thời gian phát triển hỗn chủng
càng được đẩy mạnh. Các chủng tộc pha trộn lẫn nhau đã hành thành nên các
chủng tộc mới, đây cũng chính là yếu tố hợp nhất các chủng tộc. Ngay trong một
dân tộc cũng hình thành nhiều loại hình nhân chủng. Mác và Anghen đã chỉ ra sự
khác biệt phải được và sẽ được loại trừ trong quá trình phát triển của lịch sử nhân
loại.
Trên thế giới tất cả các tộc người hiện đại ngày nay đều có tổ tiên từ vượn và
người vượn và có một quãng đường tiến hóa như nhau. Không có một chủng tộc
nào thiếu năng lực sáng tạo. Nhiều nền văn minh cổ đại rực rỡ đều do người da

màu tạo ra như nền văn minh sông Nin, sông Ấn, sông Hằng… Thời trung cổ khi
các quốc gia châu Phi mới hình thành thì ở châu Phi đã có nhiều nền văn hóa rực
rỡ. Nhiều nền văn minh thế giới đã bị tiêu diệt, hoang tàn là do tôi ác của thực dân
da trắng. Sự tồn tại dân tộc lạc hậu hay hiện đại chỉ là hậu quả của lịch sử áp bức
giai cấp và áp bức dân tộc.
Sự khác nhau về đặc điểm hình thái hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định
đối với dời sống con người. Tát cả các chủng tộc đều có khả năng như nhau trong
việc chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội và sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, văn hóa.
Cấu tạo bộ óc chân tay, cũng như các đặc điểm sinh lý ở các chủng tộc đều giống
nhau.
Trong thời đại hiện nay, khi hệ thống thuộc địa tan rã thì nguồn gốc phát
triển các chủng tộc đã được làm sáng tỏ. Chủ nghĩa chủng tộc đã bị phê phán, các
dân tộc bị coi là thấp kém phải làm nô lệ đã vươn lên xây dựng đất nước mình
ngày càng giầu đẹp. Điều này là một minh chứng rõ rệt chứng minh chủ nghĩa
chủng tộc là hoàn toàn sai lầm, thiếu cơ sở khoa học.
Mặc dù khác nhau về đặc điểm, về cơ thể, về ngôn ngữ, tôn giáo nhưng trên
thế giới hiện nay không có chủng tộc nào là không cao quý, không có chủng tộc
nào là thuần khiết. Mọi chủng tộc đều bình đẳng và có những quỳên lợi như nhau.
Đỗ Thị Lý
22
Bài tập điều kiện
Phân biệt chủng tộc chỉ là “một trở ngại lớn về tư tưởng đối với sự tiến bộ loài
người”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các chủng tộc trên thế giới đều bình đẳng - Hoàng Thiếu Sơn-NXBKH
2. Dân tộc học đai cương -Lê Sĩ Giáo-NXBGD
3. Các chủng tộc loài người- Nguyễn Quang Quyền_NXBKHKT
2. Nhập môn địa lý nhân văn- GS.TS Lê Thông
Đỗ Thị Lý
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×