Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

5 thực phẩm ít chất béo và cholesterol docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.73 KB, 6 trang )

5 thực phẩm ít chất béo và cholesterol

Tăng mỡ trong máu còn gọi là tình trạng rối loạn lipit máu. Các loại lipit trong cơ
thể bao gồm: triglyceride, phospholipid và cholesterol. Có 10% triglyceride được
tổng hợp ở gan và mô mỡ, 90% còn lại có nguồn gốc từ thức ăn. Cholesterol có
hai nguồn gốc: 30% ngoại sinh từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và 70% nội
sinh do gan tổng hợp. Cholesterol trong máu bao gồm: VLDL, IDL, LDL và HDL,
trong đó chỉ cần quan tâm hai loại chính là LDL và HDL. LDL-cholesterol cung
cấp cholesterol cho các mô, khi LDL tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch,
do đó LDL được xem là cholesterol xấu. HDL-cholesterol đóng vai trò chính trong
chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mạch máu, do đó được xem là cholesterol
tốt, có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Những mảng cholesterol khi lững lờ trôi trong mạch máu của chúng ta, gặp nơi
thích hợp sẽ lắng đọng, bám vào thành của các mạch máu. Những mảng xơ vữa
này ngày càng nhiều làm cho thành mạch máu trở nên cứng, giòn, mất tính đàn hồi
mềm dẻo và gây hẹp lòng mạch máu, làm dòng máu chảy yếu, giảm nuôi dưỡng
các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan. Quan
trọng nhất là mạch máu não, tim, thận… bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ. Máu chảy yếu làm tim phải cố gắng co bóp để thắng sức cản của mạch máu
bị xơ vữa, lâu dần có thể dẫn đến cao huyết áp và suy tim. Mạch máu não bị xơ
vữa trở nên giòn và dễ vỡ trong cơn cao huyết áp, cũng dễ bị tắc nghẽn bởi mảng
xơ vữa làm não thiếu máu nuôi, gây những cơn tai biến bất kỳ. Mạch vành nuôi
tim nếu bị xơ vữa sẽ gây những cơn thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn
đến tử vong. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là một triệu chứng trong hội chứng
chuyển hoá với nguy cơ cao huyết áp, béo bụng và tăng đường huyết (tiểu đường).
Vậy,
Làm thế nào để lựa chọn những thực phẩm ít chất béo để có thể loại bỏ nguy cơ
làm tắc nghẽn động mạch, đau tim hoặc đột quỵ trong chế độ ăn uống đây?
Cholesterol và chất béo trong
thực phẩm có thể góp phần vào việc nâng cao mức
độ cholesterol trong


cơ thể của bạn.
Trong khi bạn cần một số cholesterol để cho cơ thể hoạt động tốt, thì quá nhiều
các chất béo có thể làm tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc
đột quỵ. Với một chế độ ăn uống khoa học ít chất béo, đồng thời
tập thể dục
thường xuyên và bỏ hút thuốc lá có thể giúp bạn duy trì cholesterol ở mức ổn định
và có một cơ thể khỏe mạnh.
Rau xanh Theo nghiên cứu của Đại học South Carolina chỉ ra rằng, cholesterol
chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm động vật: cá, thịt và sữa. Rau quả không
chứa cholesterol và hầu hết các loại rau có chứa rất ít hoặc không có chất béo.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến cáo một người tiêu thụ 2.000 calo, mỗi
ngày nên ăn 2 ½ chén rau hoặc nhiều hơn thế. Bạn có thể lựa chọn rau tươi hoặc
rau đông lạnh, nếu sử dụng các loại rau đóng hộp, hãy lựa chọn loại rau có natri
thấp.
Trái cây
Trái cây tự nhiên hầu hết không chứa cholesterol và chất béo. Ví như ô liu và bơ
có chứa chất béo chưa no. Những chất béo này có thể giúp tăng mức độ HDL hay
còn gọi là cholesterol tốt chocơ thể loại bỏ LDL hay còn gọi là cholesterol xấu.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến khích mọi người nên ăn 2 loại trái cây
hoặc nhiều hơn số lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Hầu hết các loại cá ít chất béo và cholesterol. Động vật có vỏ có chứa cholesterol
nhiều nhất, nhưng vẫn ít hơn thịt đỏ, và chúng rất ít chất béo. Cá cũng chứa nhiều
axit béo cần thiết như axit Omega 3 – giúp tăng mức độ cholesterol tốt.

Hội Liên hiệp
Tim mạch Hoa Kỳ khuyến khích mọi người nên ăn cá ít nhất hai lần
một tuần. Món cá nướng hay cá bỏ lò sẽ có lượng chất béo nhỏ hơn các công thức

nấu ăn khác.
Ngũ cốc
Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Massachusetts, giống như các sản
phẩm thực vật khác, ngũ cốc không chứa cholesterol.

Hãy sử dụng các loại ngũ cốc như gạo lức, bột mì và bột yến mạch bởi chúng chứa
rất nhiều chất xơ có thể giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể của bạn.
Đậu
Đậu có thể được sử dụng để thay thế cho thịt tại một số bữa ăn, cho dù được chế
biến như món ăn chính (đậu nướng hoặc súp đậu, chả thực vật (chả chay)).

Đậu cung cấp chất xơ và ít chất béo, hàm lượng protein tương đối cao và không
chứa cholesterol. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, hãy sử dụng đậu trong các
bữa ăn của bạn cùng với các gia vị, hành, tỏi và ớt thay vì bổ sung thêm chất béo.
Theo YTT ( Theo Livestrong)

×