Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Ôn tập văn học 10 part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.2 KB, 31 trang )

Một tiếng kêu vang lanh cả trời.
Phan Võ dịch
Tác giả
Không Lộ Thiền sư (?- 1119) là Phật danh, họ Dương, quê ở Nam Định, vùng biển. Đức
trọng tài cao, tên tuổi gắn liền
với nhiều giai thoại nhà chùa và hai bài tứ tuyệt: "Ngôn hoài", "Ngư nhàn".
Chủ đề
"Ngôn hoài"- giãi bày nỗi lòng của vị Thiền sư - thi sĩ - tình yêu đời chan hoà với tình
yêu quê hương, yêu thiên nhiên tạo
vật.
Phân tích
Hai câu đầu nói lên niềm vui dào dạt "suốt ngày vui", đó là "dã tình", là mối tình quê
nhà, đồng ruộng, núi rừng. Vui vì
chọn được "kiểu đất long xà" rất đẹp, rất thích để làm nhà. Niềm vui ấy bình dị như mọi
người. Không Lộ tuy là một vị Thiền
sư nhưng không thoát tục, vui niềm vui bình dị, yêu tình yêu quê hương.
Hai câu 3, 4 thể hiện khí phách và sự chan hoà của nhà thơ giữa thiên nhiên cao rộng,
trèo thẳng lên đỉnh núi cao rồi kêu
lên một tiếng thật to và dài trấn động cả bầu trời, vũ trụ. Chữ dùng thật hay, biểu lộ một chí
khí. Một tâm thế hào hùng, kỳ lạ :
"Hữu thì trực thượng cô phong đính,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư"
Đọc thêm
Ngư nhàn
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên.
Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên.
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.
Không Lộ Thiền sư
Cảnh thanh nhàn của ngư ông
Mây xanh nước biếc muôn trùng,


Dâu chen khói toả một vùng thôn quê.
Ô ng chài giấc ngủ đang mê,
Quá trưa tỉnh dậy tuyết che đầy thuyền.
Đinh Văn Chấp dịch
(Tạp chí Nam Phong 1927)
Tụng giá hoàn kinh sư
Trần Quang Khải
Doạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang sơn
Phò giá về kinh
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Trần Kim Trọng dịch
(Việt Nam sử lược)
Tác giả
Trần Quang Khải (1241 - 1294) là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến
(lần thứ 2 và lần thứ 3) đánh thắng
giặc Nguyên – Mông. Học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao. Ông có tập
thơ "Lạc đạo", nổi tiếng nhất là bài
thơ "Tụng giá hoàn kinh sư"
Xuất xứ chủ đề
1. Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toạ Đô tại Hàm Tử quan. Tháng 6/1285,
Trần Quang Khải đại phá giặc
Nguyên Mông tại Chương Dương độ, tiến lên giải phóng Thăng Long. Bài thơ "Tụng giá
hoàn kinh sư "được viết sau chiến
thắng Chương Dương độ.

2. Bài thơ biểu lộ niềm tự hào, niềm vui thắng trận và nói lên khát vọng đem tài trí xây
dựng đất nước thanh bình
bền vững muôn đời.
Phân tích
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Hai câu đầu bình đối như hai trang kí
sự chiến trường. Vị ngữ "đoạt
sóc" (cướp giáo) và "cầm Hồ" (bắt giặc Mông Cổ) được đặt ở đầu câu, thể hiện hai thế
đánh, hai cú đánh liên tiếp giáng
xuống đầu giặc với sức mạnh "Sát Thát" của tướng sĩ thời Trần. Chương Dương độ và Hàm
Tử quan, hai địa danh, hai chiến
công đã được ghi vào sử sách và thơ ca dân tộc trở nên trường tồn, chói lọi:
"Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan "
Câu thơ như một bản tin chiến sự, có một sức nén và vang xa, dạt dào tự hào. Phải là
người tham dự, chỉ huy trận đánh
mới viết hàm súc và đĩnh đạc, hào hùng như vậy.
Hai câu cuối, một ý thơ mới xuất hiện. Trong khói lửa chiến trường, trong niềm vui chiến
thắng giải phóng kinh thành Thăng
Long trên đống tro tàn do lũ giặc gây ra, nhà thơ nghĩ đến nhiệm vụ mới:
"Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Trước mắt mọi người, từ vua tôi, tướng sĩ đến trăm họ, toàn dân, ai ai cũng phải đem tài
trí sức lực, của cải (trí lực) để xây
dựng giang san đất nước bền vững trong thanh bình đến muôn đời. Nhãn quan chính trị của
Trần Quang Khải vô cùng sáng
suốt. Câu thơ trên có ý nghĩa thời sự đối với chúng ta hiện nay.
Tóm lại, "Tụng giá hoàn kinh sư" là bài thơ kiệt tác. Bản dịch của tác giả Trần Trọng
Kim rất đặc sắc.
Thuật hoài
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Phạm Ngũ Lão
Tỏ lòng
Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Trần Trọng Kim dịch.
(Việt Nam sử lược)
Tác giả
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) quê ở làng Phù Ủng, Hải Dương. Là danh tướng thời Trần
trăm trận trăm thắng, văn võ toàn
tài. Còn lưu lại hai bài thơ "Thuật Hoài" và "Vân thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại
Vương".
Chủ đề
Bài thơ "Thuật Hoài" nói lên chí khí và khát vọng công danh anh hùng của đấng nam nhi
trong thời loạn- khi Tổ
Quốc bị xâm lăng.
Lời bình
Cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ thơ đanh thép hùng hồn. Trong đạo quân mạnh như hổ báo,
chí khí lẫm liệt làm át, làm mờ cả
sao Ngưu trên bầu trời, thì người chiến sĩ thời Trần đã cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ giang
sơn. Ngọn giáo ấy mang tầm vóc
kì vĩ đo bằng kích thước non sông. Hình tượng người anh hùng "Sát Thát" được thể hiện
bằng ngôn ngữ tráng lệ, kì vĩ khác
nào người anh hùng thần thoại, người dũng sĩ trong sử thi xa xưa?
Người anh hùng thuở "Bình N guyên" nung nấu trong lòng, cháy bỏng tâm hồn niềm
khao khát: đánh giặc lập công để đền

ơn vua báo nợ nước. Mang nặng nợ công danh cũng là khát vọng anh hùng cao đẹp. Tự tin
và tự hào khi nhà thơ khẳng định.
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"
Bài thơ là khúc tráng ca của người anh hùng Phạm Ngũ Lão trăm trận trăm thắng. Cùng
với "Hịch tướng sĩ " (Trần Quốc
Tuấn), "Tụng giá hoàn kinh sư" (Trần Quang Khải) bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ
Lão sáng ngời Hào khí Đông - Á.
Tác giả
Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng Phủ, quê ở N inh Bình. Vốn là môn khách của
Hưng Đạo Vương. Dưới triều Trần
Anh Tông, Trần Dụ Tông, ông làm quan to trong triều. Lúc mất được truy tặng Thái bảo,
được thờ ở Văn Miếu.
Là bậc danh sĩ tài cao học rộng. Hiện còn để lại 4 bài thơ, 3 bài văn, nổi tiếng nhất là
"Bạch Đằng giang phú".
"Phú" là gì?
"Phú" nghĩa đen là bày tỏ, miêu tả, là thể văn xuôi có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục,
tính tình. Phú được chia làm hai
loại:
1. Phú cổ thể gọi là Phú lưu thuỷ, như một bài ca, hoặc một bài văn xuôi dài mà có vần.
2. Phú Đường luật là thể phú được đặt ra từ đời Đường vừa có vần vừa có đối, có luật
bằng trắc nghiêm nhặt.
Bố cục một bài phú gồm có 6 phần: 1, Lung; 2, Biện nguyên; 3, Thích thực; 4, Phu diễn;
5, Nghị luận; 6, Kết.
Cách đặt câu trong một bài phú gồm có các kiểu sau: Câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan,
câu cách cú, câu gối hạc.
Có hay chữ (tài giỏi), có tài hoa mới viết được phú. Cần hiểu thi pháp về phú mới cảm
nhận được cái hay của văn
chương, tư tưởng của phú và văn tế
Chủ đề

"Bạch Đằng giang phú" đã ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ từng ghi bao chiến công
oanh liệt của tổ tiên, biểu lộ niềm tự
hào về đất nước ta có "đất hiểm" có lắm anh hùng hào kiệt, để đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ
nền độc lập thanh bình bền vững.
Những nét lớn cần biết
1. "Bạch Đằng giang phú" được viết theo thể phú lưu thuỷ, có vần, tác giả sử dụng phép
đối nhiều chỗ. "Bài ca cuối bài
phú" là một sự sáng tạo. Nhân vật "khách" là nhân vật trữ tình - chính là nhà thơ.
2. Đoạn tả cảnh sắc Bạch Đằng giang hùng vĩ tráng lệ bằng cảm hứng thiên nhiên chan
hoà với cảm hứng lịch sử là
đoạn hay nhất:
"Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một mầu
Nước trời: một sắc
Phong cảnh: ba thu
Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gẫy
Gò đầy xương khô "
3. Bô lão xuất hiện cuộc đối thoại giữa "khách" và "bô lão" làm cho giọng điệu bài phú
từ cảm xúc trữ tình chuyển thành
anh hùng ca. Nhà thơ tái hiện lại cảnh tượng chiến trường một thời oanh liệt - trận thuỷ
chiến trên sông Bạch Đằng:
"Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã.
Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.
Đương khi ấy
Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới.
Tì hổ ba quân.
Giáo gươm sáng chói

Trận đánh thư hùng chửa phân,
Chiến luỹ Bắc, Nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi
( ) Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi"
4. Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng khác nào trận Xích Bích, trận Hợp Phì trong Bắc
sử. Nhà thơ tự hào khẳng
định và ngợi ca:
"Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc điện an
( ) Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi Đại Vương coi thế giặc nhan "
5. Bài ca về sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng hùng vĩ, là mồ chôn quân xâm lược:
"Sông Đằng một giải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông."
Bài học giữ nước là bài học "đức cao" đó là lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết chống
xâm lăng. Ý tưởng sâu sắc, tiến
bộ:
"Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao."
Tổng kết
"Bạch Đằng giang phú" là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Ngôn ngữ tráng lệ. Dòng
sông hùng vĩ, hiểm trở. Dân tộc anh
hùng có nhiều nhân tài hào kiệt. Nhà thơ thể hiện những tư tưởng sâu sắc tiến bộ về vinh và
nhục, thắng và bại, tiêu vong
và trường tồn, đất hiểm và đức cao Đó là bài học lịch sử sáng giá đến muôn đời.
Có những câu văn như một châm ngôn khẳng định một chân lí lịch sử.
"Những người bất nghĩa tiêu vong

N ghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh"
Cuộc đời Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
Là con của Nguyễn Phi Khanh,
cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc
Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc
bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang.
- Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở
thành vị quân sư "viết thư thảo
hịch tài giỏi hơn hết một thời".
- Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh
chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên
của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm
pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn.
Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước.
- Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464,
vua Lê Thánh Tông mới minh
oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá.
Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa"Bình N gô", văn võ toàn tài.
Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi
1. "Quân trung từ mệnh tập".
- "Bình Ngô Đại Cáo"
"Dư địa chí " "Lam Sơn thực lực"
"Phú núi Chí Linh", "Q uốc âm thi tập", "Ức Trai thi tập",
- v.v
2. Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi.
a) Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân sâu sắc
- Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt) tiêu diệt quân tàn bạo hại nước hại dân (trừ
bạo), đem lại yên vui, hạnh
phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
- Sức mạnh nhân nghĩa là sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đó là
"Đại nghĩa" (nghĩa lớn vì nước vì
dân), là lòng "chí nhân" (thương người vô hạn):
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo"
- Lòng căm thù giặc sôi sục, quyết không đội trời chung với quân "cuồng M inh":
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống
- Tư tưởng nhân nghĩa của Ức Trai luôn luôn gắn liền với lòng "trung hiếu" và niềm "ưu
ái" (lo nước, thương dân).
"Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen"
(Thuận hứng - 24)
"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông"
(Thuật hứng - 5)
b) Văn thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thắm thiết đối với thiên nhiên, đối với quê
hương, gia đình.
- Yêu thiên nhiên:
+ Yêu cây cỏ hoa lá, trăng nước mây trời, chim muông
"Hái cúc ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạt nguyệt, tuyết xâm khăn"
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
"Cò nằm, hạc lẩn nên bầy bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con"
+ Yêu quê hương gia đình:
" Ngỏ cửa nho, chờ khách đến

Trồng cây đức, để con ăn"
"Nợ cũ chước nào báo bổ
Ơn thầy ơn chúa liễn ơn cha"
"Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong nội, cá trong ao"
+ Yêu danh lam thắng cảnh.
"Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rủ mành"
(Đề chùa Hoa yên, núi Yên Tử)
"Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng,
Muôn hộc xanh om tóc mượt màu"
(Vân Đồn)
"K ình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáp gươm chìm gẫy bãi bao tầng"
(Cửa biển Bạch Đằng)
c) Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.
"Một tầm lòng son ngời lửa luyện.
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng"
"Nước biển non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu".
"Say minh nguyệt, chè ba chén
Thú thanh phong, lều một gian "
"Sách một hai phiên làm bậu bạn.
Rượu năm ba chén đổi công danh"
3. Nghệ thuật
- Văn chính luận như "Bình Ngô Đại Cáo" thì hùng hồn, đanh thép, sắc sảo, đúng là tiếng
nói của một dân tộc chiến
thắng, một đất nước có nền văn hiến lâu đời.
- Thơ chữ Hán hàm súc, tinh luyện, thâm trầm. Thơ chữ Nôm bình dị mà tài hoa, thiết tha
đằm thắm. Thơ thất ngôn xen

lục ngôn là một dấu ấn kì lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc.
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá vĩ đại, là đại thi hào dân tộc. Nguyễn Trãi
còn là ông tiên ở trong lầu ngọc
mà tâm hồn lộng gió thời đại. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước, tự hào
dân tộc.
Xuất xứ
Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá,
Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là
Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân
dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ
cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo "Bình Ngô Đại cáo". Nó là một
luận văn chính trị, quân sự,
đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn"
Chủ đề
"Bình Ngô đại cáo" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê
tởm của quân "cuồng Minh", ca
ngợi những chiến công oanh liệt thuở "Bình Ngô", tuyên bố đất nươc Đại Việt bước vào kỷ
nguyên mới độc lập, thái bình bền
vững muôn thuở.
Phân tích
1. Đại Việt là một đất nước có truyền thống nhân nghĩa cao đẹp.
a) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, đem "quân điếu phạt" để tiêu diệt
quân cường bạo, vì độc lập của
nước, vì sự yên vui hạnh phúc của nhân dân:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
b) Nguồn gốc của nhân nghĩa Đại Việt là nền văn hiến lâu đời. Đâu phải "N am man" là
"man di mọi rợ". Như bọn
hoàng đế phương Bắc thường láo xược phán truyền. Trái lại, Đại Việt là một quốc gia "vốn
xưng nền văn hiễn đã lâu". Nền

văn hiến ấp hợp thành bởi các nhân tố:
- Có núi sông bờ cõi "đã chia", đã " định phận tại Thiên thư".
- Có thuần phong mĩ tục.
- Có nền độc lập vững bền: "Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập", "hùng cứ một
phương".
- Lắm nhân tài hào kiệt.
- Có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm, có những trang sử vàng chói lọi từng làm
cho "Lưu Cung thất bại", "Triệu
Tiết tiêu vong", "bắt sống Toa Đô", "giết tươi Ô mã".
2. "Bình Ngô đại cáo" là bản cáo trạng đanh thép, đầy căm thù tội ác quân "cuồng
Minh". Tác giả đứng trên
quan điểm nhân nghĩa mà lên án quân xâm lược.
- Giặc Minh tàn sát dã man nhân dân ta:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ"
- Tàn phá môi trường môi sinh, bóc lột vơ vét thậm tệ:
"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"
- Bắt dân ta xuống bể mò ngọc trai, lên rừng bẫy hươu đen gây ra bao thảm cảnh. Bọn
thái thú, bọn tướng tá Thiên triều
như một lũ quỷ khát máu vô cùng ghê tởm: "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no
nê chưa chán!".
Tội ác của giặc Minh chồng chất như núi, đầy mưu mô xảo quyệt "dối trời, lừa dân gây
binh, kết oán". Một cách nói thâm
xưng đầy căm thù, ám ảnh:
"Dơ bẩn thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Độc ác thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?"
Từ xưa tới nay, chưa có nhà văn nào viết cụ thể mà khái quát tội ác xâm lược đối với

nhân dân ta như Nguyễn Trãi.
3. Nguồn sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt:
a. Lãnh tụ nghĩa quân là một anh hung xuất chúng:
"Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
( ) Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều".
b. Sức mạnh của lòng căm thù giặc và tinh thần đại đoàn kết dân tộc để chiến thắng
quân xâm lược:
- “Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống"
- "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào".
4. Quá trình phản công và toàn thắng:
a. Nguồn gốc của chiến thắng là sức mạnh nhân nghĩa:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy trí nhân để thay cường bạo"
b.Trận đầu thắng lớn, giáng sấm sét vào đầu lũ xâm lăng:
"Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay"
c. Giải phóng miền rộng lớn đất nước:
"Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về".
d. Quân ta càng đánh càng thắng to. Giặc Minh bị giáng những đòn chí mạng! Máu giặc
chảy thành sông thây
chết đầy nội.
"N inh K iều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tụy Động thây chết đầy nội, nhơ để ngàn năm".
e. Viện binh giặc bị tiêu diệt: Liễu Thăng "cụt đầu", bá tước Lương Minh "đại bại từ
vong", thượng thư Lý Khánh cùng

kế tự vẫn, Đô đốc "Thôi Tụ" lê gối dâng tờ tạ tội, thượng thư Hoàng Phúc "trói tay để tự xin
hàng". Cánh quân Vân Nam bị
đánh "vỡ mật", quân Mộc Thạnh "xéo lên nhau để chạy thoát thân". Cảnh tượng chiến
trường vô cùng rùng rợn, thảm đạm:
"Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường,
Xương Giáng, Bình Than máu hôi đỏ
Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc,
Thành Đan Xá thây chất đầy núi cỏ nội đầm đìa máu đen"
f. Giặc Minh bị hoàn toàn thất bại thảm hại. Viện binh "hai đạo tan tành"; Quân giặc các
thành "cởi giáp ra hàng”. Lũ
tướng tá Thiên triều và hàng chục vạn giặc bị bắt làm tù binh, hoặc đầu hàng đã bị tha tội
chết, được đối xử nhân đạo:
"Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách
lạc.
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
- Quá trình phản công là một quá trình vươn dậy của cả dân tộc với sức mạnh vỡ bờ, bất
khả chiến thắng. Ngôn ngữ tráng
lệ, giọng văn mang âm điệu anh hùng ca:
" Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông cũng cạn,
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông "
5. Lời tuyên bố :
- Ngàn năm, vết nhục nhã sạch làu.
- Trời đất, tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ là nguyên nhân chiến thắng.
- Sự nghiệp "Bình N gô" là chiến công "oanh liệt ngàn năm"
- Đại Việt bước vào một kỷ nguyên mới: độc lập và thái bình vững chắc:
" Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới,
Muôn thưở nền thái bình vững chắc"

Tổng kết
1." Bình Ngô đại cáo" được viết theo thể "cáo" lối liền ngẫu loại chính luận, dùng cho
nhà vua để tuyên bố những vấn đề
trọng đại cho toàn dân biết. " Bình Ngô đại cáo" vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến
mười năm chống giặc minh vừa là
lời tuyên ngôn độc lập, hoà bình.
2. Lập luận đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ tráng lệ. "Bình Ngô đại cáo" dào
dạt tinh thần yêu nước, là áng "thiên
cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.
Bảo kính cảnh giới - 43
Nguyễn Trãi
Rồi bóng mát thuở cảnh trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương
Thạnh lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồn liên trì đã tịn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng.
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Xuất xứ
"Quốc âm thi tập"của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ Nôm, trong đó có nhiều bài bát
cú, thất ngôn xen lục ngôn. Chùm
thơ "Bảo Kính cảnh giới" gồm có 61 bài trong "Quốc âm thi tập". Đây là bài 43. Nguyễn
Trãi viết bài thơ này khi ông đã về
Côn Sơn ở ẩn.
Chủ đề
Bài thơ nói lên niềm vui trước cảnh mùa hè và nỗi ước mong của bài thơ.
Phân tích
1. Niềm vui trước cảnh mùa hè
Đã thoát khỏi vòng danh lợi về sống giữa làng quê. Niềm vui nhàn hạ được "hóng mát"

được ngắm cảnh sắc mùa hè, thích
thú trước màu "lục" của tán hoè, trước sắc đỏ của hoa thạch lựu ngoài hiên, trước sen hồng
trong ao. Vui với niềm vui của bà
con làng chài, vui vì tiếng ve ngân như tiếng đàn cầm. Vui trong hoà điệu "lao xao" và
"dắng dỏi" của khúc nhạc đồng quê sớm
sớm chiều chiều.
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Nhà thơ giầu tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương. Một con người yêu đời và ham
sống. Màu sắc, âm thanh trong
vần thơ cho thấy cái thú vị đồng quê đáng yêy vô cùng.
2. Nỗi ước mong
"Dẽ có Ngư Cầm đàn một tiếng.
Dân giàu dù đủ khắp đòi phương"
Nhờ thơ tâm sự: hãy để cho ta có cây đàn thần của vua Thuấn, ta đàn lên một tiếng thôi,
thì dân khắp mọi miền, mọi nơi sẽ
giàu đủ no ấm, hạnh phúc. Niềm mong ước ấy hướng về nhân dân, lấy sự ấm no của nhân
dân làm niềm vui của mình. Trong
"Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi nói đến "yên dân", "để nhân dân nghỉ sức". Trong bài
"Tùng", ông cũng viết "Dành còn để
trợ dân này". Đó là tư tưởng lấy dân làm gốc.
3. Ngôn ngữ thơ thâm trầm, bình dị. Câu 1 câu 8 là câu "lục ngôn" một nét độc đáo của
thơ Nôm Ức Trai.
Cây Chuối
Nguyễn Trãi
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình như một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Xuất xứ

Trong " Quốc âm thi tập" có chùm thơ "Môn hoa mộc" hiện còn 34 bài nói về các loài
hoa như sen, mai, cúc, đào, hoè,
nhài các loại cây như thiên tuế, tùng, trúc, cây đa, cây mía, cây chuối phần lớn là thơ tứ
tuyệt thất ngôn xen lục ngôn.
Bài "Cây chuối" nằm trong chùm thơ "Môn hoa mộc" ấy.
Phân tích
- Câu 1, 2 (khai, thừa)
Cây chuối, vốn đã xanh tốt, từ buổi "bén hơi xuân", nó "tốt lại thêm". Chữ "bén", ta
thường nói: "bén lửa", "bén
duyên" (Thiếp bén duyên chàng có thế thôi - Hồ Xuân Hương). Thành ngữ "Quen hơi bén
tiếng". "Bén" nghĩa là "bắt
vào", "nhập vào", "dính vào". Cũng có nghĩa là "biết". Hơi xuân, khí xuân ấm áp đã làm
cho cây chuối thêm tươi tốt. Đó
cũng là xuân sắc, một cách nói đầy chất thơ.
Từ ngày "bén hơi xuân", đêm đêm cây chuối toả ra một hương thơm nồng nàn kì diệu.
Chuối không có hương. Có lẽ đó là
hương xuân, mà nhà thơ cảm nhận được. Câu thứ hai có nhiều cách hiểu. Buồng là buồng
chuối. Buồng chuối trông rất lạ, có
nhiều nải chuối, trái chuối chi chít (đầy). Xuân Diệu hiểu một cách phong tình. Buồng là
buồng khuê, buồng thiếu nữ, vì thế
mới toả ra hương thanh khiết, nồng nàn thâu đêm.
Có thể nói, 2 câu đầu tả cây chuối, buồng chuối, cũng là để nói về xuân sắc, xuân xức và
xuân hương của cây cỏ, của
tuổi xuân, của sức sống tuổi trẻ. Cách nói của Ức Trai rất non tơ, phong tình. Tả hoa nhài,
ông cũng viết:
"Môi son bén phấn dây dây,
Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay "
- Câu 3,4 (chuyển, hợp):
Câu 3 tả cái đọt chuối qua hình ảnh ẩn dụ "tình thư ". Cái đọt chuối màu xanh cẩm
thạch cuộn tròn (phong còn kín), đang

khẽ đung đưa trước làn gió xuân nhẹ. Gió được nhân hoá như một chàng trai đa tình
"Gượng mở xem" bức thư tình ấy
"Gượng mở" nghĩa là mở ra một cách nhẹ nhàng, trân trọng. Chữ "đâu" trong câu hỏi tu từ
như một lời nhắc nhở, đưa duyên.
Tả cái đọt chuối với cảm hứng xuân tình như vậy quả là thần diệu. Chỉ có thể trước hoặc sau
khi gặp ả bán chiếu gon ở Tây
Hồ, Ức Trai mới viết một phong cách tình như thế:
"Tình thư một bức phong mà kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem"
Tổng kết
Câu 2, câu 4 là hai câu lục ngôn. Bài "Cây chuối" là bài tứ tuyệt, thất ngôn xen lục ngôn.
Ngôn ngữ thơ hàm súc cho ta
nhiều liên tưởng thú vị. Các từ ngữ: "bén", "tốt lạ thêm", "đầy buồng lạ", "tình thư", "kín",
"gượng mở xem" kết hợp với nhau
thành một chỉnh thể, một hệ thống ngôn ngữ tạo nên vẻ đẹp ngôn ngữ văn chương và tính
biểu cảm của vần thơ. Tả cây chuối
mùa xuân mà thi sĩ gợi lên trong lòng người đọc cảm xúc và cảm nhận về sắc xuân, sức
xuân, tình xuân của tuổi trẻ.
Chất tài hoa, phong tình của thi sĩ Ức Trai vô cùng kì diệu. Và đó cũng là chất thơ, hồn thơ
đầy quyến rũ viết về hoa cỏ mùa
xuân.
Dục thuý sơn
Nguyễn Trãi
Hải khẩu hữu tiên san,
Tiền niên lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh trụy trần gian.
Tháp ảnh trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu bảo,

Bi khắc tiển hoa ban.
Núi Dục Thuý
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen.
Cảnh tiên rới cõi tục,
Mặt nước nổi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh toác huyền.
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo,
Bia khắc dấu rêu hoen.
Khương Hữu Dụng dịch.
Xuất xứ
1. Tên cũ là Băng Sơn, đầu thế kỷ thứ 14, Trương Hán Siêu đổi tên thành Dục Thuý
Sơn. Ngày nay gọi là núi Non Nước.
Dục Thuý Sơn - 600 năm về trước nằm trên cửa biển, nay biển đã lùi xa. Núi Non Nước
nằm bên bờ sông Đáy giữa thị xã
N inh Bình, là một danh lam thắng cảnh được nhiều thi sĩ vịnh cảnh đề thơ.
2. Bài "Dục Thuý Sơn" được Nguyễn Trãi viết bằng thơ ngũ ngôn bát cú, rút trong "Ức
Trai thi tập". Trong bản dịch thơ,
Khương Hữu Dụng vì để hiệp vần nên đã giao hoán hai câu 3, 4. Đó là điều cần biết trước
khi cảm nhận bài thơ.
Chủ đề
Bài thơ miêu tả núi Dục Thuý đẹp như cảnh tiên trên cửa biển, nhà thơ tới thăm núi mà
nhớ tới danh sĩ Trương Hán Siêu đời
Trần. Qua đó, tác giả nói lên lòng tự hào về núi sông mỹ lệ, tưởng nhớ đến công đức của
tiền nhân.
1. Hai câu "đề", Nguyễn Trãi giới thiệu Dục Thuý Sơn đẹp như non tiên nổi lên giữa cửa
biển. Cảnh đẹp quyến rũ nên
nhà thơ đã mấy phen tới thăm thú.
2. Bốn câu tiếp theo trong phần "thực" và "luận" đối nhau từng cặp một. Nhà thơ tạo nên

4 hình ảnh so sánh ẩn dụ để
miêu tả Dục Thuý Sơn là non tiên: N hư đoá sen nổi trên mặt nước. Như cảnh tiên rơi xuống
cõi trần.
Bóng tháp như chiếc trâm bằng ngọc xanh. Ánh sáng trên sông nước như chiếc gương soi
mái tóc xanh biếc. Trên núi có
chùa, có tháp nên mới tả, mới so sánh với trâm ngọc, với gương soi mái tóc xanh biếc. Trâm
và gương ấy là của tiên nữ nơi
non tiên. Cảnh đẹp thơ mộng, thần tiên. Bút tháp tài hoa lãng mạn. Thơ hàm súc, giàu hình
tượng:
"Liên hoan phù thủy thượng
Tiên cảnh trụy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn".
Câu 8 có "phù" (nổi) câu 4 đối lại "trụy" (rơi xuống); câu 5 là "trâm thanh ngọc", câu 6
lại có "kính thuý hoàn" thật là tương
ứng, hoà hợp. Yếu tố tưởng tượng tạo nên chất thơ tuyệt đẹp.
3. Hai câu kết thể hiện một tấm lòng đầy tình nghĩa. "Hữu hoài" là nhớ mãi. Chỉ nhắc lại
họ "Trương", tước hiệu "Thái bảo"
- một cách nói đầy kính trọng với Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần, người đã đổi tên
núi từ Băng Sơn thành Dục Thuý
Sơn, đã làm bài "Dục Thuý Sơn khắc thạch" và "Dục Thuý Sơn Linh Tế tháp kí". Nhìn bia
đá phủ rêu, Nguyễn Trãi nhớ đến
công đức tiền nhân. Hai câu thơ 10 từ chứa chan cảm xúc và tình nghĩa:
"Hữu hoài Trương Thiếu bảo,
Bi khắc tiển hoa ban"
Tổng kết
"Dục Thuý Sơn" là một trong những bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Ức Trai, thuộc đề tài
vịnh phong cảnh núi sông cẩm tú.
Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, nhớ công đức người xưa là cảm hứng chủ đạo của Ức Trai.

×