Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Ôn tập văn học 10 part 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.07 KB, 31 trang )

- Rừng thu từng biếc chen hồng"
(Câu 1520- Truyện Kiều)
Núi Vu, kẽm Vu ở Quỳ Châu mịt mờ khí thu (khí tiêu sâm). Cũng là một nét thu hiu hắt
buồn.
Hai câu đầu, hình ảnh ẩn dụ và nhân hoá với 2 cặp từ gợi tả (điêu thương, tiêu sâm). Đỗ
Phủ đã làm hiện lên một không
gian núi rừng mang một màu sắc buồn thương tàn tạ, hiu hắt. nguyễn Công Trứ đã thay vu
Sơn, Vu Giáp bằng 2 chữ "ngàn
non" cũng là một sự sáng tạo:
"Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà"
"Kẽm" là khoảng không gian giữa 2 vách núi kề nhau. "Từ điển phổ thông tiếng Việt Văn
Tân chủ biên giải thích: "K ẽm là
khe núi có sườn dốc đi được". Sách văn 10 giáo viên có gợi ý: "C âu thứ 3 tả riêng cảnh
kẽm Vu, và câu thứ tư tả riêng cảnh
núi vu. Căn cứ vào chữ "kẽm" như đã trình bày, chúng tôi không nghĩ phần "thực" bài thơ
"Thu hứng" này là như thế.
- Câu 3, 4 vẽ tiếp cảnh thu bằng hai hình ảnh vừa dữ dội vừa hoành tráng: Trên dòng
sông thu, những đợt sóng cuồn cuộn
vọt lên, vỗ lên tận lưng trời. Khắp cửa ải, mây từng lớp từng lớp đùn lên, sa sầm giáp mặt
đất. Hình tượng thơ kỳ vĩ, sóng và
mây đối nhau, cái hướng về trời cao, cái sa xuống đất để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Một
bức tranh thu nói về dòng sông và
con sóng, về cửa ải và mây, mang tầm vóc vũ trụ, hoành tráng.
"Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thương phong vân tiếp địa âm"
(Lưng trời sóng rợn, lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải ra).
Hai câu thơ này đã thể hiện sâu sắc những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ ở giai
đoạn cuối đời: "trầm uất và bi
tráng".


Tóm lại, phần đầu bài thơ, cảnh thu từ rừng phong đến Vu Sơn, Vu Giáp, từ dòng sông
sóng vỗ, đến cửa ải mây đùn - tất
cả đã gợi lên nỗi niềm, bao cảm xúc đối với kẻ tha hương.
2. Nỗi lòng thi nhân
Như ta đã biết, năm 759, Đỗ Phủ từ đời quan, dời nhà đến Tân Châu. Ông phải trải qua 7
năm trời lưu lạc (759-766).
Chùm "Thu hứng" 8 bài được viết vào mùa thu năm 766, tại Quỳ Châu. Ngày thu đến, đối
cảnh sinh tình, vừa thương đời,
vừa thương vợ con, thương mình gian truân, chìm nổi. Phần 2 bài "Thu hứng" này là nỗi
lòng u ẩn của tác giả.
Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa mang
tính hiện thực, vừa mang màu sắc
ước lệ tượng trưng, rất giàu chất chữ tình. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, màu thu này,
ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi
qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ". Đã
bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng
được về quê bằng một chiếc thuyền, những chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi
đất khách quê người: "Cô chu nhật
hệ cố viên tâm". Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú.
Lời thơ đẫm lệ:
"Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà"
Trời thu phương Bắc càng về chiều càng rét, nhất là những người luống tuổi, đang ốm
đau và phải sống xa quê như Đỗ Phủ
những năm cuối đời. Nghĩ đến chuyện may áo rét mà lòng thêm sầu thương. Hai chữ "dao
thước" (đao xích) trong câu 7 tả ít
mà gợi nhiều. Lúc hoàng hôn nơi thành cao Bạch Dế, tiếng chày đập vả dồn dập vang lên
(cấp mộ châm) nỗi lòng kẻ li hương
càng thêm thổn thức. Tiếng vọng của âm thanh đời thường đã rung lên trong lòng nhà thơ
bao cảm xúc bùi ngùi:

"Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm"
(" Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch chày vang bóng ác tà").
Kim Thánh Thán nhà phê bình văn học kiệt xuất đời Thanh viết: "K ẻ không biết thì bảo
"lưỡng khai" (nở hai lần) ấy là "tùng
cúc" (tùng: khóm, bụi cúc, hoa cúc) đâu biết rằng "lưỡng khai" ấy đều là "tha nhật lệ" (nước
mắt ngay sau). Kẻ không biết thì
bảo "cô chu" (chiếc thuyền lẻ loi) hà tất phải "nhật lệ" ấy chỉ là "cố viên tâm" (lòng nhớ
vườn xưa). Trên chữ "lệ" đặt chữ "tha
nhật", tuyệt diệu! Chỉ có chính mình ở cảnh đó thì mới biết được. Câu 7 nói "xứ xứ" (nơi
nơi) chính là tiên sinh "buộc lòng" (hệ
tâm) vào một nơi (nhất xứ). Bạch Đế Thành ở phía đông Quì Phủ; đây là nói gần để chỉ xa
vậy. Trong bụng nghĩ đến "dao
thước" (đao xích) trong nhà mà trong tai thì chỉ nghe thấy tiếng "châm" thành Bạch Đế,
khách xa nhà vì thế mà rất mực thê
lương.
Dưới "châm" mà hạ chữ "thành cao" liền thấy được là tai xa nghe, mắt xa trông nỗi khổ
của khách xa nhà vì đó mà rât mực
thê lương"
Tóm lại, nỗi lòng nhớ quê được biểu hiện một cách rất tinh tế, sâu sắc, cảm động bằng
nhiều thủ pháp nghệ thuật điêu
luyện. Cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, sự vật và con người, âm thanh và nỗi lòng, gần và
xa các chi tiết nghệ thuật đã đan
chéo vào nhau, hoà nhập vào nhau, để lại nhiều dư ba, chấn động trong lòng người đọc trên
một nghìn năm nay, nhất là đối
với những kẻ đã trải qua những năm dài li hương, nếm trải nhiều cay đắng.
Kết luận
1. Đỗ Phủ từng nói: "Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng
chịu thôi" Đọc bài "Thu hứng" này, ta

cảm nhận cái hay của áng thơ thất ngôn bát cú, mà mỗi câu, mỗi chữ đều mang cái "thần"
của nó, phô diễn cảnh và tình bằng
nhiều hình tượng cảm động. Rừng phong phương Bắc trong khí thu mờ, con thuyền lẻ loi
vườn xưa với những hàng lệ của kẻ
xa quê làm ta thổn thức và nhớ mãi.
2. Nỗi nhớ quê nhà, ước mơ được trở về vườn cũ, thăm ngôi nhà xưa nơi chôn rau cắt
rốn không chỉ là tình cảm riêng,
ước mơ riêng của Đỗ Phủ mà còn là tình cảm và ước mơ chung của hàng triệu con người
trong loạn lạc chiến tranh, xưa và
nay Vì thế, "Thu hứng"chan chứa tình đời có giá trị nhân văn tuyệt đẹp.
Hoàng lạc lâu
Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
N ghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày.
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buông lòng ai?
Tản Đà dịch

Tác giả và dịch giả
1. Thôi Hiệu (704-752) đỗ tiến sĩ, nổi tiếng là tài hoa, để lại khoảng 40 bài thơ, hay nhất
vẫn là những bài thơ vịnh cảnh.
"Hoàng Hạc lâu" là bài thơ kiệt tác của Thôi Hiệu. Tương truyền, thi tiên Lý Bạch đến vãn
cảnh Hoàng Hạc lâu, thấy thơ Thôi
Hiệu đề lên vách, ông tấm tắc khen và viết:
"N hãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu"
(Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng nói không được
Vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu)
2. Tản Đà (1889-1939) là nhà thơ nổi tiếng nhất những năm hai mươi của thế kỷ này, với
vốn Hán học uyên thâm, với hồn
thơ lãng mạn bay bổng, về phương diện dịch thơ Đường, ông vẫn là cây bút vô địch. Những
bài thơ Đường do Tản Đà dịch
đều đăng tải trên tạp chí Ngày nay và Tiểu thuyết thứ bảy. Tất cả có 84 bài, phần lớn dịch
thành thơ lục bát 70/84 bài. Ông
đã dịch: 38 bài của bạch Cư Dị, 14 bài của Lí Bạch: 4 bài của Đỗ Phủ, 28 bài của các nhà
thơ khác. Bài "Hoàng Hạc lâu"
của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ lục bát của Tản Đà, là bản dịch thơ hay nhất, thể hiện đẹp
nhất cái hồn Đường, điệu Đường kì
diệu.
Chủ đề
Bài thơ nói lên cảm xúc của thi nhân khi ngắm nhìn lầu Hoàng Hạc mà bâng khuâng về
huyền thoại, mà man mác buồn
nhớ quê hương.
Phân tích
1. Đề
Câu 1, 2 đối nhau xưa và nay, mất và còn, Hạc vàng đi đâu mất cùng tiên, nay chỉ còn lại
lầu Hoàng Hạc trơ trọi. Cảm
hứng huyền thọai dâng đầy, nỗi lòng thi nhân nhiều xúc động bâng khuâng:

"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ"
Nhà thơ vừa ngắm lầu Hạc Vàng, vừa tự hỏi mình. Có gì đó cứ xao xuyến, ngơ ngác bồi
hồi khi nhớ đến "tích nhân", nhớ
đến Phí Văn Vi trong huyền thoại.
2. Thực
Câu 3, 4 đối nhau giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái mất đi và cái đang còn hiển hiện,
giữa màu sắc của "Hoàng Hạc",
"bạch vân" giữa cái hữu hạn và cái vô hạn:
"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch Vân thiên tải không du du"
Về bằng trắc, thanh điệu có một sự phá cách độc đáo. Câu 3 có 6 thanh trắc như thắt lại,
nén lại, câu 4 có 3 tiếng "không
du du" - phù bình thanh, gợi tả âm điệu chơi vơi, tiếc nuối, ngẩn ngơ. Câu thứ 4, Khương
Hữu Dụng dịch rất hay:
"Mây trắng nghìn năm bay chơi vơi"
3. Luận
Cảnh đẹp được tả ở một điểm nhìn xa và rộng. Có dòng sông và bãi sông. Có Hán Dương
và Anh Vũ. Có hàng cây và bãi
cỏ. Có màu ánh sáng trên dòng sông, có màu xanh và hương thơm của bãi cỏ. Nhà thơ say
mê đứng lặng trên lầu cao ngắm
nhìn:
"Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non"
Hai câu trong phần "luận" cho ta biết Thôi Hiệu đến chơi lầu Hoàng Hạc vào một chiều
xuân đẹp, thanh bình. Cảm hứng
huyền thoại chan hoà với cảnh hứng thiên nhiên trữ tình tạo nên những vần thơ đẹp, phản
ánh một hồn thơ đẹp. Thi nhân như
đang dẫn hồn mình vào cõi mộng. Cảnh đẹp và vô cùng vắng lặng, mênh mang.
4. Kết

Bóng hoàng hôn phủ mờ dần cảnh vật. Nhà thơ tự hỏi đâu là quê hương? Chỉ nhìn thấy
khói sóng trên dòng sông xa, nỗi
buồn nhớ dâng lên man mác trong lòng khách li hương:
"Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?"
Thi liệu đẹp, mang màu sắc cổ điển thi vị: "Mộ", "hương quan", "yên ba giang thượng",
"sử nhân sầu". Đây là những vần thơ
tả nỗi buồn nhớ quê qua trên một ngàn năm rồi vẫn làm cho chúng ta rơi lệ:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu?"
"Hương quan" là cái cổng làng; chỉ quê nhà. giấc hương quan : giấc mơ về nhà; Nguyễn
du đã viết trong Truyện Kiều:
Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống lần mơ cảnh dài.
Song sa vò võ phường trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng"
(1265-1268)
Tác giả và xuất xứ bài thơ
1. Bạch Cư Dị (772 – 846) đậu tiến sĩ năm 28 tuổi, làm qua đời Đường tại kinh đô
Tràng An. Có một thời gian bị giáng
chức xuống làm Tư mã ở quận Cửu Giang. Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất đời
Đường, để lại trên 3000 bài thơ. Thơ
ông chứa chan tinh thần nhân đạo.
2. “Tì bà hành” là bài hành nói về tiếng đàn tì bà của một giai nhân bạc mệnh trên bến
Tầm Dương một đêm trăng thu.
Năm 816, Bạch Cư Dị bị giáng chức xuống làm quan Tư Mã, quân Cửu Giang. Một đêm
trăng thu đẹp mà buồn, ông được
nghe người ca nữ gảy đàn tì bà và kể về cuộc đời nhiều bất hạnh của nàng, Bạch Cư Dị cám
cảnh “Cùng một lứa bên trời lận
đận…” đã khóc “sướt mướt” trong bữa tiệc hoa sau khi ca nữ ngừng đàn.

Bài thơ dai 88 câu thất ngôn gồm có (7x88) – 616 tiếng. Bản dịch thành thơ song thất
lục bát, cũng 616 từ. Bản dịch thơ
này, lâu nay nói là của Phan Huy Vịnh, gần đây có ý kiến là của Phan Huy Thực, thân sinh
của Phan Huy Vịnh. Hầu như
không có một nghệ nhên hát ca trù nào lại không thuộc và hát hay “Tì Bà Hành”
Chủ đề
Bài thơ tả tiếng đàn tì bà huyền diệu của một ca nữ trên bến Tầm Dương trong một đêm
trăng thu hiu hắt, qua đó nói lên
cuộc tương ngộ và sự đồng cảm cho số phận cay đắng giữa giai nhân và tài tử.
Bố cục bài thơ
1. Câu 1 – 8: cuộc đưa tiễn bạn buồn lưu luyến giữa một đêm trăng thu hiu hắt trên bến
Tầm Dương.
2. Câu 9 – 38: Gặp ca nữ và nghe nàng đàn.
3. Câu 39 – 62: Ca nữ ngậm ngùi nói về cuộc đời nhiều bất hạnh của mình.
4. Câu 63 – 82: Nhà thơ thương người rồi tự thương mình lận đận.
5. Câu 83 – 88: Ca nữ đàn lần thứ hai. Tiệc hoa đầy lệ
Phân tích đoạn thơ tả tiếng đàn tì bà
13… Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay
Nghe não một mất dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấu lâu
Mày chau tau gảy khúc sầu,
Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu,
Dây to đường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy

Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao:
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…
Phân tích
Thành tựu nổi bật nhất trong “Tì bà hành” là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn. Trong bữa
tiệc hoa trên bến Tầm Dương giữa
trăng thu hiu hắt, thính giả của ca nữ là một tài tử văn nhân rất sành nhạc, đặc biệt hơn nữa
ông còn có một cuộc đời, một nỗi
niềm cay đắng, trải qua nhiều thăng trầm, trôi nổi lận đận…
Lần thứ nhất, tả từ xa, tiếng đàn mơ hồ sương khói Tầm Dương.
Câu thứ hai, tiếng đàn được tả trong mọi cung bậc, giai điệu và cảm xúc, nỗi niềm của
tâm hồn đa tài, đa cảm.
Ngón tay ca nữ “buông, bắt” lướt trên phím đàn. Hai khúc nhạc cung đình ngân vang
thánh thót. Câu thơ làm hiện lên một
nghệ sĩ bì bà hành lỗi lạc:
“Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê Thường sau thoắt Lục Yêu”
Mười bốn câu tiếp theo, Bạch Cư Dị sử dụng một chuỗi 9 ẩn dụ so sánh để cực tả tiếng
đàn tì bà của nàng ca nữ.
Tiếng đàn biến hóa kì ảo, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non, thủ thỉ như lời tâm tình:

“Dây to đường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.”
Tiếng đàn lanh lảnh reo ngân như hạt châu nẩy trên mâm ngọc, như tiếng chim oanh ríu
rít trong ngàn hoa:
“Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy
Mâm ngọc đâu bổng nẩy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau…”
Tiếng tì bà đang như “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh” thì bỗng đột ngột
“ngừng đứt”. Nàng ca nữ diễn tấu
“dấu lặng” trong bản đàn một cách tài tình. Người dự tiệc hoa và ngồi thưởng thức ca nữ
đàn đều “ngẩn ngơ” trước sự
huyền diệu của suối âm thành:
“Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ,
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.”
Tiếng đàn như sầu thương, như giận dữ, làm mê say, đắm đuối rung động hồn người.
Tiếng đàn như thể hiện nỗi lòng và
tâm tình một cuộc đời nhiều nước mắt, nhiều cay đắng, đã trải qua những tháng ngày “ôm
sầu mang giận ngẩn ngơ”. Người dự
tiệc và nghe đàn như đang bị cuốn hút trước giai điệu buồn thương của tiếng đàn, hoặc tấm
tắc trầm trồ, hoặc rơi lệ…
Bốn ẩn dụ tiếp theo tả biến thái của giai điệu tiếng đàn tì bà. Lúc thì như nước trào ra
khỏi bình bạc vỡ. Lúc thì rầm rập
như đoàn quân thiết kỵ xung trận, như ngựa hí đao khua trên chiến địa. Có lúc như tiếng lụa
xé kề tai… Hình ảnh nào cũng
thần tình. Câu thơ nào cũng đẹp. Ngôn ngữ thơ tràn ngập âm thanh. Đây là đoạn thơ tả âm
thanh tiếng đàn tì bà nhanh, dồn
dập, trầm hùng, mạnh mẽ:
“Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước,

Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao;
Cung đàn trọn khúc thanh tao:
Tiếng buông xé lụa, lựa vào bốn dây”
Trong suối âm thanh tì bà vang lên giữa đêm thu, cảnh vật như nín thở cùng lắng nghe
đàn với quan Tư Mã Giang Châu.
Dòng sông, con thuyền, bầu trời, vầng trăng thu như ru hồn trong mộng tưởng, say đắm,
bâng khuâng, tất cả đều “lặng ngắt”
tận hưởng dư âm tì bà. Khung cảnh hiện lên qua một nét vẽ đầy chất thơ. Sông như thêm
mông mênh hơn. Ánh trăng thu
trong xanh hơn. Con thuyền như đắm chìm trong giấc một đêm thu:
“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông”
Lấy ngoại cảnh để biểu cảm âm thanh tiếng đàn tì bà là một thủ pháp nghệ thuật tinh tế,
điêu luyện của Bạch Cư Dị. Các
nhà thơ Việt Nam đã kế thừa sáng tạo. Có tiếng đàn cầm của nàng Kiều gảy cho Kim Trọng
nghe sau ngày tái hợp. Nguyễn
Du cũng ví với tiếng ngọc:
“Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông”
(3203–3204)
Lấy ngoại cảnh tả tiếng đàn: “Ngọn đèn khi tỏ khi mờ…” (485). Trong bài: “Tiếng sáo
Thiên Thai”, Thế Lữ cũng viết:
“Mây hồng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi”
Tóm lại, đọc “Tì bà hành” qua bản dịch thơ của Phan Huy Vịnh (?), ta vô cùng thú vị
trước những vần thơ song thất lục bát
réo rắt du dương, trầm bổng, u hoài. Giữa nàng ca nữ và thi nhân không chỉ có tấm lòng biệt
nhỡn liên tài, mà còn là đôi
bạn tri âm, đồng điệu. “Cũng một lứa bên trời lận đận – Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau”…
Bao nhiêu âm thanh là bấy nhiêu

tấc lòng, bấy nhiêu tình đời cay đắng u uất. Tài tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh… tiếng
đàn tì bà và cuộc đời nàng ca nữ
bước đường công danh lận đận của ông quan Tư mã Giang Châu cho ta nhiều ám ảnh:
“Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”
Nguồn gốc
1. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một thành tựu kì diệu của nền văn học Trung Hoa.
Nó hình thành và phát triển rực
rỡ từ thời Minh (1308–1644) và thời Thanh (1644–1911). Từ những thoại bản, những sự
kiện lịch sử được các nhà văn
lỗi lạc sáng tạo nên những bộ tiểu thuyết đồ sộ mấy nghìn trang, mấy trăm nhân vật, kết cấu
chương hồi phát triển theo dòng
chảy thời gian và lịch sử.
2. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có những bộ tiêu biểu nhất
- Tây Du kí: 100 hồi
- Thủy Hử truyện: 120 hồi
- Tam quốc diễn nghĩa: 120 hồi
- Hồng lâu mộng: 120 hồi
Một vài nét về Tam Quốc diễn nghĩa
1. Tác giả
La Quán Trung sống vào đầu thời Minh đã dựa vào các chuyện kể dân gian, các truyền
thuyết và sử sách để viết nên bộ
“Tam Quốc diễn nghĩa”, tác phẩm hay nhất trong toàn bộ các tác phẩm tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc.
2. Tóm tắt
Tam Quốc diễn nghĩa kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa 3 tập đoàn phong
kiến: Ngụy, (Tào Tháo), Thục,
(Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).
- Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân khăn vàng. Đổng Trác
thâu tóm quyền hành. Vương

Doãn dùng mĩ nhân kế diệu Trác.
- Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại. Tào Tháo tiêu
diệt sạch các tập đoàn phương
Bắc, làm chủ trung nguyên Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có đất. Tào
Tháo đại bại ở Xích Bích. Lưu Bị
được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô hình thành.
- Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh Ngô, lúc
tiến công Thục, thế trận giằng co,
thì Táo Tháo chết. Con là Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy, quyền hành rơi
dần vào tay thừa tướng Tư Mã
Ý.
Lưu bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh. Lưu Bị lên ngôi
vua. Quan Vũ bị Đông Ngô giết.
Trương Phi cất quân đánh báo thù cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại về trận hoả công của
Đông Ngô rồi ốm chết. Con là
Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh “thất cầm Mạnh Hoạch”, “Lục xuất Kỳ Sơn”, sự nghiệp
đang dở dang thì ốm chết. Thục
suy vong dần. Năm 263, tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà
Ngô có địa thế Giang Đông hiểm
yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ, làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi
Tôn Quyền chết, Tôn Hạo lên thay,
thế yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý), kéo đại binh đánh Đông Ngô, Tấn
Hạo đầu hàng. Tư Mã Ý phế
Ngụy, lập ra nhà Tôn thống nhất Trung Quốc.
3. Giá trị của “Tam Quốc diễn nghĩa”
- Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ, trung dũng, có tài thao lược một thời loạn
lạc.
- Nêu lên khát vọng của nhân dân về một bậc minh quân, về hòa bình ổn định.
- Xây dựng được những điển hình như Ngũ hổ tướng, (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử
Long, Hoàng Trung, Mã Siêu),

“Ngũ tuyệt” như Tuyệt nhân (Lưu Bị), Tuyệt trí (Khổng Minh), Tuyệt nghĩa (Quan Vũ),
Tuyệt gian (Tào Tháo), Tuyệt dũng
(nhiều tướng lĩnh của ba phe).
- Kể chuyện dùng mưu, tường thuật các trận đánh hào hùng, đầy kịch tính, hấp dẫn….
“Hoa Dung lộ”, “Quá Ngũ quan
trảm lục tướng”, “Hồi trống Cổ Thành”, “Thất cầm Mạnh Hoạch” v.v… Đọc “Tam Quốc
diễn nghĩa” không ai là không
nhớ…
- “Tam Quốc diễn nghĩa” từ lâu đã đi vào tuồng, gần đây đã đi vào Truyền hình làm chấn
động 5 châu, 4 biển.
Phân tích “Hồi trống Cổ Thành”
1. Tóm tắt
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu
Bị) đi tìm anh. Tào Tháo tránh
không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không cấp giấy
qua ải, nhưng cũng không cho
tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường
máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi
“mắt trợn tròn xoe” râu hùm vểnh
ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái Dương lại kéo
quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng
nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sài Dương bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống,
Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau
khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân

Trường”.
2. Hình ảnh Trương Phi
Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu
nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại
thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào, “được phong
hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ
Thành là để lập mưu bắt Phi! Nên phải đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với
mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi
giết thằng phụ nghĩa này đã…”.
- Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến,
mời Trương Phi ra đón, Phi “chẳng
nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt qua Cửa
Bắc”. Hành động dữ dội, sôi
sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm
Quan Công”. Mạt sát Quan Công:
“mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa”.
- Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chỉ có một điều kiện “xong 3 hồi trống phải
chém đầu tướng Tào” để làm tin.
Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới tin: “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân
Trường”. Phục thiện và biết điều.
Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong
sáng và trung nghĩa.
3. Quan Vũ – đó là một võ tướng: tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để đi tìm anh, quá
ngũ quan trảm lục tướng.
4. Nghệ thuật: “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải
giết Quan Công. Tình huống 2: Sái
Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công. Tình
huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng
thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất,

Trương Phi vừa đánh xong một hồi
trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nhân vật được miêu tả bằng hành động các tình tiết diễn biến nhanh, đẩy xung đột nên
căng thẳng và hấp dẫn.
Tóm lại, “Tiếng trống Cổ Thành” vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người
anh hùng minh oan bằng tài năng.
Đó là tiếng trống hội ngộ của tình nghĩa, của lòng trung thực, của khí phách anh hùng. Cũng
là tiếng trống thúc quân, tiếng
trống thắng trận tưng bừng giòn giã.
Thời đại Phục hưng và Văn hóa Phục hưng
1. Sau đêm trường trung cổ, Tây Âu bước sang một thời đại mới là Thời đại Phục hưng
trong thế kỷ 15-16. Phương Tây
bàng hoàng và kinh ngạc phát hiện ra trong những di sản của nền văn học nghệ thuật Hi
Lạp, La Mã vô cùng xán lạn, đã bị
chôn vùi qua hàng ngàn năm từng bị nhà thờ và chế độ phong kiến xuyên tạc, bóp méo. Con
người phương Tây khao khát,
hăm hở làm sống lại tinh hoa nền văn hoá đó để xây dựng một nền văn minh mới vì tự do và
hạnh phúc của con người. Lịch
sử gọi là Thời đại Phục hưng.
2. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật, phong trào văn hóa Phục hưng
nở rộ khắp các nước Tây
Âu. Trào lưu tư tưởng này lấy chủ nghĩa Nhân văn làm nòng cốt đề cao trí tuệ con người, vì
hạnh phúc, tự do của con
người mà kiên quyết chống lại những thế lực hắc ám, tàn bạo trong xã hội, để con người
được phát triển tự do, tự nhiên, hài
hoà, đẹp đẽ.
Tác giả Sêcxpia
Sêcxpia (1564–1616) là một nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài của nước Anh, “một trong
những ngọn đuốc chói lọi”
của Văn hóa Phục hưng. Thị trấn Xtratpho on Âyvơn là quê hương ông. Ông bước vào kịch

trường Anh quốc, lúc đầu là
chân giữ ngựa và nhắc vở ở rạp hát, dần dần được là diễn viên, đạo diễn, tài năng phát triển,
trở thành kịch tác gia.
Ông để lại 37 vở kịch, có hài kịch, có bi kịch, có kịch lịch sử. Cấu trúc hoành tráng, ngôn
ngữ đối thoại vừa bóng bẩy vừa
hùng tráng, phản tích tâm lí sâu sắc… Kịch Sêcxpia là tiếng nói của lương tri, của chính
nghĩa, của tự do, hạnh phúc và
niềm tin vào con người, vào thế hệ trẻ trong tương lai. Kịch Sêcxpia sáng bừng chủ nghĩa
nhân văn cao đẹp.
Rômêô và Ju liet, Hamlet, Ôtenlô, Người lái buôn thành Vơnidơ… là những vở kịch -
kiệt tác của Sêcxpia gần gũi, quen
thuộc với hàng trăm triệu, nghìn triệu con người trên hành tinh chúng ta
Tóm tắt vở kịch “Người lái buôn thành Vơnidơ”
Baxaniô một quý tộc trẻ, có học. Bạn thân là Antôniô, một thương gia giàu có ở Vơnidơ.
Baxaniô cần tiền cưới vợ - công
nương Porxia xinh đẹp. Antôniô không sẵn tiền vì tất cả tài sản của chàng đang lênh đênh
trên 3 chiếc thuyền buôn chưa về.
Antôniô phải đến vay của tên Sailốc, một lái buôn Do Thái số tiền 3000 đuyca với điều kiện
ghi vào văn khế: nếu sau 3 tháng
không trả được nợ thì Sailốc có quyền xẻo một cân thịt trên thân thể người vay nợ.
Tuy yêu Baxaniô, nhưng công nương Porxia phải thực hiện đúng chúc thư của bố, người
cầu hôn phải chọn đúng cái hòm
trong đựng chân dung nàng mới được kết duyên cùng nàng. Ông hoàng Marốc chọn cái hòm
vàng, mở ra chỉ thấy cái đầu lâu
và một tờ thư châm biếm. Ông hoàng xứ Aragông chọn cái hòm bạc, trong chỉ có chân dung
thằng ngốc với một bài thơ hài
hước. Baxaniô chọn hòm chì, mở ra… và hạnh phúc đã thuộc về chàng.
Hạn nợ đã đến. Sailốc kiện ra toà. Baxaniô và Graxianô (chồng nàng Nêrixa hầu gái của
công nương Porxia phải cấp tốc
về Vơnidơ. Được ông anh họ là quan toà viết thư ủy nhiệm, Porxia cải trang thành tiến sĩ

luật khoa, nàng Nêrixa cải trang
thành viên thư ký. Hai nàng đã được thống lĩnh mời vào ghế quan tòa. Porxia tuyên bố cho
Sailốc thực hiện đúng văn khế và
lưu ý phải cắt đúng 1 cân thịt không hơn không kém trên thân thể Antôniô và không làm
chảy ra một giọt máu nào. Sailốc bị
thua kiện, bị ghép vào tội âm mưu hãm hại một công dân thành Vơnidơ, bị toà tuyên bố tịch
thu toàn bộ tài sản.
Kết thúc phiên toà, hai vị “quan toà và thư ký” khéo léo xin được nhẫn của Baxanioo và
Graxianô. Trở lại đời thường, hai
nàng hỏi đức lang quân về nhẫn đính hôn đâu rồi và tỏ ý giận dỗi. Cuối cùng Porxia đưa thư
ủy nhiệm của ông anh họ thì
Baxaniô mới biết rõ sự thật, bàng hoàng khâm phục người yêu.
Cùng lúc đó, tin ba thuyền buôn của Antôniô cập cảng, thuyền đầy ắp hàng hóa.
Giá trị của tác phẩm
1. Về nội dung: Vở kịch “Người lái buôn thành Vônidơ” đã ca ngợi tình bạn, tình yêu
thủy chung cao cả, đề cao trí tuệ và
công lý, lên án sự độc ác tham lam. Vẻ đẹp và sự thông tuệ, sắc sảo của người phụ nữ trẻ
được khẳng định và ngưỡng mộ.
2. Về nghệ thuật: Hành động kịch phong phú. Mâu thuẫn tạo nên xung đột và kịch tính
(văn khế – cảnh xử kiện – chiếc
nhẫn).
Ngôn ngữ rất bóng bẩy. Chất hài qua màn kịch chọn hòm vàng, hòm bạc, hòm chì…
Tóm lại, với “Người lái buôn thành Vônidơ” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật hài
kịch của Sêcxpia. Tính triết lý trong
màn cầu hôn rất đặc sắc.
Sự lựa chọn của Baxaniô
(Trích hồi II, cảnh 2 – “Người lái buôn thành Vônidơ”)
Công nương Porxia yêu Baxaniô tha thiết nhưng nàng vẫn phải tuân thủ di chúc của
người cha thân yêu. Nàng không chỉ
diễm kiều mà còn đang được thừa kế một gia tài lớn ở Belmônt. Cuộc cầu hôn của nàng rất

đặc biệt Baxaniô cũng như mọi
người, đến cầu hôn khắc phải qua một thử thách về tài trí, về đức độ và cả sự may mắn nữa.
Porxia đưa Baxaniô đến trước chiếc hòm, nghe chàng nói mà lòng “kinh hãi” và tin
tưởng: “Nếu chàng yêu em thì chàng sẽ
phát hiện thấy em trong đó”. Tuân thủ di chúc của cha là đặt nghĩa vụ lên trên hết, tin người
yêu với tình yêu chung thủy sẽ
tìm ra chân dung nàng để đi tới một hôn nhân. Nàng khẳng định sức mạnh của tình yêu.
Ngắm nhìn 3 chiếc hòm, Baxaniô nói với mình. Một cách nói văn hoa của giới quý tộc
trẻ trong thế kỉ 16. Chàng châm
biếm thiên hạ luôn luôn “bị đánh lừa bởi ngoại hình trang sức”; chàng chế giễu những kẻ
giả danh anh hùng mà “bộ gan
trắng bệch như sữa”. Chàng chỉ ra những con người bên ngoài rất đẹp “vành tóc xoăn óng
ánh sắc vàng…”, nhưng tâm
hồn lại trống rỗng “nằm yên trong mồ”, có lúc “một trang sức rất đẹp mắt” chỉ là “một bến
lừa người của một biển
khơi nguy hiểm”. Suy nghĩ ấy cho thấy Baxaniô là một con người thông minh, sáng suốt
trong nhìn nhận bản chất bên
trong tốt đẹp của sự vật. Chàng vừa có đức vừa có tài.
Vì thế chàng không chọn hòm vàng bởi lẽ chàng cho là “rắn quá!”. Chàng không chọn
hòm bạc vì chất bạc theo ý
chàng chỉ là “kẻ nô lệ trắng bệch và tầm thường”. Baxaniô đã chọn hòm chì “nghèo nàn”
vì nó đã làm cho chàng cảm
động bởi “sắc xanh xám xuềnh xoàng”.
Porxia hồi hộp, động viên người yêu phải sáng suốt, bình tĩnh, hãy “bớt sôi nổi”, hãy dẹp
bớt “cơn bồng bột nồng nàn”.
Kịch tính căng lên như dây đàn khi Baxaniô mở hòm chì. Chàng reo lên sung sướng: “Chân
dung nàng Porxia tuyệt sắc!”
Chàng hỏi với tất cả niềm kiêu hãnh tự hào: “Có vị á thần nào đã gần hoá công được đến thế
này?”. Đó là cách nói của người
phương Tây về giai nhân cũng như ở phương Đông gọi người đẹp là “cành thiên hương”

vậy.
Hạnh phúc cầm tay, ngắm chân dung người yêu, Baxaniô sung sướng đến tột độ. Chàng
ca ngợi nhan sắc công nương
Porxia bằng những lời đẹp nhất, đầy chất thơ:
- “Đôi môi hé mở… hơi thở ngọt ngào như mật ong…”
- “mái tóc… như con nhện chăng tơ…”
- “Đôi mắt của nàng… tưởng chừng như cứ vẽ xong một con mắt thôi cũng đủ làm cho
họa sĩ mù cả đôi mắt mình và bỏ
dở dang tác phẩm”.
Chưa hả hê thỏa mãn, Baxaniô đọc to bài thơ:
“Hỡi chàng, vốn không tin ở những bề ngoài
Chàng đã chọn trúng và may mắn lớn
Hạnh phúc đó đã đến với chàng
Thì chàng nên mãn nguyện và đừng tìm gì khác nữa
Nếu chàng thấy mệnh vận đã chiều chàng,
Thì hãy quay về phía giai nhân,
Và đòi tình yêu của nàng bằng một cái hôn đính ước tình vợ chồng - nụ hôn “ban
cho” và “tiếp nhận”.
Ngôn ngữ kịch trau truốt, đầy chất thơ, mượt mà. Ca ngợi tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
là một biểu hiện sâu sắc, đẹp đẽ
của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng và Văn hóa Phục hưng. Và đó là chất thơ trong hài
kịch Sêcxpia.
- Sau nụ hôn là niềm tự hào của công nương Porxia. Nàng trân trọng nói: “Thưa quý
công tử Baxaniô…”. Nàng chỉ muốn
từ nay trở đi, tài đức của nàng “hai chục lần làm tăng gấp ba”, sắc đẹp của nàng đẹp “gấp
lên nghìn lần, giàu lên vạn lần…”.
Nàng sung sướng tuyên bố: “ngay từ bây giờ ngôi nhà này, những kẻ hầu hạ kia và bản thân
em, chúng em là của chàng, hỡi
chúa của em…”. Và nàng đã trao nhẫn…
Cũng là tiếng nói hạnh phúc và ca ngợi tình yêu.

Tóm lại, chất hài và chất thơ kết hợp hài hòa. Suy nghĩa của Baxaniô về hòm vàng, hòm
bạc, hòm chì còn mang một ý vị
triết lý về sự hào nhoáng giả dối và cái đẹp chân chính, cái đẹp thực chất trong cuộc đời.
Con người phải thông tuệ, có đức
tài để nhận diện và khám phá. Đoạn kịch đã ca ngợi tình yêu, hạnh phúc và đức tài của tuổi
trẻ. Đó là tính nhân văn mà ta cần
biết để trân trọng vẻ đẹp.
Văn học là một môn nghệ thuật
1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của
văn học là con người – con người
trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội
khác, con người trong không gian
thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ
phản ánh đời sống con người mà còn
phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những
tâm tư, tình cảm của con người
trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám
phá và sáng tạo, có những kiến
giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.
“Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi, “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ, bài thơ
“Cây chuối” của Nguyễn Trãi, bài
thơ tình của Xuân Diệu… đó là văn học.
2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm
và lý tưởng thẩm mĩ của
nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về
gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ
đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái
ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới

sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh
hướng rõ rệt.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được
(Nguyễn Trãi)
“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân…
(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
“Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên”
(“Mùa thu tới” – Tố Hữu)
3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật
Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô
khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con
cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng
người, bất tử với thời gian, không
có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn
học phải phát hiện ra và cảm nhận
các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ
thuật.
Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?
- Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng
Kiều, một Trương Phi – cũng

×