Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn hóa quản lý trong quản lý văn hóa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.36 KB, 5 trang )

Văn hóa quản lý trong quản lý văn hóa
“Những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
quá trình lịch sử”, “những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn
nhu cầu đời sống tinh thần”*, nói như vậy có lẽ vẫn chưa đủ cho
khái niệm về những “đối tượng” trong nhiệm vụ quản lý nhà nước
về văn hóa ở đất nước này. Sẽ còn có tất cả những sản vật của tạo
hóa góp phần nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người. Thêm
nữa, còn bao gồm hết thảy những ai tham gia vào các hoạt động văn
hóa nữa. Từ đây ta có thể hình dung ra công việc “quản lý văn hóa”
của cơ quan chức năng khó khăn, trừu tượng tới mức nào, và làm
sao cho người cán bộ quản lý trong mọi hành xử, quyết định của
mình đều có được một “trình độ cao, biểu hiện văn minh”* – tạm
gọi đó như là cái “văn hóa quản lý”.
Khi anh cảnh sát giao thông với súng bắn tốc độ trong tay, thật dễ
dàng xác định chiếc xe chạy quá nhanh để thổi còi phạt. Còn người
quản lý văn hóa khi nhìn nhận một bức tranh khỏa thân, một bức
ảnh nuy liệu có dễ dàng phân định được cái ranh giới giữa nghệ
thuật đích thực với mức độ “vi phạm thuần phong mỹ tục”, “khiêu
dâm” không? Hay trong quyết định xử lý của mình sẽ có đầy những
dấu hiệu chủ quan, cảm tình, cảm tính?
Đến như một tang vật để kết tội một bị cáo trước tòa, vị quan tòa
cũng đâu có thể một mình khẳng định nó là chứng cứ chắc chắn, mà
cần phải có hàng loạt hoạt động tố tụng, từ khâu thu thập, bảo
quản, cho đến giám định hết sức nghiêm cẩn. Thế nên với một cuốn
tiểu thuyết, làm sao có thể dễ đánh giá nó là “độc hại”, kích động
bạo lực, hay xuyên tạc gì gì đó…, một khi chưa có sự thẩm định
công khai của ít ra là một hội đồng nghệ thuật khách quan, có uy
tín, chứ không phải bởi một vài cán bộ quản lý, dù có chức quyền
tới đâu. Những khó khăn cho người quản lý ở đây thậm chí còn có
thể đẩy họ tới việc sử dụng những lý do có tính biến báo nhỏ nhặt,
mơ hồ, thiếu tính thuyết phục khác. Và thế là lại đụng tới cái “văn


hóa quản lý” – không những không góp phần nâng đỡ, phát triển
mà thậm chí còn vùi dập những con người tài năng đầy nhạy cảm và
hoạt động sáng tạo rất cần sự khích lệ cảm hứng.
Một học viên cảnh sát không thể ra đường tự thực tập bắn súng, bắt
bớ, khám xét. Thế nhưng vấn đề lại khác hẳn với những học viên
trường nghệ thuật một khi muốn cọ sát với thực tế. Người quản lý
văn hóa có nghĩ tới đời sống vật chất eo hẹp của họ, có thấy nhu cầu
văn hóa đại chúng, có chịu nhìn nhận về điều kiện dạy và học thiếu
thốn khó khăn tới mức nào… hay chỉ thấy chút mặt trái của cuộc
sống có thể liên hệ nào đó tới họ khi va chạm với xã hội
Một tòa nhà xây trái quy định, bị “cắt ngọn” đi, thậm chí đập bỏ,
thật là đơn giản. Thế nhưng một bức tường thành xưa, một bức
tranh cổ quý giá được phục chế sai lạc hẳn với vẻ ban đầu của nó thì
quả là một tai họa không thể nào cứu vãn nổi. Tệ hơn nữa như với
Hòn Vọng phu, sản phẩm vô giá của tạo hóa bị đập đi, tiếp đến cái
gọi là “phục chế” thật sự là một hành vi lú lẫn phản văn hóa. Những
người cán bộ quản lý văn hóa luôn phải trực diện với những thách
thức như vậy của lịch sử. Họ có đủ thẩm quyền, nhưng còn kiến
thức pháp luật, và ý thức tới đâu rằng mình có đủ không vốn văn
hóa, cái tầm viễn kiến, hay chí ít là chịu lắng nghe để đưa ra quyết
định mà không gây phản tác dụng, tàn phá chính những gì mình
đang có nhiệm vụ bảo vệ?
… Tất cả những kinh nghiệm va vấp ấu trĩ, hành xử thô bạo trong
mọi hoạt động quản lý văn hóa là nhiều không thể kể hết. Hiện
trạng xuống cấp, nghèo nàn, méo mó của môi trường văn hóa không
thể thiếu nguyên nhân từ đó. Nó còn cho ta thấy ngoài những đòi hỏi
phù hợp pháp lý trong một môi trường với hàng đống văn bản pháp
luật còn sơ sài, chung chung, chồng chéo thì còn cả sự có hay không
tính hợp lý, hợp đạo lý đầy tinh tế nữa. Chưa kể tính hai mặt –
tốt/xấu, hay/dở – của mỗi hành vi cũng rất cần những người “cầm

cân nảy mực” trong môi trường văn hóa biết cân nhắc trong sự công
tâm, cầu thị, am hiểu.
Từ đây có thêm một dấu hỏi, là phải chăng cái khái niệm “quản lý
văn hóa” đã mang một hàm ý vừa hẹp vừa cứng nhắc cũ kỹ cho một
công việc hệ trọng là gìn giữ, phát huy vốn văn hóa của dân tộc và
nhân loại? Nó cần được thay thế, ví như bằng cụm từ “phát triển
văn hóa” chẳng hạn.

×