Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.21 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG
HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tác giả: …………
Chức vụ: ……………
Đơn vị công tác: Trường tiểu học ..............

Năm học 2012-2013

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG
HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Qua nhiều năm công tác tại một trường tiểu học có 1/3 học sinh là dân tộc
thiểu số và qua khảo sát chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số của
một số trường, thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu
thấp hơn rất nhiều so với chất lượng học tập của học sinh Kinh, đặc biệt là các
phân môn của môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Tập viết… Đây là vấn đề cần được
quan tâm và cần tìm ra giải pháp khắc phục.
Thời gian gần đây, việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số đang được Bộ Giáo Dục và Đào tạo rất quan tâm và biểu hiện rõ


nét nhất là dự án PEDC. Nhưng việc tăng cường tiếng Việt ở đây còn dừng lại ở
sự hướng dẫn chung về cải tiến phương pháp chứ chưa có tài liệu biên soạn về
thiết kế những dạng bài tập cụ thể nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số.
Nguyên nhân các em học yếu tiếng Việt là do bộ sách giáo khoa được biên
soạn cho học sinh học tiếng Việt với tư cách học tiếng mẹ đẻ, còn các em học
sinh dân tộc thiểu số lại phải học môn học này với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
Hiện nay hầu hết các trường học đều thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Ở buổi học
thứ hai của ngày, nhiều giáo viên lúng túng không biết dạy ra sao? Soạn bài thế
nào? Đây là cơ hội để giáo viên sáng tạo thiết kế bài tập sao cho phù hợp với đối
tượng của học sinh lớp mình.
Vậy để nâng cao chất lượng học tiếng Việt cho các em, ngồi những nội
dung kiến thức trong chương trình, giáo viên cần tìm hiểu những khó khăn cụ
thể của các em cả về mặt lý luận cũng như thực tế, từ đó thiết kế những bài tập
2


riêng nhằm gây hứng thú học tập và quan trọng hơn là rèn các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết tiếng Việt cho các em.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế một số dạng bài tập để gây hứng thú, tích cực học tập nhằm rèn
luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
lớp 1.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu những cơ sở lý luận về những vấn đề làm hạn chế khả năng tiếp
thu môn tiếng Việt và khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh thiểu số
như: Sự khác nhau về hệ thống ngữ âm giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng
dân tộc thiểu số, đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số.
Tìm hiểu thực trạng những khó khăn cụ thể mà các em gặp phải trong quá
trình tiếp thu kiến thức trên lớp theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.

Thiết kế một số dạng bài tập môn tiếng Việt nhằm rèn luyện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đang học lớp 1.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chương trình sách giáo lớp 1.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh dân tộc thiểu số đang học lớp 1.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu thiết kế những dạng bài tập để gây hứng thú, tích cực trong
học tập nhằm nâng cao chất lượng học môn tiếng Việt cho đối tượng học sinh
dân tộc thiểu số đang học lớp 1.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khác nhau về thanh điệu:
- Cấu tạo tiếng Việt có thanh điệu.
- Cấu tạo tiếng Êđê khơng có thanh điệu.

3


- Cấu tạo tiếng Tày, Nùng ngoài các thanh điệu như tiếng Kinh cịn có
thêm thanh lửng.
Đây là đặc điểm khác nhau nổi trội nhất giữa các hệ thống ngữ âm và có
tác động rất nhiều đến việc gây khó khăn cho các em học sinh dân tộc thiểu số
trong quá trình đọc và viết tiếng Việt.
2. Khác nhau về hệ thống âm, vần:
- Hệ thống âm vần trong tiếng Việt gồm có 90 vần. Trong đó có 61 vần
chỉ có trong tiếng Việt chứ khơng có trong tiếng Êđê.
Những vần có trong tiếng Việt nhưng khơng có trong tiếng Êđê như: ưa,
oi, ôi, ơi, uôi,ươi, ay, ây, eo, au, âu, êu, iêu, ương, anh, inh, ênh ....
Hệ thống vần trong tiếng Êđê gồm có 136 vần. Trong đó có 99 vần chỉ

có trong tiếng Êđê chứ khơng có trong tiếng Việt.
Bản ngữ của một số dân tộc thiểu số khác như Nùng, H’mơng… khơng
có âm đệm.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Sự khác nhau ở mức xuất phát ban đầu về kiến thức:
- Các em học sinh dân tộc Kinh học tiếng Việt với tư cách là học tiếng mẹ
đẻ. Trước khi vào lớp 1 các em biết đã nghe và nói tiếng Việt một cách thành
thạo.
- Các em học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt với tư cách là ngơn ngữ
thứ hai vì từ khi sinh ra các em hồn tồn sống trong mơi trường giao tiếp bằng
tiếng mẹ đẻ. Trước khi bước vào lớp một các em nghe nói tiếng Việt cịn rất
kém.
2. Đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh dân tộc thiểu số lớp 1:
Trước khi bước vào lớp 1, đa số các em học sinh dân tộc thiểu số chưa biết
sử dụng tiếng Việt. Thực tế có một số em chưa qua mẫu giáo. Một số em đã trải
qua các lớp mẫu giáo nhưng trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn
mới lạ đối với các em. Những mẫu hội thoại đơn giản, những kĩ năng nghe nói
ban đầu của các em có được ở trường mẫu giáo mẫu giáo cũng khơng cịn theo
các em vào lớp 1. Khi đến trường, việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo
4


đã khó khăn đối với các em, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học
khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn nữa. Những ngày đầu đến
trường tiểu học, hầu hết các em đều tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin, và rất
nhiều em có tâm lý khơng thích đi học và khơng muốn đến trường. Sau buổi
học, các em lại quay trở về sống trong mơi trường giao tiếp hồn tồn bằng tiếng
mẹ đẻ nên các em dễ dàng quên đi những kiến thức về tiếng Việt đã học trên
lớp. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt vì thế mà khơng thể phát huy khiến cho
các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt, lúng túng khi tham gia hoạt động học

tập hoặc khi phải thực hiện những yêu cầu của giáo viên.
Bên cạnh đó, các em cịn bị hạn chế bởi những đặc điểm về tâm sinh lý nói
chung của học sinh lớp 1 như khả năng tập trung và ghi nhớ kém, tính tự giác
trong học tập cịn thấp, các em thiếu tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, các
em chỉ sử dụng vốn tiếng Việt khi giao tiếp với cơ giáo, mà những lúc này, các
em lại nói rất ít và chỉ nói những gì thật cần thiết nên khả năng trau dồi vốn
ngôn ngữ tiếng Việt của các em lại càng hạn chế.
3. Sự chênh lệch về chất lượng học tập:
Chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều so với
chất lượng học tập của học sinh Kinh.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Tìm hiểu những khó khăn mà học sinh dân tộc thiểu số thường mắc phải
trong q trình học mơn tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa.
BÀI

KHĨ KHĂN
- HS khó ghi nhớ âm e trong tiếng bé, ve, mẹ, xe
- Khơng ứng dụng tìm được tiếng khác chứa âm e.

Bài 1: e

- HS chưa biết cầm bút để viết, chưa thuộc nét, chưa biết
đếm ô li trong vở và bảng con.
- HS khó nhận diện chữ b.

Bài 2: b

- Đọc xong khơng nhớ mặt chữ.

Bài 6: Ơn tập


- Chưa viết được chữ b.
- Khó phát âm được các tiếng có dấu thanh.
5


- Chưa viết đúng độ cao các chữ e, b.
- Khơng nhớ các chữ cái, đọc sai các từ có dấu thanh (lị
Bài 11: Ơn tập

cị đọc thành lo co).
- Không hiểu nội dung câu chuyện.

Bài 18:
x - ch
Bài 19:
s- r

- Viết chưa đúng, đẹp các con chữ trong các từ đã học.
Học sinh đọc ch thành tr.

Học sinh đọc s thành x.
- HS viết k thành c: kẽ hở viết thành cẽ hở.

Bài 20: kh

- Viết không đúng độ cao các con chữ trong các tiếng từ
chứa các âm ch, k, kh.
- Không hiểu nội dung tranh vẽ trong SGK với chủ đề: các


Bài 23:
g - gh

âm thanh.
- Học sinh đọc gà thành ngà.
- Học sinh đọc gồ ghề thành ngồ nghề.
- HS đọc gi thành g-i-gi.

Bài 24: q-qu-gi - Khó khăn khi viết chính tả, khó hiểu luật chính tả: q/qu,
g/gi, gi/d.
Bài 25: ng - Viết nhầm ng/ngh (nghệ viết thành ngệ, nghé viết thành
ngh
Bài 26: y - tr
Bài 28: Chữ

ngé).
- Học sinh đọc tr thành ch.
- Học sinh khơng hiểu từ: trí nhớ.
- HS khó nhớ các chữ cái viết hoa.

thường chữ
hoa
- HS hay đánh vần ngược a-i-ai thành i-a-ai.
Bài 32: oi-ai

- Học sinh đọc bé gái thành bé ngái.
- Khơng hiểu câu ứng dụng: "Chú Bói Cá nghĩ gì thế?Chú nghĩ về bữa trưa”.

Bài 35: i –
ươi

Bài 36: ay - ây

Học sinh đọc uôi, ươi thành ui, ưi.
Học sinh đọc ay thành ai.
- HS hay đọc nhầm: ay-ai, ui-uôi, ưi-ươi và tiếng, từ chứa
6


Bài 37: Ôn tập

Bài 39: au -âu
Bài 40: iu – êu

các vần ay-ai, ui-uôi, ưi-ươi.
- HS viết sai: ay-ai, tay-tai, chuối-chúi…
- Học sinh đọc au thành ao.
- Viết cây cau thành cây cao.
- HS đọc iu thành iêu, êu thành iêu.

- Không hiểu từ: cây nêu.
Bài 42: ưu-ươu - HS đọc rượu thành riệu, bướu cổ thành biếu cổ.
Học sinh đọc ân, ăn thành an, cái cân thành cái can,
Bài 45: ân - ăn
khăn rằn thành khan ràn.
Bài 49: iên-yên
HS khó viết chính tả các tiếng, từ chứa các vần: iên, yên
Bài 50: uôn -

(con yến viết thành con iến).
Học sinh đọc uôn, ươn thành ôn, ơn, cuộn dây thành cộn


ươn
dây.
Bài 52: ong- HS đọc ông thành ôn, không thành khôn.
ông
Bài 56: uôngương
Bài 58: inh ênh
Bài 62:

ôm -

ơm

HS đọc ương thành ươn, uông thành uôn.

Học sinh đọc inh, ênh thành in, ên.
Học sinh đọc ôm, ơm thành ôn, ơn.
- HS đọc ươm thành ương, uôm thành ương, đàn bướm

Bài 66: uôm -

thành đàn bướng.

ươm
Bài 79: ôc-uôc
Bài 81: ach
Bài 82: ich-êch

- Viết sai chính tả các tiếng từ có chứa các vần: ươm, uôm.
- HS hay nhầm: ôc-uôc.

- Học sinh đọc ach thành at.
- Học sinh đọc êch thành êt.

Bài 85:

- Khơng hiểu từ chênh chếch.
-Đọc nhầm các tiếng có vần: ăp-âp, gặp gỡ đọc thành gập

ăp - âp
Bài 89: iêp -

gỡ.
Học sinh đọc iêp, ươp thành iêt, ươt.

ươp
Bài 92: oai - - Học sinh đọc oay thành oai.
oay
Bài 94: oang
oăng

- Học sinh khơng hiểu nghĩa từ: hí hốy.
Học sinh đọc oang, oăng thành oan, oăn.
7


Bài 95:

- Học sinh đọc oanh, oach thành oan, oat.

oanh -oach

Bài 100:

- Học sinh không hiểu nghĩa từ: kế hoạch.

uân -uyên
Bài 101:
uât -uyêt
Bài102:

Học sinh đọc uân, uyên thành uôn, yên.
Học sinh đọc uât, uyêt thành uôt, yêt.
Học sinh không hiểu nghĩa từ: nghệ thuật.
HS khó viết các từ: luýnh quýnh, huỳnh huỵch, uỳnh

uynh-uych
Tập đọc:

uỵch.
- Tiếng quyển học sinh đọc thành kển.

Cái nhãn vở
Tập đọc:

- Tiếng khen học sinh đọc thành ken.
- Từ gầy gầy học sinh đọc thành ngầy ngầy.

Bàn tay mẹ

- Đọc sai các từ có dấu thanh: rám nắng đọc thành ram


Tập đọc:

năng, hằng ngày đọc thành hang ngay.
Tiếng xòe học sinh đọc thành xè.

Hoa ngọc lan
Tập đọc:

Tiếng hoảng học sinh đọc thành hảng.

Mưu chú sẻ
Tập đọc:

Tiếng xoa học sinh đọc thành xa.
Tiếng xuyến học sinh đọc thành xiến, xến.

Ngơi nhà

- Đọc sai các tiếng có dấu thanh.
- Nói câu chứa tiếng có vần iêu, HS hay nhầm sang êu.
- Chưa có vốn từ để thực hành luyện nói theo chủ đề: ngơi
nhà em mơ ước.
- Điền sai vần: trái tim/trái tiêm, kim tiêm/kim tim.

Tập đọc:

- HS viết sai nhiều lỗi chính tả, đặc biệt chữ hoa và các từ
- HS đọc thuyền nan thành thền nan.

Đầm sen

Tập đọc:

- Đọc bỏ dấu các từ: mặt đầm , đài sen .
- Tiếng xịe học sinh đọc thành xè.

Chú cơng

- Tiếng rẻ quạt học sinh đọc thành rẻ cạt.
- Tiếng xiêm áo học sinh đọc thành xim áo.
- HS khó thực hành nói câu chứa tiếng có vần: oc, ooc.

8


Tập đọc:

- Từ buồn bực đọc thành bồn bực (buôn bưc).

Mèo con đi học - Tiếng đuôi đọc thành đôi.
- Tiếng tống đọc thành táng.
- HS khó thực hành nói câu chứa tiếng có vần: ưu, ươu.
Chính tả:

- HS viết sai nhiều lỗi chính tả, đặc biệt chữ hoa và các từ

Mèo con đi

có dấu thanh.

học


- Khơng làm được bài tập chính tả điền chữ: d, r, gi.

Tập đọc:

- Đọc sai: tuột

Người bạn tốt

- Đọc sai dấu thanh: gãy bút, đỏ mặt.

Tập đọc:

- Đọc vừa sai vần vừa sai dấu thanh: ngượng nghịu
- Đọc sai vần và dấu thanh: ngưỡng, dắt , vịng, lúc nào.

Ngưỡng cửa

- Chưa có vốn từ để thực hành luyện nói theo chủ đề:
Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình, em đi những đâu.

Tập đọc:

- HS đọc quạt thành cạt, cáy đọc thành cái, ầm ĩ đọc thành

Kể cho bé nghe âm i, dây điện đọc thành dây đện (dây điên), nấu cơm đọc
thành nâu cơm.
- Khơng hiểu từ: quạt hịm.
Tập đọc:


- Từ hồ gươm học sinh đọc thành hồ gơm.

Hồ gươm

- Hà nội đọc thành Ha Nội, mặt hồ đọc thành mắt hô,
khổng lồ đọc thành khơng lơ, cổ kính đọc thành cơ kinh.
- Chưa thực hành được nói câu chứa tiếng có vần:

Tập đọc:

ươm/ơm, ươp/ơp.
- HS đọc đóa thành đá, quây quanh đọc thành cây quanh,

Sau cơn mưa

giội rửa đọc thành giôi rưa, đọc bỏ dấu thanh từ sáng
rực .

Tập đọc:

- HS khơng tìm được tiếng ngồi bài có vần: ây, y.
- HS đọc sừng sững thành sưng sưng, khẳng khiu đọc

Cây bàng

thành khăng khiu, kẽ lá đọc thành ke la.
- Khó tìm từ để thực hành nói câu chứa tiếng có vần:
oang, oac.
9



Tập đọc: Nói - HS đọc kêu tống thành kêu toang, hốt hoảng đọc thành
dối hại thân

hốt hoang, đàn cừu đọc thành đan cưu.
- HS khơng tìm được tiếng ngồi bài có: it, uyt.

Tập đọc:

- HS đọc chuyện đùa thành chuyên đua, dịu dàng đọc

Làm anh

thành diu dàng.

Tập đọc:

- HS khơng tìm được tiếng ngồi bài có vần: ia-uya.
- Từ ngoài vườn đọc thành ngoai vươn (ngoài vờn), lúi húi

Người trồng na đọc thành lui hui, trồng chuối đọc thành trông chuôi.
- Tiếng quả học sinh đọc thành cả.
Tập đọc:

- Tiếng quên học sinh đọc thành kên.
- Từ huân chương học sinh đọc thành hân chương.

Anh hùng biển

- Từ biển cả đọc thành biên ca, tàu thuyền đọc thành tau


cả

thuyên.
- HS khơng tưởng tượng được biển.

Tập đọc: ị…

- HS khó thực hành nói câu chứa tiếng có vần: ân, uân.
- Tiếng gà học sinh đọc thành tiếng ngà (tiêng ga), trịn

ó…o

xoe đọc thành tron xoe, buồng chuối đọc thành bng
chi, rửa mặt đọc thành rưa măt.
- HS khơng nói được câu chứa tiếng có vần: oăt, oăc.
- Hay nhầm lẫn oăt, oăc khi làm bài tập chính tả điền vần.

2. Rà soát những lỗi sai:
Qua kết quả thống kê nhũng khó khăn của học sinh thiểu số có thể đưa ra vài
điển hình về những lỗi sai mà học sinh hay mắc phải như sau:
2.1. Sai về thanh điệu:
Đây là lỗi sai phổ biến nhất ở các em dân tộc Êđê, đa số học sinh khi đọc
viết đều bỏ đi thanh điệu, đọc, viết khơng có dấu. Trường hợp đọc viết có dấu
nhưng lẫn lộn giữa các thanh điệu:
- Thanh sắc / thanh huyền; thanh sắc / thanh ngã
- Thanh ngang / thanh huyền
- Thanh hỏi/ thanh nặng; Thanh hỏi / thanh ngã
10



- Thanh ngã / thanh huyền
2.2. Sai về âm vần:
- Lẫn lộn những phụ âm đầu có phát âm gần giống nhau nhưng con chữ lại viết
khác nhau: c/qu;g/gh;ng/ngh, q-qu-gi, ....
Ví dụ: Đọc gi thành g-i-gi.
Viết quốc thành cuốc
- Lẫn lộn các vần có chứa âm đệm: oa/ao; uy/ui; oe/eo; uyên/yên
Ví dụ:

khỏe/ khẻo; thuyền/thyền
Huân chương/hân chương

Các em dân tộc Ê đê hay sai về phụ âm đầu như: k/c/qu ( kẻ/cẻ; quốc/cuốc)
Các em dân tộc Tày, Nùng hay sai về âm đệm như: hoảng đọc thành hảng
xuyến đọc thành xiến; xòe đọc thành xè
3. Thiết kế một số dạng bài tập rèn kỹ năng tiếng Việt lớp 1 cho học sinh
dân tộc thiểu số.
3.1. Dạng bài tập nhận biết âm vần vừa học:
3.1.1. Mục tiêu:
- Củng cố âm, vần vừa học.
- Rèn phát âm đúng và viết đúng thanh điệu của từ.
- Phát huy tính tích cực của học sinh. Giúp các em tự tin hịa đồng tập thể
thơng qua hoạt động trò chơi.
3.1.2.Thể loại áp dụng mẫu bài tập:
Dạng bài tập này có thể dùng thiết kế bài tập trong các tiết ôn tập.
3.1.3. Thiết kế mẫu bài tập:
Mẫu 1: Tô màu vào b và e theo mẫu

11



bà và cháu

bố, mẹ và con

quả me

con ve

Cách thức tiến hành:
Giáo viên có thể thực hiện mẫu bài tập này theo những hình thức sau:
a. Hoạt động cá nhân: Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập
b. Hoạt động trị chơi:
- Chia làm hai đội chơi.
- Mỗi đội có một viên phấn màu
- Chia bảng làm hai phần với một đề bài tập giống nhau.
- Khi có hiệu lệnh, cả hai đội thi nhau lên dùng phấn màu tô vào âm vần cần
tìm.
- Đội nào gắn tơ đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
- Có thể tiếp tục cuộc thi bằng việc thi nhau phát âm đúng những âm vần
vừa tìm được.
Mẫu 2: Nối chữ in hoa với chữ in thường

K

H

k


t

12

M

T

h

m


Cách thức tiến hành:
Giáo viên có thể thực hiện mẫu bài tập này theo những hình thức sau:
a. Hoạt động cá nhân: Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập
b. Hoạt động trò chơi:
- Chia làm hai đội chơi.
- Mỗi đội có một viên phấn màu
- Chia bảng làm hai phần với một đề bài tập giống nhau.
- Khi có hiệu lệnh, cả hai đội thi nhau lên dùng phấn nối.
- Đội nào gắn nối đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
- Có thể tiếp tục cuộc thi bằng việc thi nhau phát âm đúng những âm vừa
nối được.
3.2. Dạng bài tập luyện thanh điệu:
3.2.1.Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh.
- Rèn phát âm đúng và viết đúng thanh điệu của từ.
- Phát huy tính tích cực của học sinh. Giúp các em tự tin hịa đồng tập thể
thơng qua hoạt động trò chơi.

3.2.2.Thể loại áp dụng mẫu bài tập: Dạng bài tập này có thể dùng thiết kế bài
tập trong các tiết ôn tập.
3.2.3. Thiết kế mẫu bài tập:
Mẫu 1: Sắp xếp thành từ

a, l, b, ô

c, ê, b, a,

’, /
o, c, l,
.....................o,

c, l, ơ, a,
bể cá

/,\

\ ,\
13


..........................

.........................

Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể thực hiện mẫu bài tập này theo những
hình thức sau:
a. Hoạt động tập thể: Giáo viên đưa bài lên bảng, gọi học sinh lên bảng sắp xếp.
b. Hoạt động cá nhân: Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập

c. Hoạt động trò chơi:
- Chia làm hai hoặc ba đội chơi.
- Mỗi đội có một bộ chữ và dấu thanh như mẫu.
- Khi có hiệu lệnh, cả hai, ba đội thi nhau lên sắp xếp.
- Đội nào sắp xếp đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.
- Tiếp tục cuộc thi bằng việc thi nhau phát âm đúng những từ đã hoàn thiện
trên bảng.
Mẫu 2: Luyện nói theo chủ đề
Ví dụ: Chủ đề con vật

14


Mẫu: Hai con mèo trèo cây
* Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể thực hiện mẫu bài tập này theo những
hình thức sau:
a. Hoạt động tập thể:
- Giáo viên nêu yêu cầu của đề.
- Học sinh xung phong nói theo chủ đề có tranh làm điểm tựa.
b. Hoạt động trò chơi:
- Chia làm hai đội chơi.
- Giáo viên hoặc học sinh làm quản trò.
- Quản trò chỉ vào con vật nào, đội đó sẽ phải nói về con vật đó (tùy theo chủ
đề bài học đang học).
- Đội nào nói được nhiều thì đội đó thắng cuộc.
3.3. Dạng bài tập luyện âm vần:
3.3.1. Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, viết đúng dấu những từ, tiếng có chứa những
âm, vần mà các em thường lẫn lộn.
3.3.2. Thể loại áp dụng mẫu bài tập: Dạng bài tập này có thể áp dụng trong

phần học âm vần, các tiết ôn tập.
3.3.3. Thiết kế mẫu bài tập
Mẫu 1: Gieo vần thành câu có nghĩa
(Với mẫu bài tập này học sinh được nhắc đi nhắc lại vần nhiều lần, từ đó
nhớ lâu hơn)

Ươu, ươu, ươu, .. là
con hươu cao cổ.

15


Cách thức tiến hành:
Giáo viên có thể thực hiện mẫu bài tập này theo hình thức sau:
a. Hoạt động tập thể: Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh xung phong gieo vần.
b. Hoạt động trò chơi:
- Giáo viên đưa ra một số vần như: ưu, ươu, ăn, ân ...
- Chia lớp thành hai, ba hoặc bốn đội chơi.
- Các thành viên trong đội thảo luận để tìm ra câu gieo vần.
- Khi có hiệu lệnh, đội một gieo một vần, đội hai gieo vần tiếp theo, lần
lượt thi nhau gieo vần.
- Đội nào gieo vần thành câu đúng và nhiều hơn là đội thắng cuộc
Mẫu 2: Luyện phát âm đúng
* Khi học bài ôn tập học sinh hay lẫn lộn giữa vần này với vần kia như iêu, ươi,
ươn, uông...
* Luyện phát âm:
- Tăng thời lượng luyện phát âm.
- Tìm thêm nhiều tiếng có chứa vần để học sinh luyện phát âm.
Ví dụ: Bài 37: Ơn tập - HS hay đọc nhầm: ay-ai, ui-uôi, ưi-ươi và tiếng, từ chứa
các vần ay-ai, ui-uôi, ưi-ươi.

- HS viết sai: ay-ai, tay-tai, chuối-chúi…
- Luyện phát âm chậm, nhiều lần những vần, từ, tiếng đã có trong sách giáo
khoa, phân biệt sự khác nhau giữa ay-ai, ui-i, ưi-ươi.
- Tìm thêm tiếng có chứa vần bằng cách đưa ra những bức tranh để học sinh
phát hiện từ có tiếng chứa vần:

Bé cười tươi.

quả chuối
16


Giáo viên viết những từ các em phát hiện đúng lên bảng, cho học sinh thi nhau
phát âm đúng những từ vừa tìm được.
3.4. Dạng bài tập luyện viết đúng thanh điệu:
Trị chơi: Điền dấu tìm tên cho vật
3.4.1.Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng đọc, viết đúng thanh điệu cho học sinh.
- Giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp và tự tin trong học tập.
Ví dụ: Đưa lên bảng các hình ảnh và các từ nhưng khơng điền dấu thanh

que tinh

bông hông

cuộn dây
điên

con hô


3.4.2. Cách thức tiến hành:
- Cô giáo đưa một số hình ảnh làm điểm tựa lên bảng và viết sẵn tên con vật,
đồ vật, cây cối ... nhưng không điền dấu và tổ chức cho học sinh chơi điền dấu
cho chính xác.
- Chia các bạn học sinh thành các đội chơi.
17


- Phát cho mỗi đội chơi bộ thẻ từ ghi các dấu thanh.
- Khi trò chơi bắt đầu, các em sẽ thay phiên nhau lên điền đúng dấu thanh vào
từ.
- Đội nào gắn đúng tên và xong trước là đội đó thắng cuộc.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian thử nghiệm, ngồi chương trình học trong sách giáo khoa
kết hợp ứng dụng một cách linh hoạt các mẫu bài tập như trên vào từng bài học
thì kỹ năng đọc, viết của các em học sinh dân tộc thiểu số nâng lên rõ rệt. Thiết
nghĩ nếu giáo viên biết gần gũi, tìm hiểu kỹ về học sinh từ đó sáng tạo thiết kế
nhiều dạng bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh thì các em sẽ hứng thú
hơn trong học tập chắc chắn kết quả học tập của các em tiến bộ nhiều và sẽ
khắc phục được tình trạng yếu tiếng Việt của học sinh hiện nay.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Để việc rèn kỹ năng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đạt hiệu quả
người dạy cần có những hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý của các em, tìm hiểu về
thực tế những khó khăn cụ thể làm hạn chế việc tiếp thu của các em. Từ đó mới
có thể khoanh vùng kiến thức, lựa chọn phương pháp để thiết kế những mẫu bài
tập cụ thể, riêng biệt cho đối tượng học sinh đó.
* Để làm được như vậy thì:
- Giáo viên phải là người: “ Biết mười, dạy một”.
- Giáo viên là người có tâm, thật sự thương yêu học sinh, ln quan tâm

tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách
viết để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.
- Phải sáng tạo ra trò chơi học tập hấp dẫn để thay đổi khơng khí học tập,
gây hứng thú cho học sinh.
- Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà cũng là một việc làm cần thiết
bởi vì về nhà các em sử dụng tiếng mẹ đẻ thì lại mau quên kiến thức học ở lớp.
II. Kiến nghị:
18


Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số, tơi có một số
kiến nghị và đề xuất sau:
- Cơ sở vật chất phải đảm bảo: bàn ghế đủ qui cách, đồ dùng học tập đủ
cho học sinh nghèo, khó khăn. Phịng học đủ để tất cả học sinh dân tộc thiểu số
được học 2 buổi/ ngày mới có thời gian rèn kỹ năng học tiếng Việt cho các em.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn,
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.
- Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa học sinh Kinh và học sinh dân tộc
thiểu số.
- Tổ chức các cuộc thi mang tính sáng tạo nhằm kích thích niềm đam mê,
lịng tự trọng nghề nghiệp trong mỗi giáo viên và tạo ra một phong trào thi đua
giữa giáo viên và giáo viên, giữa trường với trường, giữa gia đình với gia đình,
bởi: “ Thi đua là yêu nước” (Hồ Chí Minh).
Với những trăn trở muốn nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân
tộc thiểu số bản thân tơi tìm tịi nghiên cứu thiết kế một số dạng bài tập nhằm
hỗ trợ các em trong quá trình học tập, rất mong nhận được những đóng góp chân
thực của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT

19



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3

Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo số: 8114/BGDĐT-GDTH,
Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu
số, ngày 15 tháng 9 năm 2009.
Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1: tập 1, tập 2, NXB Giáo dục.
Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 1: tập 1, tập 2, NXB Hà Nội, năm

4

2007.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, nhà xuất bản Đại học

5

Quốc gia Hà Nội, năm 1999.
Hướng dẫn em học Tiếng Việt (lớp 1): tập 1, tập 2, NXB Giáo dục,

6
7

năm 2005.
Trò chơi học tập cấp tiểu học.
Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu


8
9
10

số.
Bộ sách giáo khoa Tiếng Êđê quyển 1, NXB Giáo dục.
Bộ sách giáo khoa Tiếng Êđê quyển 2, NXB Giáo dục.
Hướng dẫn giáo viên về tăng cường tiếng Việt, Dự án Giáo dục tiểu
học cho trẻ khó khăn.

20



×