Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.4 MB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO
TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện :
Chức vụ :
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học
, tháng 12 năm 2012
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề :
Không ai phủ nhận được tác động hỗ trợ tích cực của Thiết bị dạy học . Trong
điều kiện còn khó khăn hiện nay của ngân sách, ngoài các thiết bị được trang bị
cho các nhà trường của Bộ Giáo dục, còn rất cần những thiết bị dạy học tự làm của
cán bộ, giáo viên từ các cơ sở giáo dục .
Thiết bị dạy học tự làm góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu,
bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế các thiết bị hư hỏng mất
mát cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị . Thiết bị dạy học tự làm tiết
kiệm được ngân sách nhà nước, góp phần khắc phục tình trạng dạy chay, thực
hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học mà toàn ngành đang triển khai
thực hiện .
Ngoài ra, việc tổ chức tự làm thiết bị dạy học còn khơi dậy được tinh thần
sáng tạo, sự tận tâm của giáo viên; tạo ra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
có ý nghĩa giữa giáo viên và học sinh (qua hoạt động tự làm thiết bị dạy học) .
Các hội thi từ trường đến huyện, tỉnh hằng năm tạo ra các hoạt động sư phạm
bổ ích, huy động được sự đồng tình đóng góp của học sinh, phụ huynh
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này không phải đơn giản, đơn vị trường tôi
đã trăn trở nhiều năm nay, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ chung quanh
nội dung này .
Với vai trò là người làm công tác quản lý trong nhà trường, tôi nhận thức rằng:
Muốn hoàn thành được mục tiêu chủ yếu trong hoạt động dạy học, cần có biện
pháp chỉ đạo phong trào tự làm thiết bị dạy học trong nhà trường nhằm giải quyết


sự thiếu hụt thiết bị dạy học ở các môn học, bài học giúp học sinh lĩnh hội tri thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập được tốt hơn .
2. Mục đích đề tài :
Trong những năm qua, cùng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông,
thiết bị dạy học (TBDH) đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học. Từ năm 2002 đến 2009, tất cả các trường phổ thông đã được
trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học từ lớp 1 đến lớp 12 đảm bảo nhu cầu tối thiểu
theo Danh mục thiết bị dạy học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy
nhiên việc mua sắm bổ sung, thay thế hàng năm các thiết bị dạy học này hiện gặp
một số khó khăn về nguồn cung cấp các thiết bị, các chi tiết lẻ, nguồn kinh phí mua
2
sắm bổ sung và sửa chữa, phương pháp sửa chữa khắc phục các thiết bị hư hỏng
trong quá trình sử dụng Trong điều kiện đó thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự
cải tiến thiết bị dạy học đã góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu,
bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế hoặc cải tiến các thiết bị
hư hỏng, mất mát và phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương, cơ sở
giáo dục.
Thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học, trong
quá trình dạy học , học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt
của giáo viên, có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học bảo đảm cho học sinh lĩnh hội
tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc.
Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học đặc biệt quan trọng, vì nó giúp các
em quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn
nội dung bài học.
Thiết bị dạy học gồm thiết bị dạy và thiết bị học. Thiết bị dạy là thiết bị do
giáo viên sử dụng khi dạy học, ví dụ : Bộ chữ Học vần lớp 1, các băng hình, băng
tiếng, tranh ảnh có khổ rộng, các ảnh mẫu , vật mẫu Thiết bị học là thiết bị do cá
nhân sử dụng (thông thường là học sinh sử dụng), ví dụ : que tính (học sinh sử
dụng lớp 1,2), bộ chữ cái học môn Tiếng việt, bộ số để học toán, phiếu học tập, các
hình hình học đơn giản, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật, giấy màu, thước kẻ, com

pa
Thiết bị dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự
vật liên quan đến nội dung bài học, thiết bị dạy học làm tăng hứng thú nhận thức
của học sinh, đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung
bài học, tạo điều kiện mở rộng nội dung sách giáo khoa cho học sinh, tạo điều kiện
cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng , kỹ xảo trong học tập .
Thiết bị dạy học đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục phương pháp truyền thụ một
chiều, tạo ra động lực, khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học
sinh . Vì vậy phải làm cho hoạt động tự làm thiết bị dạy học phải trở thành phong
trào và trở thành việc làm hoạt động sư phạm thường xuyên ở trường học để thiết
bị ngày càng phong phú hơn, tiết kiệm hơn .
3
Nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học tự làm, hiện nay nhiều
tỉnh, thành phố đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, tạo thành một hoạt
động sư phạm trong các trường học. Phong trào tự làm thiết bị dạy học đã khơi dậy
sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Thông qua phong trào, một số
lượng lớn các thiết bị dạy học tự làm đã được ứng dụng trong quá trình dạy và học.
Tuy nhiên các hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa thường xuyên, chưa đồng
đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương và đặc biệt là chưa có cơ
chế, chính sách, sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ của các cấp quản lý giáo dục từ
trung ương đến địa phương. Nắm bắt được vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học
trong quá trình dạy học, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tế thiết bị hiện có của
đơn vị nhằm khắc phục tình trạng dạy chay của giáo viên, nhằm mục đích đổi mới
phương pháp dạy học . Với trách nhiệm là cán bộ quản lý, tôi muốn nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu vươn đến mức độ 2 của trường tiểu học chuẩn
quốc gia trong năm 2014, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo phong
trào tự làm thiết bị dạy học ở trường tiểu học”.
3. Lịch sử đề tài :
Trong 7 năm đứng lớp dạy học và 22 năm làm công tác quản lý, tôi nhận

thấy : Nếu giáo viên đến lớp dạy mà không có thiết bị dạy học chỉ dạy chay dựa
theo kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên mà truyền thụ kiến thức
qua phương pháp thuyết trình dễ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú học
tập, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không hình thành được các kỹ năng cơ
bản trong học tập . Nếu cứ kéo dài cách dạy đó sẽ không phát huy được tính tích
cực của học sinh, làm cho các em tiếp thu kiến thức máy móc . Quá trình trực tiếp
dạy học cùng với thời gian làm công tác quản lý giúp tôi nhận ra sự cần thiết của
việc làm và sử dụng thiết bị dạy học trong trường tiểu học nói riêng và trong các
đơn vị trường học nói chung .
4. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu đề tài :
Mỗi nhà trường đều có đặc điểm riêng, nên không thể có những phương pháp,
biện pháp chỉ đạo hoàn toàn giống nhau, đề tài của tôi đã tiến hành ở trường nơi tôi
đang công tác, đề tài đã được vận dụng qua nhiều năm và đã kiểm nghiệm hiệu
quả. Tuy nhiên, mục tiêu đề tài cũng là mục tiêu chung của các nhà trường và
ngành giáo dục phù hợp với chương trình thay sách mới của Bộ Giáo dục & Đào
4
tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới Giáo dục. Khi
thực hiện đề tài này, là bước thực hiện đổi mới công tác quản lý của bản thân thực
hiện theo chủ đề năm học 2010-2011 và những năm học tiếp theo “Năm học đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, bản thân tôi rất mong muốn góp
phần cùng tập thể sư phạm làm tốt hơn nữa sự nghiệp trồng người .
5. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, phân tích, so sánh, trực quan
và tổng hợp, kết hợp nghiên cứu thực tế điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường,
khả năng, năng lực đội ngũ để vận dụng trong việc chỉ đạo phong trào tự làm và sử
dụng thiết bị dạy học ở trường học.
B. PHẦN NỘI DUNG
5
I/ CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận :

Vấn đề chỉ đạo phong trào tự làm thiết bị dạy học là một vấn đề không mới,
thực tế đã có nhiều nhà trường đã chú ý đến vấn đề này trong nhiều năm qua . Tuy
nhiên, mỗi nhà trường có những nét đặc thù riêng, từ đặc điểm vùng miền, đội ngũ
giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, mức
sống của nhân dân, nhận thức của phụ huynh Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự
khác biệt giữa các nhà trường . Do đó, việc vận dụng các biện pháp cụ thể để tự
làm thiết bị dạy học cũng phải có sự đầu tư, cách làm, hướng đi sáng tạo, cải tiến
phù hợp .
Đề án "Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục Mầm non và Phổ thông
giai đoạn 2010 - 2015" đã xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lí và các cơ
chế chính sách để thúc đẩy việc tự làm thiết bị dạy học trở thành các hoạt động sư
phạm thường xuyên, góp phần tạo ra các thiết bị dạy học tự làm mới, cải tiến, sửa
chữa các thiết bị dạy học đã có trong các trường học. Đồng thời khuyến khích giáo
viên tích cực sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học đang ngày càng được trang bị
và tự làm nhiều hơn trong các nhà trường, thiết thực hưởng ứng phong trào ”Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thực hiện
phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”.
2 . Cơ sở thực tiễn :
a. Vài nét về trường tôi:
Trường tôi được thành lập năm 1989, học sinh chủ yếu là người kinh, bố mẹ
làm nghề nông chiếm trên 90%, diện tích đất ít, cuộc sống nhân dân trong xã
nghèo khó thường phải đi làm thuê các địa phương khác để kiếm sống .
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ theo biên chế, đạt trình độ chuẩn
100%, trên chuẩn 72%, tuổi đời từ 25-54 và 97 % đã có gia đình . Đội ngũ năng
nỗ, nhiệt tình, có truyền thống đoàn kết, có ý thức trách nhiệm trong mọi công tác
và các hoạt động phong trào .
3. Thực trạng đề tài :
Hiện nay, đối với ngành giáo dục, vấn đề chất lượng dạy và học đã được toàn
xã hội quan tâm hàng đầu, vì vậy chỉ riêng về thiết bị dạy học, Bộ Giáo dục đã

6
cung cấp rất nhiều cho các trường phổ thông, đặc biệt ở những năm đầu chương
trình thay sách mới, thiết bị dạy học cấp tiểu học mới chỉ tập trung ở một số môn
học (Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lí…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài
của các môn học, điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư
nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ; thiết bị dạy học được cấp chưa
có đủ 100% cho các lớp học, các môn học và chưa đạt ưu điểm tối ưu, có những
thiết bị có thể dạy học được ngay, nhưng cũng có những thiết bị phải tự tạo lại tại
cơ sở thì mới phù hợp dạy học thực tế tại các trường, lớp, môn đang dạy . Có
những thiết bị còn thiếu quá nhiều không đáp ứng cho phương pháp dạy học mới
hiện nay . Do đó việc phát động phong trào tự làm thiết bị dạy học trong nhà
trường là rất cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết bị còn thiếu, đồng thời
có những giải pháp để giúp thiết bị ngày càng hoàn thiện hơn về số lượng và chất
lượng . Tự làm thiết bị dạy học góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới
phương pháp giáo dục nhằm khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, tạo ra
động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh.
Chất lượng giáo dục học sinh nhà trường qua 5 năm thay sách nhưng do thiếu
thốn về thiết bị dạy học, dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao, chất lượng giáo
dục được minh chứng qua số liệu sau:
7
II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .
1. Nội dung cần giải quyết :
Chương trình Tiểu học chia Giáo dục tiểu học thành 2 giai đoạn học tập : Giai
đoạn lớp 1,2,3 và giai đoạn lớp 4,5 . Ở giai đoạn đầu, trẻ em từ 6 đến 9 tuổi được
chú trọng về nền nếp học tập, phương pháp học tập cũng như cách giao tiếp trong
trường phổ thông, chuyển từ giai đoạn lấy vui chơi là hoạt động chủ đạo (ở mẫu
giáo), sang thời kỳ lấy học tập là hoạt động chủ đạo (ở tiểu học), thêm vào đó khả
năng tập trung chú ý học tập của các em còn rất hạn chế, nên hầu hết học sinh tiểu
học ở giai đoạn này chỉ hứng thú khi việc học tập không quá căng thẳng, không bị
gò bó . Chính vì vậy, dạy thế nào cho giờ học trở nên lý thú, hấp dẫn, tạo niềm vui

và sự hứng thú học tập cho học sinh chính là nghệ thuật của người thầy . Thiết bị
dạy học là một trong những hỗ trợ cần thiết, đóng vai trò quan trọng cho việc giảng
8
Tiêu chí Năm học
2002-2003
Năm học
2003-2004
Năm học
2004-2005
Năm học
2005-2006
Năm học
2006-2007
Tổng số học
sinh
949 1192 1146 1066 576
Số học sinh
xếp loại khá
201
Tỉ lệ : 21,2%
303
Tỉ lệ : 25,4%
305
Tỉ lệ : 26,6%
232
Tỉ lệ : 21,8%
147
Tỉ lệ :25,5%
Số học sinh
xếp loại

giỏi
78
Tỉ lệ : 8,2%
124
Tỉ lệ : 10,4%
124
Tỉ lệ : 10,8%
112
Tỉ lệ : 10,5%
61
Tỉ lệ :10,6%
Tỷ lệ %
lên lớp 96,8 96,8 97 96,8 97,5
Tỷ lệ %
HTCTTH 97 97 97 97 97,2
Số học sinh
giỏi cấp
huyện
2 2 2 2 2
Số học sinh
giỏi cấp
tỉnh
0 0 0 0 0
dạy của giáo viên phụ trách các lớp học này . Đến giai đoạn lớp 4,5 nền nếp học
tập của học sinh đã dần được hình thành, thậm chí khá ổn định . Mặc dù vậy, thiết
bị dạy học vẫn không thể thiếu được cho các tiết học, nhằm duy trì một không khí
sinh động, giúp học sinh gần gũi với thực tế hơn, tạo hứng thú cho việc học tập của
các em; thêm vào đó, việc thông qua quan sát và thực hành giúp các em nhớ lâu và
sâu hơn .
Có thể nói, thiết bị dạy học chính là một mắt xích trong quy trình dạy học bao

gồm : Mục tiêu, nội dung, phương pháp và đồ dùng dạy học đóng vai trò quan
trọng trong phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học . Tuy nhiên
thiết bị dạy học ở tiểu học được cung cấp còn rất hạn chế về số lượng và chưa thể
đáp ứng được nhu cầu của học sinh ở các vùng miền khác nhau, nên những thiết bị
dạy học “tự chế” của giáo viên vơí những nguyên vật liệu rẽ tiền, dễ kiếm ở địa
phương là một biện pháp hiệu quả giúp dạy học tích cực hơn . Những thiết bị dạy
học tự làm tuy đơn giản, mộc mạc, nhưng gần gũi kích thích hứng thú nhận thức
của học sinh, giúp các em chú ý cao trong học tập; đồng thời học sinh có thể tham
gia thực hiện các bài thực hành, qua đó nắm được nội dung bài học một cách chủ
động, tích cực, sáng tạo, độc lập . Về phía giáo viên, thiết bị dạy học tự làm giúp
giáo viên tổ chức,
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh một cách chủ động . Quá trình thực
hiện làm thiết bị dạy học giúp giáo viên tăng cường khả năng sáng tạo, tìm ra con
đường tốt nhất để thực hiện bài giảng .
2. Biện pháp giải quyết :
a) Các biện pháp chỉ đạo làm thiết bị dạy học chủ yếu .
Để chỉ đạo tốt phong trào này, ngoài các biện pháp thông thường như : Giao
chỉ tiêu trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm, động viên khuyến khích, kiểm
tra làm thiết bị dạy học của giáo viên, ngoài những cách làm trên, tôi đã tìm thêm
một số cách làm mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, sau đây tôi xin trình
bày một số biện pháp chỉ đạo làm thiết bị dạy học ở đơn vị trường học tôi như sau :
- Nâng cao nhận thức :
+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động để nâng cao
nhận thức về tác dụng, hiệu quả của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và
9
trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên về vai trò, tác dụng, hiệu quả
của thiết bị dạy học tự làm.
+ Phát huy sự say mê sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên, viên
chức làm công tác thiết bị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tự làm thiết bị dạy học.

+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động nhằm xã hội hóa các hoạt
động tự làm thiết bị dạy học.
- Đưa vào kế hoạch hàng năm việc làm thiết bị dạy học, kết hợp với kiểm tra
việc làm và sử dụng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của giáo viên .
- Đưa công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động khai thác sử dụng thiết bị dạy
học đã được trang bị và tự làm thiết bị dạy học trở thành công việc thường xuyên
của Ban giám hiệu. Đưa các hoạt động này vào kế hoạch công tác năm của nhà
trường .
- Hằng năm tổ chức các hội thi làm thiết bị dạy học .
- Đưa tiêu chí có nội dung về nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tự
làm thiết bị dạy học vào các phong trào thi đua, khen thưởng và đánh giá giáo viên
- Vào đầu năm học, tổ chức Hội thảo ở tổ chuyên môn và toàn trường về kế
hoạch tự làm thiết bị dạy học, trong đó thảo luận về biện pháp thực hiện, lập danh
mục thiết bị dạy học cần làm ở mỗi tổ chuyên môn và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng
giáo viên .
- Thành lập Ban chỉ đạo làm thiết bị dạy học do Hiệu trưởng hoặc PHiệu
trưởng làm trưởng ban, 2 giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực làm thành viên , 2
giáo viên này có trách nhiệm tư vấn hoặc trực tiếp tham gia cùng làm với giáo viên
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ các hoạt động khai thác sử dụng thiết bị
dạy học và tự làm thiết bị dạy học tại nhà trường .
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị. Xây dựng các tài liệu định
hướng và một số kỹ thuật cơ bản về tự làm thiết bị dạy học tại các cấp học.
- Quy định những đồ dùng làm xong được đưa ra đánh giá, rút kinh nghiệm và
phổ biến thực hành trong tổ hoặc toàn trường tùy theo giá trị sử dụng .
- Phân chia các nhóm thiết bị dạy học nhằm gíúp giáo viên định hướng, định
hình cụ thể trước khi thực hiện, gồm có các nhóm sau :
+ Nhóm viết, vẽ về chữ, tranh ảnh, bản đồ .
10
+ Nhóm cắt, dán, xếp các loại hình ảnh .

+ Nhóm làm các loại có kỹ thuật đơn giản (que tính, thước kẻ ) .
+ Nhóm lắp, ráp mang tính kỹ thuật cao.
+ Nhóm sưu tập tranh, ảnh, mẫu vật từ phế liệu, phế phẩm (tranh ảnh về
Đảng, Bác Hồ, đất nước, con người có trong sách, báo, tạp chí; các mẫu vật nhân
tạo như : Đồ sành, sứ, thủy tinh, kim loại ); các vật có trong tự nhiên (Động, thực
vật, khoáng chất ) . Các mẫu vật được sắp xếp có hệ thống, khoa học, thẩm mỹ, có
giá trị sử sụng thiết thực .
- Phân loại thiết bị dạy học để giúp giáo viên có cách làm và sử dụng phù hợp,
đạt hiệu quả cao, thiết bị được phân loại như sau :
+ Loại dùng để hướng dẫn, thực hành trong tiết học .
+ Loại dùng để quan sát trong tiết học (Tranh, ảnh ) .
+ Loại dùng để thực hành ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp (gồm các
loại cần phải hướng dẫn, thực hành mất nhiều thời gian)
+ Loại dùng để quan sát ngoại khóa mục đích để mở rộng kiến thức .
- Để thiết bị phù hợp khi sử dụng, cần hướng dẫn cho giáo viên cách làm như
sau :
+ Loại mang đến lớp gọn nhẹ .
+ Loại dùng để quan sát, thực hành trong tiết ngoại khóa cần có kích thước
lớn hơn để học sinh dễ nhìn, dễ thấy, dễ hiểu .
- Hướng dẫn giáo viên tập hợp thiết bị dạy học của cá nhân, hoặc tổ thành
những bộ đồ dùng sử dụng dài hạn .
- Để làm thiết bị dạy học, cần sưu tầm các tranh, ảnh, vật dụng, vật liệu sau :
+ Sưu tầm tranh ảnh ở các loại báo, họa báo, tạp chí, bìa lịch
+ Sưu tầm bìa củ, giấy xốp, giấy màu,…
+ Sưu tập các vật dụng như : Võ hộp, võ chai, võ trứng, can nhựa, dây thép,
dây mềm, hộp diêm, đinh, óc, vít
+ Chọn các vật liệu sẵn có ở địa phương như : Gỗ, tre. nứa, rơm, đất sét
* Gợi ý một số cách làm sau :
@ Khi dạy các bài trong môn Tiếng việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức có thể
hướng dẫn học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh theo chủ đề về quê hương, đất

nước, rừng núi, biển, con người, con vật
11
Tổ chức cho các nhóm, tổ ở trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp
thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp,
làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học cho bạn .
@ Làm các thanh hình chữ nhật bằng gỗ hoặc bìa, giấy màu tận dụng có các
chấm tròn để học bảng nhân môn Toán lớp 3 .
@ Có thể tổ chức thi “Khéo tay hay làm” theo nhóm, tổ, lớp hay khối lớp
theo các chủ đề học tập . Thông qua cuộc thi, giáo viên có thể thu được những sản
phẩm để trưng bày, làm thiết bị dạy học, làm vật mẫu cho các bài học ở các lớp
sau.
Việc tự làm thiết bị dạy học không phải dễ dàng, có thể nói : Mỗi thiết bị dạy
học tự làm có giá trị sử dụng là một “phát minh nhỏ” của giáo viên . Vì vậy phải
biết tôn trọng, giữ gìn như là những phương tiện lao động cần thiết của cá nhân,
vừa là tài sản chung của đơn vị để phục vụ tốt cho việc dạy học .
Thiết bị dạy học sau khi sử dụng xong cần tập hợp, lưu giữ, sau mỗi học kỳ và
hết năm học, cần sắp xếp, hệ thống lại thành từng bộ cho mỗi môn học để sử dụng
dài hạn . Tuy nhiên, để làm được như vậy, trước hết giáo viên cần có sự đầu tư về
độ bền của chất liệu và phương tiện bảo quản .
b) Nguyên tắc cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học .
- Việc sử dụng thiết bị dạy học cần gắn với sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với hình thức dạy học bộ môn .
- Việc sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với phương pháp dạy học bộ
môn.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với kế hoạch bài học .
- Việc sử dụng thiết bị dạy học phải đúng mục đích .
- Việc sử dụng thiết bị dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ .
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Nhờ sự cố gắng chung của tập thể giáo viên, trong đó có bản thân tôi, trong
nhiều năm qua, nhà trường luôn luôn thực hiện tốt chỉ tiêu làm thiết bị dạy học mà

Hội nghị công nhân viên chức đầu năm đã đưa ra , đồng thời đã tự làm được một
số thiết bị dạy học có giá trị sử dụng cao, đa dạng về chủng loại và có giá trị dạy
học tích hợp nhiều môn học , cụ thể gồm các thiết bị dạy học sau :
12
1. Giá đứng : Dùng để móc, treo các loại tranh ảnh, bản đồ và các dạng thiết bị
dạy học được thiết kế có dạng móc treo.
2. Giá nghiêng : Dùng để các bảng phụ và một số bảng khác.
3. Bộ bảng phụ.
4. Bảng cài.
Các loại đồ dùng này đáp ứng đủ dạy học ở cả 15 lớp, tỉ lệ 100% lớp học có
thiết bị dạy học.
Ngoài ra còn có một số thiết bị dạy học có giá trị khác như : Giá cài để bàn
(dùng để ghép chữ, ghép vần dạy lớp 1,2,3).
5. Các bộ sưu tập tranh, ảnh dạy tích hợp các môn học.
- Bộ sưu tập tranh, đồng hồ ;
- Bộ sưu tập tranh, ảnh, câu chuyện dạy kể chuyện Bác Hồ;
- Bộ sưu tập tranh tổng hợp gồm :
+ Tranh hoa ,quả ;
+ Tranh, ảnh các loài chim ;
+ Tranh, ảnh côn trùng ;
+ Tranh, ảnh động vật ;
+ Tranh ảnh thực vật ;
+ Tranh, ảnh danh lam thắng cảnh đất nước ;
+ Tranh, ảnh phương tiện giao thông ;
+ Tranh, ảnh các trò chơi dân gian ;
+ Tranh, ảnh các dân tộc Việt Nam ;
+ Tranh, ảnh các lễ hội Việt Nam .
6. Bộ sưu tập vật liệu dạy vật chất và năng lượng môn khoa học lớp 4,5
- Bộ sưu tập gốm, sứ, thuỷ tinh ; gốm xây dựng;
- Bộ sưu tập khoáng chất .

7. Bảng hình thành các phép tính nhân, chia dạy môn Toán lớp 3.
8. Bộ Mô hình dạy kể chuyện Âm nhạc bài “Chàng Oóc Phê và cây đàn Lia”
lớp 3.
9. Bộ đồ dùng trực quan dạy môn Toán lớp 1 (gồm: bông hoa, lá cờ, kẹo, ngôi
sao, cái ô, quả, các con vật,…. được làm bằng bìa, giấy xốp phế thải).
Và rất nhiều thiết bị dạy học tự làm khác nữa, ……
13
Tất cả các thiết bị dạy học trên được vận dụng dạy học tại nhà trường, giúp
cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, học sinh học tập tích cực, tạo không
khí vui vẻ ,sinh động đạt chất lượng cao.
Ngoài ra ở mỗi lớp học đều được trang trí các thiết bị dạy học tự làm của giáo
viên và học sinh phong phú, đa dạng tạo được mỹ quan trường học, giúp lớp học
thân thiện, trường học thân thiện, thầy cô giáo và học sinh cùng thân thiện tạo môi
trường học tập lành mạnh, tích cực.
Chất lượng giáo dục học sinh nhà trường sau 5 năm áp dụng biện pháp chỉ đạo
phong trào tự làm thiết bị dạy học ở trường học được nâng lên rõ rệt, chất lượng
giáo dục được minh chứng qua số liệu sau:

Thiết bị dạy học tự làm của đơn vị được minh họa qua các ảnh và File ảnh sau:
(xem các trang cuối).
14
Tiêu chí Năm học
2007-2008
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
Năm học

2011-2012
Tổng số học
sinh
512 462 439 420 393
Số học sinh
xếp loại khá
146
Tỉ lệ : 28,5%
141
Tỉ lệ : 30,5%
134
Tỉ lệ : 30,5%
140
Tỉ lệ : 33,3%
131
Tỉ lệ : 33,3%
Số học sinh
xếp loại giỏi
65
Tỉ lệ : 12,6%
59
Tỉ lệ : 12,8%
86
Tỉ lệ : 19,6%
85
Tỉ lệ : 20,2%
93
Tỉ lệ : 23,7%
Tỷ lệ %
lên lớp 97,9 98 98 98 98

Tỷ lệ %
HTCTTH 97 97 98 98 98,8
Số học sinh
giỏi cấp
huyện
2 3 5 5 7
Số học sinh
giỏi cấp tỉnh
0 0 1 1 1
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN.
Môi trường và thiết bị là những yếu tố rất quan trọng trong dạy học ở trưòng
học, nó không chỉ thực hiện chức năng minh họa mà còn là nguồn tri thức để học
sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập.
Việc lựa chọn các yếu tố của môi trường, các thiết bị dạy học tự làm các thiết
bị dạy học đơn giản, tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,
đồng thời cần đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm .
Trong giáo dục Tiểu học hiện nay, ngành giáo dục không thể cung ứng cho các
đơn vị trưòng học đầy đủ các thiết bị dạy học ở từng môn, từng bài . Việc tự làm
thiết bị dạy học là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng vì : Với
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng tốt
hơn, có cơ hội khám phá môi trường xung quanh . Thiết bị dạy học thường sát với
nội dung bài học góp phần hình thành thói quen tiết kiệm cho giáo viên, học sinh ;
giúp cho học sinh khéo léo hơn và được và được giáo dục nhiều mặt thông qua sử
dụng các nguyên liệu vật liệu sẵn có để tự làm, góp phần làm phong phú thiết bị
dạy học.
Nhờ chỉ đạo tốt phong trào tự làm thiết bị dạy học, đã thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học của đơn vị, đưa nhà trường đạt danh hiệu “Trường
Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia” năm 2011 và liên tục 2 năm học 2010-2011, 2011-
2012 được UBND tỉnh tặng bằng khen là đơn vị Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

năm học.
1/ Những khó khăn và hạn chế :
15
- Việc tự làm thiết bị dạy học thường mất rất nhiều thời gian của giáo viên,
công sức, tiền bạc của giáo viên, mà nếu không có lòng yêu nghề và tinh thần trách
nhiệm, với học trò thì khó có thể lao tâm khổ tứ vì nó.
- Các nhà trường, bản thân giáo viên thiếu kinh phí để mua nguyên vật liệu làm
thiết bị dạy học.
- Độ bền thiết bị dạy học tự làm chưa cao, khả năng của giáo viên còn hạn chế.
- Chế độ khuyến khích, khen thưởng lại chưa hoàn toàn xứng đáng với tâm lực
của giáo viên.
2/ Một vài kinh nghiệm :
- Bài học được rút ra ở đây là : Nếu được động viên, nâng cao nhận thức, tạo
điều kiện thì cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục có khả năng phát huy tính sáng
tạo, tự làm được các thiết bị dạy học cần thiết, góp phần giải quyết những khả năng
vướng mắc về các thiết bị dạy học còn thiếu hiện nay của ngành .
- Để có phong trào tốt, nhà trường cần quan tâm chỉ đạo, đưa phong trào tự làm
thiết bị dạy học vào kế hoạch năm của đơn vị, rà soát lại thiết bị dạy học hiện có,
lập kế hoạch bổ sung, mua sắm thiết bị, kể cả thiết bị tự làm nhằm đáp ứng yêu cầu
dạy và học của đơn vị .
- Tạo điều kiện, động viên, biểu dương kịp thời tinh thần sáng tạo của giáo viên
trong việc tự làm thiết bị dạy học.
- Hướng việc tự làm thiết bị dạy học bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ
mua, dễ thay thế, dễ bảo quản sử dụng, có tính sáng tạo; dạy được nhiều bài, nhiều
môn, hiệu quả cao .
- Thường xuyên tổ chức các hoat động : Kiểm tra việc mua sắm, sử dụng, tổ
chức các hội nghị, hội thi về thiết bị dạy học.
- Kịp thời triển khai, nhân rộng các thiết bị dạy học tự làm tốt .
- Đưa việc tự làm thiết bị dạy học vào tiêu chí thi đua hàng năm của đơn vị và
cá nhân từng giáo viên .

- Thiết bị dạy học tự làm có thể sử dụng một cách hiệu quả, thầy cô giáo luôn
tâm niệm rằng những món đồ mình làm ra phải đáp ứng yêu cầu dạy và học theo
chương trình Tiểu học mới, đảm bảo được tính kỹ thuật, tính mỹ thuật và tính kinh
tế.
16
- Hệ thống thiết bị dạy học tự làm cũng phải thể hiện được sự hợp lý giữa các
loại hình dạy học (Thiết bị dạy học chứng minh của giáo viên và đồ dùng thực
hành của học sinh).Thêm vào đó thiết bị dạy học tự làm phải góp phần bảo đảm vệ
sinh môi trường, an toàn trong trường học, phù hợp với đặc điểm địa phương .
II/ KHUYẾN NGHỊ.
- Đề bài “Một số biện pháp chỉ đạo phong trào tự làm thiết bị dạy học ở
trường tiểu học”, nội dung đề tài khá phong phú, mục tiêu của đề tài cũng là mục
tiêu chung của các nhà trường , đề tài này có thể vận dụng ở tất cả các trường kể cả
bậc phổ thông và cả bậc mầm non .
- Riêng bản thân tôi nhận thấy rằng đề tài cần tiếp tục đầu tư thực hiện ở nhà
trường tiếp tục cho những năm tới, nhưng mỗi năm cần có bổ sung thêm những
biện pháp mới để nâng cao tính hiệu quả, tính tích cực sáng tạo của đề tài và cũng
để khẳng định giá trị thiết thực của đề tài .
- Đề tài có thể còn thiếu sót cần rút kinh nghiệm, nhưng tôi tin rằng với sự góp
ý, bổ sung của quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, trong thời gian đến, tôi sẽ tiếp tục
cố gắng tiến hành để hoàn thiện đề tài của mình và rút ra được bài học bổ ích trong
công tác quản lý, chỉ đạo phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu
quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò phục vụ việc thực
hiện chương trình giáo dục mới hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng, tự làm thiết bị dạy học là để phục vụ tiết
học hiệu quả hơn và tiết kiệm phần nào chi phí mua sắm thiết bị dạy học, chứ
không phải để thi thố trường này trường kia hay chạy theo thành tích.
, ngày 22 tháng 10 năm 2012
Xác nhận của Hội đồng chấm SKKN Người viết
Trường TH


17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 có nội dung “Hoạt động giáo dục phải
được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội”.
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X ngày 09/12/2000 về
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã nêu rõ “Đổi mới nội dung chương
trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với
việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư khóa IX về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khẳng định
“Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền
thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho
18
người học,…Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học”.
- Đề án "Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục Mầm non và Phổ thông
giai đoạn 2010 - 2015"
(Kèm theo QĐ số 4045/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
A PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 4
1 Đặt vấn đề Trang 1
2 Mục đích đề tài Trang 1 4
3 Lịch sử đề tài Trang 3

4 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu đề tài Trang 3 4
5 Phương pháp nghiên cứu Trang 4
B PHẦN NỘI DUNG Trang 5 13
1 Cơ sở đề tài Trang 5 7
2 Nội dung nghiên cứu Trang 7 11
3 Kết quả đạt được Trang 11 13
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 14 16
1 Kết luận Trang 14 15
2 Khuyến nghị Trang 15 16
3 Tài liệu tham khảo Trang 17
19
4 Mục lục Trang 18
5 Một số hình ảnh minhh họa thiết bị dạy học tự
làm của nhà trường trong những năm qua .
Trang 19
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM
CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM QUA.
Bảng Phụ Giá Bảng Phụ

Giá Treo Tranh
20
Bộ sưu tập tranh Bộ sưu tập vật liệu
Đông Hồ dạy vật chất, năng lượng
Bộ sưu tập tranh Bảng Hình Thành
21
Kể chuyện Bác Hồ Phép tính nhân, chia
Dạy Toán lớp 3

Bộ đồ dùng trực quan dạy môn Toán lớp 1
22


Tranh kể chuyện âm nhạc
“Chàng Oóc Phê và cây đàn Lia” lớp 3
Bộ sưu tập tranh rau, củ, quả,
bò sát, côn trùng
23

Bộ sưu tập tranh Cảnh đẹp đất nước
24
Bộ sưu tập tranh Cảnh đẹp đất nước
Bộ sưu tập tranh Cảnh đẹp đất nước
25

×