Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Điều trị huyết áp thấp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.41 KB, 8 trang )

Huyết áp thấp


Nguyên nhân nào gây ra huyết áp thấp?

Từ trước đến giờ người ta thường
quan tâm đến cao huyết áp, và có rất nhiều công
trình nghiên cứu về cao huyết áp, nhưng lại thiếu quan tâm một cách đầy đủ về
huyết áp thấp. Chính vì vậy mà bệnh nhân huyết áp thấp ít được bác sĩ chú ý
điều
trị một cách đúng mực.
Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn kiến thức về huyết áp thấp, từ đó bạn có thể
điều trị và phòng ngừa cho mình cũng như người thân của mình( nếu có) một cách
hữu hiệu.
Nguyên nhân:
- Mất máu : do xuất huyết cấp hoặc mãn. Đó là nguyên nhân thường gặp nhất, giải
thích tại sao một người bị thiếu máu thường bị xỉu.
- Mất nước : do ói mửa, do nóng hoặc do
tập thể dục nặng mà không bù đủ nước. (
chạy marathon).
- Dãn tĩnh mạch : đó là nguyên nhân khá thường gặp. Ở người bị dãn tĩnh mạch,
thể tích máu giảm vì thành mạch máu bị dãn nở và chất lượng kém. Người bị dãn
tĩnh mạch đứng 30 phút có thể mất một lượng máu khỏang 1 lít do máu tụ lại ở
phần dưới của cơ thể.
- Một số loại thuốc, có thể gây ra tụt huyết áp như các thuốc điều trị cao huyết áp
gồm lợi tiểu và thuốc dãn mạch.
- Do lão hóa. Ở những người già, mạch máu trở nên cứng đi, kém đàn hồi nên thể
tích máu sẽ giảm đi sau khi ăn, vì một lượng lớn máu tập trung về dạ dày giúp cho
quá trình tiêu hóa.
- Yếu tố di truyền.
- Tiểu đường lâu ngày, làm tổn thương dây thần kinh kiểm soát trương lực mạch


máu, vì vậy làm rối loạn tuần hòan máu trong cơ thể.
- Một số bệnh lý của hệ thần kinh như : bệnh Parkinson, hội chứng Guillain-Barré.
Người bị huyết áp thấp cần phải làm gì ?
Ăn mặn (nhiều muối hơn bình thường). Muối thường không được khuyến cáo ở
người cao huyết áp, nhưng nó lại được khuyến kích ở người có huyết áp thấp.
Uống nước khoáng rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, nhất là nước khóang có
chứa nhiều muối Natri.
Uống nhiều nước: Nước làm gia tăng thể tích máu.
Không nên uống rượu. Uống rượu làm dãn mạch, làm giảm huyết áp.
Không nên ngồi dậy đột ngột. Nếu như bạn có huyết áp thấp, thì việc đứng dậy đột
ngột có thể gây ra hạ huyết áp nặng hơn. Lúc này gọi là hạ huyết áp do tư thế, và
bạn có thể bị xây xẩm và thậm chí ngất xỉu.
Trước khi đứng dậy, bạn nên vươn vai vài cái và ngồi cạnh mép giường trong thời
gian vài chục giây, sau đó hãy đứng dậy từ từ. Việc vươn vai và co cơ, giúp cho
huyết áp bạn được tốt hơn. Để cho cơ thể của bạn có thời gian thích nghi với tư thế
đứng sẽ giúp bạn tránh được cảm giác choáng váng.
Bạn nên mang vớ (tất) ôm sát chân nếu bạn bị dãn tĩnh mạch.
Bạn nên có giấc ngủ trưa sau khi ăn nếu bạn là người trên 60 tuổi. Vì việc tiêu hóa
thức ăn, sẽ giữ một lượng lớn máu ở dạ dày, cho nên nếu bạn hoạt động thể lực
ngay sau khi ăn thì việc cung cấp máu tới não sẽ không đủ dẫn đến triệu chứng do
huyết áp thấp gây ra.
Bạn hãy ngọa nguậy các ngón chân, và co cơ bắp chân. Điều này rất có lợi cho sức
khỏe bạn nếu như bạn thường đứng lâu.
Phòng ngừa: Nếu bạn là người có xu hướng bị huyết áp thấp, thậm chí bạn vẫn
còn cảm thấy khỏe mạnh, chúng tôi khuyên bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ
muối, nhất là khi trời nóng và khi bạn tập thể dục.
Thậm chí việc tập thể dục đều đặn cũng được khuyến khích mà không có bằng
chứng nào nói rằng tập thể dục làm nặng thêm tình trạng huyết áp thấp, trong khi
tập thể dục vẫn được khuyến khích ở người cao huyết áp.
Bạn có biết phải làm gì không khi gặp một người huyết áp thấp bị ngất xỉu ?

Theo phản xạ tự nhiên của mọi người thì khi gặp một trường hợp ngất xỉu thì họ
nâng đầu nạn nhân lên. Đó là một sai lầm nghiêm trọng: lúc này bạn không nên
làm như vậy, ngược lại phải nâng hai chân nạn nhân lên cao, điều này giúp máu
lên não được tốt hơn.
Nếu nạn nhân không tỉnh lại ngay sau đó, thì đó không phải là do huyết áp thấp,
mà có thể do một nguyên nhân khác trầm trọng hơn, và lúc này cách hay nhất là
bạn nên gọi xe cấp cứu để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
(Tại Việt Nam, bạn có thể gọi xe cấp cứu -số điện thọai là 115, số thống nhất trên
tòan quốc).
Khi nào thì bạn cần đến khám bác sĩ ?
• Khi bạn cảm thấy chóang váng, đi không vững, hoặc cảm thấy xây xẩm khi
chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
• Khi bạn cảm thấy những triệu chứng trên xảy ra sau khi ăn.
• Bạn bị bất tỉnh một thời gian khi đứng hoặc nằm.
Điều gì diễn ra với bạn khi khám bác sĩ?
Bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn ở tư thế đứng. Rồi sẽ cho bạn làm một số xét
nghiệm có chọn lọc giúp cho việc chẩn đóan bệnh. Bác sĩ có thể cho bạn mang
một máy để theo dõi huyết áp liên tục 24/24 giờ.
Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tim của bạn cũng như thể tích máu và nồng độ một
số hormone trong máu. Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn nằm trên bàn nghiêng, bàn này có
thể đu đưa được, nhằm duy trì bạn ở tư thế đứng. Người có huyết áp thấp sẽ xỉu
ngay trong vòng 5 phút đầu.
Điều trị huyết áp thấp như thế nào?
Khác với cao huyết áp, huyết áp thấp không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn,
nhưng nó làm giảm chất lượng sống của bạn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ
cho bạn dùng một số lọai thuốc giúp tăng thể tích máu bằng cách giữ muối, tăng
sự co thắt của mạch máu, làm ức chế dãn mạch. Trường hợp phức tạp thì cần dùng
nhiều lọai thuốc.
Ngòai ra, dùng sâm cũng có hiệu quả ở người có huyết áp thấp.
Người ta chưa có con số thống kê đầy đủ về huyết áp thấp, nhưng người ta thấy

rằng huyết áp thấp chiếm khoảng 5% số người trưởng thành. Huyết áp thấp
thường gặp ở phụ nữ, gấp nam giới 30 lần. Máu kinh mất cũng là một yếu tố nguy
cơ gây ra huyết áp thấp. Bạn nên biết rằng huyết áp thấp ở
trẻ em là chuyện bình
thường.
Đông y điều trị huyết áp thấp
Theo đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng
là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho
não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng
đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp được định nghĩa là khi trị số huyết áp
tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn
20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Có hai loại huyết áp thấp:
huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý
khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng
mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng,
thoáng ngất hoặc ngất.
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để
tránh tái phát. Thực tế trước đây, chúng ta chưa có thuốc đặc trị huyết áp thấp.
Người bị huyết áp thấp thường được các nhân viên y tế chỉ định một chế độ
dinh
dưỡng và sinh hoạt hợp lý, ngoài ra có thể sử dụng thêm một số thuốc tăng áp.
Tuy nhiên, các thuốc nâng áp hiện có cũng chỉ có tác dụng tạm thời và nếu sử
dụng kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ bất lợi. Xuất phát từ thực tế đó,
Công ty Nam Dược đã hợp tác với các chuyên gia của Trung Quốc để nghiên cứu
và bào chế thành công thuốc Thăng áp ND được nhiều người tin dùng và đánh
giá
cao.

Thăng áp ND được nghiên cứu dựa trên Bài thuốc đông y “Gia vị phù chính thăng

áp thang”. Đây là bài thuốc nổi tiếng trong cuốn sách “Thiên Gia Diệu Phương” để
điều trị bệnh huyết áp thấp. Thăng áp ND kết hợp nhiều vị thuốc bổ quý giá với tỷ
lệ thích hợp nhằm tối ưu hóa công năng của từng vị thuốc.
Thuốc Thăng áp ND có tác dụng: Bổ khí huyết, điều hoà khí huyết: giúp khí huyết
lưu thông, tăng huyết áp, chống xơ cứng động mạch, tăng cường chuyển hóa trong
cơ thể, điều hoà nhịp tim; Tăng cường sinh lực: chống mỏi mệt, tăng cường hệ
miễn dịch, nâng cao trí lực; Tăng sinh tân dịch, thanh nhiệt ở tâm.

Thuốc được sử dụng trong trường hợp huyết áp thấp gây nên các chứng: đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, mất
ngủ, hồi hộp, hay quên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang hiệu quả cao, tiện
sử dụng, nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược nên bệnh nhân dung nạp tốt và
không có tác dụng phụ.

×