Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải thích từ ngữ luật chứng khoán potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.97 KB, 12 trang )

Điều 6. Giải thích từ ngữ luật chứng khoán
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần
vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổhoặc dữ liệu
điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng
khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
2. Cổ phiếu là loạichứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ
phần của tổ chức phát hành.
3. Trái phiếu là loạichứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn
nợ của tổ chức phát hành.
4. Chứng chỉ quỹ là loạichứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ
đại chúng.
5. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ
sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.
6. Chứng quyền là loạichứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi,
cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã
được xác định trước trong thời kỳ nhất định.
7. Quyền chọn mua, quyền chọn bánlà quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền
mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức
giá được xác định trước.
8. Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng
khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.
9. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của tổ chức phát hành.
10. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
11. Nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài
chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
12.Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau


đây:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp;
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
13. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.
14. Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo
điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
15. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán
được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
16. Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan
liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
17. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
18. Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và
giao dịch chứng khoán.
19. Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo
lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
20. Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho
khách hàng.
21. Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.
22. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực
hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức
phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc
hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
23. Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công
bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
24. Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách

hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.
25. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán.
26. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý
theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
27. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc
đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có
quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
28. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
29. Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham giagóp vốn không vượt quá ba mươi
thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân.
30. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của
nhà đầu tư.
31. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu
của nhà đầu tư.
32. Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà
nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.
33. Người biết thông tin nội bộ là:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng
giám đốc của công ty đại chúng; thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng;
b) Cổ đông lớn của công ty đại chúng, quỹ đại chúng;
c) Người kiểm toán báo cáo tài chính của công ty đại chúng, quỹ đại chúng;
d) Người khác tiếp cận được thông tin nội bộ trong công ty đại chúng, quỹ đại chúng;
đ) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công
ty;
e) Tổ chức, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ với công ty đại chúng, quỹ đại chúng và
cá nhân làm việc trong tổ chức đó;
g) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin nội bộ từ những đối tượng quy định tại các điểm
a, b, c, d, đ và e khoản này.
34. Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;

b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần
trăm số cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng
giám đốc và các chức danh quản lý khác của tổ chức đó;
d) Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó
hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát;
đ) Công ty mẹ, công ty con;
e) Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.
Pháp lệnh cán bộ công chức
Điều 1.
1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam,
trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc
giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc
giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ
chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan

chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng
uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Page 2
2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều
này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại
điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn
thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 17
Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia
quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức
nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức
kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về
các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc Page 5
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có
khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Điều 18
Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật
nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi
việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc
tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến
ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà
cán bộ, công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải

áp dụng quy định của Điều này.
Điều 19
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của
những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi
ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không
được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ
lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan,
tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ
chức đó.
Chủ thể kinh doanh
Câu 1/Chứng minh doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách chủ thể độc lập trong các quan hệ với chủ sở
hữu :
-Tài sản của doanh nghiệp tư nhân chính là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân . Chủ doanh nghiệp
tư nhân khi thành lập doanh nghiệp tư nhân không phải lam thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản mà
mình đã đầu tư cho doanh nghiệp (khoản2 /điều 29)
-Doanh nghiệp tư nhân không có khả năng tự huy động vốn, không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào(k2/141). Để tăng vốn cho doanh nghiệp tư nhân chỉ còn cách làm chủ doanh nghiệp đầu tư
thêm hoặc nhân danh cá nhân huy động vốn cho doanh nghiệp.
-chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp(k4/đ143),nhân danh doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh.
-trong các quan hệ khác, đặc biệt là quan hệ tố tụng,chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn,bị
đơn,hoặc người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên
quan đến doanh nghiệp(k3/143)
-doanh nghiệp tư nhân khi bị thay đổi chủ sở hữu sẽ chấm dứt sự tồn tại.Trong trường hợp bán doanh
nghiệp,người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của luật
DN2005(k4/Đ145)
Câu 2/:chứng minh luật doanh nghiệp 2005 ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đánh của các thành viên
thiểu số trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

-Thành viên nếu như bỏ phiếu không tán thành đối với 1 quyết định quan trọng của hội đồng thành viên
thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình (k1/143). Đây chính là biểu hiện chính
sách “dân chủ vốn góp” mà các nhà làm luật đã hướng tới
-Để có thể bảo vệ lợi ích của thành viên thiểu số một cách thường xuyên hơn,luật DN/2005 quy định
cho thành viên hoặc nhóm thành viên thiểu số có quyền yêu cầu và triệu tập họp hội đồng thành viên
bất thường trong những trường hợp nhất định(K2,k3/41 ; k3/đ50)
-Quy định mà luật doanh nghiệp/2005 đưa ra đối với điều kiện tiến hành họp họp lệ của hội đồng thành
viên là cần phải có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ đối với lần thứ 1 và ít nhất
50% vốn điều lệ đối với lần thứ 2(k1,k2/đ51),Tỷ lệ này là tương đối cao để trong nhiều trường hợp cần
phải có sự tham gia của các thành viên thiểu số thì cuộc họp mới được tiến hành . Đồng thời, luật cũng
quy định cuộc họp đến lần thứ 3 thì sẽ được diễn ra mà không phụ thuộc vào số thành viên dự họp
cũng như số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên đó là không nằm ngoài mục đích ngăn ngừa
nguy cơ phá hoại không cho cuộc họp được tiến tành của các thành viên nắm phần vốn góp trong
cty.Ngoài ra luật cũng quy định để được thông qua tại cuộc họp của hội đồng thành viên thì các quyết
định phải được số phiếu đại diện ít nhất 65% và trong những trường hợp quyết định những vấn đề
quan trọng phải được ít nhất 75%tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp
thuận(điểma,b/k2/Đ52) là nhằm tăng tính “có trọng lượng” đối với tiếng nói của các thành viên thiểu số
đồng thời ngăn ngừa nguy cơ độc đoán của các thành viên đa số đối với các quyết định bất lợi cho
thành viên thiểu số trong công ty
Câu 3/:Chứng minh luật doanh nghiệp 2005 ưu tiên bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số:
-Ngoài những quyền được quy định tại k1,trong những trường hợp điều lệ công ty không có quy định
khác,cổ đông và nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít
nhất 6 tháng còn có các quyền khác quy định tài k2/đ79. Điểm a/k2 quy định quyền đề cử người vào hội
đồng quản trị và ban kiểm soát (nếu có) . Đây được xem là quyền được “thiết kế” dành cho sự liên kết
cổ đông nhỏ.Bằng sự liên kết này,các cổ đông nhỏ phối hợp với nhau mới có thể thực hiện được
quyền mà nếu không thì chỉ có cổ đông sở hữu trên 10%cổ phần phổ thông mới có thể thực hiên
được.Luật cũng cho phép các cổ đông thiểu số có quyền gián tiếp kiểm tra,giám sát hoạt động quản lý,
điều hành công ty thông quan việc xem xét,trích lục sổ biên bản,các nghị quyết của hội đồng quản trị
hoặc yêu cầu ban kiểm soát thcự hiện việc kiểm tra ( Đ b, Đ d/k2). Để có thể bảo vệ lợi ích cho các cổ
đông thiểu số 1 cách thường xuyên,kịp thời,luật còn quy định cho họ quyền yêu cầu và triệu tập họp

đại hội đồng cổ đông bất thường trong những trường hợp nhất định trong trường hợp hội đồng quản
trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra các quyết định vượt quá thẩm quyền
được giao xâm phạm quyền của các cổ đông thiểu số và 1 số trường hợp khác(điểm c/k2,k3,
Điều79;k6/ Đ97)
-Để bảo vệ lợi ích của mình,các cổ đông thiểu số có quyền yêu cầu lại cổ phần của mình để rút khỏi
công ty khi họ bắt buộc phải phục tùng những quyết định rõ ràng là ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích cơ
bản của họ trong cty(K1/Đ 90)
-Điều 102 quy định điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông là có số cổ đông dự họp đại diện ít
nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đối với lần thứ 1 và ít nhất 51% với cuộc họp lần
2(k1,k2/Đ 102) .Các tỷ lệ này đều quá bán.Quy định này trong trường hợp nhất định, đã tạo nên sự chi
phối của các cổ đông nhỏ đối với các cổ đông lớn trong việc tiến hành họp đại hội đồng cổ đông. Đồng
thời,quy định cuộc họp lần 3 sẽ được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ phần có quyền biểu quyết
vào số cổ đông dự họp là ko nằm ngoài mục đích nguy cơ các cổ đông lớn phá hoại ko cho cuộc họp
được tiến hành bằng việc không tham gia họp(K2/102)
-Luật doanh nghiệp 2005 cũng quy định các quyết định của đại hội đồng cổ đông để được coi là thông
qua phải được tỷ lệ số phiếu chấp thuận tương đối cao(k3;k5/104). Điều này, đã làm giảm nguy cơ các
cổ đông lớn chi phối để đưa ra các quyết định rõ ràng là xâm phạm đến lợi ích của các cổ đông thiểu
số khác trong công ty
(Bầu dồn phiếu)-Đối với việc bầu thành viên hội đồng quản trị vào ban kiểm soát,luật bắt buộc phải
thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu(Đ c/k3/104) để đảm bảo cho nhóm cổ đông sở hữu cổ phần
ít nhất luôn có 1 ghế đại diện cho mình trong hội đồng quản trị và ban kiểm soát của cty.Ngoài ra,luật
còn cho phép cổ đông và nhóm cổ đông quy định tại k2/79 được phép kiến nghị vấn đề đưa vào
chương trình họp đại hội đồng cổ đông
-Một trong những công cụ cũng hết sức hữu hiệu để có thể bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiêu số khi
“việc đã rồi” ,có nghĩa là nhóm cổ đông này có quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ
đông khi các cổ đông lớn cố tình phớt lờ sự có mặt của họ để tổ chức cuộc họp và ra quyết định vi
phạm trình tự thủ tục mà nhóm cổ đông thiểu số có khả năng chi phối như:lập danh sách và mời cổ
đông dự họp, điều kiện tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định…gây phương hại đến lợi ích của
nhóm cổ đông này(đ107)
Câu 4:So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ

¥ giống nhau:
-Đều là loại hình doanh nghiệp (k1/đ141 ;k1/163)
-Đều có chủ sỡ hữu là 1 cá nhân(k1/đ 141;k1/63)
-Đều không được phát hành cổ phần(k2/141;k3/đ 63)
¥ khác nhau: DNTN cty tnhh do 1 Cá nhân làm chủ
-Chế độ TN -vô hạn(k1/141) -hữu hạn(k1/đ63)
-Tư cách phápN -ko có -CÓ(K2/Đ63)
-Chế độ tài chính -ko được phát hành loại chứng khoán -đươc phát hành các loại chứng khoán
nào(k2/đ141) ngoài cổ phần k3/63
-được giảm và tăng vốn đầu tư(k3/142) -chỉ được tăng vốn điều lệ(k2/76)
-ko có vốn điều lệ -có vốn điều lệ(k2/đ18;k3/đ22)
-chủ shữu ko phải làm thủ tục chuyển -Chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu cho DN(k2/29) và không quyền sở hữu tài sản đầu tư cho công ty
phải xác định và tách biệt tài sản của (k1/29).Và phải xác định và tách bạch tài
mình và tài sản cty(k3/65) sản của mình và tài sản cty(k3/đ65)
-Chủ sỡ hữu -Có quyền hạn gần như tuyệt đối(142;143) -chỉ có quyề-n do luật và điều lệ cty quy
định(k2/64)
-Luôn là người đại diện theo pluật của DN -Có thể là người đại diện theo pl của
(k4; đ143) cty(k1/đ74)
-chủ sỡ hữu là bị đơn,nguyên đơn hoặc -Có thể là người đại diện cho cty trong
người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan các quan hệ này(k1/74)
trong các quan hệ tố tụng liên quan đếnDN
(k3/142)
-Cơ câú tổ chức -Do chủ sở hữu toàn quyền quyết định -Theo quy định chặt chẽ của pháp luật/đ74
quản lý k1,k2/143
-Hậu quả plý của -Phải chấm dứt sự tồn tại(k4/145) -Ko chấm dứt sự tồn tại chỉ đăng ký thay
việc thay đổi chủ đổi chủ sỡ hữu(k2/155)
sỡ hữu
Câu 5:Phân biệt thành viên góp vốn trong cty hợp doanh và cty trách nhiệm hữu hạn
¥ Hậu quả pháp lý của việc ko góp vốn đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết ở lần đầu:

+thành viên góp vốn hợp danh
-có thể bị khai trừ khỏi cty theo quyết định của hội đồng thành viên(k3/131)
+thành viên góp vốn TNHH
-Ko thể bị khai trừ chỉ phải chịu 1 số bất lợi về tài sản(k1/39;k1/65)
¥Quyền định đoạt đối với phần vốn góp
+thành viên góp vốn hợp danh
-chuyển nhượng tương đối tự do(điểm d/k1/140)
-ko có quyền yêu cầu cty mua lại phần vốn góp
-Ngoài chuyển nhượng được quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng các hình thức khác theo
quy định của pl và điều lệ cty(điểm e/k1/140)
+thành viên góp vốn TNHH
-chuyển nhượng bị hạn chế về trình tự thủ tục/Đ44
-Có quyền này điều 43
-chỉ được chuyển nhượng,ko được định đoạt thông qua các hình thức khác(Đối với chủ sỡ hữu cty
tnhh 1 thành viên(k1/đ66)
¥Quyền quản lý và điều hành cty
+thành viên góp vốn hợp danh
-Ko có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên
-chỉ được quyền biểu quyết hạn chế 1 số vấn đề tại cuộc họp hội đồng thành viên(điểm a/k1/140)
-Ko có quyền quản lý, điều hành cty(điểm b/k2/140).Do vậy thành viên góp vốn ko thể đảm nhiệm các
chức danh như:chủ tịch hội đồng thành viên,giám đốc hoặc tổng giám đốc…trong cty hợp danh
+thành viên góp vốn TNHH
-Có quyền yêu cầu và triệu tập họp hội đồng thành viên trong những trường hợp nhất
định(k2,k3/141;k3/49)
-được quyền biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên(Đ a/k1/41)
-có quyền quản lý và điều hành cty với tư cách chủ tịch HĐ thành viên(cty TNHH 2 thành viên trở
lên);chủ tịch cty(cty TNHH 1 thành viên là cá nhân);giám đốc hoặc tổng giám đốc(k1/49;k1,k2/74)
Câu 6:so sánh cty TNHH 1 thành viên và cty TNHH 2 đến 50 thành viên
¥ giống nhau:
- Đều là loại hình doanh nghiệp(k1/38;k1/63)

-Đều có chế độ TNHH (Đ b/k1/38;k1/63)
-Đều có tư cách pháp nhân(k2/38;k1/63)
-đều ko được phát hành cổ phần(k3/38;k3/63)
-chủ sở hữu có thể là tổ chức;cá nhân(đ a/k1/38;k1/63)
¥ Khác nhau:
¥Chủ sở hữu
+TNHH 1 thành viên
-1 chủ sỡ hữu(k1/63)
-ko có quyền tham dự họp hội đồng thành viên,thảo luận kiến nghị biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm
quyền HĐ thành viên
-hầu hết các quyền của HĐ thành viên trong cty TNHH 2>50 thành viên(k2/47) được luật DN 2005 quy
định cho chủ sở hữu cty(đ 64)
-chỉ được quyền rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng(k1/66)
-Ko có quyền yêu cầu và triệu tập họp hội đồng thành viên trong 1 số trường hợp nhất định
-Ko có nghĩa vụ chấp hành quyết định của hội đồng thành viên
+TNHH 2>50 thành viên
-ít nhất 2 chủ sở hữu,tối đa 50(đ a/k1/38)
-Có quyền này (đ a/k1/41)
-ko có hầu hêt các quyền quy định ở điều 64
-được quyền rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng, để thừa kế,tặng cho,yêu cầu cty mua lại phần vốn
góp và các hình thức khác theo quy định của pluật và điều lệ cty(đ h/k1/41)
-có quyền này (k2,k3/41;k3/50)
-Phải chấp hành quyết định của hội đồng thành viên(k3/42)
¥chế độ tài chính
+TNHH 1 thành viên
-thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu Tnhiem về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của cty(k1/đ66)
-chuyển nhượng vốn góp ko phải tuân thủ trình tự thủ tục do luật định
-chỉ được tăng vốn điều lệ(k2/76)
-Luật doanh nghiệp có quy định mang tính chế tài đối với việc hoàn trả vốn và chia lợi nhuận cho thành

viên ko đúng quy định(đ 62)
+TNHH 2>50 thành viên
-Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh (k2/đ39)
-phải tuân thủ quy định tại điều 44/luật DN2005
-được tăng và giảm vốn điều lệ/60
-ko có
¥Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành
+TNHH 1 thành viên
-chỉ có thể là người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu cty(k3/67)
-thẩm quyền của hội đồng thành viên do chủ sỡ hữu cty ấn định trong điều lệ cty và pháp luật liên
quan(k3/68)
-Điều kiện tiến hành và thông qua quyết định của hội đồng thành viên căn cứ và tỷ lê số thành viên trong
tổng số thành viên(tỷ lệ này khác nhau ở các lần họp) và số thành viên dự họp.Các thành viên có 1
phiếu biểu quyết giá trị như nhau(k5,k6/68)
-có thể có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu cty chấp thuận(k6/đ68)
-chủ tịch hội đồng thành viên do chủ sỡ hữu cty chỉ định(k3/68)
-giám đốc hoặc tổng giám đốc trong trường hợp ko phải là thành viên,hội đồng thành viên thì phải thỏa
điều kiện ko là người có liên quan của thành viên hội đồng thành viên(đ a/k3/đ 70)
-quyền, nghĩa vụ, tiểu chuẩn, điều kiện của ban kiểm soát được quy định chi tiết trong luât doanh nghiệp
2005(đ 71,72) và điều lệ cty
-hợp đồng,giao dịch quy định tại k1/đ 75 phải được hội đồng thành viên và ban kiểm soát xem xét quyết
định theo đa số
+TNHH 2>50 thành viên
-hội đồng thành viên bao gồm có thể là thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên
cty(k1/47)
-thẩm quyền của hội đồng thành viên 2005 được quy định chi tiết trong luật doanh nghiệp 2005(k2/47)
-điền kiện tiến hành họp và thông qua quyết định của hội đồng thành viên căn cứ vào tỷ lệ vốn trong
tổng số vốn điều lệ và tỷ lệ vốn trong tổng số vốn các thành viên đại diện. Đối với trường hợp lấy ý kiến
bằng văn bản căn cứ vào tỷ lệ vốn trong tổng số vốn điều lệ.Các thành viên có số phiểu biểu quyết
tương ứng với phần vốn góp(k2,k3/52; đ b/k1/41)

-Quyết định của hội đồng thành viên có hiệu lực pháp lý kể từ ngày thông qua
-chủ tịch hội đồng thành viên do hội đồng thành viên bầu và phải là thành viên(k1/đ49)
-ko cần thỏa mãn điều kiện này(Đ b,k1/57)
-Quyền nghĩa vụ tiêu chuẩn điều kiện của ban kiếm soát chỉ được quy định trong điều lệ cty
-hợp đồng giao dịch tại điều 59 chỉ do hội đồng thành viên chấp thuận
Câu 7:So sánh cty cổ phần và cty tnhh 2>50 thành viên
¥ giống nhau:
-đều là loại hình doanh nghiệp (k1/77;k1/38)
-đều có tư cách pháp nhân(k2/38;k2/77)
-đều có chế độ trách nhiệm hữu hạn(điểm b/k1/38; điểm c/k1/77)
-chủ sở hữu có thể là tổ chức,cá nhân(điểm a,k1/38; đ b/k1/77)
-đều có quyền tăng và giảm vốn điều lệ (điều 60; k3/91;k2/87)
-chủ sở hữu thiểu số có quyền yêu cầu và triệu tập cuộc họp của cơ quan quyền lực cao nhất của cty
trong những trường hợp nhất định(k2,k3/đ 41;k3/đ 50;k2/đ 39;k6/đ 97)
-chủ sở hữu có quyền cty mua lại vốn góp của mình tại cty(điều 43,90)
¥ khác nhau:
¥ chủ sở hữu
+cty cổ phần
-tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa (đ b,k1/77)
-bị phân loại theo loại cổ phần.Tương ứng với các loại chủ sở hữu khác nhau cũng có các quyền khác
nhau(từ 79>83)
-sáng lập viên có những ưu đã và hạn chế nhất định(k3/78;k5/84)
-chủ sở hữu có thể được rút vốn trực tiêp (đ 83)
-chỉ có sáng lập viên mới có thể nợ vốn đối với cty(k3/87)
-ko cần
+cty TNHH 2>50 thành viên
-tối thiểu là tối đa là 50(đ a,k1/38)
-ko bị phân loại
-ko có
-ko được

-tất cả các chủ sỡ hữu với cty đều được(k2/39)
-thành viên mới phải được sự nhất trí của các thành viên hiện hữu(k2/60)
¥ chế độ tài chính
+cty cổ phần
-vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau(đ a/k1/77)
-chủ sở hữu có thể sở hữu nhiều phần trong vốn điều lệ
-cổ phần được tự do chuyển nhượng(đ d,k1/77)
-được phát hành cổ phần (k3/77)
-khi công ty được thành lập,cổ phần có thể được chào bán cho công chúng
-ngoài việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông,cty còn có thể mua lại cổ phần đã bán theo quyết
định của mình(đ 91)
+cty TNHH 2>50 thành viên
-ko có
-chỉ có thể sở hữu 1 phần duy nhất
-chuyển nhượng phần vốn góp bị hạn chế về thủ tục(điều 44)
-ko dược(k3/38)
-chỉ có thành viên sáng lập có quyền góp vốn
-chỉ có thể mua lại vốn g óp theo yêu cầu của thành viên(đ 43)
¥cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công ty
+cty cổ phần
-cơ quan quyền lực cao nhất của cty ko bao gồm toàn bộ chủ sở hữu cty(k1/96)
-cơ quan quản lý cty là 1 tập thể(hội đồng quản trị)-k1/108
-chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền tương tự như chủ tịch hội đồng thành viên của cty TNHH 2 >50
thành viên trở lên(k2/111)
-hội đồng quản trị có một số quyền tương tự như hội đồng thành viên của cty TNHH 2>50 thành viên trở
lên(điểm a,b,d, đ,e,h,i/k2/47)
-giám đốc hoặc tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê và chịu TN trước hội đồng quản
trị(k1/116)
-ban kiểm soát có thực quyền , được pháp luật quy định cụ thể chi tiết(từ 121>126)
+cty TNHH 2>50 thành viên

-Bao gồm toàn bộ chủ sở hữu(k1/47)
-là 1 người-chủ tịch hội đồng thành viên
-có các quyền quy định tại khoản 2/49
-chủ tịch hội đồng thành viên ko có các quyền này
-do hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê ,chịu Tnhiem. trước hội đồng thành viên (điểm đ/k2/47)
-được quyền
-ko được quy định cụ thể
¥chế độ công khai thông tin
+cty cổ phần
-mọi tổ chức cá nhân đều có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của cty cổ phần tại
cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (k3/129)
+cty TNHH 2>50 thành viên
-ko có quy định

×