ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC TÌNH TRẠNG KÍCH ĐỘNG
Bs Nguyễn Đạt Anh
Gs Vũ Văn Đính
I. ĐỊNH NGHĨA
- Kích động tâm thần vận động là tình trạng tăng không thích hợp và lộn xộn hoạt
động vận động trong cả hình thức và cường độ, đi kèm với mất kiểm soát suy nghĩ và
hành động.
- Đây là biểu hiện ra bằng hành vi của tình trạng kích thích tâm thần với nguyên nhân
rất đa dạng.
- Tình trạng này được coi là một cấp cứu tâm thần, hay cấp cứu thực thể bị che dấu
dưới dạng tâm thần.
II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
- Khai thác người nhà nhằm xác định:
+ Tiền sử bệnh tâm thần và dùng các thuốc gần đây và hiện tại của bệnh nhân.
+ Hoàn cảnh xuất hiện và , kiểu bắt đầu xuất hiện các rối loạn.
- Khám tâm thần:
+ Quan sát tỷ mỷ:
. Cách ăn mặc
. Biểu hiện vẻ mặt bệnh nhân
. Các động tác
. Lời nói và hành vi
+ Khi thăm khám người thày thuốc cần giải đáp được các câu hỏi sau :
. Bệnh nhân có trong tình trạng lẫn lộn hay không
. Bệnh nhân có bị sảng và/hoặc không hợp tác
. Bệnh nhân có các rối loạn trong giao tiếp hay cảm xúc
+ Trong thực hành lâm sàng, cần tìm kiếm hệ thống để phát hiện:
. Tình trạng ám ảnh
. Tình trạnglẫn lộn
. Tâm thần phân liệt
. Sảng, thao cuồng
III. PHÁT HIỆN BỆNH CẢNH LÂM SÀNG
Khám thực thể là bắt buộc, ngay cả khi khó thực hiện được, nhằm để trả lời các câu hỏi:
Có các dấu hiệu thần kinh khu trú hay lan toả hay không
Bệnh nhân có bị ngộ độc thuốc không
Có các triệu chứng toàn thân: tuỳ bệnh cảnh , cần khám và theo dõi các triệu chứng
sau: nhiệt độ, mạch, huyết áp, tình trạng mất nước.
IV. NHỮNG XÉT NGHIỆM ĐẦU TIÊN CẦN LÀM
Ngay khi vào viện, bệnh nhân được làm các xét nghiệm sau : Công thức máu, bilan
nước-điện giải.
Các xét nghiệm khác sẽ được chỉ định tuỳ theo các nghi ngờ về nguyên nhân gây cơn
kích động
V. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
- Bước đầu khi tiến hành chẩn đoán là phải dựa trên các đặc điểm triệu chứng và hoàn
cảnh xuất hiện bệnh lý.
- Trên bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt hay một cơn rối loạn tâm thần cấp, tình
trạng kích động xuất hiện trong bệnh cảnh của cơn hoảng loạn, mất nhân cách hay
trong bệnh cảnh hoang tưởng bị truy hại
- Trong một cơn loạn thần cấp, tình trạng kích động là biểu hiện chính trong bệnh cảnh
lâm sàng mà không cò kèm yếu tố lú lẫn hay hoang tưởng
- Trong một cơn kích động do lo lắng (có thể biểu hiện sự mất bù của một số bệnh
tâm căn như cơn hysterie hay tình trạng ám ảnh) hay hiếm gặp hơn nó là cách biểu
hiện dễ làm mất định hướng chẩn đoán của tình trạng trầm cảm (trầm cảm với lo
lắng)
- Ở người có tiền sử mất cân bằng cảm xúc, bệnh nhân có thể có các cơn giận vô cớ,
bốc đồng, dễ khiến bệnh nhân nghiện rượu hay các ngộ độc khác.
- Sang chấn tâm lý có thể dẫn đến phản ứng cấp dưới dạng cơn lo lắng hay đôi khi là
tình trạng lú lẫn.
VI. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
Tình trạng kích động hay gặp nhất do ngộ độc và thường xảy ra trong bệnh cảnh bệnh
nhân có tình trạng lẫn lộn:
+ Rượu: say rượu thông thường hay bệnh lý (hưng phấn vận động, hoang tưởng,
sảng), hay sảng rung.
+ Cơn thiếu thuốc, nhất là nhóm thuốc phiện; tình trạng kích thích xuất hiện sau 6
đến 8 giờ không có thuốc và thường đi kèm với: lo lắng tăng dần, mất ngủ, đau
lan toả, các triệu chứng thực thể: chảy nước mũi, nước mắt, vã mồ hôi nhiều, ỉa
chảy, nôn, rét run, run, tim nhanh.
+ Nếu cơn có sự trộn lẫn giữa kích động với lú lẫn có thể gặp trong: loạn thần cấp
hay hoang tưởng do các thuốc gây hoang tưởng như “say” barbituric.
Một số bệnh thực thể có thể gây tình trạng kích động nhưng hiếm gặp hơn:
+ Lú lẫn do sốt cao: ngoài sảng rung còn có thể gặp do các bệnh nhiễm trùng như
viêm màng não (cần khám phát hiện hội chứng màng não).
+ Động kinh: có thể có tình trạng kích động, lú lẫn sau cơn;
+ Cơn tâm thần vận động có thể biểu hiện bằng tình trạng kích động, lẫn lộn, hoặc
bằng những đợt loạn thần cấp xuất hiện giữa các cơn động kinh.
+ Các dấu thần kinh khu trú : tụ máu dưới màng cứng, nhũn não, u não.
+ Một số tổn thương toàn thể hay bệnh chuyển hoá: tiền hôn mê đái tháo đường, hạ
đường máu, cơn porphyrie cấp, suy thượng thận.
+ Mất trí: cơn kích thích bán cấp thường vào lúc chiều tối.