Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự hình thành và phát triển giao tiếp của trẻ mầm non docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.16 KB, 4 trang )

Sự hình thành và phát triển giao tiếp của trẻ
mầm non (phần 1)
Từ khi mới sinh ra đứa trẻ dần dần lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông
qua giao tiếp xúc cảm với người lớn, qua đồ chơi và đồ vật xung quanh
nó, qua ngôn ngữ vv…
Nghiên cứu của M.I.Lixinna và các nhà khoa học khác chứng minh rằng
đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn cùng tuổi được thay đổi
và phức tạp dần trong suốt thời kì thơ ấu. Sự phát triển giao tiếp, sự
phức tạp hoá và làm giàu hình thức giao tiếp tạo nên những khả năng
mới cho đứa trẻ tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ môi trường xung quanh.
Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lí và hình
thành nhân cách của đứa trẻ.

Sự yêu thương nhau trong giao tiếp với người lớn bắt đầu xuất hiện ở trẻ
2 tháng tuổi. Đứa trẻ cố gắng lôi cuốn sự chú ý của người lớn đối với nó
khi người lớn chăm sóc nó, nói chuyện với nó. M.U.Lixinna gọi hình
thức giao tiếp đầu tiên này là giao tiếp nhân cách tình huống hay giao
tiếp xúc cảm trực tiếp. Đứa trẻ mới sinh chưa có nhu cầu giao tiếp và
chưa biết giao tiếp. Từ những ngày đầu đời của đứa trẻ, người lớn cần
phải tổ chức bầu không khí giao tiếp ấm áp, đầy tình yêu thương đối với
trẻ.
Sự tác động và giúp đỡ của người lớn làm cho nhu cầu giao tiếp của đứa
trẻ khoảng 2-2,5 tháng được hình thành với 4 dấu hiệu đặc trưng: sựquan
tâm đến người lớn, mối quan hệ xúc cảm với người lớn, cường độ tiếp
xúc với người lớn và biểu hiện xúc cảm với sự đánh giá của người lớn.
Đó là hình thức biểu hiện đầu tiên của “phức cảm hớn hở”, là biểu hiện
phản ứng xúc cảm tích cực của đứa trẻ với người lớn, kèm theo nụ cười,
những cử động tích cực, tập trung nhìn vào mặt người lớn và lắng nghe
gịong nói của người lớn. Tất cả những điều đó chứng tỏ đứa trẻ đã
chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Tiếp xúc với người thân đứa trẻ
có nhu cầu giao tiếp một cách tích cực. Nhờ người lớn, đứa trẻ khám phá


đồ vật xung quanh, nhận thức được khả năng của mình, đặc điểm của
những người xung quanh nó và phát triển các mối quan hệ đặc biệt với
nó.
Hình thức giao tiếp xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi
hài nhi, có nghĩa là xác định sự phát triển tâm lí và thể lực của đứa trẻ
sau này. Chính trong các mốiquan hệ xúc cảm xuất hiện sự mong muốn
chia sẽ với người lớn những xúc cảm của mình và khả năng đồng cảm
với người lớn. Sự hình thành các mối liên hệ xúc cảm giữa trẻ với người
lớn có thể đảm bảo cho sự hình thành mốiquan hệ tốt của đứa trẻ với
mọi người và với thế giới xung quanh, đồng thời hình thành lòng tự tin ở
đứa trẻ.
Sự cộng tác mang tính thực hành với người lớn có ảnh hưởng tốt đối
với dứa trẻ. Cuối nửa đầu năm thứ nhất xuất hiện hình thức giao tiếp
công việc tình huống với người lớn. Giao tiếp tham gia vào hoạt động
thực hành của đứa trẻ và dường như phục vụ cho “ những nhu cầu công
việc” của nó.
Vào nửa sau của tuổi hài nhi ( 6- 12 tháng) có sự thay đổi về chất trong
các mối quan hệ của đứa trẻ với thế giới xung quanh, có các hình thức
bắt chước khác nhau, xuất hiện nhu cầu thao tác với đồ vật mãi không
chán. L.X. Vưgotxki gọi là “ thời kì của nhu cầu tích cực” .
Sự hình thành cái mới cơ bản của tuổi hài nhi là sự chuyển tiếp từ ý thức
ban đầu của tính đồng nhất tâm lí “ Chúng tôi” đến sự xuất hiện ý thức
nhân cách riêng “ Tôi”.

×