Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON (phần 3) Sự hình thành doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.44 KB, 4 trang )

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP
CỦA TRẺ MẦM NON (phần 3)
Sự hình thành “hệ thống cái tôi” tạo điều kiện nảy sinh sự tự đánh giá và
hướng tới đáp ứng những yêu cầu của người lớn.
Tồn tại sự khủng hoảng chứng minh khả năng hình thành các mối quan
hệ mới của đứa trẻ và người lớn và các hình thức giao tiếp khác.
Không chỉ có người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ ở
độ tuổi hài nhi. Ở độ tuổi này đứa trẻ đã hướng tới giao tiếp với bạn
cùng tuổi. Kinh nghiệm giao tiếp với người lớn tạo tiền đề cho giao tiếp
với bạn cùng tuổi được thực hiện trong các mối quan hệ giữa trẻ với
nhau.

Trong các công trình nghiên cứu của mình A.Z. Ruxkai nhấn mạnh là
giao tiếp của đứa trẻ với người lớn và với bạn cùng tuổi là sự biến dạng
của chính một dạng giao tiếp nào đó. Mặc dù hoạt động giao tiếp với bạn
cùng tuổi xuất hiện ở độ tuổi ấu nhi ( vào cuối năm thứ hai bắt đầu năm
thứ ba của cuộc sống) với dạng giao tiếp xúc cảm thực hành. Mục đích
chính của dạng giao tiếp này là cùng tham gia. Những trò tinh nghịch
cùng nhau, quá trình hành động với đồ chơi làm cho trẻ vui sướng. Trẻ
không khi nào hoàn thành một công việc chung. Trẻ nảy ra sự vui đùa,
trình diễn cho nhau.
Trong giai doạn này người lớn cần điều chỉnh giap tiếp một cách hợp lí.
Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với bạn cùng tuổi tạo điều kiện phát triển các
phẩm chất nhân cách như tính chủ động, tính tự do ( tính không phụ
thuộc), cho phép đứa trẻ nhìn thấy những khả năng của mình, giúp cho
sự hình thành tính tự ý thức và phát triển tình cảm sau này.
Ở trẻ mẫu giáo có hình thức giao tiếp mới với người lớn mà M.I.Lixinna
gọi là giao tiếp “ hợp tác trí tuệ”. Bởi dang giao tiếp này có đặc điểm
hợp tác trong hoạt động nhận thức. Sự phát triển tính ham hiểu biết buộc
đứa trẻ đặt ra cho mình những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn. Trẻ giao
tiếp với người lớn để được trả lời hay được đánh giá những suy nghĩ của


mình. Ở mức độ giao tiếp nhận thức ngoài tình huống trẻ có nhu cầu tôn
trọng người lớn, xuất hiện những tình cảm cấp cao trong mối quan hệ
với người lớn. Đứa trẻ thiếu tự tin, sợ hãi khi bị người khác chê cười. Vì
vậy người lớn nhất thiết phải có mối quan tâm nghiêm túc đến những
câu hỏi của trẻ, duy trì được tính ham hiểu biết của trẻ.
Mối quan hệ của cha mẹ đối với những thành công và thất bại của đứa
trẻ trong các lĩnh vực sáng tạo đa dạng và các lĩnh vực khác tạo điều
kiện hình thành ở trẻ tính tự đánh giá, sự đòi hỏi được tôn trọng. Sự
đánh giá quá cao hay quá thấp đứa trẻ của cha mẹ đều ảnh hưởng đến
mối quan hệ của đứa trẻ với bạn cùng tuổi, đến đặc điểm nhân cách của
đứa trẻ.
Mối quan hệ xa lánh của người lớn với đứa trẻ làm giảm đáng kể tính
tích cực xã hội đối với nó: đứa trẻ có thể thu mình lại, trở nên không tự
nhiên, thiếu tự tin, sẵn sàng khóc oà lên vì bất cứ lí do gì hay là bắt đầu
trút phản ứng của mình cho bạn cùng tuổi.
Đến (4-5 tuổi) giao tiếp với bạn cùng tuổi lôi cuốn đứa trẻ hơn, hình
thành dạng giao tiếp công việc tình huống với bạn cùng tuổi. Trò chơi
sắm vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ ở giai đoạn này. Các
mối quan hệ của người lớn được trẻ thể hiện trong trò chơi, và đối với
trẻ điều quan trọng là sự hợp tác với nhau, phân vai và đóng vai thể hiện
chuẩn mực và qui tắc hành vi theo vai, nhưng người lớn vẫn đóng vai trò
điều chỉnh trò chơi. Chuyển từ sự tham gia cùng nhau đến sự hợp tác
cùng nhau đánh dấu một bước tiến đáng kể trong hoạt động giao tiếp với
bạn cùng tuổi.

×