Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quan niệm hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.99 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Những Quan Niệm Truyền Thống Đ ối Với Việc Hôn Nhân
Của Người Chăm Ở Việt Nam
Chương 2: Các Quy Tắc Và Hình Thái Hôn Nhân Của Người Chăm Ở
Việt Nam
2.1 Hôn Nhân Đồng Tôn Giáo
2.2 Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
2.3 Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
2.4 Các Quy Tắc Về Hôn Nhân
Ch ư ơng 3: Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Ở Việt Nam
3.1 Lễ Nghi Đám Cưới Hỏi Của Người Chăm Trung Bộ
3.2 Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Islam Nam Bộ
3.3 Sự Đính Hôn Và Bãi Hôn
Kết Luận
Tài Liệu Tham Khảo
1
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI
VIỆC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
Người Chăm cũng như hầu hết các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Raglai…
đều quan niệm rằng hôn nhân được tiến hành khi trai gái đã đến tuổi trưởng
thành, được đánh dấu bằng một nghi lễ, một tục lệ nhất định.
Ở Chăm hồi giáo Bà Ni, tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lễ “Karoeh” (đối
với nữ), lễ “Kho tan” (đối với nam). Chỉ khi được tiến hành nghi lễ trên,
người con trai và người con gái mới được quyền tìm kiếm người yêu và tiến
đến hôn nhân. Người nào không được thực hiện nghi lễ trên sẽ bị xã hội trê
cười. Và khi chết đi sẽ không được làm đám tuần và chon chung ở nghĩa địa
dòng họ, vì họ cho rằng người chết không qua lễ nghi đánh dấu tuổi thành
niên được coi là “ha râm” (xấu, không tôt). Theo tập quán của mẫu hệ
Chăm, nữ đến tuổi 16 có thể lấy chồng. Tuy nhiên vì sự phát triển của thể


lực không giống nhau, nên tuổi 16 chỉ là cái mốc ước định tương đối. Cho
nên họ thường căn cứ vào hình dáng bề ngoài, sức khỏe của người thiếu nữ
đã ở độ tuổi chin muồi hay chưa, có đủ sức khỏe và khả năng làm vợ, làm
mẹ trong tương lai hay chưa chứ không chỉ căn cứ vào tuổi tác.
Người Chăm cũng quan niệm như các dân tộc Ê Đê, Gia Rai,
Raglai…, người thiếu nữ đã quá độ tuổi theo tập quán quy định mà chưa
thành đôi lứa thì rất khó lấy chồng, thậm chí ế chồng. Người Chăm cho rằng
nữ từ 24 tuổi trở đi mà chưa có chồng thì sẽ được gọi là “may plầu” (gái lỡ
thì). Tuổi kết hôn của nam giới có phần rộng rãi, thường từ 18 tuổi trở đi,
nhưng ngoài 20 thậm chí 30 chưa lấy vợ vẫn không coi là bị ế vợ. Đặc biệt
người Chăm không có tục “nối dây” như các dân tộc mẫu hệ ở Trường Sơn
Tây Nguyên (cuê cuê của người Ê Đê, cuai cuai ở người Gia Rai), là tục
thay thế người chết trong hôn nhân. Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng trong
xã hội Chăm cần có các đặc tính sau: vui vẻ, thỏa vát, cần cù, gần gũi và có
tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Trong lao động, nam giới phải thạo tất
cả các việc của nam giới như cày bừa, làm rẫy, ruọng, dựng nhà…Đặc biệt
phải có học vấn cao, họ rất trọng người có học vấn. Ngoài ra người Chăm
Nam Bộ quan niệm nam giới phải thuộc thông thạo kinh “Cran”.
Tiêu chuẩn của người vợ phải nết na, thùy mị, giỏi công việc nội trợ
như nấu ăn, quản lý nhà cửa. Ngoài ra phải biết rệt phải, kéo sợi, và đặc biệt
nuôi con phải giỏi…
Tập quán truyền thống của người Chăm xưa không coi sắc đẹp là điều chính
yếu tạo nên hạnh phúc, đảm bảo cuộc sống gia đình, nhưng nam cũng như
nữ, vừa có sắc lại vừa có đức có tài thì được mọi người yêu mến và là đối
2
tượng của lớp trẻ. Quan niệm đó đã xuyên suốt nhiều thế kỷ và tồn tại cho
đến ngày nay. Ngược lại, nếu cô gái chỉ có sắc đẹp mà không biết lao động,
không có đủ các đức tính cần thiết của người vợ thì bị dư luận chê cười, khó
lấy chồng. Người Chăm có câu tục ngữ “siam mư nai tai adâu é” và câu “xạ
mư nài mư tai adâu mứk” (nghĩa là xấu ở bên ngoài, lòng dạ như vàng).

Còn đối với người Chăm Bà La Môn thì không có lễ thức nào đánh
dấu giai đoạn chuyển tiếp từ vị thành niên sang tuổi trưởng thành. Tuy nhiên
khi cô gái hoặc cậu con trai sắp xửa lập gia đình, cha mẹ đều phải đến trình
với người tộc trưởng để người này lấy “ciết a tâu” (tổ tiên) của dòng họ
xuống, và sắm xửa một mâm lễ vật gồm một trai rượu, 3 trưng gà và đĩa
bánh trái để cúng “ôn prók” (ông tổ) và báo cáo cho tổ tiên biết. Người
Chăm quan niệm rằng: Khi có một thành viên mới của dòng họ ra đời, ôn
prók đã biết qua lễ cúng đầy tháng thì đến khi trưởng thành lấy chồng, lấy
vợ cần phải báo cáo cho ôn prók biết.
Người con gái Chăm tuỵêt đối phục tùng cha mẹ được thể hiện rõ qua
việc cưới xin cũnh như trong mọi chuyện khác, và con gái lấy ai làm chồng
là do cha mẹ chọn, không được từ chối. Trong lĩnh vực này con trai cũng
không tự do gì hơn con gái. Cho dù người con trai không hợp với mình,
nhưng đó lại là người hợp với cha mẹ mình, được cha mẹ mính cho rằng
“chàng rể hiền, chàng rể tốt thì người con gái phải làm tròn bổn phận của
người vợ cho đến trọn đời mãn kiếp”. Ngược laic ho dù ưng ý cô gái nhưng
nếu không được cha mẹ ưng ý thì người con trai cũng không được để ý đến.
Người con rể phải có bổn phận đối với cha mẹ vợ như đối với bố mẹ
đẻ của mình. Như vậy nếu so với người Việt và người Hoa thì thân phận phụ
nữ Chăm được “diễm phúc” hơn người vì phụ nữ Chăm theo chế độ mẫu hệ.
Cô dâu người Việt và người Hoa phải có bổn phận với cha mẹ chồng
như đối với cha mẹ đẻ. Nhiều khi cô dâu ở vào cuối thang ngôi thứ trong gia
đình, đóng vai kẻ hầu người hạ, nhất là ở các gia đình bậc trung ở nông thôn.
Đôi khi, tình cảnh không chịu nổi nữa, cô dâu không còn lối thoát nào khác
là tìm cách bỏ trốn hoắc quyên sinh.
Người Hoa và người Việt coi sự trinh tiết của người con gái là điều rất
quan trọng. Mất trinh bị coi là điều xấu xa và là nguyên cớ chính đáng để
hủy bỏ hôn nhân. Trinh tiết là một điều kiện chủ yếu trong hôn nhân và là
tiêu chuẩn trọng yếu về đạo đức của người con gái trong xã hội Trung Quốc
và Việt Nam xưa và tồn tại và ảnh hưởng cho đến ngày nay. Ngược lại

người Chăm cũng như các dân tộc mẫu hệ khác không đặt nặng vấn đề trinh
tiết.
Trong xã hội người Chăm hôn nhân không phải là sự kết hợp hai cá
nhân mà là một công việc của một gia đình. Nhiều khi hôn nhân còn được
sắp đặt ngay từ hồi cô dâu ngay từ hồi cô dâu chú rể mới ra đời, gọi là “váh
3
nhúk”. Trường hợp này trước đây xảy ra rất nhiều và ngày nay đôi khi vẫn
tồn tại nhất là ở người Chăm Nam Bộ; còn Chăm vùng Ninh- Bình Thuận
hiện nay rất ít gặp trường hợp tảo hôn.
Nhìn chung, co rất ít cuộc hôn nhân của người Chăm chỉ dựa trên tình
yêu hoặc sự lựa chọn cá nhân vì làm như vậy bị mọi người khinh bỉ và được
coi là bất hiếu. Ngay cả trường hợp một đôi nam nữ đã thề ước với nhau và
có quan hệ vụng trộm với nhau trước khi cưới, gia đình cô gái vẫn có thể
cưới cho cô một người khác. Tài liệu sử học dân gian Chăm đã cho biết ở
nước Chăm Pa cổ đã xảy ra nhiều tình duyên bị cha mẹ chia cắt. Từ đó
những trường ca bất hủ đã ra đời, tồn tại xuyên suốt qua nhiều thế kỷ cho
đến ngày nay, như trường ca “Ariya Chăm Pini”. Đặc biệt đau lòng hơn,
cùng một giống nòi nhưng khác đạo không được quyền lấy nhau dẫn đến
nhiều cặp nam nữ đành phải quyên sinh.
“Ché tran, mưng xik tan prong
Mai hu ka ran
Ona lo pô nghi lai ơi »
Dịch
Để bụng từ thuở em còn thơ
Đến lớn em thuộc về người ta
Hỏi trời sao lại bất công
Ở chế độ phụ hệ như ở (người Hoa và người Việt), người con gái lấy
chồng sẽ trở thành người của gia đình chồng và bổn phận đầu tiên là phải đẻ
cho được một đứa con trai để tiếp nối dòng dõi của nhà chồng. Phụ nữ
không sinh được con trai bị coi là có tội lớn vì làm cho chồng không có

người nối dõi tông đường. Vì vậy, trong trường hợp này người chồng được
phép lấy vợ lẽ hoặc người hầu để có người nối dõi. Tuy nhiên người vợ cả
vẫn giữ vị trí của mình trong gia đình và người vợ lẽ phải phục tùng người
vợ cả, người vợ duy nhất hợp pháp. Nếu chẳng may chồng chết, xã hội
mong muốn người đàn bà góa thủ tiết chờ chồng. Ngược lại, trong chế độ
mẫu hệ Chăm, người đàn bà nếu đẻ toàn con trai, thì không được tiến thêm
một bước mà chỉ được xin người con của chị hoặc em mình làm con nuôi để
phụng dưỡng mình. Trong trường hợp chồng chết, xã hội cho phép người
phụ nữ lấy chồng khác, sau khi mãn phép để tang cho chồng trong thời gian
một năm. Đặc biệt trong xã hội mẫu hệ các dân tộc Malayô Polynêxia ở Tây
Nguyên như Ê Đê, Gia Rai Khi vợ chết thì chồng được phép lấy em gái vợ
hoặc chị vợ, điều đó được coi là tốt và được khuyến khích để tiếp tục bảo vệ
gia đình và nòi giống của họ. Tục đó gọi là nối nòi ‘cuê cuê’.
Trong xã hội người Chăm quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về
phái nữ. Nhà gái đi hỏi chồng cho con gái, con trai là đối tượng để nhà gái
cưới về làm chồng. Tuy nhiên ở người Chăm Nam Bộ do ảnh hưởng của tôn
4
giáo, nam đi hỏi vợ chỉ là hình thức. Trong hôn nhân không đặt vấn đề trinh
tiết, nhưng vấn đề thủy chung sau khi đã thành hôn lại có yếu tố quan trọng
hàng đầu giữ cho gia đình Chăm tồn tại bền vững.
Theo Maspero : « Những quả phụ Chăm không bao giờ tái giá và để tóc mọc
dài cho đến khi già. Tuy nhiên theo phong tục Ấn Độ thì người vợ phải nên
tự thiêu ở ngay trong dàn thiêu của người chồng, tục đó đã được coi trọng ở
người Chăm, ít ra là đối với phụ nữ có phẩm chất tốt.
Cũng như các dân tộc anh em khác ở Việt Nam, trước hôn nhân các
đôi trai gái cũng có tìm hiểu nhau. Ở mỗi dân tộc do hoàn cảnh địa lý, tập
tục và kể cả quan niệm sống riêng nên đã hình thành đặc tính riêng trong
việc tìm hiểu nhau. Ở các dân tộc Malayô Polynêxia Tây Nguyên như Ê Đê,
Gia Rai con trai đến tuổi trưởng thành thường tập trung ngủ tại nhà rông,
hay ngủ tại phần « gah » (phần dành tiếp khách) của một số bạn trai cùng lứa

với họ (người Ê Đê), nữ giới cũng tập trung thành từng nhóm vài ba người
tại gia đình nào có các cô gái chưa đi lấy chồng. Người Ê Đê gọi ngôi nhà có
các chàng trai đến ngủ là « sang ê đam » (nhà của các chàng trai), còn người
Gia Rai gọi là « sang dam » ; gọi ngôi nhà con gái đến ngủ tập trung là
« sang era » Những người đã có tình ý với nhau, đã trao vòng hẹn ước thì
đêm đêm các chàng trai đến sang dra làm hiệu rủ bạn tình đi chơi và ngủ
đêm tại chòi rẫy ngoài rừng đến sáng hôm sau mới trở về. Nếu cuộc tình
suôn sẻ, thì họ tiếp tục trao gửi thân xác cho đến khi thành vợ chồng, nhưng
nếu ngay từ lần đẩu gặp gỡ, họ đã không gây được ấn tượng tốt về nhau, thì
hôm sau họ đi tìm một đối tượng khác. Cuộc sống hàng ngày cứ diễn ra và
tình yêu trao gửi không bờ bến.
Ở người Chăm, giữa các tôn giáo quá trình tìm hiểu có những phong
tục và tính cách riêng. Ở Chăm Islam, do ảnh hưởng cảu giáo lý, con gái rất
kín đáo, nhất là con gái chưa có chồng ít được tiếp xúc với con trai và khi ra
đường thường phải che mặt (ngày nay đã giảm nhiều). Còn phụ nữ Chăm Bà
La Môn và Chăm Bà Ni thì được thoải mái hơn trong việc tiếp xúc với bạn
trai, nhưng hiếm có trường hợp hai người khác gới ở tuổi cặp kè lai đi chơi
riêng hay ngồi ngoài đường nói chuyện riêng (thường là phải có tập thể).
Tình yêu trai gái Chăm ít diễn ra trong lễ hội giống như người Ê Đê,
Gia Rai mà thường diễn ra ở nhà cô gái. Thuật ngữ đi tìm hiểu gái gọi là
« ink garà » thường vào ban đêm nhất là vào những tuần trăng là dịp các
chàng trai có cơ hội đi tmf hiểu, tụm năm, tụm bảy kéo đến nhà cô gái nào
đó để tán tỉnh và từ đó, những « tín hiệu xanh » gặp nhau. Một chàng trai
người Chăm muốn tìm hiểu một cô gái nào đó thì anh ta đã phải có một thời
gian dài để ý cô ta và nếu thấy hợp nhau thì mới đến nhà chơi, tìm hiểu.
Thường thì các chàng trai rủ nhau đến nhà cô gái sau bữa cơm chiều
là thời gian nghỉ ngơi sau một ngày lao động.
5
Trong giai đợn đẩu các chàng trai kết lại thành tập thể từ 2 đến 5 người hoặc
8 người, thường là những bạn bè chơi thân. Trước khi đến nhà cô gái các

chàng trai thỏa thuận trước ai sẽ là người ở lại nhà cô gái, còn ai sẽ phải về.
Cũng như các chàng trai các cô gái sau bữa cơm chiều thường trở lại
với côngviệc như may vá, dệt vải và nhất là giã gạo vào đêm có tuần trăng,
đây là cơ hội để các chàng trai đến tán tỉnh.
Khi đến cửa nhà co gái nào đó, các chang trai phải ý tứ cử một đại diện ăn
nói hoạt bát đến thưa chuyện với bố mẹ cô gái, nếu cha mẹ đồng ý thì họ
mới được vào. Thường thường cha mẹ rất thoải mái trong việc các chang trai
tìm hiểu con gái mình. Khi đến nhà ai đó mà đã có một chàng trai khác đến
rồi, thì họ tự động rút lui, tìm đến nhà cô gái khác, vì họ luôn ưu tiên cho
người đến trước.
Xã hội Chăm xưa nay vốn hiếu khách và lịch sự, khi các chàng trai
đến chơi, họ mời vào nhà, rót nước mời mọc và có khi đãi cả bánh trái. Đầu
tiên các chàng trai hỏi han xã giao, rồi nói chuyện mang tính tập thể ít lâu.
Sau đó các chàng trai không có tình ý gì với cô gái nháy mắt cho nhau rút về
hoặc đến nhà một cô gái khác. Trong nhóm phải cử ra một người đứng ra
gửi gắm chàng thanh niên có thành ý với cô gái sau đó mới về. Tuy nhiên,
phải có sự đồng ý của cô gái, chàng trai mới được ở lại. Tình yêu đôi lứa
phải theo tập quán nhưng với điều kiện cả trai lẫn gái đều còn độc thân và
đến với nhau một cách tự nguyện. Sau khi được chấp thuận của cô gái hai
người tiếp tục chuyện trò tâm sự từ lạ đến quen, có thể kéo dài sang đêm,
nếu khuya quá, chàng trai cso thể ngủ lại nhà cô gái nhưng chỉ được quyền
ngủ ở phòng ngoài. Thường khoảng 4 giờ sáng, cô gái hoặc cha mẹ phải
đánh thức chàng trai dậy để ra về, hầu để tránh tai mắt thiên hạ, không tốt về
sau.
Cuộc tìm hiểu như vậy kéo dài một tuần, hai tuần, một tháng và có thể
dài đến vài năm. Khi cuộc tìm hiểu đã chín muồi, cha mẹ cô gái thường tìm
cách gặp chàng thanh niên có ý với con gái mình để hỏi thăm một cách tế
nhị nhằm biết ý đồ đích thực của chàng trai trong những lần thăm viếng này.
Đầu tiên cha mẹ cô gái thăm dò : « Con đến đây để cầu vui hay có ý định
gì » ? Nếu chàng trai không vội vàng và tự chủ được thì thường trả lời một

cách thận trọng : « Con đến đây trước hết là để cầu vui, sau đó cũng có ý
định tìm hiểu ».
Cha mẹ cô gái nào cũng luôn muốn giữ danh tiếng cho con gái mình,
nếu chàng trai nào trả lời « cốt để cầu vui » thì cha mẹ cô gái buộc phải có
lời khuyên xin chàng trai đừng quan hệ nữa vì nếu kéo dài sợ dư luận đánh
giá vè con gái mình không tốt và có thể dẫn đến việc khó lấy chồng về sau.
Trong trường hợp chàng trai, cô gái tâm đầu ý hợp thì chàng trai có thể bày
tỏ lòng thành cảu mình với cha mẹ cô gái và nếu cha mẹ cô gái cảm thấy
6
nghe được thì lễ trầu cau sẽ được tiến hành ngay sau đó, thông qua ông bà
mai mối tượng trưng.
Những trường hợp trai gái yếu nhau tha thiết muốn kết bạn trăm năm nhưng
không được phép của đôi bên cha mẹ sẽ có các tình huống sảy ra như sau :
Đôi trai gái không phản đối cha mẹ ép duyên, họ vẫn chịu làm lễ
thành hôn. Nhưng sau khi lễ thành hôn kết thúc, họ tìm cách ly thân. Tình
huống này thường xảy ra ở xã hội Chăm ngày nay mà thường gọi là « plày
ya ka mé, amư pai, bók (ý nói làm cho cha mẹ khỏ bị xã hội chê cười, vì con
có hiếu nghe theo lời cha mẹ.
Đôi trai gái tuân theo ý muốn cha mẹ hai bên, tự cắt quan hệ tình yêu cảu
mình để cưới vợ, cưới chồng do cha mẹ sắp đặt.
Không nghe theo lời ngăn cản của gia đình, họ quyết định lấy nhau và cùng
nhau bỏ chốn đến một nơi khác trong một thời gian và sau đó dẫn nhau trở
về xin cha mẹ đôi bên tha thứ.
Đôi trai gái sẽ cùng nhau tự tử vơi hy vọng được sống bên nhau ở thế
giới bên kia. Trường hợp này xảy ra không phải là ít, và phổ biến ở xã hội
Chăm ngày nay, nhất là Chăm vùng Ninh- Bình Thuận.
Nhìn chung, xã hội Chăm cho phép đôi trai gái tự quan hệ tự tìm hiểu.
Trong hôn nhân không đặt nặng trinh tiết nhưng nghiêm cấm quan hệ tình
dục trước hôn nhân. Đặc biệt ở Hồi giáo Islam nếu trai gái nào vi phạm sẽ bị
phạt 30 roi.

CHƯƠNG 2: CÁC QUY TẮC VÀ HÌNH THÁI HÔN NHÂN CỦA
NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
2.1. Hôn Nhân Đồng Tôn Giáo
Tôn giáo là một yếu tố rất quan trọng chi phối hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, chính trị và nhất là văn hóa và quan hệ hôn nhân gia đình.
Tôn giáo là một trong những tiêu chuẩn dung để phân biệt cộng đồng người
Chăm. Nếu dựa vào cách phân loại mang tính lý thuyết thì người Chjăm có
hai tôn giáo: Bà La Môn và Hồi Giáo, song trên thực tế người Chăm được
chia thành 3 cộng đồng tôn giáo: Chăm Bà La Môn, Chăm Hồi giáo Bà Ni
và Chăm Islam. Thành viên của từng cộng đồng tôn giáo chỉ có quyền cưới
vợ chồng trong nội bộ tôn giáo mình. Tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo buộc
người Chăm cư trú theo từng tôn giáo riêng biệt, và tôn giáo đã ăn sâu vào
tiềm thức tư tưởng của mỗi thành viên người Chăm, chi phối tất cả mọi hoạt
động xã hội, đưa gia điình của người Chăm vào khuân khổ của 3 cộng đồng
tôn giáo. Trên mỗi đứa con của người Chăm sinh ra đều được cha mẹ hướng
theo nhuyên tắc lễ nghi của tôn giáo mà họ đang theo. Điều đó tác động rất
7
sâu sắc đến đời sống của người con và khi con lớn lên xây dựng cuộc sống
hạnh phúc đều tuân theo luật lệ tôn giáo của cha mẹ.
Tôn giáo đã chi phối sâu sắc nếp sống, văn hóa và ảnh hưởng lớn đến gia
đình người Chăm cũng như trong xã hội, gây nên những mối bất hòa giữa
các cộng đồng tôn giáo và nhất là trong hôn nhân để lại hậu quả rất lớn cho
đến ngày nay mà xã hội người Chăm đang giải quyết. Những nguyên tắc đạo
lý cảu 3 cộng đồng tôn giáo trên đã chi phối và hình thành nên rất nhiều
phong tục, tập quán trong hôn nhân với những nghi lễ rất phức tạp.
Hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn
nhân của người Chăm. Như đã nói ở trên người Chăm có 3 cộng đồng tôn
giáo chỉ có quyền cưới vợ cưới chồng trong nội bộ tôn giáo của mình. Theo
quan niệm của người Chăm, nếu hôn nhân diễn ra giữa những người khác
tôn giáo, khác dân tộc là không đảm bảo tính thuần khiết về dòng giống, cho

nên con cái của họ khi chết sẽ không được chính thức hóa thân: Ở đạo Bà La
Môn không được vào kút chính, ở đạo Hồi giáo Bà Ni và Hồi giáo Islam
không được chon ở khồn, hàng chính trong nghĩa địa. Mặt khác, người
Chăm muốn bảo tồn tôn giáo, sợ mất người của tôn giáo mình nên không
muốn có quan hệ hôn nhân với tôn giáo khác, đặc biệt vì theo chế độ mẫu hệ
cư trú bên vợ, con cái tính theo dòng họ mẹ nên không thể có phép con trai
đi lấy vợ thuộc tôn giáo khác.
Trong lịch sử xã hội Chăm, nguyên tắc hôn nhân trên đây được phản ánh rõ
nét trong trường ca Chăm- Bà Ni. Chuyện tình giữa người con trai Bà Ni với
cô gái Bà La Môn vừa ca ngợi tình yêu chung thủy của đôi trai gái Chăm
vừa hàm chứa nội dung phê phán tôn giáo. Một mặt người ta thầm ngợi khen
sự chung thủy của đôi trai gái, nhưng mặt khác mọi người thuộc hai tôn giáo
vẫn coi đó như là một sự súc phạm đến họ hàng, tổ tiên và phá đạo luật. Bởi
vậy mà cái đạo luật cũ kỹ ngăn cấm hôn nhân giữa các cộng đồng tôn giáo
Chăm, nhất là Chăm Bà La Môn và Chăm Bà Ni cho đến nay vẫn tồn tại và
có hiệu lực nguyên xi như cũ. Trong xã hội Chăm vẫn còn âm vang tiếng
kêu thống thiết nói lên khát vọng tình yêu chân chính của người co trai Bà
Ni trong trường ca khi lao vào lửa cùng tự thiêu cùng người yêu:
“Hỡi những người ngày trước đã chết đi làm sao nghĩ ra.
Những điều bịa đặt làm chúng tôi khổ thế này.
Hỡi những người ngày nay, có ai là người có quyền thế
Làm cho mất đi những ý nghĩa độc địa của người trước để lại đó không!
Để cho hai dòng đạo chúng ta
Được lấy vợ lấy chồng, không phải ngăn cách như chúng tôi”.
Tiếng kêu cầu cứu đó đến nay vẫn chưa được xã hội Chăm đáp ứng,
thỏa mãn. Trong lĩnh vực hôn nhân, hai đạo giáo Bà La Môn và Bà Ni được
8
coi như hai con suối không thể chảy trung một dòng, như mặt trời mặt trăng
không thể sáng cùng một lúc, con trai con gái của họ vẫn được phép xây
dựng hạnh phúc gia đình với nhau. Ngay cả đối với Cham Bà Ni và Chăm

Islam trên nguyên tắc đều thuộc cộng đồng Hồi giáo song giữa hai nhóm này
ít có quan hệ hôn nhân với nhau.
2.2. Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
Bên cạnh hôn nhân đồng tôn giáo, hôn nhân đồng dân tộc cũng được
coi là một nguyên tắc trong chế độ hôn nhân của người Chăm. Dù rằng đã từ
lâu người Chăm cộng cư với người Việt và các dân tộc khác trên một địa
bàn khá gần gũi nhau, nhưng hôn nhân giữa người Chăm và người Việt cũng
như các dân tộc khác hầu như không có. Có chăng chỉ là trường hợp chồng
Chăm vợ Việt, còn chồng Việt vợ Chăm hầu như không có. Thường đàn ông
Chăm lấy vợ Việt, chủ yếu diễn ra ở những người thoát ly gia đình đi làm ăn
xa.
Đối với người Chăm Islam Nam Bộ do ảnh hưởng của tôn giáo nên
theo chế độ phụ hệ. Chế độ đa thê được chấp nhận, nên đã có nhiều trường
hợp đàn ông Chăm cưới vợ là người Việt, người Khơ Me, nhưng đó cũng
chỉ là vợ thứ hai hoặc vợ thứ ba. Thực ra hôn nhân trong nội bộ dân tộc (nội
hôn tộc người), là một nguyen tắc phổ biến hầu hết ở các dân tộc trên thế
giới, nên có một số nhà nghiên cứu coi đó như là đặc trưng của tộc người.
Lẽ dĩ nhiên, trong thời kỳ hiện đại, đặc trưng đó lưu giữ được ở mức độ đậm
nhạt ra sao là có sự khác nhau giữa các dân tộc, nó tùy thuộc vào trình độ
phát triển, kinh tế, văn hóa, đièu kiện và hoàn cảnh giao tiếp giữa các dân
tộc và các yếu tố tâm lý nữa. Rõ ràng ở người Chăm, đặc trưng này còn lưu
giữ khá đậm nét. Tiếc thay, một số nhà nghiên cứu lại không hiểu hoặc cố
tình không chú ý đến đặc trưng có tính phổ biến này của tộc người nên tìm
cách lý giải hiện tượng hiếm hoi trong hôn nhân hôn hợp của người Chăm
và người Việt bằng những nguyên nhân có liên quan đến những vấn đề lịch
sử trong quan hệ tộc người với dụng ý thiếu lành mạnh.
2.3. Ngoại Hôn Dòng Họ
Ngoại hôn dòng họ là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân
của người Chăm ở miền Trung. Những người được gọi là “pú pah” “gậup
gàn” với nhau, cùng thời một “ciết a tâu”, nghĩa là thành viên của tổ chức

xã hội dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thuộc tính theo dòng huyết thống
phía ch mẹ, mà người Chăm gọi là phía họ nội thì dù xa mấy đời cũng không
được có quan hệ với nhau: “gậup khinh gậup”- bà con lấy bà con, “họ lấy
họ” được coi là tội loạn luân “ha răm” hay còn gọi là “plơk thun thák”. Nếu
xảy ra hôn nhân giữa thành viên trong dòng họ thì phải làm lễ tạ tội kút hay
9
nghĩa địa hoặc bị dòng họ khước từ, không được coi là thành viên của dòng
họ. Tội ngoại tình xảy ra ở người Chăm được coi là xấu xa nhất, sẽ bj mọi
người chê cười và bị phạt rất nặng với những hình thức nhục hình, phạt đánh
và nộp tiền phạt. Theo Aymonier: “Những người chộm cắp, gian dâm thì bị
xử đánh 50 roi và phải nộp một khoản tiền phạt là 5 mâm gạo, một con dê và
một thỏi bạc. Kẻ bị phạt phait quỳ lễ trước mặt ông quan xử án, và cũng phải
xin lỗi bên phía bị thiệt hại, rồi thì được tha”
Ngoài ra, tội ngoại tình còn phải chịu hình phạt nhục hình như cởi bỏ
hết quần áo, cột hai người lại với nhau, hoặc dẫn đi xung quanh xóm làng để
mọi người chê cười. Đặc biệt, trường hợp ngoại tình xảy ra giữa những
người cùng tộc họ lại bị phạt nặng hơn nhiều lần.
Để tránh vi phạm quy tắc ngoại hôn dòng họ, khi con cái lớn lên, cha
mẹ và mọi người trong dòng họ nhất là ông chủ họ và những người lớn tuổi
dạy dỗ những người trong thành viên của dòng họ mình rất kỹ càng về
nguyên tắc này, chỉ rõ cho con cái biết các mối quan heej trong dòng tộc, ai
có thể kết hôn được, ai không thêt được. Cẩn thận hơn, khi con cái có bạn
tình và có khi cả cha mẹ đã “dạm chỗ” cho con mình, họ đều phải hỏi ý kiến
hoặc tham khảo những người lớn tuổi trong dòng họ và ông “plan la” (chủ
họ) để tránh trường hợp bà con xa với nhau mà không biết.
Nếu như tập tục cuê cuê (nối nòi) củ các dân tộc Malayô Polynêxia Trường
Sơn Tây Nguyên cho phép người đàn ông không những có thể mà có quyền
lấy chị hoặc em vợ khi vợ chết, thậm chí còn lấy bà hay cháu của người đã
khuất nữa, chỉ trừ mẹ vợ và chị em của mẹ vợ. Người đàn bà có thể lấy aê
(ông) và amuôn (cháu), ekei (em trai) của chồng. Ở người Chăm hiện nay

những hình thức hôn nhân trên hầu như không còn nữa. Ngay trong dự thảo
của bộ luật Chăm của ông Dương Tấn Phát vào năm 1950 cuãng đã cấm
những hình thức hôn nhân đó. Riêng hình thức con cô con cậu hai triều là
kiểu hôn nhân truyền thống trong xã hội thị tộc mẫu hệ và đó là hình thức
hôn nhân phổ biến và được ưa thích nhất trong các dân tộc như Ê Đê, Gia
Rai, Raglai…còn ở người Chăm hình thức hôn nhân con cô, con cậu cũng
đang mất dần, chỉ xảy ra rất ít, có chăng chỉ với trường hợp giữa con gái cậu
và con trai cô. Nhưng giữa cháu cô và cháu cậu thì vẫn còn được ưu tiên.
Nhìn chung, hôn nhân con cô, con cậu phải chăng đó là bong dáng
hình thức hôn nhân lưỡng hợp hay tàn dư của một hình thức “hôn nhân được
ưa thích” ở các dân tộc mẫu hệ, mà hiện nay còn phổ biến ở vùng các dân
tộc Tây Nguyên. Nếu một cô gái có hai hay ba chàng trai có nguyện vọng đi
theo để “nuôi” cô ta và gia đình cô ta, mà trong đó có một người con trai có
quan hệ bà con xa gần gì đó miễn là không phải bà con tính theo dòng mẹ,
thì se được “ưu tiên” hơn
10
Hôn nhân giữa con cô, con cậu thuật ngữ tiếng Chăm là “ami va tá
muôn”. Mục đích để bảo vệ gia sản và hương lưa của gia đình và dòng họ.
Do sự chi phối của tôn giáo, nên nguyên tắc ngoại hôn tộc họ ở người
Chăm Islam Nam Bộ không được áp dụng. Ở đó hôn nhân giữa những người
có họ hàng với nhau kể cả phía mẹ được chấp thuận, đặc biệt hôn nhân con
chú con bác được khuyến khích, coi đó như là một cuộc hôn nhân lý tưởng
được ưa thích.
Có người cho đây là loại hôn nhân do ảnh hưởng của giáo luật Islam,
cụ thể là hình thức hôn nhân Biut al- amau của Hồi giáo ở vùng Ả Rập, nội
hôn là phổ biến.
Chế đọ hôn nhân một vợ một chồng đã được thiết lập từ lâu đời trong xã hội
người Chăm. Tuy nhiên cũng có trường hợp người đàn ông có hai hay nhiều
vợ, là các ông “vua”, ông “quan” xưa kia. ở người Chăm Trung Bộ trường
hợp đa thê ít xảy ra, có lẽ do các đặc điểm theo chế độ mẫu hệ, cư trú bên vợ

nên đã hạn chế sự nhiều vợ của đàn ông. Đối với người Chăm Nam Bộ, giáo
luật cho phép đa thê nhưng không được lấy quá 4 vợ. Trong các trường hợp
đa thê, người vợ đầu tiên phải là người theo đạo Islam, còn bà vợ thứ có thể
là người dân tộc khác, tôn giáo khác, nhưng khi về nhà chồng phải theo tôn
giáo Islam. Tuy nhiên, việc lấy vợ thứ phải được sự chấp thuận của bà vợ
chính và chính người vợ cả đi hỏi vợ cho chồng.
2.4. Các Quy Tắc Về Hôn Nhân
Trong cộng đồng người Chăm Trung Bộ có những điều cấm giống nhau:
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng không được lấy nhau.
- Con nuôi với người trong dòng họ mẹ không được lấy nhau.
- Trường hợp an hem cùng cha khác mẹ, về bên ngoại (bên cha), trừ an
hem chú bác còn tất cả có quyền lấy nhau.
Một đặc điểm dễ thấy trong hôn nhân của người Chăm Bà La Môn đó là sự
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Trong đó phải kể đến tác động của chế độ
đẳng cấp, cá phong tục mang tính chất của chế độ phụ hệ ở Ấn Độ, như
chúng ta đã biết, để tiến hành một cuộc hôn nhân theo phong tục thì cha mẹ
đi hỏi chồng cho con gái và lo cưới hỏi. Nhưng ở người Chăm Bà La Môn,
người con trai thuộc gia đình tu sĩ và được chọn làm thầy “paseh” (khi làm
lễ rửa tội để chuẩn bị thụ phong chức đung kok) mà chưa có vợ thì việc đi
hỏi vợ lại do đàng trai chủ động. Có lẽ do quy định của giáo lý Bà La Môn
cho đẳng cấp tu sĩ đã du nhập vào xã hội Chăm Pa xưa và tồn tại cho đến
ngày nay.
Trường hợp gia đình chỉ có con trai thì một trong số con trai đó có thể
cưới vợ về nhà mình nếu được cha mẹ vợ, họ hàng gia đình vợ và họ hàng
bên nhà trai nhất trí. Nhưng không được quyền ở nhà bố mẹ mình mà phải
11
cất nhà riêng. Trong trường hợp này, người vợ sẽ cắt “a ciết” nhà chồng,
nghĩa là người vợ sẽ trở thành một thành viên của tộc họ chồng. Thực tế
trong xã hội Chăm trường hợp này rất hiếm và hầu như không có.
Việc hôn nhân, cưới hỏi là việc vui mừng nên theo phong tục cổ

truyền, hôn lễ không được tiến hành khi có tang. Bởi thế hôn nhân bao giờ
cũng được cử hành trong lúc hai bên không có tang ma. Thời gian để tang
của người Chăm là một năm. Đặc biệt đối với Chăm Bà La Môn, sau khi
chịu tang 12 tháng, nếu muốn đi bước nữa thì trước đó phải làm tròn bổn
phận cuối cùng đối với thi hài của người quá cố (người chồng). Theo phong
tục, khi chết thi hài được đem chon và lấy 9 miếng xương chán bỏ vào một
cái hộp bằng vàng hay bằng bạc, chon ở một nơi nào đó dễ bảo quản chờ
ngày nhập kút như thế coi như người đàn bà góa coi như còn chồng ở nhà,
vẫn phải có bổn phận trung thành và phải làm các nghĩa vụ khác đối với gia
đình nhà chồng. Trước khi cải giá, người vợ phải mang hộp cốt đó trao cho
cha mẹ, thân tộc bên chồng, nếu không sẽ có tội, lấy chồng trong tang sẽ bị
xử theo luật phong tục.
Việc li dị trong xã hội Chăm xưa kia ít xảy ra. Nhiều tư liệu như trong
“Vương quốc Chăm Pa” của Masperô, “Chiêm Thành liệt truyện” có nhắc
đến sự chung thủy của đàn bà Chăm. Nổi bật nhất là hoàng hậu Mỹ Ê, vợ
của vua Jaya Shinhavakman bị nhà Lý bắt đi, trên đường đưa về kinh thành
Đại Cồ Việt, bà không chịu sang thuyền vua Lý, đã tự trầm mình xuống
sông chứ không chịu hiến thân. Vua lý khen lòng trinh tiết của nàng, truy
tặng cho tước hiệu “Hiệp chánh hựu thiện phu nhân”(người đàn bà rất trinh
tiết và hiền hậu)
Ở người Chăm hiện nay vẫn có trường hợp li dị nhưng không nhiều.
Nguyên nhan xảy ra ly dị chủ yếu là do ngoại tình mà phụ bạc vợ con hoặc
chồng con, gia đình khuyên can không được, kinh tế gia đình luôn lủng
củng. Đặc biệt hiện nay việc hôn nhân theo tập tục, hôn nhân quá sớm, 16
tuổi đã có thể lập gia đình điều đó mâu thuẫn với sự tiến bộ trong nhận thức
về xã hội của tuổi trẻ, nên dẫn đến nhiều vụ ly dị “không có lý do chính
đáng”. Thủ tục ly dị khá đơn giản, khi cuộc sống vợ chồng không được hòa
thuận, thường là người chồng bỏ nhà đi ở với gia đình mẹ mình hoặc chị, em
đặc biệt khi ra đi họ không mang theo bất cứ thứ gì trừ quần áo. Sau một vài
lần hòa giải giữa họ hàng thân tộc hai bên cùng với cha mẹ, hòa hợp không

được thì dẫn đến ly dị. Việc này phải viện tới sự xử lý của chức sắc tôn giáo,
cụ thể là thầy Cả “Pô Grù”.
Aymonier đã có nhận xét về việc ly dị xảy ra trong bộ phận người Chăm
Islam như sau:
“Việc xin ly dị nhau là việc rất thông thường, đối với đàn ông cũng
như đối với đàn bà lấy nhau hợp pháp thì đây cũng chỉ là vấn đề tự nguyện.
12
Nếu là người chồng đứng ra xin ly dị thì anh ta sẽ mất món tiền hồi môn mà
anh ta đã mang nộp trong lễ ăn hỏi. Nếu là người đàn bà đứng ra xin ly dị,
thì người này phải hoàn lại món tiền hồi môn cho người chồng và từ đấy
người chồng không thể chống án về việc xin ly dị nữa. Một vài giáo sĩ trong
ban”Hakem” bao gồm một ông I mân, ông tuôn và vài tín đồ khác cũng
được cử đến chỗ xử án ly dị để làm nhân chứng và đề nghị lấy những lời
tuyên bố trang nghiêm của cuộc xử án ly dị. Nếu khi các giáo sĩ này hỏi, một
trong hai bên từ chối không chịu ly dị, thì việc xử án được hoãn lại ba ngày,
khi đã hết thời hạn này mà người bên kia vẫn cứ kiên quyết xin ly dị thì như
thế là việc ly dị đã được pháp luật công nhận. Người đàn bà ly dị phải chờ
tói thiểu một trăm ngày mới được đi lấy chồng khác”.
Cũng theo Aymonier viết về việc ly dị của người Chăm ở Trung Bộ như sau:
“Đứng ra xin ly dị thì thông thường là người đàn bà, họ tiếp tục đóng vai trò
thứ nhất trong phần nhiều các vấn đề xảy ra giữa vơn chồng. Ly dị song thì
người đàn bà được nhận cái nhà và chia phần ba tài sản chung. Những người
Chăm ở Bình Thuận thường là những người nghèo nên không có ai dám
theo chủ nghĩa đa thê. Đối với những người khá giả thì lấy nhiều vợ là một
điều xa xỉ. Họ muốn lấy thêm vợ phải được vợ cả tán thành và rồi khi ấy
chính vợ cả lại đích thân đi xin cưới người vợ bé cho chồng”.
CHƯƠNG 3: LỄ NGHI ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT
NAM
3.1. Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Trung Bộ
Hôn nhân ở người Chăm được coi là một trong những việc hệ trọng và

thiêng liêng nhất cảu con người cho nên họ sắp xếp rất chu đáo về vật chất
cũng như về tinh thần. Về mặt thời gian tiến hành đám cưới họ cũng ấn định
ngày tháng tốt để cưới hỏi, xây dựng tổ ấm gia đình. Những ngày tháng tốt
đó được tập trung vào một số tháng theo lịch riêng cảu người Chăm. Đối với
cộng đồng Chăm hồi giáo Ba Ni thường plan clau (tháng 3) tương đương với
tháng 7 dương lịch, plan năm (tháng 6), tương đương với tháng 10 dương
lịch, plan pluh tương đương với tháng 2 dương lịch…được coi là những
tháng tốt có thể làm đám cưới và xây cất nhà cửa. Trong những tháng được
coi là tốt đó, chỉ có thời kỳ hạ tuần từ khi trăng tròn trở đi, mới được coi là
ngày “lành” để tiến hành cưới hỏi. Nhưng trong mỗi tuần lại có thể tổ chức
lễ cưới trong những ngày như sau: ngày Agan (thứ 3), but (thứ 4) và ngày
gjip (thứ 5) mà thôi. Đối với người Chăm ở vùng Phan Rang họ thường cưới
hỏi vào tháng 3, 6, 8, 10, 11 và có khi tháng 12 theo lịch Chăm. Riêng
người Chăm Bà La Môn ở Phan Rí chỉ cưới vợ, cưới chồng vào tháng 3, 6,
13
10 mà thôi. Đặc biệt người Chăm Islam Nam Bộ do ảnh hưởng của giáo lý
tôn giáo nên không ấn định ngày, tháng cưới như người Chăm ở Trung Bộ.
Vấn đề tôn giáo đã phân chia người Chăm thành 3 cộng đồng riêng biệt, từ
đó dẫn đến việc cưới hỏi của 3 cộng đồng có những nét khác nhau.
Lễ nghi đám cưới của người Chăm nói chung qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn dạm hỏi (paluak panôit), là giai đoạn mọi việc phải được tiến
hành trong âm thầm, kín đáo, mong manh và vô hạn định.
- Lễ nao nao pôih (lễ hỏi), giai đoạn mọi việc được tiến hành bán công khai,
tế nhị nhưng sáng tỏ và có nhiều triển vọng.
- Lễ ta kloh panôih (lễ đính hôn), giai đoạn kết thúc để quyết định dứt khoát
lễ vu quy hay tục rước rể trong lễ thành hôn.
- Đám cưới (Băng mơ nhum, pa likhah, băng padih).
- Lễ sau đám cưới (Ta lơh akhak ao) là lễ xe y hay là lễ trình diện tong môn.
3.1.1 Lễ nghi đám cưới của người Chăm Bà La Môn.
Bước đầu cảu lễ thành hôn là một giai đoạn khó khăn, giai đoạn này

thường được gọi bằng một danh từ có nghĩa rộng kín đáo, cần nhiều tài xã
giao, hung biện, đó là danh từ “pa luak panoih”.
Theo chế độ mẫu hệ, người con gái thuộc nội tộc, có bổn phận nội trợ, quản
thủ tài sản, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc chồng con và thờ cúng tổ tiên…
Một vài trườnghợp cần ghi nhận:
- Trường hợp cô nàng không thích anh chàng, anh chàng lại mê cô nàng, sự
quyết định do cha mẹ đằng gái. Trường hợp trên có hai cách giải quyết
thường thấy:
+ Cha mẹ đằng gái cũng không đồng ý, hôn nhân chắc chắn sẽ không
thành
+ Cha mẹ đằng gái đồng ý. Hôn nhân có thể thành vì việc chinh phục con
gái cưng thường không khó lắm. Vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó là quan
niệm xuyên suốt chiều dài lịch sử cảu xã hội Chăm Pa từ xưa đến nay.
Nếu cha mẹ không thuyết phục được con gái, thường xảy ra trường hợp
ép duyên con gái với những câu thông thường:
Tình yêu sẽ đến sau hôn nhân
“Tao có yêu ba mày hồi nào đâu? Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Như vậy
mới hiểu, áo mặc sao qua khỏi đầu. Bây giờ trời cho làm ăn nên nổi, con
cháu đùm đề, đời sống vững vàng như ai, thấy không”. Sau đó cha mẹ
tiến hành hôn nhân theo ý mình.
- Trương hợp hai người xa lạ, không hề yêu nhau. Hai bên cha mẹ tự kén
chọn, lựa tuổi cùng tốt, môn đăng hộ đối, xứng đôi, tiến hành công việc cậy
người làm mai mối dạm hỏi. Trng trường hợp này duyên nợ hoàn toàn do
14
cha mẹ đặt để. Phương thức này rất phổ biến ở xã hội Chăm xưa, sau ngày
giải phóng tuy còn nhiều nhưng giảm nhiều
- Trường hợp khác, con trai đã để ý người con gái nhưng do cha mẹ
ngườicon trai khước từ. Cha mẹ bên đàng gái đồng ý. Hôn nhân có thể thành
dưới hình thức không có đám cưới linh đình, mà theo hình thức tự ý, tức đi
lén. Sau đó ít lâu, chờ thời gian thuạn tiện, cha mẹ đàng gái nhờ người có uy

tín dẫn hai vợ chồng sang bên nhà trai để thú tội với cha mẹ và họ hàng bên
nhà trai. Đặc biệt người Chăm nếu có chuyện phạt ý, không vừa lòng hay để
bụng. Tuy nhiên, nếu có sự xin lỗi “nao thú”, họ sẵn sang tha thứ.
Trong xã hội Chăm cũng như người Chăm nhất là cha mẹ bên nhà gái ít
thích hình thức đám cưới thiếu danh dự (bok muta) này. Chỉ thường xảy ra
đối với các gia đình nghèo khổ hay những trường hợp cậu con trai nhà giàu
gặp cô gái nhà nghèo cha mẹ chàng trai không tán thành cuộc hôn nhân do
quan niệm môn đăng hộ đối.
Trường hợp hai bên cha mẹ đều không tán thành hôn nhân, có thể đôi trai
gái sẽ thoát ly gia đình để tự lập, thực ra trường hợp này rất hiếm trong xã
hội Chăm.
Lễ PALUAK PANÔIKH (Dạm hỏi)
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình cô gái, bởi nó luôn luôn
diễn ra trong bí mật âm thầm, càng kín đáo càng tốt. Vì ngại rằng câu
chuyện mai mối không thành khi đổ bể ra, cả làng, cả vùng đều nghe tin thì
tai tiếng không mấy tốt cho gia đình bên nhà gái và ngay thân phận cô gái
nữa. Điều này được giải thích bởi những lý do sau:
- Về phương diện gia đình: Người Chăm quan niệm rằng khi đàng trai khước
từ lời cầu hôn của mai mối khác gì họ chê bai gia đình đàng gái. Vấn đề thể
diện và danh dự của gia đình thật to tát biết bao. Xã hội Chăm rất quý và tôn
trọng danh dự, khi bị xúc phạm là nỗi nhục của họ.
- Về phương diện thân phận người con gái: Việc dọn đường mai mối luôn
luôn đặt trong kế hoạch thầm kín và bí mật tối đa. Công việc được thành đạt
thì tốt cho con gái. Câu chuyện lứa đôi không thành thị không thể tránh khỏi
được lời rèm pha của láng giềng hàng xóm chê bai cô gái là “bị ế”. Ngay cả
việc mai mối cho lần tiếp theo trong tương lai cũng có nhiều trở ngại và ảnh
hưởng rất lớn đến thân phận của người con gái.
Cho nên con đường mai mối ngầm thật là quan trọng. Vị sứ giả hôn nhân
(ôn binhuk) mà gia đình nhà gái muốn nhờ cậy phải được đắn đo chọn lựa
không phải ai cũng được.

Người mai mối (ôn binhuk) thường là bô lão có uy tín trong xóm làng, có
tài ăn nói, lợi khẩu, khéo léo và kiên trì có quen nhiều hay thân thuộc với
bên đàng trai càng có lợi. Đặc biệt người mai mối phải có gia đình, có vợ,
15
con cái nhiều và cuộc sống gia đình ông ta phải khá giả và hạnh phúc. Thời
gian thăm dò ý kiến cha mẹ đàng trai, lui tới kéo dài hàng tháng và có thể từ
năm này qua năm khác.
Hiện nay để phụ vào công cuộc thăm dò ý kiến cha mẹ bên nhà trai, cha mẹ
bên gái đôi khi có dịp hỏi thăm ý định của chàng trai trong những lúc anh ta
lui tới bên nhà gái.
Ngày xưa, người lớn chỉ chú trọng sự thảo thuận của cha mẹ. Nói thế không
phải đàng trai hoàn toàn thụ động. Cha mẹ và họ hàng bên nhà trai có rất
nhiều quyền đó là quyền tối hậu, quyền quyết định từ chối hay chấp nhận.
Hiện nay khi lựa chọn chú rể, cô dâu nhằm vào các tiêu chuẩn sau:
- Về vấn đề giai cấp: Vấn đề giai cấp còn ảnh hưởng nặng nề trong hôn nhân
như các thời kỳ cổ xưa của họ. Hai chiều hướng ngược nhau về quan niệm
hôn nhân sau đây trong hiện tại đang làm cho không ít bậc cha mẹ không ít
bối rối.
Đa số luôn luôn thích có vợ giàu để được sang trọng, sung sướng, khỏi khổ
thân, nở mày nở mặt với thiên hạ. Người ta không cần học hành nên thân.
Quan niệm này có ở cả hai bên trai và gái.
Thiểu số quan niệm hôn nhân phải bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo
sang hèn.
- Dư luận của xã hội đối với gia đình: Tai tiếng không tốt của gia đình
có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với vấn đề hôn nhân. Xã hội Chăm
sống rất nể vị nhau, nhưng khi trái ý họ họ để bụng lâu đời.
- Vấn đề lựa chọn dòng họ:
+ Tránh những dòng lai căng: Cha hoặc mẹ khác giống (khác dân tộc,
khác tôn giáo)
+ Tránh họ Yang In. Vì mọi người cho rằng họ này không tốt

+ Tránh giai cấp tôi tớ
- Đức tính của người con gái: Đức tính của người con gái được coi
trọng trong hôn nhân. Theo quan niệm xưa người con gái không căn
cứ vào sắc đẹp bên ngoài, mà chú trọng cái đẹp bên trong. Phương
châm của người Chăm có câu:
“Siam binai hatai bau bruk,
Jhiak binai hatai yâu mưh »
“ Nhan sắc đẹp, lòng thối tha
Nhan sắc xấu, lòng dạ như vàng”
Mặt khác, tướng mạo cũng được đề cập rất nhiều (tướng sát phu;
tướng phá năn; tướng lang chạ; tướng dễ hay khó nuôi con…)
Qua bao nhiêu thời gian, bậc cha mẹ nhận thấy những khuân khổ bó buộc
thật khắt khe, hoặc quyết đoán một cách đơn phương hay quá cá nhân chỉ
16
đem lại những thất bại đi kèm với sự đổ vỡ của gia đình. Đó là điều hiển
nhiên không thể tranh được.
Con gái cần có đôi chút nhan sắc mới dễ kiếm chồng. Thứ đến tính nết nhu
mì, nết na, ăn nói lễ phép điềm đạm và biết lo công việc gia đình.
- Ảnh hưởng bà con: Điều kiện gần gũi thân thuộc cũng đem lại nhiều
dễ dãi cho công việc mai mối.
- Về tuổi tác: Cung mạng cũng rất quan trọng trong việc cưới hỏi. Xưa
kia con trai con gái lớn lên 15 tuổi có quyền lập gia đình. Thường
người Chăm lập gia đình rất sớm. Người Chăm theo đạo Hồi giáo Bà
Ni ,đến 15 tuổi phải làm lễ nhập đạo, con trai làm lễ patal “kho tan”
(lễ cắt dây quy đầu), con gái làm lễ ka rơh mới có thể lập gia đình.
Người Chăm Hồi giáo Islam thì làm lễ nhập đạo khi mới sinh.
Giai đoạn dạm hỏi sẽ đi đến kết quả như sau:
- Bị khước từ vì nhiều lý do ( kỵ tuổi xung khắc; nghèo nàn; tuổi ly
biệt; tướng không con; tìm cách từ chối khéo)
- Hai bên cha mẹ thuận tình, dấu hiệu có triển vọng tốt. Cha mẹ đàng

trai sẽ trả lời rất thông cảm, dễ dãi và định ngày cho phép bên gái cử
một số đại diện lại gia đình bên trai làm lễ hỏi, để đánh dấu sự thỏa
thuận của bên nhà trai.
Giai đoạn mai mối dạm hỏi luôn luôn được tiến hành về đêm, trong âm
thầm. Khi có kết quả tốt thì mới xuất hiện ban ngày bằng lễ hỏi.
Lễ NAO PÔIH (lễ hỏi)
Đây là giai đoạn hoạt động bán công khai, tế nhị, nhưng sáng tỏ và có
nhiều triển vọng. Sau lễ dạm hỏi, nếu hai bên gia đình và hai dòng họ đồng ý
thì nhà gái mang trầu cau đến nhà trai xin ấn định thời gian làm đám hỏi.
Khi được nhà trai cho ngày chính thức để tiến hành đám hỏi, nhà gái thường
hỏi ý kiến những người đứng đầu tôn giáo trong làng như ông pôsà là người
độc quyền trong việc xem lịch và phán ra ngày tốt mới có thể làm đám hỏi
được.
Theo cổ tục, tới ngày ấn định, nhà gái làm bánh trái gồm các loại như bánh
Sacada hay thường gọi là pei saliya. Còn cada là bánh làm bằng chứng gà
đánh với nước dừa, đậu phụng, đem chưng cách thủy, thường được đựng
trong một cái tô lớn. Bánh peinung là một trong hai loại bánh không thể
thiếu được trong lễ hỏi và trong các lễ cưới. Đặc biệt còn có peimang và một
số trái cây như chuối, dừa…2 quả trứng gà và một chai rượu. Cùng đi với
ông bà mai chính mang bánh trái đựng trong một cái “ciết” đến nhà đàng trai
còn có hai ông bà mai phụ để hộ tống ông bà mai chính. Gia đình nhà trai
nời họ thân tộc gần gũi với mình nhất để tiếp chuyện với gia đình nhà gái.
Nếu không có gì trục trặc xảy ra thì họ cùng nhau ăn bánh, chuyện trò, bàn
17
chuyện hôn nhân. Ngoài ra nhà trai có thể tổ chức tiệc mặn hoặc tiệc ngọt,
thùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà đón tiếp nhà gái. Cũng nhân dịp này
nhà gái mời nhà trai sang nhà gái làm khách. Đến ngày nhà trai cùng
ngưổitng thân tộc và ông bà mai mối đến nhà gái được nhà gái tiếp đãi nồng
hậu và ăn uống linh đình. Nếu trường hợp nhà gái nghèo quá, có thể làm bữa
ăn đơn sơ hoặc làm tiệc ngọt. Sau đó hai bên cử đại diện mang một ít bánh

trái sang nhà Thầy Cả để xin làm đám cưới. Đặc biệt chỉ có Thầy Cả mới
phán cho ngày lành tháng tốt để tổ chức lế thành hôn cho đôi trai gái.
Sự tiếp xúc đông đảo giữa hai họ trước hết có mục đích để hai họ tìm hiểu
nhau và sau nữa chứng tỏ sự bằng lòng của họ hàng. Cũng trong lễ này nhà
trai phải cho nhà gái biết số người sẽ đi đưa rể để nhà gái sửa soạn đón tiếp
trong lễ cưới tới.
Lễ BĂNG PADIH (Lễ cưới)
Lễ cưới thường được tiến hành sau lễ hỏi ít ngày, nhưng không được
quá 4 tháng, vì để lâu nhiều kẻ rèm pha dẫn đến khó khăn cho hôn nhân, gây
ảnh hưởng không tốt cho việc cưới. Hôn nhân của những người Chăm theo
tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo Bà Ni Trung Bộ, đều lấy ngày tháng thống
nhất để tiến hành đám cưới, thường là vào buổi chiều thứ tư ngày chẵn,
trong hạ tuần trăng từ 16 đến cuối tháng theo lịch Chăm của các tháng ba,
sáu, tám, mười và tháng 11. Cách chọn tháng cưới này có lẽ ảnh hưởng của
thuyết âm dương. Ở xã hội Chăm hạ tuần trăng và buổi chiều đều thuộc về
âm.
Vì theo chế độ mẫu hệ việc tổ chức đám cưới do nhà gái tổ chức. Tới ngày
cưới, nhà trai làm tiệc rượu cầu trời và tổ tiên, ông bà đã khuất chứng giám
cho viẹc hôn nhân của con cái mình. Đầu tiên tất cả những nhười thân trong
dòng họ kể cả bạn bè thân thiết được mời của phía đàng trai đến tạp trung
đông đủ. Những người đến dự đều không quên mang theo tiền gọi là “chền
chúk”, tiền “gậup gàn” (tức tiền họ hàng) để làm của hồi môn cho chú rể.
Trước khi đưa chú rể qua nhà gái, bên nhà trai làm lễ rửa mình cho chú rể do
một ông thầy pasế đảm nhiệm. Lễ được tiến hành ở ngoài sân. Thầy làm
phép cho chú rể, cầm một hũ nước và một cây trượng dài 2-3 mét (làm bằng
mây), đọc lời bùa chú, nội dung báo cáo cho các “yang”, thần thiên đại biết.
Đọc xong lời bùa chú, ông thầy đưa hũ nước làm phép cho chú rể súc miệng
ba lần rồi đổ xuống sân. Sau đó chú rể bước vào nhà tục làm lễ cúng xin,
khấn vái tổ tiên để mặc đồ truyền thống như ao (áo) “khanh báy” (sà rông),
xếu (khăn cột đầu). Lễ cúng sau này có thêm cha mẹ chú rể và vợ chồng bà

mai (cùng chú rể và thầy pasế). Lễ cúng gồm một ít trái cây, bộ áo truyền
thống được ông mai mặc cho chú rể. Ông thầy pasế rót rượu, khấn vái thần
linh và tổ tiên ông bà của chú rể.
18
Nhà gái phải cử ông mai đến nhà trai để đón rước họ nhà trai, ông mai
nhà gái thường mang theo bình nước, trầu cau. Đi đầu và là người dẫn
đường cho họ hàng chú rể là ông mai, kế đến chú rể, đàn ông, thanh niên, rồi
sau cùng đến đàn bà và thanh nữ.
Hiện nay do thời đại phát triển, nhiều người đi giày nên tục lệ rửa tay chân
không bắt buộc.
Đoàn đưa rể đến gần nhà gái mà chưa đến giờ tốt thì phải dừng nghỉ 10- 15
phút tại một điểm đã được hẹn, trước lúc đó nhà gái cử một đoàn do người
đàn ông cao tuổi trong họ cô dâu mang chiếu, trầu cau ra thiết đãi họ hàng
chờ giờ tốt. Tất cả cùng nhay trò chuyện, uống nước. Khi đúng giờ lành đã
định, một số người trong đoàn nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho
phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã tới, để tiếp đón chính thức. Đúng giờ
lành đàng trai vào nhà theo thứ tự. Để tỏ lòng kính trọng nhà trai, nhà gái để
một lu nước lớn, có một người đàn bà cầm gáo nước dội cho từng người ở
phía nhà trai rửa chân tay và mời họ đi theo hàng chiếu bước vào nhà. Họ
được ông mai và họ hàng nhà gái tiếp tục đón nồng hậu, cởi mở,, đặc biệt
phải hết sức tôn trọng, không để mất lòng nhà trai. Trong nhà người ta trải 3
chiếc chiếu dài thành 3 hàng dọc, hàng chiếu giữa dành cho ông mai, chú rể
và những người già cả; hàng chiếu bên phải giành cho họ đàng trai, hàng
chiếu bên trái dành cho họ nhà gái. Hiện nay đám cưới ít khi ngồi dưới chiếu
mà ngồi bàn ghế.
Đến giờ quy định, ông mai dàng trai đứng dậy dẫn chú rể tiến về
hướng phòng the của cô dâu. Phòng của cô dâu là một gian ở phía trong của
căn nhà, kiến trúc theo lối cổ truyền gọi là “thang yơ” (nhà tục). Ông mai
cảu cô dâu từ phòng the đi ra đón nhận chàng rể do ông mai nhà trai dẫn
vào. Trong phòng the được kê một tấm phản hoặc trải chiếu dưới nền đã

được yểm bùa chú, cô dâu đã được trang điểm ngồi sẵn ở đó, chú rể ngồi đối
diện với cô dâu. Ông mai nhà trai đứng ở phía Đông, ông mai nhà gái đứng
ở phía Tây, cùng cầm chiếc chiếu đập xuống 3 lần, khấn vái các thần linh rồi
trải xuống tấm phản cảu cặp hôn nhân, đầu chiếu quay về hướng bắc, đuôi
quay về hướng Nam, kế đó hai ông mai cầm 2 chiếc gối để săn ở đó đẩy sát
vào nhau và ra hiệu cho cô dâu và chú rể ngồi vào cạnh ông mai của mình.
Trong lúc đó người nhà mang vào một mâm lễ tơ hồng, có trầu cau,
cùng bánh trái và rượu để giữa hai người. Thầy Cả được mời đến để làm lễ,
ông thắp nến làm lễ bổn mạng cho hai người, rồi rót rượu khấn vái các vị
thần yamư, pô i nư gar, pô pan cùng ông bà tổ tiên chứng giám cho hôn lễ
này và trịnh trọng lấy một lá trầu to, đẹp từ trong hộp đựng trầu cau, xẻ đôi
dưa cho cô dâu một nửa, cô dâu lại xẻ đôi miếng trầu ra làm hai phần đưa
cho chú rể một phần. Chú rể cầm quả cau bổ đôi đưa cho cô dâu một phần.
19
Cô dâu lấy ít vôi bôi vào trầu cau của chú rể và của mình rồi hai người cùng
ăn những miếng trầu cay nồn ấy trong niềm hạnh phúc.
Ông mai rót rượu khấn vái một hồi rồi đưa ly tượu cho chú rể và cô dâu
cùng uống, đoạn lấy nhẫn để cho cả hai người đeo nhẫn cho nhau, nhẫn cưới
nầy có chạm vảy cá ở giữa mặt nhẫn có hình con mắt mà người Chăm gọi là
“kara mưta”. Sau đó chú rể cởi áo ngoài đưa cho cô dâu như trao thân gởi
phận cho cô gái từ đây. Sauk hi tiến hành nghi lễ xong, cô dâu phải ở lại
trong phòng, chú rể chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà gái và
ra ngoài tiếp đãi đàng trai, mời ông mai và mọi người chung vui tiệc cưới.
Về thức ăn trong lễ cưới, cúng tùy theo điều kiện mà tiếp đãi họ hàng
và bạn bè. Các món ăn thường là gà, vịt, cá, món súp, bún. Đặc biệt cá là
món không thể thiếu được. Về đồ uốn chỉ có rượu, nay có cả bia và đám
cưới ở người Chăm hiện nay ít dung cơm mà dung bánh mì, bún để ăn với
món cà ri, thịt gà xào với rau…Trong lúc dự tiệc, họ hàng thân thuộc đều
chúc mừng cô dâu chú rể “trăm năm hạnh phúc”. Từ đó chú rể được chính
thức coi là người bên nhà gái, nên phải lo đãi họ hàng và phải lo dọn dẹp

thay cho cô dâu. Theo tục lệ, cô dâu lúc này còn phải cấm phòng, không
được đi ra ngoài. Sau lễ này bố mẹ cô dâu mới xuất hiện, họ đến chào ông
mai nhà trai cùng với họ hàng thân tộc đàng trai, cùng vui tiệc cưới. Chú rể
phải quỳ dâng rượu mời hai ông mai và cầm khay rượu đi mời tất cả mọi
người.
Đám cưới người Chăm Bà La Môn ngày nay có khá hơn so với tục
cưới cổ xưa là không tổ chức kéo dài 2- 3 ngày để tiếp đãi họ hàng, làng
xóm, mà đơn giản hơn, chỉ tổ chức trong một ngày, thường buổi sáng là nhà
trai tổ chức, chiều đưa chú rể qua nhà gái tổ chức, sau đó thết đãi họ hàng và
bạn beg đàng trai. Ngoài ra nếu có điều kiện họ còn tổ chức vui chơi văn
nghệ và cúng là dịp các chàng trai, các cô thiếu nữ hai họ tiếp xúc với nhau
và tìm hiểu nhau. Qua dịp cưới này cũng có cặp nên vợ nên chồng.
Đám cưới theo tập tục xưa đúng ra cô dâu không được tiếp đãi khách và họ
hàng mà chỉ có một mình chú rể lo, ngày nay tục lệ đó không còn nữa. Sauk
hi làm lễ xong trong phòng cô dâu, cả hai bên đều ra ngoài để ông mai giới
thiệu với bà con hai họ. Sau đó hai ông mai cùng với cha mẹ, đại diện cho
họ hàng nhắn nhủ chúc tụng đôi vợ chồng mới. Họ khuyên hai vợ chồng trẻ
phải sống hòa thuận với nhau, về cách cư xử, bổn phận người vợ, người
chồng…Cuối cùng nhà trai cúng trao quyền quản lý chú rể cho nhà gái.
Lễ cưới nhười Chăm Bà La Môn, dù trong một tôn giáo, nhưng giữa
các khu vực khác nhau cũng có những sự khác nhau.
Lễ TALƠH AKHAR AO (lễ xã y hay lễ trình diện tong môn)
20
Sau lễ cưới được 3 ngày, cha mẹ cô dâu xửa soạn lễ gồm bánh sacad,
pinung, chuối, và một số ly rượu được đựng trong một cái ciết, trầu cau rồi
cô dâu và cha mẹ cùng với bà con thân tộc gần gũi nhất như cậu, bác…đến
nhà trai làm lễ. Thường lễ này tổ chức vào buổi sáng. Mục đích của lễ là từ
biêtu cha mẹ đàng trai.
Khi cô dâu, cha mẹ cùng với họ hàng thân thuộc bên gái đến nhà đàng trai,
cha mẹ và vài người thân trong họ hàng nhà trai ra đón tiếp rất trịnh trọng và

ân cần. Đây là giai đoạn kết thúc lễ cưới cúng là dịp để hai bên có dịp trao
đổi và gửi gắm chú rể. Sự ra đi của chú rể là một sự vinh dự và cũng là một
sự thiệt thòi cho gia đình đàng trai vì mất đi một người lao động. Cho nên để
bù lại, nhà gái ăn nói trân trọng đối với đàng trai và làm món ăn ngon là món
truyền thống để daang lên cha mẹ và những người thân tộc đàng trai.
Qua vài câu chuyện ví von để cô dâu và chú rể thông cảm cho nhau và
cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, cha mẹ chú rể cùng gửi gắm con
mình ở cha mẹ cô dâu. Sau những lời dặn dò của cha mẹ đàng trai, hai bên
đàng trai và đàng gái uống nước. Trong lễ này, dàng trai thường tổ chức một
bữa cơm thân thiện thiết đãi đàng gái. Sauk hi cơm nước xong cha mẹ và
những người trong thân tộc đàng trai chao cho chú rể và cô dâu những tặng
phẩm như vải lụa, đồ trang sức bằng vàng, tiền bạc…ngoài ra còn có cả
chén, chỏa, mâm cơm…Đặc biệt đối với những gia đình đàng trai khá giả,
giàu có thì cho chàng trai một vài con trâu hay con bò để mang về làm của
hồi môn.
Việc có của hồi môn hay không cũng có vai trò rất quan trọng đối với
chú rể, giúp cho chú rể có diều kiện xây dựng hạnh phúc gia đình.
Theo phong tục Chăm, sau khi đã làm xong các nghi lễ cưới hỏi, đôi
vợ chồng chẻ hoàn toàn được hợp pháp hóa đối với xã hội Chăm. Sau này
chấp hành luật Hôn nhân và gia đình và hình thức giá thú cảu nhag nước nên
mới thêm một bước là thủ tục đăng kí kết hôn và khai báo với chính quyền
địa phương để làm giá thú nhằm hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng về mặt
pháp luật.
Người Chăm Bà La Môn thiết đãi họ hàng đàng trai khác với người Chăm
Hồi giáo là quy định số lượng người, cặp nam, cặp nữ và bạn bè. Đối với
người Chăm Hồi giáo Bà Ni việc thiết đãi không quy định số lượng, cặp
nam nữ. Tất cả họ hàng đàng trai đều được quyền dự lễ cưới không phân
biệt lớn nhỏ.
Theo tập tục, khi lễ cưới kết thúc họ hàng ra về, chú rể mới được
quyền vào phòng cô dâu, mỗi người nằm một bên phản; mâm lễ tơ hồng với

những ngọn sáp bổn mạng vẫn để ở giữa, không xê dịch đi. Họ chỉ được nói
chuyện chứ không được gần nhau vì chiếu đã được yểm bùa, làm trái sẽ
mang tội lớn.
21
3.1.2 Lễ nghi đám cưới của người Chăm theo Hồi giáo Bà Ni
Quy định của luật và giáo lý Hồi giáo buộc tín đồ Hồi giáo chung
sống với nhau phải thông qua cưới hỏi, cho nên người Chăm Hồi giáo nào
chung sống không thông qua lễ cưới hỏi thì họ gọi là “dì nà” là điều không
tốt. Từ quan niẹm giáo lý hôn nhân đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống người Chăm Hồi giáo, và có thể nói đó là tiêu chuẩn đầu tiên để làm
thước đo chuẩn mực của một người Hồi giáo.
Người Chăm Hồi giáo Islam cũng như người Chăm Hồi giáo Bà Ni
coi sự độc thân là một tội lỗi, nên trong gia đình thường gả sớm.
Quan hệ nam nữ trước hôn nhân của người Hồi giáo Bà Ni được quan
niệm giống như cảu những người theo đạo Bà La Môn. Nghĩa là bước đầu
cảu lễ thành hôn là giai đoạn khó khăn, người ta thường dung một danh từ
có nhiều nghĩa đó là danh từ “pa luak pa noih” (dạm hỏi) để chỉ: thầm kín,
cần nhiều tài khôn khéo, xã giao, hung biện.
Cũng như người Chăm Bà La Môn, người Chăm Hồi giáo Bà Ni quan
niệm người con gái thuộc nội tộc, con gái là nội tướng, có bổn phận nội trợ,
quản lý tài sản, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc chồng con, thờ cúng tổ
tiên…Người con gái ngoài bổn phận làm mẹ, làm vợ còn gồm cả tứ đức:
Công, dung, ngôn, hạnh và rất hiếu khách. Quan niệm của người Chăm Hồi
giáo Bà Ni cũng giống như người Chăm Bà La Môn cụ thể như sau:
Lễ PA LUAK PA NÔIH (dạm hỏi)
Đây là giai đoạn hoạt động khó khăn nhất cảu gia đình nhà gái, mọi
việc được tiến hành âm thầm, bí mật, càng kín đáo càng tốt. Vì e rằng câu
chuyện mai mối không thành gây ảnh hưởng rất lớn đối với gia đình và thân
phận cuộc đời người con gái. Quan niệm về phương diện gia đình, về
phương diện thân phận người con gái, về giai cấp và kể cả đức tính cần có

của người Chăm Hồi giáo Bà Ni cũng giống như quan niệm của người Chăm
Bà La Môn.
Khi con gái trưởng thành, cha mẹ lo tìm kiếm trong làng hay vùng lân
cận có chàng trai nào xứng đáng với con mình, chủ đoongj tính toán việc
cưới hỏi chồng cho con mình bằng cách nhờ ông mai mối (ôn binhuk) qua
dò la, tìm hiểu.
Nếu cha mẹ đàng trai đồng ý thì định ngày cho phép bên gái cử một số đại
diện lại gia đình bên trai để làm lễ hỏi, cũng như lễ dạm hỏi ở người Chăm
Bà La Môn. Giai đoạn dạm hỏi mọi việc luôn luôn diễn ra về đêm, trong âm
thầm. Khi có kết quả tốt mới tiến hành ban ngày bằng lễ hỏi.
Lễ NAO PÔIH (Lễ hỏi)
22
Lễ hỏi của người Chăm Hồi giáo Bà Ni giống như lễ hỏi của người
Chăm Bà La Môn, đây là giai đoạn mọi việc tiến hành bán công khai, tế nhị,
nhưng sáng tỏ và có nhiều triển vọng. Sau lễ dạm hỏi, nếu hai bên gia đình
và hai dòng họ đồng ý, thì nhà gái mang trầu cau đến nhà trai xin ấn định
thời gian làm đám hỏi. Đặc biệt lễ hỏi cảu người Chăm Hồi giáo Bà Ni khác
với lễ hỏi của người Chăm Bà La Môn là nhà gái không cần hỏi ý kiến cảu
Thầy Cả mà hai bên bàn bạc thống nhất ngày đám hỏi.
Theo cổ tục, tới ngày ấn định nhà gái sửa soạn lễ vật mang tới nhà
trai. Cùng đi với ông mai còn có cha mẹ, cậu,dì và một số người họ hàng
thân tộc gần nhất. Bên nhà trai cũng mời họ hàng thân tộc gần gũi nhất đến
tiếp chuyện với nhà gái. Nếu không có chuyện gì trục trặc xảy ra thì họ cùng
nhau uống nước, ăn bánh bàn bạc về chuyện hôn nhân. Nhà trai còn tổ chức
tiệc mặn hoặc tiệc ngọt để thiết đãi nhà gái. Nhà gái không mời nhà trai sang
nhà gái làm khách giống như lễ hỏi cảu người Chăm Bà La Môn.
Sau khi lễ hỏi được hai bên đồng ý và thống nhất, nhà gái cử đại diện
(thường là cha mẹ) mang một it bánh trái đến nhà ông binhuk (ông mai) để
tạ ơn và nhờ ông mai đến gia đình đàng trai bàn bạc chính thức ngày “cló
panôih” (lễ đính hôn)

Lễ TAKLOH PANÔIH (Lễ đính hôn)
Đây là giai đoạn hai bên bàn bạc, đưa ra ngày chính thức để tổ chức
đám cưới, đồng thời xác định lại chú rể có đồng ý lấy cô dâu hay không.
Theo tục lễ thường tổ chức vào ban đêm vào các ngày thứ hai, thứ ba theo
lịch của người Chăm
Đến ngày làm lễ đính hôn, cha mẹ cô gái cùng với người thân trong gia đình
mang rượu bia và có khi nước ngọt, đặc biệt trong lễ đính hôn phải có cá
khô (thường là “kan pàu”, cá đuối). Trầu cau cúng là món không thể thiếu
trong lễ đính hôn. Tất cả mọi thứ được đựng trong một cái “ciết” truyền
thống cảu người Chăm do chính cô dâu đội.
Bên nhà trai cũng mời tất cả người thân, họ hàng đến để chứng kiến lễ
đính hôn cảu thành viên dòng tộc mình. Lễ đính hôn thường tổ chức ở giữa
sân nhà và không có bàn ghế, mọi người ngồi trên hai dãy chiếu dài.
Lễ được bắt đầu vào khoảng 7, 8 giờ tối. Cha mẹ đàng trai đón đàng
gái rất ân cần. Nghi thức đầu tiên là ông mai rót rượu khấn vái ông bà, tổ
tiên đàng trai báo cho biết là ngày đính hôn của một thành viên gia đình,
đồng thời cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ. Sau đó, người chưởng tộc hoặc
cậu của chàng trai đứng lên hỏi cô gái có đồng ý lấy anh ta làm chồng
không. Cô gái trả lời ưng thuận thì lễ được chấp nhận. Ông hỏi tiếp chàng
trai có chấp nhận cô gái làm vợ mình không. Nếu thuận cả hai thì đương
nhiên lễ đính hôn hoàn thành.
23
Sau khi các nghi thức cảu lễ đính hôn được hoàn thành, nhà gái đem
những thức ăn như cá, rượu, bánh trái ra thiết đãi họ hàng đàng trai. Hai họ
trò chuyện, ăn nhậu, mừng buổi lễ đính hôn để chuẩn bị cho buổi lễ cuối
cùng và quan trọng nhất trong các đám cưới đó là lễ “pa kháh” (lễ cưới).
Sau lễ đíhn hôn, người Chăm Hồi giáo Bà Ni có tục lệ chú rể tương lai
phải phục vụ vô điều kiện cho nhà gái một tuần. Đây là việc thử thách người
rể tương laic so giỏi hay không. Thường chú rể tương lai làm những công
việc như cày bừa, đi chặt củi, phụ việc lặt vặt trong gia đình nhà gái. Ngoài

ra, cũng thời gian này, cô dâu cũng sang nhà trai giúp việc như nấu cơm,
gánh nước cho cha mẹ chồng tương lai cảu mình.
Lễ PA KHAH (Lễ cưới hay lễ thành hôn)
Lễ cưới của người Chăm Hồi giáo Bà Ni cũng giống như lễ cưới cảu
người Chăm Bà La Môn, thường được tiến hành sau lễ hỏi ít ngày, nhưng
không được quá 4 tháng. Người Chăm Hồi giáo Bà Ni cũng thường ấn định
ngày cưới giống như người Chăm Bà La Môn, thường là vào buổi chiều thứ
tư ngày chẵn, trong hạ tuần trăng từ 16 đến cuối tháng theo lịch Chăm của
các tháng tháng ba, tháng sáu, tám, mười và tháng 11.
Theo chế độ mẫu hệ việc tổ chức đám cưới do nhà gái tổ chức. Tới
ngày cưới, nhà trai sửa soạn lễ rượu, trầu cau, cầu trời và ông bà, tổ tiên đã
khuất chứng giám cho vệc hôn nhân cảu con cái mình.
Đến ngày đã định tất cả những người bà con thân tộc kể cả bạn bè
thân thiết cảu đàng trai đều tập trung đông đủ. Đám cưới của người Chăm
Hồi giáo Bà Ni không giới hạn người đến dự như người Chăm Bà La Môn.
Tất cả mọi thành viên họ hàng đàng trai đều có quyền đến dự, không phân
biệt trai gái, già trẻ. Mỗi thành viên của dòng họ đều không quên mang theo
tiền gọi là “chền chúk”, “gậup gàn” dung để làm của hồi môn cho chú rể.
Trước khi đưa chú rể qua nhà gái, chú rể không cần làm lễ rửa tội giống như
chú rể Chăm Bà la Môn. Nhà gái cử ông mai đến nhà trai để đón rước họ
hàng đàng trai về nhà đàng gái để làm lễ cưới. Đi đầu là tộc trưởng đẫn đầu,
kế đến chú rể,, các ông già, thanh niên, sau đến đang bà dẫn đầu là vợ tộc
trưởng, kế đến các bà già, cuối cùng là các cô thiếu nữ. Tất cả mọi thành
viên của họ hàng đàng trai ăn mặc rất lịch sự; các bà, các cô thiếu nữ trang
điểm và đeo nhiều đồ trang sức rất lộng lẫy và hấp dẫn.
Đoàn đưa rể đến gần nhà gái đến khoảng 20 – 30 m mà chưa đến giờ
tốt thì phải dừng nghỉ 10 – 15 phút. Nhà gái cử một đoàn do người đàn ông
cao tuổi cùng với cậu của cô dâu, mang chiếu trầu cau ra thiết đãi họ hàng
nhà trai chờ giờ tốt. Tất cả cùng nhau trò chuyện, uống nước đến đúng giờ
lành đã định, một số người trong đoàn nhà gái quay trở vào nhà để thông báo

cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến, để tiếp đón chính thức. Đúng
24
giờ lành nhà trai vào nhà gái theo thứ tự trên, Để tỏ lòng kính trọng đàng
trai, nhà gái để một lu nước “ khan ya” có một người đàn bà cầm gáo múc
nước dội cho từng thành viên nhà trai rửa chân tay và moiừ họ theo hàng
chiếu đã trải sẳn bước vào nhà. Các thành viên đàng trai được ông mai, cha
mẹ và họ hàng nhà gái tiếp đón rất cởi mở và nồng hậu, đặc biệt kính trọng
không để mất lòng đàng trai. Nếu để mất lòng và làm những điều không vừa
ý nhà trai thì bị nhà trai bắt lỗi và có thể dừng đám cưới. Trường hợp như
thế xảy ra thì hai bên phải thỏa thuận, thường tộc trưởng hai bên đứng ra giải
quyết. Nhà gái phải làm lễ thú tội.
3.2. Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Islam Nam Bộ
Hôn nhân của người Chăm Islam Nam bộ rất đơn giản hơn so với hôn
nhân của người Chăm Trung bộ. Theo tập tục ở đây con cô, con cậu, con
chú, con bác, bà con bạn dì được quyền lấy nhau. Quan hệ nam nữ thường ít
xảy ra. Vì theo điều lệ giáo lý của Hồi giáo: người con gái đến tuổi trưởng
thành không được giao du bên ngoài, thường ở nhà lo việc nội trợ. Nếu đi ra
ngoài phải có khăn che mặt, phải có mẹ hoặc người thân đi bên cạnh…
Trong đó đặc biệt là họ có các nghi lễ đặc sắc như:
Lễ Nao kha da ( lễ dạm hỏi)
Lễ Clok pa noith ( lễ đính hôn)
Lễ Chon khal ao ( lễ tặng quà)
Lễ Pa khah ( lễ cưới)
3.3. Sự Đính Hôn Và Bãi Hôn
Gia đình người Chăm cho phép đôi nam nữ tự do lựa chọn người
mình kết hôn. Nhưng sau khi bằng lòng nhận trầu cau, bánh trái của nhà gái
rồi thì coi như đã hứa hôn, nếu bên nào bãi hôn không có lí do chính đáng,
làm lỡ dở việc hôn nhân thì bên đó coi như là thất ước, bội hôn. Theo tục lệ
thì bị phạt vạ và bồi thường duyên phí tổn cho bên kia. Theo thuật ngữ
người Chăm gọi là “táh pàu dâu” và “tạh plao mưta”. Trá duyên tức là dắt

một cặp trâu bồi thường duyên nợ, tuy nhiên nếu hoàn cảnh gia đình nghèo
thì làng châm chước, phạt vạ nhẹ hơn. Điều đặc biệt là nếu người con trai,
con gái đã già, hay li dị một lần thì dù có thất ước, bội hôn cũng chỉ phạt rất
nhẹ. Ngoài ra trường hợp hai bên gia đình đã định ngày cưới, đột nhiên một
bên có người thân thiết mất thì phải xin hãm lại đám cưới. Sau đó hai bên
định lại ngày khác, chậm nhất là một năm.
25

×