Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Triết lý nhân sinh của người mường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

CAO THI DIỆU

TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Công Sự

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS. Lê Công
Sự - Người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Đồng thời em gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Triết học, Ban
Giám hiệu nhà trường và các phòng ban Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành tốt luận văn.



Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Cao Thị Diệu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS TS. Lê Công Sự, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu
liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực,
đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà nội, ngàytháng

năm 2017

Tác giả
Cao Thị Diệu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn ..................................... 6
5. Giả thiết khoa học ..................................................................................... 6
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn .............................................. 7
8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7

9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
10 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn ........................ 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘICỦA
NGƯỜI MƯỜNG VIỆT NAM ..................................................................... 9
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiênvà bối cảnh xã hội của người
Mường Việt Nam ............................................................................................ 9
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, không gian sinh sống người MườngViệt Nam ...... 9
1.1.2.Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ............................................... 17
1.2.Lịch sử tồn tại và phát triển của người Mường Việt Nam .................. 30
1.2.1.Nền văn hóa Hòa Bình và lịch sử người Mường Việt Nam thời
cổ đại ....................................................................................................... 30
1.2.2. Người Mường trong tiến trình lịch sử Việt Nam hiện đại ........................... 32
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 36
Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ NHÂN
SINH CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM ............................................ 37
2.1 Quan niệm về vũ trụ và con người ........................................................ 37
2.1.1.Quan niệm về vũ trụ của người Mường ......................................... 38
2.1.2.Quan niệm về nguồn gốc con người............................................... 48


2.2.Quan niệm về đời sống con người.......................................................... 51
2.2.1.Quan niệm về sự sống và cái chết .................................................. 51
2.2.2.Tín ngưỡng và tôn giáo người Mường ........................................... 72
2.2.3.1. Những giá trịtrong triết lý nhân sinh của người Mường ở Việt Nam.... 82
2.2.3.2.Những hạn chếtrong triết lý nhân sinh của người Mường .......... 89
2.3. Những giải pháp xây dựng nhân sinh quan tiến bộ cho người Mường
Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 92
2.3.1. Phát triển kinh tế,nâng cao đời sống vật chất cho người Mường. ....... 92
2.3.2. Nâng cao đời sống tinh thần cho người Mường ........................... 98

2.3.3.Nâng cao công tác giáo dục dân trí, thể lực cho người Mường.. 100
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI MƯỜNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc mang sắc thái văn
hóa riêng tạo nên tính đa dạngtrong sự thống nhất. Cùng với dòng chảy lịch
sử, văn hóa mỗi dân tộc vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định,
vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen giữa
cái cũ và cái mới. Văn hóa là nhân tốquyết định sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng đó của văn hóa, Nghị
quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ trương
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc,
coi đó là một trong những nhiệm vụ bước ngoặt và lâu dài của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập theo
nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa các dân tộc và
quốc tế. Qúa trình hội nhập kinh tế thị trường với những ưu điểm tạo ra nhiều
cơ hội cho sự phát triển đất nước nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức không
nhỏ đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trước sự mở
cửa hội nhập và giao lưu văn hóa có nhiều giá trị văn hóa dân tộc, nhất là
những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đang bị mai một, pha trộn, không còn
giữ được bản sắc nguyên sơ. Do đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều
cấp thiết. Văn hóa dân tộc Mường mà cốt lõi là nhân sinh quan là một bộ
phận không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh của văn hóa Việt Nam, do vậy
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường là rất cần thiết, vừa mang tính

thời sự, vừa lâu dài đảm bảo cho quá trình hội nhập nhưng không bị hòa tan.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta chủ
trương: “Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều

1


kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam”.
Người Mường là tộc người (Ethnic) trong cộng đồng quốc gia - dân tộc
(Nation) Việt Nam sống ven các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn
La, Ba Vì, Hòa Bình), Sông Bôi (Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), và trung lưu sông
Mã, sông Bưởi (Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc tỉnh Thanh
Hóa). Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, số dân có khoảng
1.268.963 người. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu thì đây là một địa
vực, đồng thời là một không gian văn hóa thiêng, có khả năng cấu kết con
người với về kinh tế, văn hóa. Sự phong phú về cảnh quan, môi trường tự
nhiên đã tác động rất lớn đến đời sống của người Mường chính vì vậy đã tạo
nên một đời sống văn hóa khá phong phú biểu hiện ở thế giới quan, nhân sinh
quan, phong cách tư duy, lối sống, sinh hoạt, ứng xử, tình cảm, đạo đức,... của
con người.
Bản thân tác giả luận văn là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đất
Mường tỉnh Thanh Hóa. Qua quá trình học tập và tìm hiểu về nền văn hóa của
dân tộc tác giả thấy được những nét đẹp truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
Mường từ đó tác giả nghiên cứu nhằm góp phần vào việc khôi phục, bảo lưu,
kế thừa những giá trị văn hóa của dân tộc mình.Với những lí do trên tôi đã
quyết định chọn vấn đề “Triết lý nhân sinh của người Mường ở Việt Nam"
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mường

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi đã tham khảo kết
quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đề cập đến các vấn đề nghiên cứu
như sau:

2


Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc như “Văn hóa dân
gian Mường một góc nhìn” của Bùi Huy Vọng, (Nxb. Khoa học xã hội, 2015).
Trong công trình này tác giả đã khái quát những quan niệm sâu sắc và phong
phú của người Mường về cuộc sống, về lao động sản xuất.
Bùi Thiện trong“Văn hóa dân tộc Mường”, do nhà xuất bản văn hóa ấn
hành năm 1978, đề cập đến một nét độc đáo trong lễ hội và tập tục của người
Mường Hòa Bình. “Văn hóa dân gian Mường” Bùi Thiện, (Nxb. Văn hóa dân
tộc, 2010, đã phân tích những nội dung cơ bản về đời sống văn hóa tinh thần của
người Mường, những đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như lịch sử tộc người, phân
tích đánh giá những yếu tố cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển văn
hóa tộc người, văn hóa địa phương.
Trong“Các dân tộc ít người ở Việt Nam(các tỉnh phía Bắc)”của Uỷ
ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học,(Nxb. Khoa học xã hội Hà
Nội, 1978), các tác giả đề cập đến nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế,quan
hệ giai cấp xã hội...của các dân tộc ít người ở phía Bắc Việt Nam trong đó
có dân tộc Mường.
Trong tác phẩm “Tản mạn văn hóa Mường Hòa Bình”(Nxb. Thông tin
và truyền thông, 2011), nhà báo Nguyễn Hải người đã nhiều năm đi thực địa ở
các vùng Mường. Đã viết về đời sống văn hóa xã hội người Mường ở Hòa
Bình thể hiện từ ngôn ngữ, nhà ở, vật dùng, tín ngưỡng đến các tập tục sinh
hoạt, những cách ứng xử thường nhật của con người với nhau và với cộng
đồng.
Trong bài“Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình” Bùi Văn Kín – Mai Văn

Trí - Nguyễn Phụng, đã giới thiệu về địa lý tự nhiên nhân văn, truyền thống
đoàn kết đấu tranh của dân tộc Mường, các dân tộc anh em trong tỉnh và
phong trào cách mạng ở tỉnh Hòa Bình từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam

3


lãnh đạo.
Học giả người Pháp Pierre Grossim người đã nhiều năm sống ở Việt
Nam giai đoạn đầu thế kỷ XXvới công trình: “Tỉnh Mường Hòa Bình”, Sở
văn hóa thông tin tỉnh Hòa Bình,(Nxb. Lao động, 1994). Thông qua lăng kính
chủ quan của tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về người Mường ở Hòa
Bình từ địa lý phong cảnh, con người đến lịch sử vùng đất ở Hòa Bình.
Tác giả Ngô Đức Thịnh với tác phẩm“Trang phục cổ truyền các dân
tộc ở Việt Nam”,(Nxb. Văn hóa, 1994), đã tiếp cận trang phục của người
Mường ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa
dân tộc thiểu số Việt Nam có thể liệt kê một số tác phẩm như : 1) Đỗ Huy Trường Lưu, “Bản sắc dân tộc của văn hóa”, (Nxb.Viện văn hóa, 1990). 2)
Huy Cận, “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”, (Nxb. Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 1994). 3) Nguyễn Từ Chi, “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc
người”, (Nxb. Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2003).
4) Trần Văn Bính (chủ biên).“Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – thực trạng và
những vấn đề đặt ra”,(Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). 5) Phan Hữu
Dật, “Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam”, (Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004). 6) Nguyễn Thị Huế, “Những xu hướng biến đổi văn hóa
các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam”, (Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội,
2011).
Toàn luận văn dựa trên các văn bản:
(1)Trong cuốn Sử thi thần thoại “Đẻ đất, đẻ nước” do Quách Giao –
Thương Diễm – Bùi Thiện sưu tầm, (Nxb. Văn hóa, 1976), dài 6.000 câu thơ,

là nguồn tài liệu đáng trân trọng. Cuốn sử thi thần thoại gồm cả phần tiếng
Mường và tiếng Việt, lột tả khá độc đáo sử thi dân tộc Mường qua các áng
mo, giữ được cốt cách, hơi thở của dân tộc Mường, giữ được tư duy cách nói,
cách nghĩ của người Mường.
4


Cuốn “Tế trời, đất, tiên, tổ, mại nhà xe dân tộc Mường”của Bùi Thiện,
(Nxb. Văn hóa dân tộc, 2010). Đã tổng hợp về vũ trụ quan, thế giới quan
người Mường từ khi mới khai thiên lập địa cho đến nay, họ tế lễ để trở về với
cội nguồn.
(2). Tác phẩm “Sử thi Mường” do Giáo sư Phan Đăng Nhậtchủ biên, ông
là một trong những nhà khoa học có nhiều trăn trở với văn hóa Mường, (Nxb.
Khoa học xã hội, 2013). Ông đã sưu tầm các loại Mo là hình thức diễn xướng
phức hợp trong tang ma, tình yêu, lễ hội...Thông qua đó chúng ta thấy được quan
niệm sâu sắc và phong phú của người Mường về cuộc sống, lao động sản xuất.
Với cuốn “Làng Mường ở Hòa Bình” của Bùi Huy Vọng, (Nxb.Văn
hóa thông tin, 2014). Là một công trình sưu tầm mô tả về khu dân cư người
Mường ở Hòa Bình, giới thiệu về hình thái tổ chức, về đặc trưng văn hóa, tín
ngưỡng, phong tục của làng Mường.
(3). Tác giả Đinh Văn Ân với tác phẩm “Mo kể chuyện đẻ đất đẻ nước”
, (Nxb. Khoa học xã hội, 2011). “Sử thi dân tộc Mường”là tác phẩm văn học
dân gian mang tính sử thi phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan qua quá
trình hình thành và phát triển của người Mường trước khi xã hội có sự phân
chia giai cấp.
Tác phẩm “Người Mường ở Hòa Bình” của Trần Từ, (1996), đi sâu
nghiên cứu mỹ thuật của người Mường qua họa tiết hoa văn trên váy và vũ trụ
luận Mường qua đám tang Mường.
(4).Trương Sỹ Hùng với công trình “Sử thi thần thoại Mường”, (Nxb.
Văn hóa thông tin, 2014). Đã khái quát về sử thi của người Mường từ thời cổ

đến nay, những giá trị nội dung của sử thi Mường.
Tiếp cận vấn đề dưới góc độ dân tộc học, các tác giả cuốn “Người
Mường và văn hóa cổ người Mường Bi” do Từ Chi - Bùi Văn Sở - Bùi Văn
Nhịn sưu tầm, ( Sở văn hóa thông tin Hà Sơn Bình ấn hành, 1988). Các tác
5


giả đã đề cập tới văn hóa tinh thần sinh hoạt lễ hội, lễ nghi nông nghiệp của
người Mường Bi - Tân Lạc - Hòa Bình.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu vào nghiên cứu
về người Mường dưới nhiều góc độ khác nhau từ lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, tín ngưỡng đến lịch sử di cư và địa bàn cư trú của người Mường. Các tác
giả, tác phẩm nói trên đã nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn văn hóa học, dân tộc
học, khảo cổ học, xã hội học. Còn tác giả luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc
độ triết học. Nói lên quan niệm của người Mường về sự hình thành con người
và đời sống con người như sự sống, cái chết, quan niệm về thế giới bên kia.
Mối quan hệ giữa người - trời - đất.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa cho sự ra đời
triết lý nhân sinh của người Mường xưa và nay,Luận văn chỉ ra quan niệm
nhân sinh người Mường ở các góc độ như:
- Quan niệm của người Mường về sự hình thành con người.
- Đời sống con người: Sự sống, cái chết, quan niệm về thế giới bên kia.
- Mối quan hệ giữa Người - Trời - Đất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn
4.1. Khách thể nghiên cứu của luận văn
Dân tộc Mường và đời sống văn hóa tinh thần mà trọng tâm là quan
niệm về sự sống và cái chết.
4.2.Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là triết lý nhân sinh trong văn hóa của

người Mường ở Việt Nam xưa và nay.
5. Giả thiết khoa học
Phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của người
Mường qua đó nêu lên những giá trị và hạn chế của quan niệm. Vào cuộc
sống góp phần làm phong phú và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
6


6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày về điều kiện tự nhiên - xã hội, lịch sử người Mường.
- Phân tích và làm rõ quan niệm về triết lý nhân sinh, nguồn gốc vũ
trụ, con người, làm rõ quan niệm nhân sinh người Mường
- Nêu lên những giá trị và hạn chế trong triết lý nhân sinh của người
Mường từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là đời sống, sinh hoạt, văn hóa
của người Mường Việt Nam trong đó trọng tâm là quan niệm nhân sinh.
8. Phương pháp nghiên cứu
Với các quan điểm xem xét khách quan toàn diện, lịch sử - cụ thể. Luận
văn đồng thời dựa trên các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc
học, dân tộc học, khảo cổ học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết.
10 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản của luận văn nghiên cứu
- Làm rõ những đặc điểm cơ bản đời sống của người Mường Việt Nam,
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội từ đó thấy được cơ sở thực tiễn
hình thành triết lý nhân sinh của người Mường.
- Tìm hiểu triết lý nhân sinh của người Mường ở Việt Nam và đưa ra

một số giải pháp góp phần xây dựng nhân sinh quan tiến bộ cho người Mường
trong giai đoan hiện nay.
10.2. Đóng góp mới của luận văn
- Lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu về triết lý nhân sinh người
Mường ở Việt Nam dưới góc độ Triết học. Luận văn góp phần khái quát và

7


phân tích khái quát một cách hệ thống những nội dung chủ yếu trong triết lý
nhân sinh của người Mường hiện nay. Từ đó nhấn mạnh những giá trị của tư
tưởng triết lý nhân sinh với việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo
cho sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn và sinh viên chuyên ngành
triết học, dân tộc học, đồng thời có thể làm tư liệu tham khảo cho những
ngươi quan tâm đến văn hóa trong cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam.

8


NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI MƯỜNG VIỆT NAM
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiênvà bối cảnh xã hội của người
Mường Việt Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, không gian sinh sống người MườngViệt Nam
Việt Nam có 54 Dân tộc trong đó có dân tộc Mường. Theo số liệu
thống kê năm 2009, dân tộc Mường có tổng số 1.268.963 người, đứng thứ 6

về số dân sau người Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me,dân tộc Mường cư trú dọc
trên một dải đất dài, theo các triền núi đá vôi và gò đồi trung du, từ phía Nam
tỉnh Lào Cai đến Bắc Nghệ An - Hà Tĩnh, nhưng quần cư đông đảo nhất là ở
Hòa Bình, Hòa Bình được coi là cái nôi của văn hóa Mường. Người Mường
cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Thanh Hóa (328.744 người), Hòa Bình
(497.197 người), Phú Thọ (165.748 người), và một bộ phận sống ở thung lũng
hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Hòa Bình, Ba Vì, Sơn La), Sông Bôi (Kim Bôi tỉnh
Hòa Bình) và trung lưu sông Mã, sông Bưởi (Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm
Thủy, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa).
Sử thi Đẻ đất đẻ nước kể lại rằng từ thủa xa xưa trời đất còn đang trong
cảnh “bạc lạc”, “bời lời” hỗn mang chưa hình thành chính tự nhiên đã sinh
ra đất, trời đẻ ra nước lúc này chưa có con người, chưa có muôn loài, trời
đất còn hoang vu, lạnh lẽo. Trên mặt đất nảy sinh cây si, cây lớn nhanh
chẳng bao lâu cây đã thành cây si lớn khổng lồ. Vào một năm không lành
cây si bị gió đánh đổ cuống từ thân, gốc si đổ mục đẻ ra chim Ây cái
Ứa.Đôi chim đẻ ra một bọc trứng ở Hang Hanh Hang Hao, từ bọc trứng
này đẻ ra muôn loài cây cối, cuối cùng còn một quả trứng ấp mãi và đẻ ra
muôn loài, muôn vật, đẻ ra Lang Đá Cài, Lang Đá Cần, Nàng Dạ Kịt và đẻ

9


ra các dân tộc khác. Người Mường từ trứng thiêng đẻ ra, cư trú, làm ăn trên
mảnh đất này và phát triển lan toả đi khắp nơi định cư và sinh sống.
Phạm vi cư trú của người Mường rất rộng nhưng đặc trưng văn hóa của
người Mường cơ bản vẫn giống nhau, tuy cũng có đặc trưng riêng của từng
nơi, do sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa vùng miền,nhưng vẫn mang nét
chung của văn hóa dân tộc Mường.
* Về địa hình
Người Mường sinh sống, tập trung ở nhiều địa bàn vùng núi cao phía

Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam, là một quần thể núi đá vôihùng vĩ, địa hình
hiểm trở. Chia thành nhiều vùng, mỗi vùng có những thung lũng lớn nhỏ
do các Mường tự khai phá, quần cư mà thành. Những thung lũng này do
các núi cao, dãy đồi bát úp có ngăn cách, có thông nhau.
Đặc điểm địa hình của người Mường sinh sống cơ bản là vùng trung
du, đồi núi thấp, các đồi núi xen lẫn, tạo nên các thung lũng bồn địa các vùng
đồng bằng nhỏ, hẹp chằng chịt khe lạch và sông suối là yếu tố tự nhiên tác
động rất lớn đến việc định hình các khu dân cư của người Mường. Các khu
dân cư người Mường thường tọa trên những chân đồi thấp, các mái gò đất
thoai thoải, phía sau là núi. Các làng Mường xây dựng cho mình những ngôi
nhà sàn để ở.Các ngôi nhà sàn thường hướng ra phía trước hay xung quanh là
cánh đồng, đất bãi canh tác nông nghiệp, xa hơn là có các con sông, con suối
chảy qua.
Bản Mường thường tọa lạc trên các mái đồi viền quanh, thung lũng như
lòng bồn, lòng chảo vùng trũng nhất ở đây thường có các con sông, con suối
chảy và những phù sa của dòng sông đã bồi đắp hình thành nên các cánh đồng
màu mỡ để người Mường trồng trọt, canh tác. Địa hình này thường không ổn
định, các chân đồi có nơi thoai thoải độ dốc vừa phải song có nơi cũng có độ
dốc cao trên mái đồi xuống đến chân đồi lại khá bằng phẳng, đây là địa hình
10


phổ biến và đặc trưng nhất trong địa bàn cư trú của người Mường.
Ngoài ra các làng, bản người Mường sinh sống trên các gò, bãi độ dốc
vừa phải ở giữa thung lũng. Trong những địa vực làng Mường sinh sống cũng
có nơi tiếp giáp với đồng bằng có địa thế khá bằng phẳng, có những cánh
đồng xen lẫn núi đá vôi. Người Mường không làm nhà, lập làng bản ở gần các
con sông, con suối,mà sống ở một khoảng xa nhất định, rất ít những làng,
bảnMường sinh sống ngay trên các bờ sông, bờ suối. Những ngôi nhà sàn của
người Mường cách các con sông khoảng chừng 200 m. Người Mường chọn

cho mình những khu đất làm nhà gần các con sông thường là nơi cao ráo, cao
hơn mặt nước sông, suối rất nhiều. Vào mùa lũ lụt nước dângcao chỉ làm ngập
một số nhà sàn chứ không bao giờ ngập tràn hết các làng, bản Mường.
Với cấu trúc địa hình tương đối ổn định nên người Mường định cư
được lâu dài. Các làng bản Mường cao hơn so với mặt nước sông vì vậy mà
tránh được những thảm họa của thiên nhiên. Việc người Mường lập làng, bản,
làm nhà trên các mái đồi thoải, không gần các bờ sông, bờ suối đã tránh được
những trận lở núi, lở đất khi mùa lũ quét về. Trước đây người Mường lập
làng, bản trên những địa hình để tránh các con thú giữ hay trong chiến tranh
chống giặc ngoại xâm người Mường chọn nơi ở là những địa thế an toàn,
thuận lợi nhất để sinh hoạt.
* Thủy Văn
Người Mường chủ yếu sinh sống dọc theo ven các con sông lớn đó là
sông Đà, sông Mã, sông Bôi, sông Bưởi. Ở đây có mật độ sông suối dày đặc
và tương đối nhiều. Do hệ thống sông ngòi phụ lưu không xuôi theo dòng
sông chính. Các thung lũng sông, đang đào lòng sông dữ dội không có bãi bồi
và thềm lòng sông rộng, lòng sông dốc nhiều thác ghềnh. Hiện tượng cướp
dòng phổ biến, sông ngòi có tính chất cuồng lưu và có tiềm năng thủy điện
lớn.
Hai bên bờ của các con sông đều có các làng, bản Mường, ven các con
11


sông trong các các thung lũng nhỏ hẹp có những đồng bãi phù sa đất tươi tốt,
cây cối xanh tươi, các khu dân cư trù phú, không lo thiếu nước trong sinh hoạt
vàcanh tác, trồng trọt. Từ xa xưa người Mường đã biết làm xe cọn nước, đắp
bai, xẻ mương dẫn nước từ sông về các cánh đồng nên mùa màng của những
làng bản Mường nơi đây quanh năm tươi tốt. Ngoài ra sông còn cung cấp cho
người Mường nguồn thức ăn hàng ngày.
Sông Đà hay còn có tên gọi khác là sông Bờ, sông Đà Giang là phụ lưu

lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn thệ thống sông từ tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông Hồng ở
Phú Thọ. Sông Đà dài 910km, ở Trung Quốc sông có tên gọi là Lý Tiên
Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Đoạn ở Việt
Nam dài 527km, điểm đầu là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện
Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ
Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà,
huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp lượng
nước lớn cho sông Hồng và đổ ra cửa biển Ba Lạt.
Sông Mã bắt nguồn từ phía Nam tỉnh Điện Biên chảy theo hướng Tây
Bắc -Đông Nam qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La, qua lãnh thổ Lào, rồi tới
tỉnh Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa sông tiếp tục chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam qua các huyện phía Bắc của tỉnh nhưMường Lát, Quan Sơn, Cẩm Thủy...,
hội lưu với sông Chu rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyệnHoằng
Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng với hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn. Hệ
thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và hai phụ lưu lớn là sông Chu, sông
Bưởi, hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881km, nằm trong lãnh thổ Việt
Nam dài 17.520 km. Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông
Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có

12


các phụ lưu sông nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi,lưu vực của
sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình
762 m, độ dốc trung bình 17,%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km².
Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s.
Sông Bôi được bắt nguồn từ 2 nhánh chính. Nhánh tả bắt nguồn từ xã
Độc Lập, huyện Kỳ Sơn ở phía Đông thành phố Hòa Bình, gồm rất nhiều

dòng suối tạo thành, chảy qua các xã Độc Lập, Đú Sáng, Bình Sơn, Sơn Thủy
rồi hợp lưu với nhánh Hữu Bôi tại xã Thượng Bì. Nhánh hữu sông Bôi cũng
bắt nguồn từ nhiều dòng suối, vùng núi Hang thuộc xã Thượng Tiến, huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Chảy qua các xã Thượng Tiến, Hợp Đồng, Vĩnh
Đồng, Hạ Bì, rồi hợp lưu với nhánh tả Bôi tại xã Thượng Bì. Từ xãThượng Bì
sông Bôi chảy qua các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình và làm ranh
giới giữa các huyện Nho Quan, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, sông Bôi hợp lưu
với sông Hoàng Long tại xã Đức Long huyện Nho Quan và xã Gia Phú huyện
Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Dòng Sông chảy theo hướng phía Tây - Bắc xuôi
hướng Đông – Nam,hai bên bờ sông có các bãi bồi phù sa, ở đây tập trung
đông đúc các làng Mường.
Sông Bưởicó hai nhánh, một nhánh bắt nguồn từ vùng núi Chu, gần
suối Rút (huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 450m, nhánh kia bắt
nguồn từ thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Hai nhánh
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận huyện Tân Lạc, hợp lưu
tại phía tây Nam thị trấn Vụ Bản của huyện thành một dòng trước khi hợp lưu
với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó 2km rồi chảy qua huyện Lạc Sơn tỉnh
Hòa Bình, vượt qua phía Tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Đến gần Dốc
Làotrong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, hợp
lưu với một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch
Thành. Tới địa phận các xã Thạch Định, Kim Tân, đổi hướng chảy thành Bắc

13


- Nam và chảy ngoằn nghèo qua địa phận huyện Vĩnh Lộc để sau cùng đổ vào
bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang của huyện Vĩnh
Lộc và xã Yên Thái huyện Yên Định của tỉnh Thanh Hóa.Tổng chiều dài
130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km², độ cao trung bình 247 m, độ dốc trung
bình 12,2%, mật độ sông suối 0,59 km/km².

Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên rất thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp, khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và
dễ canh tác đã cho phép những cư dân Mường sinh sống ven các con sông
phát triển nông nghiệp thuận lợi.
Từ thời nguyên thủy người Mường đã phát hiện và lợi dụng những
thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp
cũng phát triển mạnh.Chính vì dựa trên những điều kiện đó đã tạo nên cho
người Mường một lối sống văn hóa phong phú.
* Khí hậu
Người Mường tập trung sinh sống ở các vùng núi thuộc phía Tây Bắc
chính vì vậy chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng Tây Bắc. Do địa hình
kết hợp với hoàn lưu khí quyển đã tạo nên khí hậu vùng Tây Bắc đa dạng,
phức tạp. Chính từ đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn
hóa của người dân sinh sống ở đây.
Với vị trí xa nhất về phía Tây lãnh thổ. Tây Bắc là vùng núi cao và cao
nguyên đồ sộ, hiểm trở nhất Việt Nam, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Tiếp giáp với miền Vân Nam - Trung Quốc ở phía Bắc. Phía Nam giáp Lào
(thuộc Phong Xa Lì và Sầm Nưa) rồi chạy cho đến tận thung lũng sông Cả.
Do có vị trí trên nên vùng Tây Bắc chịu sự tác động hút gió ở rìa phía
Nam của áp thấp khu vực (áp thấp Miễn Điện) đã tạo điều kiện đưa không khí
nóng, ẩm từ Bengan vượt qua dãy núi Việt Lào vào gây Phơn tới vùng này
sớm nhất,do đó mùa hạ ở đây đều sớm hơn các vùng phía Đông.

14


Vai trò của địa hình Tây Bắc có tác động rõ rệt đến khí hậu vùng này.
Trong sự kết hợp với hoàn lưu khí quyển dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ với
những đỉnh cao trên 3000m điển hình là Phan Xi Phăng cao 3143m nằm theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam mà hướng gió chính lại là Đông Bắc - Tây Nam,

nên nhìn chung gió thường thổi thẳng góc với địa hình và sự tương phản lớn
nhất trong khí hậu diễn ra hai sườn Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn. Cụ
thể hơn là trong tương quan với gió mùa Đông Bắc và Tây Nam chính Hoàng
Liên Sơn đóng vai trò ngăn gió. Nếu tầng gió mùa đông không dày lắm, thì ít
có khả năng vượt qua khối núi có vai trò là hàng rào, khí hậu giữa phần phía
Đông và phần phía Tây Bắc Bộ với những sắc thái riêng biệt.
Với đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc đã có ảnh hưởng tới việc làm nhà,
người Mường thường làm nhà theo các phía: Đông - Bắc, Đông - Nam và
Tây - Nam, có rất ít làng Mường, làm nhà theo hướng Tây - Bắc. Điều này là
do ảnh hưởng của khía hậu, người Mường chủ yếu sinh sống nằm trên thềm
lục địa Châu Á ở phía BắcViệt Nam, các dãy núi đều có hướng xuất phát từ
phía Tây - Bắc chạy xuôi hướng Đông - Nam. Trừ hướng Bắc ra, các hướng
khác đều đón nhiều ánh sáng mặt trời. Riêng hai hướng Đông - Nam và Tây Nam vào mùa hè đón gió Đông - Nam thổi và quay lưng lại với gió lạnh mùa
đông thổi từ hướng Bắc tới. Hướng Tây - Bắc đón ít ánh sáng mặt trời hơn
các hướng khác, đặc biệt vào mùa Đông, có gió mùa Đông Bắc thổi về lạnh
buốt nên người Mường ít khi hướng làng, bản, hướng ngôi nhà của mình về
hướng đó. Trước khi lập nhà mới người Mường cân nhắc lựa chọnhướng về
gió, về ánh sáng mặt trời. Từ thời xa xưa người Mường đã biết dựa vào khí
hậu để lựa chọn những hướng phù hợp, thể hiện tư duy ứng dụng và không
cứng nhắc, tự nhiên không lúc nào cũng thuận theo ý của con người mà chính
con người phải tự ứng biến thuận với quy luật tự nhiên để định cư lâu dài.
Mặt khác dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài từ biên giới Việt Trung đến
Vạn Yên dài 180km, rộng 30km với độ cao trên 2000 như bức bình phong
15


ngăn chặn không khí cực đới tràn vào lãnh thổ cửa sườn khuất gió. Không khí
cực đới thâm nhập vào lãnh thổ Tây Bắc từ đồng bằng ở phía Đông theo
thung lũng sông Đà.
Tất cả địa hình, thủy văn khí hậu đã tác động đến lối sống, sinh hoạt,

cách suy nghĩ của người Mường từ cách bố trí xây dựng hướng ngôi nhà sàn
trong sinh hoạt, nhất là trong việc tang ma chôn cất người chết. Các khu đống
mả chôn người chết đều được đặt ở phía Tây có thể là Tây Nam có thể là Tây
Bắc so với vị trí các khu dân cư Mường. Điều này thể hiện rõ quan niệm về
tín ngưỡng coi trọng hướng Đông là hướng mặt trời mọc, là mường sang là
mường của người sống, phía Tây là phía mặt trời lặn.
Đặc điểm khí hậu của vùng Tây Bắc đã ảnh hưởng đến đời sống văn
hóa, phương thức sản suất và canh tác chính vì địa hình có sự khác biệt của
vùng Tây Bắc đã tạo nên bản sắc riêng biệt của văn hóa Mường vùng Tây Bắc
Việt Nam. Trong thực tế các yếu tố mặt trời, thế đất, gió, nước là yếu tố quan
trọng được người Mường cân nhắc kỹ trước khi lập làng, làm nhà. Để sống
hài hòa với thiên nhiên và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên nhiên
gây ra,mà hàng năm vào các mùa mưa bão hầu như các làng, bản Mường rất ít
bị gió, lũ cuốn trôi, những trận lũ quét, sạt lở không gây thiệt hại lớn cho
người Mường.
Trong cuộc sống hiện tại với sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra rõ
rệt, các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng trở nên khốc liệt hơn, các hiện
tượng như lũ lụt, hạn hán … xảy ra ngày càng nghiêm trọng cho toàn nhân
loại. Điều đó thể hiện được cái nhìn của người Mường từ thủa xa xưa vẫn còn
nguyên giá trị đó là lối sống hài hòa với tự nhiên. Nếu tuân theo tự nhiên con
người sẽ hạn chế được những thiệt hại của thiên tai và khai thác tối đa những
lợi ích từ thiên nhiên. Cùng với điều kiện tự nhiên thì điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Mường.

16


1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
* Hoạt động khai thác tự nhiên: săn bắn và hái lượm.
Hoạt động khai thác tự nhiên của người Mường chủ yếu là săn bắn, hái

lượm. Do địa bàn sinh sống nơi rừng núi, nguồn tài nguyên phong phú,núi
rừng che chở, nâng đỡ đã tạo lợi thế cho hoạt động này phát triển. Mặt khác là
do nền kinh tế xuất phát từ trình độ thấp, nên hoạt động khai thác tự nhiên có
vai trò quan trọng trong đời sống của họ.
Hiện nay nền kinh tế mở cửa, hoạt độngkhai thác tự nhiên không còn
đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn được đồng bào Mường lưu giữ, góp phần
giải quyết thực phẩm hàng ngày, đồng thời là trò vui chơi, nét sinh hoạt
văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, dân tộc.
Săn bắn trước đây là hoạt động phổ biến của đồng bào Mường và là
công việc thường trực của người đàn ông. Săn bắn chủ yếu theo hình thức
tập thể (phường săn), cũng có những cá nhân đi săn bắn riêng lẻ nhưng ít
khi họ đi. Người Mường đi săn theo hai cách là đi klem và đi hội săn.
Đi klem là chỉ người đi săn thú chuyên nghiệp, thường những sợ săn
chuyên nghiệp này đi một mình hoặc đi cùng hai người. Người đi săn klem
thường đi theo mùa, vào mùa xuân và vào cuối xuân sang hè. Đi săn vào mùa
xuân lúc này trời ấm, rừng nhiều sương, ẩm, cây cối đâm chồi nảy lộc, lúc thú
rừng ra ăn các lá cây non. Còn đi săn vào cuối xuân sang hè lúc các bầy ong
rừng đã đầy bọng, mùi thơm của sáp lan tỏa, các chú gấu ra tìm những tổ ong.
Đi săn hay có thể gọi là đi hội săn, hội săn được tổ chức đông người, mang
theo cồng, chiêng, chó, kéo nhau vào một cánh rừng nào đó. Dàn người đi
thành hình vòng cung rộng, vừa đi vừa đánh cồng chiêng thúc chó cắn ầm ĩ cả
khu rừng, rồi kéo dồn vòng cung lại. Nếu có thú, họ sẽ thúc thú ra bãi đất
trống rộng để phóng lao hoặc bắn. Người Mường thường tổ chức đi săn vào
dịp Mường có công việc như lễ xuống đồng hay lễ mừng cơm mới. Con thú

17


hôm đấy đi săn được dùng làm vật hiến tế cho lễ xuống đồng, dâng lễ cúng
người lập ra mường, ra làng bản và cúng lễ cơm mới.

Việc săn bắn không chỉ tìm kiếm và cung cấp thức ăn cho gia đình mà
thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ trong cộng đồng, giúp con người gắn chặt
với nhau hơn. Săn bắt còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy
khỏi sự phá hại của muông thú cũng như mất mát các con vật nuôi. Công việc
săn bắn còn thể hiện sự tự hào và vai trò của người đàn ông trong gia đình,
chỉ có người đàn ông mới có đặc quyền như vậy, hình thành cho con người
một tính cách muốn làm chủ thiên nhiên và quý trọng nguồn lợi thiên nhiên.
Hái lượm là hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên do các Mế và con
trẻ đảm nhận. Họ hái tất cả các sản phẩm của núi rừng gồm rau, củ, măng, thu
hái mộc nhĩ, nấm hương, thu lượm trám, hái lượm cây làm thuốc, các loại cây
lấy hạt ăn... Bằng các công cụ thô sơ như lưỡi hái, dao, thậm chí bằng tay.
Mục đích hái lượm là cung cấp thức ăn cho gia đình, vì vậy việc hái lượm trở
thành công việc hàng ngày của người phụ nữ Mường.
Ở mỗi thời kỳ khác nhau việc hái lượm cũng khác nhau. Trước kia
kinh tế đồng bào Mường chủ yếu phụ thuộc vào núi rừng, một phần nữa họ
chưa ý thức được việc phải trồng các loại cây rau, củ, quả... Để phục vụ đời
sống, có nhưng cũng vẫn thiếu chưa đa dạng các loại cây rau, củ, quả vì vậy
rừng vẫn là nguồn cung cấp chính.
Những năm gần đây việc hái lượm của người Mường không còn phát
triển như trước, người Mường ít phụ thuộc vào rừng, hoạt động hái lượm chỉ
còn được duy trì trong lúc rảnh rỗi, lúc giáp hạt. Bởi vì chính sách phát triển
kinh tế mới đã làm cho nền kinh tế của người dân Mường tăng trưởng, dân trí
cao hơn trước. Người Mường đã biết trồng trong vườn nhà mình nhiều loại
cây, rau, củ, quả. Ngày nay người Mường vào rừng hái lượm không chỉ phục
vụ cho gia đình mà những sản phẩm hái lượm còn làm hàng hóa trao đổi với

18


miền xuôi. Việc hái lượm thể hiện sự cần cù, tảo tần chăm lo từng bữa ăn cho

các thành viên trong gia đình của người phụ nữ Mường. Rừng chính là nguồn
lợi cung cấp thức ăn nuôi dưỡng con người chính vì điều đó mà người Mường
tin có thần rừng. Người Mường thờ thần rừng, xem rừng luôn che chở cho
đồng bào. Hái lượm còn thể hiện một đặc trưng của người Mường. Đã có ý
thức bảo vệ rừng bởi vì rừng là nhà của người Mường.
Cùng với việc săn bắt, hái lượm thì nghề đánh bắt cá cũng tự do. Việc
đánh bắt cá được tiến hành vào cuối xuân đầu hè lúc ở thượng nguồn có mưa,
nước suối lên to, người Mường rủ nhau đi đánh bắt cá. Ở những nhánh sông
đầu nguồn, ao, hồ, đầm và những cánh đồng ngập nước hình thành tự nhiên
trong các thung lũng cho nên vào mùa mưa lượng nước mới lớn hoặc vào thời
kỳ dẫn nước vào ruộng, họ mới tiến hành đánh bắt cá.
Dụng cụ đánh bắt cá chủ yếu là lưới, cần câu, đơm đó. Người Mường
thường đi đánh cá theo hai hình thức đó là đánh cá tập thể và cá nhân. Việc
đánh bắt cá tập thể trước kia do nhà Lang tổ chức. Sau buổi đánh bắt cá kết
thúc, người Mường tiến hành chia sản phẩm, cách phân chia cá của người
Mường mang tính chất cộng đồng tương trợ lẫn nhau, người đánh được nhiều
sẵn sàng chia cho người bắt được ít, thể hiện tình cảm bạn bè, làng xóm, chứ
không phải là nghĩa vụ.
* Sản xuất nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi
Người Mường, chủ yếu trồng lúa nước và lúa nương. Lúa gạo, ngô là
thức ăn chính của người Mường và cũng là ngành trồng trọt chính của họ. Do
trình độ sản xuất thấp, nên trồng trọt cây công nghiệp được đưa vào rất muộn.
Nhìn chung trọt của người Mường còn lạc hậu nhiều so với người Kinh. Sự
khác biệt lớn nhất trong trồng lúa nước của người Mường đó là kỹ thuật thô
sơ, chủ yếu nghiệp dùng sức cày kéo của gia súc cùng với cuốc để canh tác
trên triền núi, nương rẫy. Sống ở khu vực ven các triền núi đồi, người Mường

19



đã biết dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để có đất canh tác, tận dụng
những khu đất có bề mặt tương đối bằng phẳng trong thung lũng và ở khắp
mọi nơi để làm ruộng, nên mặc dù không có những cánh đồng rộng lớn như
người Kinh ở đồng bằng Sông Hồng, người Mường cũng không thiếu đất
canh tác. Nhưng do phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp, chỉ có
nương mới phát gieo trồng gặp thời tiết thuận tiện thì năng suất mới cao.
Những năm hạn hán kéo dài, năng suất kém, nhiều khi có làm mà không có
ăn. Nguồn lương thực đem lại từ canh tác nương rẫy không đảm bảo nhu cầu
cuộc sống.
Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy
nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống và tình cảm
ngấm sâu trong tiềm thức của người dân Mường. Ở đây, nông nghiệp vừa là
điều kiện sinh tồn, nhưng cũng là ước mơ, khát vọng về sự giàu có, sung túc
và thịnh vượng của dân cư Mường. Đất đai, ruộng vườn, lúa gạo hay trâu bò
luôn được coi là thước đo sự giàu có, sung túc, do vậy tư tưởng “dĩ nông vi
bản” đã trở thành ý thức hệ bất di bất dịch, kể cả đối với tầng lớp quan lang
cũng như đối với người nông dân và các tầng lớp dân cư khác.
Canh tác nương rẫy, ở khắp các vùng Mường nương rẫy chiếm diện
tích lớn hơn ruộng nước, nhưng năng suất thấp hơn so với ruộng nước. Nương
rẫy được chọn thường là những khu đất xốp và tốt. Cách thức canh tác chủ
yếu là phát, đốt, chọc tỉa. Công cụ canh tác chủ yếu là dao, rựa, búa, dìu, gậy
vót nhọn đầu hoặc đầu bịt sắt. Người Mường canh tác theo một quy trình bắt
đầu vào mùa khô, trước tiên họ chặt cây, phát cỏ, dọn sạch mặt bằng, mùa
mưa đến cũng là lúc bắt đầu gieo trồng, họ dùng gậy nhọn đầu hoặc bịt đầu
sắt chọc lỗ tra hạt rồi dùng chân lấp đi. Các loại lúa trồng trên nương rẫy năng
suất thấp so với lúa nước, dần dần cây lúa nương được thay thế bằng một số
loại cây khác phù hợp với nương rẫy như ngô, khoai, sắn, đậu, lạc... Những
20



×